vrijdag 3 juli 2015

Lầu Năm Góc : Trung Quốc và Nga de dọa an ninh Mỹ

Trung QuốcNgaMỹAn ninhQuốc phòngQuốc tế

Lầu Năm Góc : Trung Quốc và Nga de dọa an ninh Mỹ

mediaLầu Năm Góc, trụ sở bộ Quốc phòng MỹReuters
Trong tài liệu định hướng « chiến lược quân sự » mới cho nước Mỹ được công bố ngày 01/07/2015, Lầu Năm Góc nêu rõ tên 4 nước bị coi là mối đe dọa đối với « lợi ích an ninh » của Hoa Kỳ. Đó là Trung Quốc, Nga, Iran và Bắc Triều Tiên. Bên cạnh đó, Mỹ cũng nêu bật nguy cơ đến từ các tổ chức khủng bố Hồi giáo cực đoan như tổ chức Nhà nước Hồi giáo hay mạng lưới Al Qaeda.
Về Trung Quốc, văn kiện dày khoảng 20 trang xác định rằng Mỹ ủng hộ sự vươn lên của Trung Quốc và khuyến khích Bắc Kinh trở thành đối tác góp phần giúp thế giới an ninh hơn. Tuy nhiên tài liệu của Mỹ không ngần ngại tố cáo : « Yêu sách chủ quyền của Trung Quốc trên hầu như toàn bộ Biển Đông không phù hợp với luật pháp quốc tế ».
Đối với Bộ Quốc phòng Mỹ, điều rất đáng lo ngại là hoạt động « hung hăng » xây dựng đảo nhân tạo mà Bắc Kinh tiến hành tại Biển Đông, cho phép Trung Quốc « bố trí lực lượng quân sự ngay giữa các tuyến hàng hải quốc tế quan trọng ».
Theo Lầu Năm Góc, các hành động của Trung Quốc tại Biển Đông rõ rằng là đã khiến cho tình hình khu vực châu Á-Thái Bình Dương thêm căng thẳng.
Về Nga, bản Chiến lược Quân sự 2015 của Mỹ ghi nhận là Matxcơva đã « nhiều lần cho thấy là hộ không tôn trọng chủ quyền của các nước láng giềng và sẵn sàng sử dụng vũ lực để đạt được mục tiêu của mình ».
Đối với Hoa Kỳ, các hành động quân sự do Nga trực tiếp tiến hành và thông qua các lực lượng thân Nga đang phá hoại an ninh khu vực. Báo cáo nhận mạnh đến sự hiện diện của lính Nga trong cuộc xung đột ở Ukraina, cho dù Matxcơva luôn luôn phủ nhận là họ đã triển khai quân đội ở miền đông Ukraina để yểm trợ cho phiến quân đòi ly khai.
Trong ấn bản trước đây, công bố năm 2011, tài liệu Chiến lược Quân sự Quốc gia của Mỹ nói rất ít về Nga. Ngoài Trung Quốc và Nga, Chiến lược quân sự mới của Hoa Kỳ cũng cũng chú ý đến Iran và Bắc Triều Tiên, nêu bật năng lực tên lửa hạt nhân và tên lửa đạn đạo của hai nước này, được xếp vào danh sách các quốc gia đặt ra « các mối quan ngại nghiêm trọng về mặt an ninh cho Hoa Kỳ và các đồng minh ».
Tuy vậy, tài liệu vẫn trấn an : « Không một quốc gia nào trong số kể trên có dấu hiệu muốn tìm kiếm một cuộc xung đột quân sự trực tiếp với Mỹ và các đồng minh của mình ».

http://vi.rfi.fr/quoc-te/20150702-lau-nam-goc-trung-quoc-va-nga-de-doa-an-ninh-my/

Geen opmerkingen:

Een reactie posten