Biển Đông : Bắc Kinh âm mưu dùng luật Trung Quốc bác bỏ luật quốc tế
Ông Chu Cường (Zhou Qiang), chủ tịch Tòa Án Tối Cao Trung Quốc báo cáo trước Quốc Hội, Bắc Kinh, ngày 13/03/2016.REUTERS/China Daily
Ngày 13/03/2016, ngay trước Quốc Hội đang họp, chủ tịch Tòa Án Tối Cao Trung Quốc Chu Cường cho biết sẽ thành lập một trung tâm tư pháp hàng hải quốc tế, mà mục tiêu là « bảo vệ chủ quyền quốc gia, các quyền trên biển và các lợi ích cốt lõi khác của Trung Quốc ». Theo giới phân tích, ý đồ của Bắc Kinh trong quyết định thành lập cơ chế này là nhằm áp đặt luật lệ của Trung Quốc lên trên luật pháp quốc tế, trong bối cảnh phán quyết sắp được Tòa án trọng tài Liên Hiệp Quốc đưa ra về yêu sách chủ quyền của Trung Quốc trên Biển Đông sẽ bất lợi cho Bắc Kinh.
Trong một bài phân tích vào hôm nay, 18/03/2016, nhật báo Philippines Inquirer xuất bản tại Manila đã đánh giá rằng tuyên bố thành lập trung tâm tư pháp hàng hải quốc tế của Trung Quốc chủ yếu là nhằm chống lại vụ Philippines kiện Trung Quốc tại tòa án Liên Hiệp Quốc để nhờ luật pháp quốc tế giải quyết các tranh chấp chủ quyền lãnh thổ trong khu vực, nơi mà Trung Quốc đã có những yêu sách chủ quyền quá đáng.
Trung Quốc đã từ chối tham gia vụ kiện và tuyên bố không công nhận thẩm quyền của tòa án trong trường hợp Biển Đông.
Đây là một điều mà Bắc Kinh có quyền làm, nhưng hành động này từng được coi là bước đầu tiên trong sách lược dùng luật lệ Trung Quốc để áp đặt các đòi hỏi chủ quyền rộng khắp của nước này tại Biển Đông, vì muốn dùng luật quốc gia, tất nhiên phải bác bỏ luật quốc tế trước đã.
Bước kế tiếp chính là việc thành lập cái gọi là « trung tâm tư hàng hải hàng hải quốc tế » vừa được loan báo. Theo hãng tin Pháp AFP khi thông báo về trung tâm này, chủ tịch Tòa Án Tối Cao Trung Quốc đã bắn đi một thông điệp cứng rắn, cho biết là Bắc Kinh sẽ dùng mọi cách để áp đặt yêu sách chủ quyền của Trung Quốc trên Biển Đông.
Theo báo Philippines Inquirer, trung tâm tư pháp hàng hải quốc tế mà Trung Quốc dự trù thành lập cũng mang tính chất hung hăng chẳng khác gì các hành vi lấn chiếm của Cảnh Sát Biển và Hải Quân Trung Quốc tại các vùng có tranh chấp ở Biển Đông.
Lý do, theo tờ báo, đó là vì tuyên bố của Trung Quốc có ý nghĩa là nước này sẽ thành lập một tòa án hàng hải quốc tế thay thế cho Tòa Án Trọng Tài Liên Hiệp Quốc.
Khi loan báo ý định thành lập Trung Tâm Tư Pháp Hàng Hải Quốc tế của Trung Quốc, vị chủ tịch Tòa Án Tối Cao nước này đã khoe rằng Trung Quốc đã có nguyên một hệ thống tòa án hàng hải, đã xét xử hơn 225.000 trường hợp kể từ năm 1984 đến nay. Báo cáo của ông tuy nhiên không cho biết chi tiết về điểm khác biệt giữa trung tâm mới với các cơ chế hiện hành.
Dẫu sao thì đối với với nhiều chuyên gia phân tích, trung tâm gọi là tư pháp hàng hải quốc tế đó là một sản phẩm mà Trung Quốc tạo ra mà nhiệm vụ sẽ chỉ là khoác cho các yêu sách chủ quyền quá đáng của Trung Quốc tại Biển Đông một vỏ bọc hợp pháp, theo luật lệ của Trung Quốc, chuẩn bị cho việc Bắc Kinh không chấp nhận phán quyết của Tòa Trọng Tài Thường Trực của Liên Hiêp Quốc tại La Haye (Hà Lan).
Nói một cách đơn giản, Trung Tâm này sẽ là công cụ được Trung Quốc sử dụng để áp đặt luật quốc gia lên trên luật quốc tế, nếu phán quyết của tòa án quốc tế đi ngược lại mong muốn của Bắc Kinh.
http://vi.rfi.fr/chau-a/20160318-bien-dong-bac-kinh-am-muu-dung-luat-trung-quoc-bac-bo-luat-quoc-te
Trung Quốc đã từ chối tham gia vụ kiện và tuyên bố không công nhận thẩm quyền của tòa án trong trường hợp Biển Đông.
Đây là một điều mà Bắc Kinh có quyền làm, nhưng hành động này từng được coi là bước đầu tiên trong sách lược dùng luật lệ Trung Quốc để áp đặt các đòi hỏi chủ quyền rộng khắp của nước này tại Biển Đông, vì muốn dùng luật quốc gia, tất nhiên phải bác bỏ luật quốc tế trước đã.
Bước kế tiếp chính là việc thành lập cái gọi là « trung tâm tư hàng hải hàng hải quốc tế » vừa được loan báo. Theo hãng tin Pháp AFP khi thông báo về trung tâm này, chủ tịch Tòa Án Tối Cao Trung Quốc đã bắn đi một thông điệp cứng rắn, cho biết là Bắc Kinh sẽ dùng mọi cách để áp đặt yêu sách chủ quyền của Trung Quốc trên Biển Đông.
Theo báo Philippines Inquirer, trung tâm tư pháp hàng hải quốc tế mà Trung Quốc dự trù thành lập cũng mang tính chất hung hăng chẳng khác gì các hành vi lấn chiếm của Cảnh Sát Biển và Hải Quân Trung Quốc tại các vùng có tranh chấp ở Biển Đông.
Lý do, theo tờ báo, đó là vì tuyên bố của Trung Quốc có ý nghĩa là nước này sẽ thành lập một tòa án hàng hải quốc tế thay thế cho Tòa Án Trọng Tài Liên Hiệp Quốc.
Khi loan báo ý định thành lập Trung Tâm Tư Pháp Hàng Hải Quốc tế của Trung Quốc, vị chủ tịch Tòa Án Tối Cao nước này đã khoe rằng Trung Quốc đã có nguyên một hệ thống tòa án hàng hải, đã xét xử hơn 225.000 trường hợp kể từ năm 1984 đến nay. Báo cáo của ông tuy nhiên không cho biết chi tiết về điểm khác biệt giữa trung tâm mới với các cơ chế hiện hành.
Dẫu sao thì đối với với nhiều chuyên gia phân tích, trung tâm gọi là tư pháp hàng hải quốc tế đó là một sản phẩm mà Trung Quốc tạo ra mà nhiệm vụ sẽ chỉ là khoác cho các yêu sách chủ quyền quá đáng của Trung Quốc tại Biển Đông một vỏ bọc hợp pháp, theo luật lệ của Trung Quốc, chuẩn bị cho việc Bắc Kinh không chấp nhận phán quyết của Tòa Trọng Tài Thường Trực của Liên Hiêp Quốc tại La Haye (Hà Lan).
Nói một cách đơn giản, Trung Tâm này sẽ là công cụ được Trung Quốc sử dụng để áp đặt luật quốc gia lên trên luật quốc tế, nếu phán quyết của tòa án quốc tế đi ngược lại mong muốn của Bắc Kinh.
http://vi.rfi.fr/chau-a/20160318-bien-dong-bac-kinh-am-muu-dung-luat-trung-quoc-bac-bo-luat-quoc-te
Geen opmerkingen:
Een reactie posten