Những thế hệ người Việt đầu tiên định cư trên đất Thái lan (phần 1)
Thông tín viên Anh Vũ có loạt bài tìm hiểu về vấn đề này.
Trong phần thứ đầu, Anh Vũ sẽ giới thiệu về cuộc sống của thế hệ người Việt thứ nhất, đó là những người theo Chúa Nguyễn Ánh chạy lánh nạn và các Giáo dân Công giáo ra đi do chính sách cấm đạo dưới triều Nguyễn vào thế kỷ thứ XVIII.
Theo các tài liệu lịch sử thì cộng đồng người VN đến Thái Lan định cư chính thức vào khoảng thế kỷ thứ XVIII, bằng nhiều lý do và nhiều con đường khác nhau.
Nói về nguồn gốc của những thế hệ người VN đầu tiên sang định cư ở Thái lan, nhà giáo Đào Trọng Lý, nguyên Chủ tịch Hội Việt kiều tỉnh Nakorn Phanom, Thái lan nói với chúng tôi:
“Người VN sang Thái định cư thế hệ đầu có 03 giai đoạn tất cả. Một là thời kỳ chạy theo Vua Gia Long, thứ 2 là thời kỳ bài trừ tôn giáo Thiên Chúa giáo ở VN khiến bà con theo Thiên Chúa giáo phải chạy trốn và thứ 3 là thế hệ những người chạy trốn chiến tranh thế giới thứ II. Đấy là 3 giai đoạn chính.”
Nói về sự hình thành của cộng đồng những người VN đầu tiên cư trú chính thức ở Thái lan, Thạc sĩ Sử học Apha Phinaphasid, một người Thái gốc Việt cho biết: vào giai đoạn 1783 -1784 Chúa Nguyễn Ánh có đưa đoàn tùy tùng và thân nhân của mình sang lánh nạn ở Bangkok của Vương quốc Xiêm. Đến năm 1887 Chúa Nguyễn Ánh và đoàn tùy tùng quyết định trở về VN, song phía Vua Xiêm đã yêu cầu phải để số người Việt ở lại làm con tin. Bà nói với chúng tôi:
“Liên quan đến vấn đề đàn áp đạo Thiên chúa ở VN thời kỳ trước đây khoảng 200 năm phải không? Trong lịch sử, quốc gia Duôn (VN ngày nay) đã có mối bang giao gắn kết với Vương quốc Xiêm. Vào khoảng năm 2377 (Phật lịch) Vua Xiêm Ramma thứ III đã có chiếu chỉ chuẩn thuận cho 1350 người VN sang tỵ nạn do bị đàn áp tôn giáo, đồng thời cho họ ở lại khu vực vốn đã cấp cho những người Việt chạy trốn chiến tranh trước đó mấy chục năm đang sống ở khu vực Samsen và Bang Phô ở Băng cốc ngày nay như ta vẫn thường thấy.”
Sau khi chiến thắng nhà Tây sơn vào năm 1802, Nguyễn Ánh lên ngôi vua, bắt đầu vương triều nhà Nguyễn với quốc hiệu Việt Nam và phần lãnh thổ rộng lớn như hiện nay. Khi vua Gia Long qua đời năm 1820, thì vua Minh Mạng lên ngôi và kể từ năm 1825, vua Minh Mạng ban hành dụ cấm đạo Thiên Chúa và đã coi đó là tai họa lớn cho đất nước.
Do chính sách đàn áp Thiên chúa giáo hết sức nặng nề, nên kể từ đó đã có rất đông người theo đạo Thiên chúa giáo ở VN đã buộc phải bỏ chạy sang Thái lan để lánh nạn. Bà Apha Phinaphasid nhận định:
“Thời kỳ đàn áp người theo tôn giáo Thiên chúa cũng vậy, người Việt nam chạy sang nước Thái đông lắm. Bây giờ ở các tỉnh Ayuthya hay Chanthburi vẫn còn rất nhiều người là hậu duệ của những người công giáo chạy sang từ lúc đó. Người Việt nam thời đó ở tỉnh Chanburi có xây nhà thờ công giáo lớn nhất Thái lan ở đấy đấy.”
Đây là thế hệ người Việt chính thức đầu tiên ở Xiêm thời đó.
Hiện nay, ở khu vực Samsen, Bangpho ở trung tâm Bangkok có một cộng đồng của những người Thái gốc Việt sinh sống. Tuy nhiên do điều kiện sinh sống ở Thái lan đã quá lâu, hơn nữa những người này kết hôn với người Thái hay người Hoa nên đến nay hầu như tất cả những người Việt thuộc thế hệ này đã không còn nói được tiếng Việt nữa. Ngoài ra ở đây có một khu chợ có bán một số mặt hàng thực phẩm, món ăn VN và còn có ngôi nhà thờ Thánh Phanxicô Xavie do giáo dân gốc Việt lập nên từ năm 1851. Ở đây bây giờ là điểm hội tụ của các giáo dân người Thái có gốc VN ở Bangkok.
Bà Areeya VongPasert một cư dân ở khu vực Samsen cho biết cuộc sống của bà, bà nói:
“Thế hệ của bà nội tôi vẫn nói được tiếng Việt, nhưng bây giờ tới chúng tôi thì không nói được. Ngày xưa khu vực này đông người Việt lắm, nhưng bây giờ con cháu họ đã giàu có đi mua nhà ở chỗ khác hết rồi. Chúng tôi biết mình là người gốc Việt vì mình thường đi lễ nhà thờ của người Việt và thích ăn giò, bánh chưng… hiện có bán ở khu vực này. Thế thôi”
Nói về cuộc sống hiện tại cũng như các khó khăn của người gốc Việt trước đây, bà Areeya VongPasert cho biết:
“Ngày xưa cách chỉ đây 30-40 năm thôi người gốc Việt thường bị nghi kỵ là hoạt động cộng sản, nên ngày ấy khu vực Samsen này họ kiểm soát dữ lắm. Cũng vì trước đây người Thái biết mình là người VN thì họ không thích, nên cha mẹ nhắc chúng tôi tránh nói tiếng Việt. Nhưng đến bây giờ thì khác, mình cũng như những người Thái khác đều thỏa mãn với cuộc sống hiện tại của bản thân mình. Con cháu bây giờ được học hành và có nghề nghiệp, thu nhập khá, tuy vậy cũng còn có các khó khăn khác trong cuộc sống thì là điều không thể tránh được.”
Trả lời câu hỏi bà có quan tâm đến tình hình ở VN hay không?
Bà Areeya VongPasert thấy rằng, do không biết tiếng Việt nên những gì bà biết cũng chỉ qua truyền thông Thái lan, tuy vậy bà cũng mong có một ngày được sang thăm VN. Bà nói:
“Không, tôi không quan tâm cái đó nhưng khi nào có điều kiện tôi cũng muốn được đi du lịch VN một lần cho biết. Nhưng bây giờ nhiều tuổi đi lại chắc cũng khó.”
Trong thời đại toàn cầu hóa, vấn đề hội nhập của các cộng đồng cư dân là một vấn đề bình thường. Tuy vậy, vấn đề giữ được bản sắc và đời sống văn hóa của cộng đồng người Việt ở các nước, hoàn toàn không đơn giản và những cái đó ngày cũng dần mai một đi theo dòng chảy của thời gian.
Vừa rồi các quý vị thính giả vừa nghe một số thông tin liên quan thế hệ những người Việt nam đầu tiên sang định cư ở Thái lan từ thế kỷ thứ XVIII. Trong phần tới, Anh Vũ xin gửi tới quý vị cuộc sống của thế hệ thứ người VN đến định cư ở Thái lan trong thời gian chiến tranh thế giới lần thứ 2. Xin kính mời quý vị theo dõi.
Tin, bài liên quan
- Video: Công nhân Việt ở Thái Lan tham dự thánh lễ
- Lao động Việt ở Thái Lan, buồn nhiều hơn vui
- Lao động Việt ở Thái Lan, buồn nhiều hơn vui
- Hoàn cảnh người Việt tỵ nạn tại Thái Lan
- Xóm Việt, vùng biên giới Thái Lan–Campuchia
- Xóm Việt, vùng biên giới Thái Lan–Campuchia
- Lễ thụ phong Linh mục Việt Nam ở Thái Lan
- Xóm Việt, vùng biên giới Thái Lan–Campuchia
- Tình cảnh người Khmer Krom VN tỵ nạn ở Thái Lan
http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/first-gene-of-vn-in-thailand-07072015075725.html
Những thế hệ người Việt đầu tiên định cư trên đất Thái lan (phần 2)
Trước năm 1975, ở Thái lan đã có khoảng 80.000 người Việt sinh sống, trong số đó bao gồm những người Việt cũ đến từ thế kỷ XVIII và một số lớn người Việt mới đến từ đầu thập niên 1940, trong hoàn cảnh Chiến tranh thế giới thứ 2.
Nói về nguyên nhân khiến những người VN ồ ạt chạy sang định cư ở Thái lan từ đầu thập niên 1940, nhà giáo Đào Trọng Lý, nguyên Chủ tịch Hội Việt kiều tỉnh Nakorn Phanom, Thái lan cho biết:
“Đó là thời gian trong Chiến tranh thế giới thứ 2, VN lúc đó chịu sự đô hộ của hai cường quốc Pháp và Nhật. Khi ấy ở VN đã có tới khoảng 2 triệu người chết đói, nguyên nhân là do Nhật, Pháp đã thu hết thóc lúa khiến dân không có ăn nên phải đi tha phương cầu thực sang Lào, sang Thái lan. Trong số đó có ba mẹ của chúng tôi đi theo.”
Đến năm 1946, sau khi quân đội Pháp ném bom tỉnh Tha khek mở cuộc tái chiếm Lào thì đã có gần 50.000 người, đa số gốc từ miền Bắc trước đó từ VN chạy sang Lào do nạn đói năm Ất Dậu (1945) đã phải chạy tiếp sang Thái lan.
Trong Chiến tranh thế giới thứ 2, VN lúc đó chịu sự đô hộ của hai cường quốc Pháp và Nhật. Khi ấy ở VN đã có tới khoảng 2 triệu người chết đói, nguyên nhân là do Nhật, Pháp đã thu hết thóc lúa khiến dân không có ăn nên phải đi tha phương cầu thực sang Lào, sang Thái lanÔng Đào Tiến Cường là một thương nhân, nói với chúng tôi về lý do gia đình ông đến Thái lan cư trú. Ông cho biết:
nhà giáo Đào Trọng Lý
“Cha mẹ tôi sang đây từ hồi chiến tranh chống Pháp, tôi đẻ ở Thái lan, nguyên quán của tôi là ở xã Sài sơn, huyện Quốc oai, tỉnh Sơn tây. Lý do sang đây thì thấy bố mẹ nói rằng hồi ấy nghèo, anh em nhiều và thấy người ta nói ở bên này dễ làm ăn, nên cha mẹ đã đi sang Lào để làm ăn. Sau này loạn thì chạy sang Thái lan.”
Chính phủ Thái lan cho rằng số di dân người Việt này có cảm tình với chính quyền Hà nội, đây là mối đe dọa cho nền an ninh Thái lan. Vì thế họ đã không hợp thức hóa cho số người Việt mới này, đồng thời gây khó dễ cho họ về mặt sinh nhai. Thậm chí cho đến năm 1987, những người Việt nam này bị cấm rời khỏi nơi cư trú trong bán kính 50 km, nếu đi phải xin phép và nếu bị bắt thì sẽ ghép ngay vào tội hoạt động chính trị.
Ông Đào Trọng Lý khẳng định:
“Ngày xưa việc dạy tiếng Việt theo lối bình dân học vụ, nghĩa là chia thành từng khu vực một để dạy. Ngày đó phong trào học tiếng Việt rất phát triển, cho dù bị chính quyền cấm và luôn tìm cách bắt giữ.”
Đến khoảng đầu thập niên 1960, trước sự hoạt động ráo riết của đảng CS Thái lan được sự tiếp tay của chính quyền Hà nội. Trong giai đoạn 1960 đến 1964, đã có khoảng 40.000 người Việt bị chính quyền Thái lan buộc phải hồi hương.
Bà Hồ Thị Kim Nhung, một người buôn bán ở thành phố Nakorn Phanom cho biết:
“Tôi là Hồ Thị Kim Nhung, chủ cửa hàng giò chả Rien thong (Huy chương vàng), trước đây cha mẹ tôi ở Nghệ An. Gia đình tôi sang đây bởi vì chiến tranh, cha mẹ tôi sinh tôi ở đất Thái, song sinh ra tôi được vài tháng thì bố mẹ tôi đã phải trở về VN. Nên bây giờ bố mẹ và anh chị em tôi đều ở VN cả.”
Tuy nhiên, từ năm 1995 trở lại đây chính quyền Thái lan đã thay đổi chính sách đối với Việt kiều. Đã cho phép những người sinh ra tại Thái lan được nhập quốc tịch.
Cho đến nay, những người Việt này hầu hết định cư tại các tỉnh miền Đông Bắc nước Thái, dọc vùng sông Mekong. Như các tỉnh Noongkhai, Udon, Nakhorn Phanom, Mucdahan, Ubon Rachthani v.v…
Giai đoạn đầu, những người này chủ yếu là đi làm thuê hoặc buôn bán nhỏ, song kể từ năm 1995 đến nay hầu hết người Việt đã trở nên giàu có và làm chủ các cửa hàng kinh doanh khá sầm uất ở các tỉnh nói trên.
Cuộc sống của bà con Việt kiều ở Thái lan từ năm 1995 đến giờ nói chung đã được thay đổi, là do chính phủ Thái lan đã giải quyết quốc tịch cho thế hệ con cháu của họ, còn lớp bố mẹ thì được công nhận là người nước ngoài cư trú, nhờ đó bà con mình kinh tế ổn định.Trả lời câu hỏi về cuộc sống của bà con Việt kiều thế hệ thứ 2 ở Thái lan hiện nay ra sao? Ông Đào Trọng Lý cho biết:
Ông Đào Trọng Lý
“Cuộc sống của bà con Việt kiều ở Thái lan từ năm 1995 đến giờ nói chung đã được thay đổi, là do chính phủ Thái lan đã giải quyết quốc tịch cho thế hệ con cháu của họ, còn lớp bố mẹ thì được công nhận là người nước ngoài cư trú, nhờ đó bà con mình kinh tế ổn định. Bây giờ ở nước Thái, tỉnh nào có người VN cư trú thì bà con mình đều xếp hạng loại A của thành phố đấy hết.”
Bà Hồ Thị Kim Nhung tiếp lời:
“Người VN ở Thái lan vẫn ổn định, đời sống của tôi và bà con ở Thái lan vẫn bình yên tôi được cấp quốc tịch Thái lan từ lúc mới sinh, song lúc nào tôi cũng tự hào mình là người VN. Ai vào cửa hàng tôi, tôi cũng giới thiệu mình là người VN. Cuộc sống của chúng tôi bây giờ đều ổn định, không có gì khó khăn cả.”
Không chỉ thế, chính quyền Thái lan còn chấp nhận cho người Việt sở hữu nhà cửa, đất đai và các quyền lợi khác ngang bằng với người Thái. Ông Đào Tiến Cường cho biết:
“Cuộc sống tốt, mình ăn ở với người Thái tốt, đối xử với họ tốt thì mình được tốt. Đến bây giờ chính quyền Thái lan đã cho người Việt mình được quyền mua đất rồi.”
Hiện nay việc duy trì các tín ngưỡng và các nét văn hóa cổ truyền, như Tết Nguyên đán… của người Việt ở Thái lan vẫn được duy trì đếu đặn. Họ vẫn là các tín đồ tôn giáo như Phật giáo hay đạo Công giáo theo truyền thống của gia đình.
Vấn đề lớp trẻ thế hệ thứ 3, thứ 4 người Việt ở Thái lan đã không nói được tiếng Việt là điều còn băn khoăn nhất. Nhà giáo Đào Trọng Lý cho biết:
“Nói chung thế hệ thứ 3 và thứ 4 hơi phức tạp, lúc nhỏ các cháu đi học ở trường học Thái, bố mẹ của các cháu thì không biết tiếng Việt. Nguyên nhân là do mình muốn được quốc tịch thì không được nói tiếng Việt nữa. Do vậy từ thế hệ thứ 3 trở đi không biết tiếng Việt, cho nên thế hệ thứ 4 cũng có khả năng không biết tiếng Việt. Nhưng bây giờ thì chính quyền cho phép học tiếng Việt thì các cháu lại không muốn học.”
Những người Việt thế hệ thứ 2 đang định cư ở Thái lan luôn gắn bó với quê hương xứ sở của mình, đồng thời họ cũng luôn tự hào mình là người VN. Đến với họ, chúng ta sẽ cảm nhận được sự thân mật, gần gũi thông qua sự vồn vã và mến khách của họ. Một nét đẹp trong truyền thống văn hóa của người Việt.
http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/first-gen-vn-to-thai-2-07092015062748.html
Geen opmerkingen:
Een reactie posten