donderdag 3 maart 2016

Những loại thực phẩm làm tái, sống dù ngon cũng không nên ăn + Muối DƯA GIÁ ĐỖ ăn chống ngán ngày Tết


  1. Thực phẩm sống, thực phẩm tái luôn ẩn chứa những hiểm họa khó lường. Đặc biệt, với các thực phẩm rất thông dụng, bạn càng nên nấu chín thật kĩ trước khi ăn.

    Đậu đỏ

    Trước khi chế biến món ăn từ đầu đỏ, bạn cần phải ngâm chúng nhiều giờ rồi mới nấu ăn. Bởi lẽ, đậu đỏ sống chứa nhiều lectin, một chất độc có thể gây ra đau bụng, buồn nôn, nôn mửa.

    uong-bot-dau-do-1

    Rau mầm


    Rau mầm họ đậu tốt cho sức khỏe vì giàu dưỡng chất, vitamin thúc đẩy quá trình phát triển và chống lão hóa. Tuy nhiên một số loại đậu như đậu ván, đậu mèo, đậu kiếm, đậu trứng chim... cũng có hàm lượng lớn glucozid sinh axit cyanhydric giống như trong măng và sắn có thể gây ngộ độc nên cần phải đun to lửa mới có thể phá hủy độc tố của chúng, cho dù ướp lạnh cũng phải đun sôi trong 10 phút.

    Cà chua xanh


    Trong quả cà chua xanh có chứa chất độc solanine, sau khi ăn có thể xuất hiện các triệu chứng ngộ độc như chóng mặt, buồn nôn, nôn mửa… Tốt nhất là các bạn nên lựa chọn, chế biến và ăn cà chua chín đỏ để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

    Hạt táo, xoài, đào, lê, mơ

    Những hạt táo, hạt lê rất nhỏ, tưởng chừng không cần bỏ đi khi ăn hoặc những nhân hạt đào, hạt xoài tưởng chừng không gây hại khi ăn lại chứ một loại chất hóa học gọi là amygdalin có thể biến thành xyanua khi vào cơ thể.

    Thật may, không có nhiều người muốn ăn hạt từ những loại hoa quả dù rất phổ biến này.

    Khoai tây đã chuyển màu xanh, mọc mầm
    Khoai tây để quá lâu mà không sử dụng rất dễ chuyển thành màu xanh cũng như mọc mầm. Khi ấy, bạn đừng tiếc mà bỏ chúng đi bởi khi không được nấu chín kĩ, người dùng rất dễ bị ngộ độc.
    Khi khoai bắt đầu chuyển màu, bản thân chúng chứa một lượng lớn chất solanine và chaconine rất độc. Trúng độc khoai tây có thể gây các biểu hiện khô cổ họng, khó thở, nôn mửa, rê lưỡi, chóng mặt...

    Củ sắn
    Bộ phận chứa nhiều độc tố nhất của cây sắn nằm ở lá, dùng để ngăn chặn các loại côn trùng hay động vật tấn công nhưng một phần độc tố cũng nằm dưới lớp vỏ sắn.

    Vì vậy, sắn cần được bỏ vỏ, ngâm nước, rửa sạch và nấu chín càng nhanh càng tốt sau khi thu hoạch.

    Măng tươi

    Tuy được sử dụng phổ biến như một loại rau xanh nhưng măng lại có tính độc do chứa nhiều chất glycocid, là chất có khả năng biến đổi thành acid cyanhydric gây độc hại cho cơ thể khi sử dụng. Những người ăn phải măng độc thường có triệu chứng nhức đầu, chóng mặt, buồn nôn, rối loạn hô hấp, khó thở…

    j9pur7nblg-mangtuoi-1447371283_640x0



    Cho nên khi mua măng tươi về, phải rửa sạch và luộc 2 - 3 lần hoặc ngâm qua đêm để giảm độc tố có trong măng.

    Giá đỗ sống

    Giá đỗ chứa nhiều chất dinh dưỡng, bổ dưỡng nhưng khi ăn phải nấu chín vì khi ăn nhiều giá đỗ sống dễ làm xuất hiện các triệu chứng khó chịu như buồn nôn, chóng mặt...

    Củ từ, bông cải xanh ăn sống gây khó tiêu

    Các chuyên gia chỉ ra rằng, các loại rau chứa nhiều tinh bột như khoai tây, khoai lang, củ từ, khoai môn đều không được ăn sống. Những món này nếu ăn sống không chỉ khiến những chất dinh dưỡng như tinh bột trong đó không dễ được cơ thể hấp thụ mà còn sinh ra cảm giác khó chịu như trướng bụng. Rau thuộc họ cải như bông cải xanh, xúp lơ trắng… giàu chất xơ, luộc lên không chỉ có hương vị ngon mà còn giúp cơ thể dễ tiêu hóa hơn.

    Trứng

    Mặc dù việc sử dụng trứng chưa chín (trứng sống, trứng chần sơ, trứng lòng đào) là vô cùng phổ biến trong cuộc sống hàng ngày nhưng nếu ăn trứng gà sống, người bệnh sẽ bị tiêu chảy, buồn nôn. Hơn thế, chất kháng sinh tơripxin trong trứng gà nếu ăn sống sẽ kết hợp với các chất sinh vật tố trong cơ thể tạo thành một hỗn hợp khó tan khiến thành ruột khó hấp thụ được các chất dinh dưỡng khác.

    Thịt gia cầm

    Thịt gia cầm từ các nông trại tới khu chế biến và siêu thị là cả mọt quá trình rất dài và thịt gà sơ chế có thể đã kịp thu nhận không ít vi khuẩn cũng như những chất bẩn khác có thể đưa bạn tới bệnh viện nếu chế biến không kĩ. Đây là một loại thực phẩm độc hại nếu sử dụng tái hoặc sống.

    meo-ra-dong-thit-ga-1-phunutoday_vn

    Thịt lợn

    Thịt lợn không cần nấu tới mức chín quá kĩ, nhưng việc ăn thịt sống hay tái đều không được ủng hộ. Thịt chưa đạt tới nhiệt độ chín thích hợp vẫn có khả năng chứa các mầm bệnh như giun sán kí sinh...Khi ăn thịt sống hoặc tái, kí sinh trùng có thể bị truyền vào cơ thể người, gây nhiễm trùng, thương hàn, dịch tả...
     http://www.webtretho.com/forum/f216/nhung-loai-thuc-pham-lam-tai-song-du-ngon-cung-khong-duoc-an-2200396/

Muối DƯA GIÁ ĐỖ ăn chống ngán ngày Tết


  1. Dưa giá đỗ là một trong những món ăn quen thuộc của người miền Nam và thường ăn kèm với món thịt kho hột vịt trong những ngày tết truyền thống.
    "Dưa giá có vị chua nhẹ, thanh, giòn giòn rất dễ ăn. Cách làm dưa giá khá đơn giản và không tốn quá nhiều thời gian, có thể ăn ngay hoặc để vài ngày. "

    dua-gia-mon-an-ngay-tet
    Nguyên liệu làm dưa giá đỗ
    - 500g giá đỗ mập ngon
    - 1 củ cà rốt
    - Lá hẹ hoặc hành tươi
    - Muối, đường, giấm
    - Ớt, tỏi.

    Cách làm dưa giá đỗ chống ngán
    cach-lam-dua-gia-ngay-tet
    Bước 1. Giá đỗ nhặt bỏ rễ bẩn, rửa sạch. Cà rốt gọt vỏ, thái sợi như giá đỗ. Lá hẹ rửa sạch, cắt khúc đoạn dài. Ớt tỏi đập dập, băm nhỏ.
    Bước 2. Pha ba thìa canh đường, hai thìa nhỏ muối, một thìa nhỏ giấm và bốn thìa canh nước lọc, khuấy để đường tan. Nêm hơi chua chua ngọt ngọt và vừa. Bỏ ớt và tỏi đã đập dập hoà cùng với hỗn hợp nước.
    Bước 3. Trộn đều giá đỗ, cà rốt, hẹ với nhau. Bỏ dưa giá vào lọ sạch và đổ phần nước vừa pha vào ngập mặt giá đỗ.
    Bước 4. Đậy kín nắp khoảng 1 ngày là dùng được.

    Một đĩa dưa giá hấp dẫn với màu trắng ngần của giá đỗ, màu đỏ của cà rốt và màu xanh của lá hẹ. Dưa giá thường được ăn kèm với món thịt kho hột vịt và bánh tét trong ngày tết truyền thống của người miền Nam.

    Mách nhỏ tới bạn mẹo làm dưa giá ngon đó là khi muối dưa giá, bạn nên sử dụng hộp lọ đựng thực phẩm chuyên dụng để bảo quản.
    Chúc các bạn thành công!
    http://www.webtretho.com/forum/f216/muoi-dua-gia-do-an-chong-ngan-ngay-tet-2014088/ 

Geen opmerkingen:

Een reactie posten