Năm năm sau Fukushima, Nhật tìm cách tránh tái diễn thảm họa
Thành viên cơ quan điều tra NRA trước những lò chứa nước bị nhiễm phóng xạ tại Fukushima.REUTERS/Nuclear Regulation Authority/Handout via Reuters
Trận động đất và sóng thần dẫn đến thảm họa hạt nhân Fukushima, xảy ra ngày 11/03/2016. Năm năm sau, Nhật Bản vẫn cố tìm cách tránh tái diễn thảm họa này, bằng cách nâng cao khả năng đối phó với sóng thần.
Là một quốc gia thường xuyên xảy ra động đất, nên Nhật Bản từ lâu đã xây dựng được các tòa nhà chịu được những chấn động với cường độ lên tới 9. Nhưng năng lực đối phó với sóng thần của nước này lại còn rất yếu kém, thành ra trận sóng thần năm 2011 mới tàn phá dữ dội như thế, khiến có đến 18.500 người thiệt mạng và gây thiệt hại nặng nề cho các nhà máy điện nguyên tử dọc theo biển.
Một uỷ ban điều tra của Quốc hội Nhật đã xem tai nạn hạt nhân Fukushima là « thảm họa do con người gây ra ». Lý do là vì chính quyền lúc đó đã không đánh giá đúng mức nguy cơ sóng thần và đã không đủ khả năng đối phó với một cuộc khủng hoảng tầm mức như thế.
Khoảng 470 ngàn người ở những vùng bị sóng thần tàn phá đã được sơ tán vào lúc đó và hiện nay, 182 ngàn người vẫn còn sống xa nhà, do nhà của họ nằm ở khu vực bị nhiễm phóng xạ. Hàng chục ngàn người vẫn sống tạm bợ trong những căn nhà tiền chế thô sơ.
Do tai nạn hạn nhân Fukushima, vùng này vẫn còn bị chia thành nhiều mảng, tùy theo mức độ nhiễm phóng xạ. Có 7 khu vực hiện vẫn còn bị cấm đi vào và không thể ở được.
Để tránh tái diễn thảm họa như cách đây 5 năm, những vùng có nguy cơ bị sóng thần ở Nhật Bản, tức là những vùng ven biển, đã tiến hành mô phỏng thiên tai này, đề ra những hướng dẫn trước cho người dân trong vùng. Chính phủ Nhật sợ nhất khả năng xảy ra những chấn động liên tiếp dọc theo bờ biển phía nam, có thể phá hủy 2,4 triệu ngôi nhà, khiến 320 ngàn người thiệt mạng và buộc phải di tản 9,5 triệu người.
Nhiều địa phương, trong đó có cả thủ đô Tokyo, đã tăng cường khả năng chống sóng thần, bằng cách thông tin nhiều hơn cho dân chúng, xây nhiều tường và các khu lánh nạn trên cao.
Kể từ sau thảm họa Fukushima, cơ quan quản lý đã đề ra những tiêu chuẩn mới về an toàn hạt nhân, gắt gao hơn rất nhiều, thậm chí được mô tả là « nghiêm ngặt nhất thế giới ». Những tiêu chuẩn này được đề ra trước nguy cơ xảy ra, không chỉ thiên tai, mà cả khủng bố và tai nạn máy bay. Các lò phản ứng ngừng hoạt động sau tai nạn Fukushima chỉ được khởi động lại một khi được cấp giấy chứng nhận đáp ứng những tiêu chuẩn đó.
Hiện giờ, còn 43 lò phản ứng hạt nhân có thể được sử dụng (so với 54 lò trước khi xảy ra tai nạn Fujushima), nhưng chỉ có lò (Sendai 1 và 2 ở miền nam) đang hoạt động. Hai lò khác (Takahama 3 và 4 ở miền tây) đã được khởi động lại toàn bộ hay một phần, nhưng hôm qua, 09/03, một tòa án vừa ra phán quyết buộc phải đóng cửa hai lò phản ứng này.
Theo kết quả các cuộc thăm dò, thường xuyên được báo chí Nhật Bản thực hiện, đa số người dân nước này chống lại việc khởi động lại các nhà máy điện nguyên tử. Nhưng tuyên bố hôm nay tại cuộc họp báo trước ngày kỷ niệm 5 năm tai nạn Fukushima, thủ tướng Shinzo Abe nói rằng Nhật Bản chưa thể từ bỏ năng lượng hạt nhân, vì theo ông nước này không có nhiều nguồn tài nguyên, mà phải vừa đáp ứng nhu cầu kinh tế, vừa đáp ứng yêu cầu chống biến đổi khí hậu.
http://vi.rfi.fr/chau-a/20160310-nam-nam-sau-fukushima-nhat-tim-cach-tranh-tai-dien-tham-hoa
Một uỷ ban điều tra của Quốc hội Nhật đã xem tai nạn hạt nhân Fukushima là « thảm họa do con người gây ra ». Lý do là vì chính quyền lúc đó đã không đánh giá đúng mức nguy cơ sóng thần và đã không đủ khả năng đối phó với một cuộc khủng hoảng tầm mức như thế.
Khoảng 470 ngàn người ở những vùng bị sóng thần tàn phá đã được sơ tán vào lúc đó và hiện nay, 182 ngàn người vẫn còn sống xa nhà, do nhà của họ nằm ở khu vực bị nhiễm phóng xạ. Hàng chục ngàn người vẫn sống tạm bợ trong những căn nhà tiền chế thô sơ.
Do tai nạn hạn nhân Fukushima, vùng này vẫn còn bị chia thành nhiều mảng, tùy theo mức độ nhiễm phóng xạ. Có 7 khu vực hiện vẫn còn bị cấm đi vào và không thể ở được.
Để tránh tái diễn thảm họa như cách đây 5 năm, những vùng có nguy cơ bị sóng thần ở Nhật Bản, tức là những vùng ven biển, đã tiến hành mô phỏng thiên tai này, đề ra những hướng dẫn trước cho người dân trong vùng. Chính phủ Nhật sợ nhất khả năng xảy ra những chấn động liên tiếp dọc theo bờ biển phía nam, có thể phá hủy 2,4 triệu ngôi nhà, khiến 320 ngàn người thiệt mạng và buộc phải di tản 9,5 triệu người.
Nhiều địa phương, trong đó có cả thủ đô Tokyo, đã tăng cường khả năng chống sóng thần, bằng cách thông tin nhiều hơn cho dân chúng, xây nhiều tường và các khu lánh nạn trên cao.
Kể từ sau thảm họa Fukushima, cơ quan quản lý đã đề ra những tiêu chuẩn mới về an toàn hạt nhân, gắt gao hơn rất nhiều, thậm chí được mô tả là « nghiêm ngặt nhất thế giới ». Những tiêu chuẩn này được đề ra trước nguy cơ xảy ra, không chỉ thiên tai, mà cả khủng bố và tai nạn máy bay. Các lò phản ứng ngừng hoạt động sau tai nạn Fukushima chỉ được khởi động lại một khi được cấp giấy chứng nhận đáp ứng những tiêu chuẩn đó.
Hiện giờ, còn 43 lò phản ứng hạt nhân có thể được sử dụng (so với 54 lò trước khi xảy ra tai nạn Fujushima), nhưng chỉ có lò (Sendai 1 và 2 ở miền nam) đang hoạt động. Hai lò khác (Takahama 3 và 4 ở miền tây) đã được khởi động lại toàn bộ hay một phần, nhưng hôm qua, 09/03, một tòa án vừa ra phán quyết buộc phải đóng cửa hai lò phản ứng này.
Theo kết quả các cuộc thăm dò, thường xuyên được báo chí Nhật Bản thực hiện, đa số người dân nước này chống lại việc khởi động lại các nhà máy điện nguyên tử. Nhưng tuyên bố hôm nay tại cuộc họp báo trước ngày kỷ niệm 5 năm tai nạn Fukushima, thủ tướng Shinzo Abe nói rằng Nhật Bản chưa thể từ bỏ năng lượng hạt nhân, vì theo ông nước này không có nhiều nguồn tài nguyên, mà phải vừa đáp ứng nhu cầu kinh tế, vừa đáp ứng yêu cầu chống biến đổi khí hậu.
http://vi.rfi.fr/chau-a/20160310-nam-nam-sau-fukushima-nhat-tim-cach-tranh-tai-dien-tham-hoa
Geen opmerkingen:
Een reactie posten