Mỹ : Sẽ tập trận chung với Ấn Độ và Nhật Bản gần Biển Đông
Đội hình chiến hạm Mỹ, Úc, Ấn Độ, Nhật Bản, Singapore nhân cuộc tập trận Malabar năm 2007. Ảnh tư liệu chụp ngày 05/09/2007.US Navy
Trong một động thái chắc chắn sẽ làm Trung Quốc phẫn nộ, Hải Quân ba nước Mỹ, Ấn và Nhật Bản sẽ tổ chức tập trân chung tại vùng biển ngoài khơi miền Bắc Philippines, gần Biển Đông. Tư lệnh lực lượng Mỹ tại Thái Bình Dương đã loan báo kế hoạch trên đây vào hôm qua, 02/03/2016, nhưng không cho biết thời điểm cụ thể.
Phát biểu tại một hội nghị an ninh ở New Delhi (Ấn Độ), đô đốc Harry Harris, chỉ huy Bộ Tư lệnh Thái Bình Dương của Mỹ cho biết là cuộc tập trận ba bên đó được dự trù trong năm 2016, tại khu vực Biển Bắc Philippines.
Sau khi xác định rằng tự do hàng hải là quyền cơ bản của tất cả các nước, dù không nêu đích danh Trung Quốc, đô đốc Harris đã mượn ví dụ Ấn Độ để chỉ trích các hành động hù dọa của Trung Quốc đối với các láng giềng ở Biển Đông khi cho rằng : « Trong khi một số quốc gia tìm cách bắt nạt các nước nhỏ hơn bằng cách hăm doạ và cưỡng ép, tôi rất khâm phục Ấn Độ, môt ví dụ về việc giải quyết trong hòa bình tranh chấp với các láng giềng tại Ấn Độ Dương ».
Thông báo về cuộc tập trân chung Mỹ-Ấn-Nhật được tư lệnh quân đội Hoa Kỳ tại vùng Thái Bình Dương đưa ra đúng một hôm sau khi bộ trưởng Quốc Phòng Mỹ Ashton Carter cảnh cáo Trung Quốc là việc quân sự hoá Biển Đông tất yếu sẽ kéo theo các « hậu quả ».
Theo ghi nhận của hãng tin Anh Reuters, vào năm ngoái, Hoa Kỳ và Ấn Độ đã quyết định mở rộng cuộc tập trận song phương thường niên Malabar và mời Nhật Bản cùng tham gia trở lại, sau tám năm vắng mặt. Quyết định mời Nhật Bản được đánh giá là nhằm kháng lại thái độ ngày càng quyết đoán của Trung Quốc.
Trong phát biểu hôm qua, đô đốc Harris khẳng định rằng Hoa Kỳ mong muốn mở rộng các cuộc tập trận Hải Quân chung thường niên với Ấn Độ ra toàn bộ vùng châu Á-Thái Bình Dương. Việc làm này có tác dụng lôi kéo Ấn Độ tham gia trực tiếp vào vấn đề Biển Đông.
Gần đây, giới chức quân sự hai nước đã mở những cuộc đàm phán về khả năng hai bên cùng tham gia những cuộc tuần tra chung trên biển. Hãng tin Reuters đã trích dẫn một nguồn tin quốc phòng Mỹ cho rằng Biển Đông có thể nằm trong phạm vi các cuộc tuần tra, một thông tin sau đó đã được cả hai phía Mỹ và Ấn Độ cải chính, cho rằng trước mắt không có khả năng đó.
http://vi.rfi.fr/chau-a/20160303-my-loan-bao-se-tap-tran-chung-voi-an-do-va-nhat-ban-gan-bien-dong
Sau khi xác định rằng tự do hàng hải là quyền cơ bản của tất cả các nước, dù không nêu đích danh Trung Quốc, đô đốc Harris đã mượn ví dụ Ấn Độ để chỉ trích các hành động hù dọa của Trung Quốc đối với các láng giềng ở Biển Đông khi cho rằng : « Trong khi một số quốc gia tìm cách bắt nạt các nước nhỏ hơn bằng cách hăm doạ và cưỡng ép, tôi rất khâm phục Ấn Độ, môt ví dụ về việc giải quyết trong hòa bình tranh chấp với các láng giềng tại Ấn Độ Dương ».
Thông báo về cuộc tập trân chung Mỹ-Ấn-Nhật được tư lệnh quân đội Hoa Kỳ tại vùng Thái Bình Dương đưa ra đúng một hôm sau khi bộ trưởng Quốc Phòng Mỹ Ashton Carter cảnh cáo Trung Quốc là việc quân sự hoá Biển Đông tất yếu sẽ kéo theo các « hậu quả ».
Theo ghi nhận của hãng tin Anh Reuters, vào năm ngoái, Hoa Kỳ và Ấn Độ đã quyết định mở rộng cuộc tập trận song phương thường niên Malabar và mời Nhật Bản cùng tham gia trở lại, sau tám năm vắng mặt. Quyết định mời Nhật Bản được đánh giá là nhằm kháng lại thái độ ngày càng quyết đoán của Trung Quốc.
Gần đây, giới chức quân sự hai nước đã mở những cuộc đàm phán về khả năng hai bên cùng tham gia những cuộc tuần tra chung trên biển. Hãng tin Reuters đã trích dẫn một nguồn tin quốc phòng Mỹ cho rằng Biển Đông có thể nằm trong phạm vi các cuộc tuần tra, một thông tin sau đó đã được cả hai phía Mỹ và Ấn Độ cải chính, cho rằng trước mắt không có khả năng đó.
http://vi.rfi.fr/chau-a/20160303-my-loan-bao-se-tap-tran-chung-voi-an-do-va-nhat-ban-gan-bien-dong
Geen opmerkingen:
Een reactie posten