Giải độc phóng xạ Fukushima : Nhiệm vụ mênh mông, kết quả mơ hồ
FukushimaREUTERS/Tomohiro Ohsumi/Pool/Files
Dưới ánh mặt trời thiêu đốt vào giữa mùa hè, hàng ngàn người đổ mồ hôi trong những bộ quần áo bảo hộ bằng nhựa để giải độc khu vực nhiễm xạ ở Fukushima. Một nhiệm vụ khổng lồ và nhàm chán được tiến hành cẩn trọng, nhưng hiệu quả lại không chắc chắn.
Những chiếc gầu xúc đất từ những cánh đồng, xung quanh các căn nhà cách nhau khoảng 20 mét ; trong các sân trường và những địa điểm khác liên quan đến cuộc sống nông thôn.
Những căn nhà trệt và các tòa nhà đều được tẩy rửa, cũng như đường lộ và bãi đậu xe. Chỉ có những chỗ được cho là có con người thường xuyên cư trú và di chuyển mới được tẩy độc. Rừng và những khu đất không canh tác bị để mặc, như lời khuyến cáo của Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế. Chiến lược nhằm đẩy nhanh tiến độ này khiến các nhà sinh thái lo ngại việc tái nhiễm xạ, do chất phóng xạ di chuyển.
Đất, cỏ, lá nhiễm xạ bị nhét chặt trong 2,5 triệu bao rác lớn màu đen nằm chờ đợi tại chỗ, hay tại một trong 795 địa điểm tạm trữ ngoài trời, được trông thấy xung quanh tất cả các ngôi làng bị nhiễm phóng xạ. Đôi khi các bao rác này được đặt gần Thái Bình Dương, như ở Naraha, cách nhà máy điện nguyên tử bị tai nạn 20 km. Nhiều kho trữ trong thời gian dài 30 năm đang được xây dựng tại các làng nhỏ không có người ở, gần nhà máy nhất.
Khoảng 20.000 nhân viên tẩy độc (theo con số của Bộ Môi trường Nhật) thường vừa làm vừa học, nhưng được đặt dưới các quy định nghiêm ngặt chống nhiễm xạ. Họ bị buộc phải mặc các bộ trang phục đặc biệt, mang mặt nạ, đeo găng, mang giày bốt ; được theo dõi sức khỏe như các nhân viên khác trong lãnh vực nguyên tử.
Tình trạng nhiễm phóng xạ hết sức khác nhau tại các khu vực được sơ tán xung quanh nhà máy điện Fukushima Daiichi, và việc tẩy độc chỉ liên quan đến các vùng được cho là có thể tái định cư trong thời gian ngắn.
Vùng đất cấm trong những tháng đầu sau khi xảy ra tai nạn, đã được phân ra theo mức độ phơi nhiễm, nhằm tổ chức việc giải độc và sau đó cho dân chúng hồi cư hàng loạt. Hiện chu vi những nơi bị nhiễm xạ trên 50 millisievert một năm vẫn không có người ở.
Ngược lại, việc tẩy độc tiến triển tại 11 khu vực có mức nhiễm xạ từ 20 đến 50 millisievert một năm, để làm giảm mức độ phơi nhiễm, mà chính quyền cho là chấp nhận được đối với cư dân, gây thất vọng cho các nhà sinh thái. Việc giải độc những nơi này, với tổng cộng 70.000 người cư ngụ trên 25.000 hecta, do Nhà nước tiến hành. Ngoài ra 39 khu làng khác không yêu cầu sơ tán do mức nhiễm xạ dưới 20 mSv/năm, cũng phải được tẩy độc, nhưng giao cho chính quyền địa phương thực hiện.
http://vi.rfi.fr/chau-a/20150721-giai-doc-phong-xa-fukushima-nhiem-vu-menh-mong-ket-qua-mo-ho
Những căn nhà trệt và các tòa nhà đều được tẩy rửa, cũng như đường lộ và bãi đậu xe. Chỉ có những chỗ được cho là có con người thường xuyên cư trú và di chuyển mới được tẩy độc. Rừng và những khu đất không canh tác bị để mặc, như lời khuyến cáo của Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế. Chiến lược nhằm đẩy nhanh tiến độ này khiến các nhà sinh thái lo ngại việc tái nhiễm xạ, do chất phóng xạ di chuyển.
Đất, cỏ, lá nhiễm xạ bị nhét chặt trong 2,5 triệu bao rác lớn màu đen nằm chờ đợi tại chỗ, hay tại một trong 795 địa điểm tạm trữ ngoài trời, được trông thấy xung quanh tất cả các ngôi làng bị nhiễm phóng xạ. Đôi khi các bao rác này được đặt gần Thái Bình Dương, như ở Naraha, cách nhà máy điện nguyên tử bị tai nạn 20 km. Nhiều kho trữ trong thời gian dài 30 năm đang được xây dựng tại các làng nhỏ không có người ở, gần nhà máy nhất.
Khoảng 20.000 nhân viên tẩy độc (theo con số của Bộ Môi trường Nhật) thường vừa làm vừa học, nhưng được đặt dưới các quy định nghiêm ngặt chống nhiễm xạ. Họ bị buộc phải mặc các bộ trang phục đặc biệt, mang mặt nạ, đeo găng, mang giày bốt ; được theo dõi sức khỏe như các nhân viên khác trong lãnh vực nguyên tử.
Tình trạng nhiễm phóng xạ hết sức khác nhau tại các khu vực được sơ tán xung quanh nhà máy điện Fukushima Daiichi, và việc tẩy độc chỉ liên quan đến các vùng được cho là có thể tái định cư trong thời gian ngắn.
Vùng đất cấm trong những tháng đầu sau khi xảy ra tai nạn, đã được phân ra theo mức độ phơi nhiễm, nhằm tổ chức việc giải độc và sau đó cho dân chúng hồi cư hàng loạt. Hiện chu vi những nơi bị nhiễm xạ trên 50 millisievert một năm vẫn không có người ở.
Ngược lại, việc tẩy độc tiến triển tại 11 khu vực có mức nhiễm xạ từ 20 đến 50 millisievert một năm, để làm giảm mức độ phơi nhiễm, mà chính quyền cho là chấp nhận được đối với cư dân, gây thất vọng cho các nhà sinh thái. Việc giải độc những nơi này, với tổng cộng 70.000 người cư ngụ trên 25.000 hecta, do Nhà nước tiến hành. Ngoài ra 39 khu làng khác không yêu cầu sơ tán do mức nhiễm xạ dưới 20 mSv/năm, cũng phải được tẩy độc, nhưng giao cho chính quyền địa phương thực hiện.
http://vi.rfi.fr/chau-a/20150721-giai-doc-phong-xa-fukushima-nhiem-vu-menh-mong-ket-qua-mo-ho
Thảm họa nguyên tử Fukushima gây tốn kém ít nhất 80 tỷ euro
Một nhân viên của Tepco đo độ phóng xạ bên ngoại lò phản ứng số 3, nhà máy điện FukushimaReuters
Giới nghiên cứu Nhật Bản, ngày hôm nay, 27/08/2014, khẳng định với AFP là thảm họa nguyên tử Fukushima gây tốn kém gần như gấp đôi so với mức mà chính phủ dự kiến.
Theo ông Kenichi Oshima, giáo sư kinh tế môi trường thuộc đại học Ritsumeikan, số tiền đền bù cho các thiệt hại do thảm họa Fukushima gây ra hồi tháng 03/2011, lên tới 11.082 tỷ yên (khoảng 80 tỷ euro). Chuyên gia này cho biết : « Đây là kết quả tính toán khả thi với những thông tin mà chúng tôi có được hồi tháng Sáu vừa qua, tuy nhiên, con số này sẽ còn tăng lên : Do vậy, con số 11 ngàn tỷ yên là mức thấp nhất ».
Giáo sư Oshima lưu ý : Để tránh thảm họa tương tự tái diễn ở những nơi khác, cần phải chi thêm khoảng 2200 tỷ yên (khoảng 15 tỷ euro) để nâng cấp các cơ sở hạt nhân trên toàn quốc cho đúng các chuẩn mực an toàn. Đây là những chi phí gián tiếp, do vậy, không nằm trong tổng chi phí đền bù, khắc phục hậu quả của thảm họa Fukushima.
Nghiên cứu của giáo sư Oshima cho biết chi tiết : Tínhtới nay, chi phí đền bù cho cư dân phải đi sơ tán hoặc bị mất việc làm do thảm họa hạt nhân lên tới gần 5000 tỷ yên ; một quỹ đặc biệt do Nhà nước và các công ty điện lực Nhật Bản đóng góp, cung cấp số tiền này cho tập đoàn TEPCO để đền bù các nạn nhân. Tuy nhiên, mức đền bù thiệt hại có thể sẽ tăng lên gấp đôi. Chính vì thế, quỹ đặc biệt đã phải huy động tới 9000 tỷ yên thay vì 5000 tỷ yên như dự kiến ban đầu.
Việc tẩy khử phóng xạ, làm sạch môi trường xung quanh nhà máy điện hạt nhân Fukushima cũng như chi phí cho việc tích trữ chất thải phóng xạ, lên tới 3540 tỷ yên.
Thêm vào đó là chi phí hơn 2000 tỷ yên cho việc xử lý các tình huống bên trong nhà máy điện và tháo gỡ các lò phản ứng bị hư hỏng.
Phần còn lại là các khoản chi hành chính liên quan đến thảm họa này.
Điều đáng chú ý, theo giáo sư Oshima, là những tốn kém khủng khiếp nói trên đều đổ vào đầu người dân, bởi vì nếu Nhà nước đứng ra chi trả, thì đó là tiền nộp thuế của người dân, còn nếu công ty điện lực chi trả thì họ sẽ đưa khoản tiền này vào hóa đơn tiêu thụ điện.
Mặt khác, đặc thù của thảm họa hạt nhân là chi phí đền bù tăng theo thời gian và không thể dự toán được tổng số tiền khắc phục hậu quả.
http://vi.rfi.fr/chau-a/20140827-tham-hoa-nguyen-tu-fukushima-gay-ton-kem-gap-doi-so-voi-muc-du-kien
Giáo sư Oshima lưu ý : Để tránh thảm họa tương tự tái diễn ở những nơi khác, cần phải chi thêm khoảng 2200 tỷ yên (khoảng 15 tỷ euro) để nâng cấp các cơ sở hạt nhân trên toàn quốc cho đúng các chuẩn mực an toàn. Đây là những chi phí gián tiếp, do vậy, không nằm trong tổng chi phí đền bù, khắc phục hậu quả của thảm họa Fukushima.
Nghiên cứu của giáo sư Oshima cho biết chi tiết : Tínhtới nay, chi phí đền bù cho cư dân phải đi sơ tán hoặc bị mất việc làm do thảm họa hạt nhân lên tới gần 5000 tỷ yên ; một quỹ đặc biệt do Nhà nước và các công ty điện lực Nhật Bản đóng góp, cung cấp số tiền này cho tập đoàn TEPCO để đền bù các nạn nhân. Tuy nhiên, mức đền bù thiệt hại có thể sẽ tăng lên gấp đôi. Chính vì thế, quỹ đặc biệt đã phải huy động tới 9000 tỷ yên thay vì 5000 tỷ yên như dự kiến ban đầu.
Việc tẩy khử phóng xạ, làm sạch môi trường xung quanh nhà máy điện hạt nhân Fukushima cũng như chi phí cho việc tích trữ chất thải phóng xạ, lên tới 3540 tỷ yên.
Thêm vào đó là chi phí hơn 2000 tỷ yên cho việc xử lý các tình huống bên trong nhà máy điện và tháo gỡ các lò phản ứng bị hư hỏng.
Phần còn lại là các khoản chi hành chính liên quan đến thảm họa này.
Điều đáng chú ý, theo giáo sư Oshima, là những tốn kém khủng khiếp nói trên đều đổ vào đầu người dân, bởi vì nếu Nhà nước đứng ra chi trả, thì đó là tiền nộp thuế của người dân, còn nếu công ty điện lực chi trả thì họ sẽ đưa khoản tiền này vào hóa đơn tiêu thụ điện.
Mặt khác, đặc thù của thảm họa hạt nhân là chi phí đền bù tăng theo thời gian và không thể dự toán được tổng số tiền khắc phục hậu quả.
http://vi.rfi.fr/chau-a/20140827-tham-hoa-nguyen-tu-fukushima-gay-ton-kem-gap-doi-so-voi-muc-du-kien
Fukushima: Nhật tiết lộ lời khai của nhân chứng tai nạn hạt nhân
Ông Masao Yoshida (ảnh chụp tháng Năm 2011) đã có mặt ngày đêm tại nhà máy Fukushima - REUTERS /Tokyo Electric Power
Ba năm rưỡi sau khi xảy vụ tai nạn của nhà máy điện hạt nhân Fukushima hôm 11/09/2014, Nhật Bản mới tiết lộ lời khai của một nhân chứng chủ chốt, giám đốc nhà máy điện Fukushima, ông Masao Yoshida, đã qua đời năm ngoái vì bệnh ung thư.
Khi tai nạn xảy ra ông Masao Yoshida đang có mặt điều hành hoạt động của nhà máy điện Fukushima. Cựu giám đốc của nhà máy điện hạt nhân quy kết chính phủ cũ đã xử lý cuộc khủng hoảng một cách thiếu chuyên nghiệp, không đánh giá đúng tình hình bên trong nhà máy.
Những lời khai của nhân chứng quan trọng này được tiết lộ đúng vào thời điểm cuộc tranh luận về việc tái khởi động các nhà máy điện hạt nhân đang diễn ra gay gắt. Từ Tokyo, thông tín viên RFI Frédéric Charles tóm lược :
Các phát biểu của Thủ tướng Nhật thời đó là ông Naoto Kan và các lãnh đạo công ty Tepco đã gây tình trạng hỗn loạn và làm nghiêm trọng thêm tình hình. « Ông Naoto Kan và Tepco không hay biết gì về sự vận hành của một nhà máy điện hạt nhân », ông Masao Yoshida nhận định.
Truyền thông Nhật Bản cũng không biết gì nốt. Một trong những tờ báo lớn là Ashi Shimbun thậm chí còn viết rằng vì bị hoảng loạn, đa số các công nhân của nhà máy điện đã tháo chạy. Ông Masao Yoshida đã trả lời điều đó là « sai hoàn toàn. Nếu phải bỏ chạy, thì ông vẫn ở lại trong nhà máy với ít nhất là những nhân viên chủ chốt ».
Giờ đây, trước những phát biểu của Masao Yoshida, các chuyên gia hạt nhân cho rằng : « nhờ có ông ta mà điều tồi tệ nhất đã không xảy ra ở Fukushima ». Ông ta đã dũng cảm không nghe theo lệnh của Tepco và chính phủ . Ông cũng đã dự liệu đúng là « nếu không khẩn cấp lo việc xủ lý nước nhiễm xạ thì khó mà có thể ổn định lại tình hình ở Fukushima ».
http://vi.rfi.fr/chau-a/20140913-fukushima-nhat-tiet-lo-loi-khai-cua-nhan-chung-tai-nan-hat-nhan
Những lời khai của nhân chứng quan trọng này được tiết lộ đúng vào thời điểm cuộc tranh luận về việc tái khởi động các nhà máy điện hạt nhân đang diễn ra gay gắt. Từ Tokyo, thông tín viên RFI Frédéric Charles tóm lược :
Các phát biểu của Thủ tướng Nhật thời đó là ông Naoto Kan và các lãnh đạo công ty Tepco đã gây tình trạng hỗn loạn và làm nghiêm trọng thêm tình hình. « Ông Naoto Kan và Tepco không hay biết gì về sự vận hành của một nhà máy điện hạt nhân », ông Masao Yoshida nhận định.
Truyền thông Nhật Bản cũng không biết gì nốt. Một trong những tờ báo lớn là Ashi Shimbun thậm chí còn viết rằng vì bị hoảng loạn, đa số các công nhân của nhà máy điện đã tháo chạy. Ông Masao Yoshida đã trả lời điều đó là « sai hoàn toàn. Nếu phải bỏ chạy, thì ông vẫn ở lại trong nhà máy với ít nhất là những nhân viên chủ chốt ».
Giờ đây, trước những phát biểu của Masao Yoshida, các chuyên gia hạt nhân cho rằng : « nhờ có ông ta mà điều tồi tệ nhất đã không xảy ra ở Fukushima ». Ông ta đã dũng cảm không nghe theo lệnh của Tepco và chính phủ . Ông cũng đã dự liệu đúng là « nếu không khẩn cấp lo việc xủ lý nước nhiễm xạ thì khó mà có thể ổn định lại tình hình ở Fukushima ».
http://vi.rfi.fr/chau-a/20140913-fukushima-nhat-tiet-lo-loi-khai-cua-nhan-chung-tai-nan-hat-nhan
Tepco phải đền 400.000 đô la cho một nạn nhân gián tiếp của Fukushima
Trụ sở tập đoàn Tokyo Electric Power Co - TEPCO - REUTERS /Yuriko Nakao
Hôm nay, tư pháp Nhật đã ra phán quyết buộc Tepco, công ty quản lý khai thác nhà máy điện hạt nhân Fukushima, phải bồi thường thiệt hại 49 triệu yên (khoảng 400 nghìn đô la Mỹ) cho gia đình một người đã tự tử do cuộc sống bị đảo lộn từ sau vụ tai nạn tại nhà máy điện hạt nhân Fukushima.
Đây là lần đầu tiên, toà án Nhật Bản xét xử một vụ việc liên quan đến hậu quả gián tiếp của vụ tai nạn hạt nhân xảy ra cách nay hơn 3 năm. Rất có thể đây chưa phải là vụ cuối cùng. Thông tín viên Frederic Charles từ Tokyo tường trình :
Phóng xạ không trực tiếp gây ra trường hơp tử vong nào ở Fukushima nhưng đó là không tính đến các trường hợp tự tử do tuyệt vọng. Lần đầu tiên, tư pháp Nhật thừa nhận tai nạn ở nhà máy điện hạt nhân là nguyên nhân dẫn đến việc bà Hamako Wantanbe phải tự tử.
Bà cảm thấy chán sống sau khi buộc phải rởi bỏ ngôi nhà nằm gần với nhà máy điện để đến sống trong một căn nhà tạm. Quá suy sụp về tinh thần, bà Hamako Watanabe, 58 tuổi, đã tưới xăng lên mình tự thiêu trong lần được trở lại thăm vài giờ ngôi nhà bỏ hoang của mình trong khu vực cấm.
Còn nhiều đơn kiện khác đã được gửi lên toà án của Fukushima. Theo con số thống kê chính thức thì có tới 1.600 người ở Fukushima đã chết trong vòng 3 năm qua mà nguyên nhân là do các bệnh tật có liên quan đến suy sụp tinh thần.
Cách đây không lâu, công ty Tepco đã phải chấp nhận bồi thường cho trường hợp một nông dân treo cổ tự tử trên một cành cây gần nhà máy điện. Nguyên nhân là người nông dân này cảm thấy bị rơi vào tình cảnh tuyệt vọng sau khi chính quyền quyết định cấm bán một số nông sản trong vùng để đề phòng nguy cơ nhiễm phóng xạ.
Lần đó, Tepco đã thoả thuận hoà giải với gia đình nông dân nói trên. Nhưng lần này thì Tepco đã không tránh được phán quyết của toà án.
http://vi.rfi.fr/chau-a/20140826-tepco-phai-den-bu-gan-400000-do-la-cho-mot-nan-nhan-fukushima
Phóng xạ không trực tiếp gây ra trường hơp tử vong nào ở Fukushima nhưng đó là không tính đến các trường hợp tự tử do tuyệt vọng. Lần đầu tiên, tư pháp Nhật thừa nhận tai nạn ở nhà máy điện hạt nhân là nguyên nhân dẫn đến việc bà Hamako Wantanbe phải tự tử.
Bà cảm thấy chán sống sau khi buộc phải rởi bỏ ngôi nhà nằm gần với nhà máy điện để đến sống trong một căn nhà tạm. Quá suy sụp về tinh thần, bà Hamako Watanabe, 58 tuổi, đã tưới xăng lên mình tự thiêu trong lần được trở lại thăm vài giờ ngôi nhà bỏ hoang của mình trong khu vực cấm.
Còn nhiều đơn kiện khác đã được gửi lên toà án của Fukushima. Theo con số thống kê chính thức thì có tới 1.600 người ở Fukushima đã chết trong vòng 3 năm qua mà nguyên nhân là do các bệnh tật có liên quan đến suy sụp tinh thần.
Cách đây không lâu, công ty Tepco đã phải chấp nhận bồi thường cho trường hợp một nông dân treo cổ tự tử trên một cành cây gần nhà máy điện. Nguyên nhân là người nông dân này cảm thấy bị rơi vào tình cảnh tuyệt vọng sau khi chính quyền quyết định cấm bán một số nông sản trong vùng để đề phòng nguy cơ nhiễm phóng xạ.
Lần đó, Tepco đã thoả thuận hoà giải với gia đình nông dân nói trên. Nhưng lần này thì Tepco đã không tránh được phán quyết của toà án.
http://vi.rfi.fr/chau-a/20140826-tepco-phai-den-bu-gan-400000-do-la-cho-mot-nan-nhan-fukushima
Geen opmerkingen:
Een reactie posten