Vụ án Đoàn Văn Vươn điển hình cho bất hợp lý về đất đai tại Việt Nam
Những gì còn lại của ngôi nhà ông Đoàn Văn Vươn sau khi bị chính quyền huyện Tiên Lãng đập phá. Ảnh chụp 10/01/2012 - REUTERS
Như tin chúng tôi đã đưa hôm qua 30/07/2013, Tòa án Nhân dân Tối cao Việt Nam trong phiên phúc thẩm tại Hải Phòng đã y án 5 năm tù đối với Đoàn Văn Vươn, người nông dân đã trở thành anh hùng sau khi sử dụng vũ khí tự tạo chống lại lực lượng cưỡng chế hồi tháng Giêng năm ngoái. Hãng tin Pháp hôm nay nhận định hành động chống đối hiếm hoi này bắt nguôn từ những bất hợp lý về đất đai tại Việt Nam.
Bản tin của hãng AFP hôm nay nhấn mạnh, Đoàn Văn Vươn cùng với những người thân đã trở thành những người hùng tại Việt Nam, khi dám đứng lên chống lại lực lượng hùng hậu đến để cưỡng chế đầm thủy sản mà gia đình ông đang khai thác tại xã Cống Rộc huyện Tiên Lãng tỉnh Hải Phòng, cách Hà Nội 90 km, làm bảy công an bị thương. Ông Vươn cùng với ba người đàn ông khác trong gia đình đã bị kết án vào tháng 4/2013 từ hai đến năm năm tù vì tội giết người.
Trong phiên tòa phúc thẩm kết thúc chiều qua, Đoàn Văn Vươn và em là Đoàn Văn Quý bị y án 5 năm tù do tòa « không thấy có tình tiết mới để có thể hủy các tội danh ». Hai người còn lại là Đoàn Văn Sịnh và Đoàn Văn Vệ được giảm án còn 19 và 33 tháng tù vì « thành khẩn khai báo và ăn năn hối cải ».
Hãng tin Pháp trích nguồn từ báo chí trong nước cho biết tại phiên phúc thẩm, ông Vươn nói rằng đã phải hành động như trên sau khi đã nhiều lần kêu oan về việc bị trục xuất khỏi khu đầm nhưng không kết quả. Ông cho biết : « Tôi đã gởi rất nhiều đơn khiếu nại, tổng cộng khoảng 100 ký lô đơn từ ». Đoàn Văn Vươn cũng cam đoan rằng ông không hề có ý định làm ai bị thương.
AFP nhận định, hành động chống đối lại lực lượng cưỡng chế của gia đình này là sự kiện rất hiếm hoi tại Việt Nam, đã gây ra một phong trào ủng hộ rộng rãi trên toàn quốc. Chính Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cũng đã cho rằng vụ cưỡng chế trên là « bất hợp pháp ».
Sau phiên tòa sơ thẩm, các nhà phân tích cho rằng bản án khá nhẹ năm năm tù dành cho Đoàn Văn Vươn, đối với một tội danh có khung hình phạt lên đến tử hình, có thể được xem là nhằm giảm bớt những căng thẳng xung quanh vụ việc này.
Những vụ tranh chấp đất đã trở thành nóng bỏng tại đất nước cộng sản, mà đất đai thuộc về Nhà nước. Hàng triệu người nông dân phải thuê đất như ông Vươn bị lệ thuộc vào cách hành xử tùy tiện của chính quyền địa phương, thường muốn thu hồi đất cho những « lợi ích công » mơ hồ, mà theo các chuyên gia, là cái cớ để tham nhũng.
Mời quý thính giả đón nghe nhận định của luật sư Trần Vũ Hải về phiên xử phúc thẩm Đoàn Văn Vươn, trong bài phỏng vấn của chúng tôi ở phần sau.
http://www.viet.rfi.fr/viet-nam/20130731-vu-an-doan-van-vuon-dien-hinh-cho-bat-hop-ly-ve-dat-dai-tai-viet-nam
Thứ tư 31 Tháng Bẩy 2013
Trong phiên tòa phúc thẩm kết thúc chiều qua, Đoàn Văn Vươn và em là Đoàn Văn Quý bị y án 5 năm tù do tòa « không thấy có tình tiết mới để có thể hủy các tội danh ». Hai người còn lại là Đoàn Văn Sịnh và Đoàn Văn Vệ được giảm án còn 19 và 33 tháng tù vì « thành khẩn khai báo và ăn năn hối cải ».
Hãng tin Pháp trích nguồn từ báo chí trong nước cho biết tại phiên phúc thẩm, ông Vươn nói rằng đã phải hành động như trên sau khi đã nhiều lần kêu oan về việc bị trục xuất khỏi khu đầm nhưng không kết quả. Ông cho biết : « Tôi đã gởi rất nhiều đơn khiếu nại, tổng cộng khoảng 100 ký lô đơn từ ». Đoàn Văn Vươn cũng cam đoan rằng ông không hề có ý định làm ai bị thương.
AFP nhận định, hành động chống đối lại lực lượng cưỡng chế của gia đình này là sự kiện rất hiếm hoi tại Việt Nam, đã gây ra một phong trào ủng hộ rộng rãi trên toàn quốc. Chính Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cũng đã cho rằng vụ cưỡng chế trên là « bất hợp pháp ».
Sau phiên tòa sơ thẩm, các nhà phân tích cho rằng bản án khá nhẹ năm năm tù dành cho Đoàn Văn Vươn, đối với một tội danh có khung hình phạt lên đến tử hình, có thể được xem là nhằm giảm bớt những căng thẳng xung quanh vụ việc này.
Những vụ tranh chấp đất đã trở thành nóng bỏng tại đất nước cộng sản, mà đất đai thuộc về Nhà nước. Hàng triệu người nông dân phải thuê đất như ông Vươn bị lệ thuộc vào cách hành xử tùy tiện của chính quyền địa phương, thường muốn thu hồi đất cho những « lợi ích công » mơ hồ, mà theo các chuyên gia, là cái cớ để tham nhũng.
Mời quý thính giả đón nghe nhận định của luật sư Trần Vũ Hải về phiên xử phúc thẩm Đoàn Văn Vươn, trong bài phỏng vấn của chúng tôi ở phần sau.
http://www.viet.rfi.fr/viet-nam/20130731-vu-an-doan-van-vuon-dien-hinh-cho-bat-hop-ly-ve-dat-dai-tai-viet-nam
Thứ tư 31 Tháng Bẩy 2013
LS Trần Vũ Hải : Phiên tòa Đoàn Văn Vươn vi phạm thủ tục tố tụng hình sự
Ông Đoàn Văn Vươn (giữa) tại phiên tòa Hải Phòng, 05/04/2013 - REUTERS /Doan Tan
Sau phiên xử phúc thẩm hôm qua 30/07/2013 của Tòa án Nhân dân Tối cao tại Hải Phòng, các ông Đoàn Văn Vươn và Đoàn Văn Quý đã bị y án năm năm tù vì tội giết người. Hai người còn lại là Đoàn Văn Sịnh và Đoàn Văn Vệ được giảm án đôi chút.
Trả lời phỏng vấn của RFI Việt ngữ hôm nay, luật sư Trần Vũ Hải đã cho biết những nhận định về phiên tòa này:
RFI : Kính chào luật sư Trần Vũ Hải, rất cám ơn luật sư đã nhận trả lời phỏng vấn. Luật sư thấy thế nào về phiên tòa phúc thẩm xử ông Đoàn Văn Vươn và những người thân ?
Luật sư Trần Vũ Hải : Trước hết chúng tôi cũng ghi nhận là phiên tòa này đã có giảm án cho hai bị cáo không có vai trò quan trọng nào trong vụ án này, đó là các bị cáo Đoàn Văn Vệ và Đoàn Văn Sịnh. Mặc dù không phải là luật sư bào chữa cho họ, cá nhân tôi cho rằng hai người này cần phải được tuyên vô tội.
Riêng đối với bốn bị cáo mà tôi tham gia bào chữa là vợ chồng ông bà Đoàn Văn Vươn & Nguyễn Thị Thương, Đoàn Văn Quý và Phạm Thị Báu, đã không được tòa án thay đổi về tội danh và mức hình phạt. Các bị cáo không tán thành việc này, tỏ ra rất bức xúc và cũng đang đề nghị chúng tôi tiếp tục khiếu nại lên các cấp khác của Việt Nam.
RFI : Luật sư thấy bản án có những gì bất hợp lý ? Theo như anh em ông Đoàn Văn Vươn, thì việc chống lại đoàn cưỡng chế chỉ là hành động bất đắc dĩ ?
Trong vụ án này, nguyên nhân, động cơ hành động của các bị cáo là gì ? Thực sự có động cơ giết người hay không, hay là có động cơ khác ? Tòa nói động cơ của các bị cáo là muốn chuyển việc tranh chấp hành chính dân sự sang vụ án hình sự. Nhưng chúng tôi nói rằng Viện Kiểm sát cần phải nói rõ hơn vấn đề này.
Động cơ chính là do uất ức chính quyền địa phương Tiên Lãng trong việc thu hồi đất. Mặc dù họ đã khiếu nại, khởi kiện, tố cáo theo đúng luật, nhưng mà chính quyền huyện Tiên Lãng tìm mọi cách chối bỏ, lảng tránh. Thậm chí họ cho rằng còn lừa họ, nuốt cam kết khi họ rút đơn khởi kiện ở tòa án hành chính, tức là rút kháng cáo.
Chỉ mấy tháng sau, chính quyền đã ra quyết định cưỡng chế và thu hồi đất của các bị cáo này, nên họ rất bức xúc. Ngay cả quyết định cưỡng chế thì họ cũng đã khiếu nại ngay, đưa tận tay ông chủ tịch, nhưng mà chính quyền cũng không đếm xỉa đến khiếu nại này. Họ đã tìm mọi phương tiện, mọi vũ khí pháp lý một cách hòa bình nhưng không được, và họ buộc lòng phải chống trả.
Nhưng sự chống trả này chủ yếu là gây tiếng vang để chính phủ biết đến, giải tỏa nỗi oan ức của họ. Ông Vươn là cựu chiến binh trong ngành công binh, có kinh nghiệm về súng đạn và thuốc nổ, nên ông đã hướng dẫn ông Đoàn Văn Quý cách sử dụng đạn, cách cài thuốc nổ và bình gaz, mà theo như ông nói là để cảnh báo các lực lượng cưỡng chế, và phải đảm bảo tính mạng của các chiến sĩ không bị ảnh hưởng.
Bằng chứng là các kíp nổ của ông, ông đã chia lượng thuốc nổ rất không đáng kể. Cái này có giám định của khoa học hình sự, cho rằng không thể kết luận được là có gây sát thương hay không. Và thực tế khi nổ chỉ cách các chiến sĩ mấy mét thôi, cái bình gaz bay lên trời nhưng lại rơi xuống đầm chứ không rơi vào các chiến sĩ.
Tức là ông Vươn đã tính toán để làm thế nào đó, tuy nổ nhưng chỉ mang tính cảnh báo, không gây hại đến sức khỏe và tính mạng của những người thuộc lực lượng cưỡng chế. Và thực tế đã xảy ra như vậy.
RFI : Thưa luật sư, nếu kết quả giám định không rõ thì làm sao có thể buộc một tội danh nặng nề là giết người ?
Chúng tôi xin nói tiếp. Về khẩu súng hoa cải thì anh Vươn trước đây có sẵn một khẩu, và có ba loại đạn : 2 mm, 3,5 mm và 8,5 mm. Trong đó loại đạn 8,5 mm là loại đạn có tầm sát thương lớn dùng để bắn thú, còn loại nhỏ - 2 và 3,5 mm dùng để bắn chim. Anh biết rằng hai loại này sẽ không gây nguy hiểm đến tính mạng người khác nếu bắn với tầm từ 10 mét trở lên. Và nếu ở tầm từ 30 mét trở lên thì thậm chí không gây đến cả thương tích.
Anh cũng đã có bố trí, ban đầu là rải rơm để mà cảnh báo. Sau đó là hàng rào, cũng để thể hiện là không hoan nghênh cái đoàn này. Tiếp nữa là cho nổ, thì rõ ràng là anh chỉ cần tiếng nổ thôi, vì các chiến sĩ cũng phải cẩn thận. Nhưng các chiến sĩ vẫn vào tiếp, thì từ cái đoạn nổ đến nhà anh là 40 mét.
Cái 40 mét ở đây mục đích là gì ? Là để khi các chiến sĩ thấy nổ mà vẫn đi tiếp, thì vẫn có thời gian để Quý lại cảnh báo tiếp bằng súng. Nhưng chỉ độ 20 đến 30 mét thì mới sử dụng súng, còn nếu gần hơn thì không dùng, vì nguy hiểm.
Nhưng mà nguy hiểm ở đây cũng chỉ đến sức khỏe thôi, còn tính mạng thì phải lại gần hơn nữa. Mà thực ra cũng không gây ảnh hưởng đến tính mạng, do không dùng loại đạn bắn thú, chỉ dùng đạn bắn chim thôi.
Ông Quý bắn là trong tinh thần hoảng loạn, khi theo ông kể là có lực lượng hỏa lực mạnh vào nhà ông. Và thực ra là ông cũng không thể ngó đầu ra bắn được, mà ông chỉ giơ nòng súng ra bắn - việc này trong một số bút lục cũng đã ghi – chứ không giơ đầu ra. Vì ông bảo nếu đưa đầu ra thì ông sẽ bị bắn chết ngay !
Thế thì ông chỉ bắn hú họa như thế, nhưng mà súng hoa cải có đặc tính là nó có đạn chùm, và đã gây thương tích cho bảy chiến sĩ. Nhưng thực tế những thương tích này là nhẹ. Đến giờ phút này chúng tôi quan sát là cũng không có vẻ trầm trọng lắm.
Tất nhiên vấn đề này cần có những chuyên gia, nhưng mà qua tiếp xúc trực tiếp một số người, trong đó có cả ông Mải, chúng tôi biết rằng vấn đề sức khỏe không phải quá trầm trọng, mà hiện nay theo đánh giá của chúng tôi là bình thường. Thế nên không có chuyện hậu quả chết người là ngoài ý muốn của các bị cáo, mà phải khẳng định là trong tính toán của các bị cáo, đều tìm mọi cách để không gây chết người.
Tuy nhiên kết luận giám định lại đưa ra một câu chung chung– do câu hỏi của cơ quan điều tra - rằng bắn đạn hoa cải ở tầm 30 mét vào cơ thể người có thể gây sát thương (chết hoặc bị thương). Không khẳng định là tầm bắn 30 mét này có chết người hay không, cũng không khẳng định dùng loại đạn nhỏ 2 và 3,5 mm ; và cũng không nêu căn cứ khoa học là phương pháp thử nghiệm như thế nào.
Nhưng mà Tòa án lại cho rằng kết luận này là đã đủ, thì chúng tôi nghĩ rằng như thế rất nguy hiểm ! Trong tương lai, khi mà một cái kết luận vu vơ của giám định viên, không có căn cứ khoa học, sẽ dẫn tới việc truy tố, hoặc buộc một cái tội danh cao nhất trong bộ Luật Hình sự, đó là tội giết người.
RFI : Về tội danh bị cáo buộc là « chống người thi hành công vụ » thì thế nào, thưa luật sư ?
Còn về « chống người thi hành công vụ » thì chúng tôi lập luận rằng, thực ra quyết định thu hồi đất đã được hủy bỏ và bị cho là trái pháp luật, cho nên việc cưỡng chế cũng là trái pháp luật. Đấy là kết luận của Thủ tướng Chính phủ. Nhưng cái quyết định thu hồi đất mà có đúng, thì việc cưỡng chế cũng chỉ tiến hành trong phạm vi 19,3 hecta theo quyết định thôi, chứ không thể nào lại mở rộng thêm một cái phần mà chưa có quyết định cưỡng chế - đó là nơi xảy ra vụ án.
Và thực ra tại sơ thẩm, các luật sư khác cũng đã nói là có đường khác đi vào khu đầm 19,3 hecta, có thể vào được mà không phải qua nhà của Đoàn Văn Quý. Nếu họ sử dụng con đường ấy thì đã không diễn ra vụ án này. Không có việc cài mìn, kíp nổ hay nổ súng v.v…ở khu đầm ấy.
Nhưng chúng tôi phát hiện ra rằng chính lãnh đạo huyện Tiên Lãng – chủ tịch, phó chủ tịch và trưởng phòng tài nguyên môi trường, cùng với ông trưởng công an là biết rõ nhất chỉ có cưỡng chế ở khu vực 19,3 hecta thôi. Không phải khu vực chỗ nhà của Đoàn Văn Quý. Nhưng họ đã tìm mọi cách không nói rõ cho những người liên quan biết.
Và chúng tôi đã chứng minh rằng cái sơ đồ mà ông trưởng phòng tài nguyên môi trường cấp cho mọi người và cho cơ quan điều tra, được thiết lập vào tháng 12/2011, tức là trước đấy mấy tuần, thì không ghi sơ đồ cưỡng chế là khu vực nào. Mà chỉ có sơ đồ đầm ông Vươn, có những 40 hecta – đầm ngoài, đầm trong, một đầm 28 và một đầm 12 hecta, chứ không phân biệt chỗ cưỡng chế và chưa cưỡng chế.
Như vậy là họ cố tình đưa cho các lực lượng sai vị trí, cố tình hướng dẫn cưỡng chế ở vị trí sai. Trong các thông báo của ông Khanh, mà sau đó ông Hiền có đọc, cũng có nói rằng phải tháo gỡ những lều trại và thu tài sản này tại vùng quyết định thu hồi, tức là cả 40 hecta. Như thế có việc cưỡng chế nhầm để tiện thể thu luôn 40 hecta, chứ không phải 19,3 hecta. Mà cưỡng chế nhầm, không có quyết định như vậy là trái pháp luật.
Thì chúng tôi nghĩ rằng đây không phải là công vụ, và cũng không phải thi hành đúng pháp luật. Mà đây là một kế hoạch tước đoạt tài sản và thành quả lao động. Cho nên họ chống trả là đúng thôi !
Còn mức độ chống trả như thế nào, có vượt quá phòng vệ chính đáng hay tình thế cấp thiết hay không là một câu chuyện mà Tòa án cần phải xem xét. Tất nhiên mỗi người có một quan điểm, nhưng phải thấy rằng không phải là thi hành công vụ.
RFI : Được biết có những bị cáo khai là bị đánh đập nhưng không được tòa xét đến ?
Vâng. Việc này chúng tôi đã thẩm vấn, thì có ít nhất ba người khai là bị đánh là Đoàn Văn Vệ, Đoàn Văn Quý và Đoàn Văn Sịnh. Trong đó ông Đoàn Văn Sịnh bị đánh gẫy răng. Và khi Viện Kiểm sát hỏi là chứng cứ đâu ? Thì ông bảo chúng tôi chả có chứng cứ gì cả, chả có khiếu nại tố cáo được gì cả. Nhưng chứng cứ của chúng tôi chính trên cơ thể chúng tôi, đấy là răng của chúng tôi không còn !
Và ông đã đưa cái hàm răng mà bị gẫy rất nhiều răng cho Hội đồng xét xử cũng như Viện Kiểm sát thấy. Chúng tôi thấy rằng phía Tòa án sau đấy cũng tìm cách lặng thinh về vấn đề này.
Còn ông Đoàn Văn Quý thì nói rằng ông bị đạp trước mặt kiểm sát viên và quản giáo. Ông Đoàn Văn Vệ thì bị nhiều lần. Ngoài ra có ít nhất năm người trong vụ án này bị bắt từ ngày mùng 5 đến mùng 10 mà không có lệnh bắt hoặc biên bản phạm pháp quả tang theo luật Việt Nam.
Phía Tòa án và Viện Kiểm sát nói rằng họ có đơn tự nguyện. Chúng tôi cho rằng không thể chấp nhận được. Không có ai tự nguyện ở Công an cả ! Ở tận những mấy ngày. Họ có thể ở vài tiếng là cùng thôi, chứ còn ở bốn, năm ngày thì không có. Mà trong thời gian đó họ cho rằng có nhiều lời khai của họ là do bị đánh đập, ép cung.
Thậm chí Đoàn Văn Vệ còn cho biết rằng có điều tra viên gợi ý là tội của anh nhẹ lắm, về bảo gia đình « lo » thì sẽ cho thoát. Nhưng mà cuối cùng cũng không giải quyết, và ông Đoàn Văn Vệ cũng đã tố cáo vụ này. Không phải ở phúc thẩm đâu, mà tại phiên tòa sơ thẩm. Nhưng Viện Kiểm sát và Tòa án cũng không chịu giải quyết những vấn đề đó. Mà theo tôi thì những việc như vậy cần phải làm rõ ngay, và nếu cần thiết thậm chí khởi tố tại phiên tòa, Viện Kiểm sát phải đi xác minh.
Những câu chuyện như vậy dẫn tới việc chúng tôi cho rằng các lời khai của các bị cáo tại những thời điểm không có luật sư là không thể chấp nhận được. Mà nhất là các bị cáo này, theo luật là phải có luật sư chỉ định ngay từ đầu, nhưng phải đến một tháng sau mới được gặp các luật sư. Nên chúng tôi thấy như thế là vi phạm tố tụng.
Và lẽ ra Viện Kiểm sát phải tranh luận với chúng tôi về những vấn đề cơ bản như thế, kể cả vấn đề khoa học, giám định. Nhưng cuối cùng họ chỉ nói chung chung. Họ nói kết luận giám định không cần phải đưa ra tài liệu khoa học. Chúng tôi bảo rằng kết luận giám định là phải dựa trên khoa học. Ông giám định viên cho dù giỏi đến mấy, cũng phải đưa tài liệu khoa học ra đây, hoặc là tài liệu thực nghiệm điều tra của ông ra làm căn cứ chứ. Chúng tôi có quyền đánh giá, mà muốn đánh giá cũng phải tham khảo các nhà khoa học. Nhưng mà phải có tài liệu để chúng tôi đánh giá.
Rất đáng tiếc là họ không tranh luận đến cùng. Viện Kiểm sát, Tòa án cho rằng thôi, mỗi người giữ quan điểm xong Tòa xem xét. Tôi nghĩ rằng như thế là không phù hợp với các quy định về xét xử của Việt Nam.
RFI : Xin rất cảm ơn luật sư Trần Vũ Hải.
Luật sư Trần Vũ Hải : Trước hết chúng tôi cũng ghi nhận là phiên tòa này đã có giảm án cho hai bị cáo không có vai trò quan trọng nào trong vụ án này, đó là các bị cáo Đoàn Văn Vệ và Đoàn Văn Sịnh. Mặc dù không phải là luật sư bào chữa cho họ, cá nhân tôi cho rằng hai người này cần phải được tuyên vô tội.
Riêng đối với bốn bị cáo mà tôi tham gia bào chữa là vợ chồng ông bà Đoàn Văn Vươn & Nguyễn Thị Thương, Đoàn Văn Quý và Phạm Thị Báu, đã không được tòa án thay đổi về tội danh và mức hình phạt. Các bị cáo không tán thành việc này, tỏ ra rất bức xúc và cũng đang đề nghị chúng tôi tiếp tục khiếu nại lên các cấp khác của Việt Nam.
RFI : Luật sư thấy bản án có những gì bất hợp lý ? Theo như anh em ông Đoàn Văn Vươn, thì việc chống lại đoàn cưỡng chế chỉ là hành động bất đắc dĩ ?
Trong vụ án này, nguyên nhân, động cơ hành động của các bị cáo là gì ? Thực sự có động cơ giết người hay không, hay là có động cơ khác ? Tòa nói động cơ của các bị cáo là muốn chuyển việc tranh chấp hành chính dân sự sang vụ án hình sự. Nhưng chúng tôi nói rằng Viện Kiểm sát cần phải nói rõ hơn vấn đề này.
Động cơ chính là do uất ức chính quyền địa phương Tiên Lãng trong việc thu hồi đất. Mặc dù họ đã khiếu nại, khởi kiện, tố cáo theo đúng luật, nhưng mà chính quyền huyện Tiên Lãng tìm mọi cách chối bỏ, lảng tránh. Thậm chí họ cho rằng còn lừa họ, nuốt cam kết khi họ rút đơn khởi kiện ở tòa án hành chính, tức là rút kháng cáo.
Chỉ mấy tháng sau, chính quyền đã ra quyết định cưỡng chế và thu hồi đất của các bị cáo này, nên họ rất bức xúc. Ngay cả quyết định cưỡng chế thì họ cũng đã khiếu nại ngay, đưa tận tay ông chủ tịch, nhưng mà chính quyền cũng không đếm xỉa đến khiếu nại này. Họ đã tìm mọi phương tiện, mọi vũ khí pháp lý một cách hòa bình nhưng không được, và họ buộc lòng phải chống trả.
Nhưng sự chống trả này chủ yếu là gây tiếng vang để chính phủ biết đến, giải tỏa nỗi oan ức của họ. Ông Vươn là cựu chiến binh trong ngành công binh, có kinh nghiệm về súng đạn và thuốc nổ, nên ông đã hướng dẫn ông Đoàn Văn Quý cách sử dụng đạn, cách cài thuốc nổ và bình gaz, mà theo như ông nói là để cảnh báo các lực lượng cưỡng chế, và phải đảm bảo tính mạng của các chiến sĩ không bị ảnh hưởng.
Bằng chứng là các kíp nổ của ông, ông đã chia lượng thuốc nổ rất không đáng kể. Cái này có giám định của khoa học hình sự, cho rằng không thể kết luận được là có gây sát thương hay không. Và thực tế khi nổ chỉ cách các chiến sĩ mấy mét thôi, cái bình gaz bay lên trời nhưng lại rơi xuống đầm chứ không rơi vào các chiến sĩ.
Tức là ông Vươn đã tính toán để làm thế nào đó, tuy nổ nhưng chỉ mang tính cảnh báo, không gây hại đến sức khỏe và tính mạng của những người thuộc lực lượng cưỡng chế. Và thực tế đã xảy ra như vậy.
RFI : Thưa luật sư, nếu kết quả giám định không rõ thì làm sao có thể buộc một tội danh nặng nề là giết người ?
Chúng tôi xin nói tiếp. Về khẩu súng hoa cải thì anh Vươn trước đây có sẵn một khẩu, và có ba loại đạn : 2 mm, 3,5 mm và 8,5 mm. Trong đó loại đạn 8,5 mm là loại đạn có tầm sát thương lớn dùng để bắn thú, còn loại nhỏ - 2 và 3,5 mm dùng để bắn chim. Anh biết rằng hai loại này sẽ không gây nguy hiểm đến tính mạng người khác nếu bắn với tầm từ 10 mét trở lên. Và nếu ở tầm từ 30 mét trở lên thì thậm chí không gây đến cả thương tích.
Anh cũng đã có bố trí, ban đầu là rải rơm để mà cảnh báo. Sau đó là hàng rào, cũng để thể hiện là không hoan nghênh cái đoàn này. Tiếp nữa là cho nổ, thì rõ ràng là anh chỉ cần tiếng nổ thôi, vì các chiến sĩ cũng phải cẩn thận. Nhưng các chiến sĩ vẫn vào tiếp, thì từ cái đoạn nổ đến nhà anh là 40 mét.
Cái 40 mét ở đây mục đích là gì ? Là để khi các chiến sĩ thấy nổ mà vẫn đi tiếp, thì vẫn có thời gian để Quý lại cảnh báo tiếp bằng súng. Nhưng chỉ độ 20 đến 30 mét thì mới sử dụng súng, còn nếu gần hơn thì không dùng, vì nguy hiểm.
Nhưng mà nguy hiểm ở đây cũng chỉ đến sức khỏe thôi, còn tính mạng thì phải lại gần hơn nữa. Mà thực ra cũng không gây ảnh hưởng đến tính mạng, do không dùng loại đạn bắn thú, chỉ dùng đạn bắn chim thôi.
Ông Quý bắn là trong tinh thần hoảng loạn, khi theo ông kể là có lực lượng hỏa lực mạnh vào nhà ông. Và thực ra là ông cũng không thể ngó đầu ra bắn được, mà ông chỉ giơ nòng súng ra bắn - việc này trong một số bút lục cũng đã ghi – chứ không giơ đầu ra. Vì ông bảo nếu đưa đầu ra thì ông sẽ bị bắn chết ngay !
Thế thì ông chỉ bắn hú họa như thế, nhưng mà súng hoa cải có đặc tính là nó có đạn chùm, và đã gây thương tích cho bảy chiến sĩ. Nhưng thực tế những thương tích này là nhẹ. Đến giờ phút này chúng tôi quan sát là cũng không có vẻ trầm trọng lắm.
Tất nhiên vấn đề này cần có những chuyên gia, nhưng mà qua tiếp xúc trực tiếp một số người, trong đó có cả ông Mải, chúng tôi biết rằng vấn đề sức khỏe không phải quá trầm trọng, mà hiện nay theo đánh giá của chúng tôi là bình thường. Thế nên không có chuyện hậu quả chết người là ngoài ý muốn của các bị cáo, mà phải khẳng định là trong tính toán của các bị cáo, đều tìm mọi cách để không gây chết người.
Tuy nhiên kết luận giám định lại đưa ra một câu chung chung– do câu hỏi của cơ quan điều tra - rằng bắn đạn hoa cải ở tầm 30 mét vào cơ thể người có thể gây sát thương (chết hoặc bị thương). Không khẳng định là tầm bắn 30 mét này có chết người hay không, cũng không khẳng định dùng loại đạn nhỏ 2 và 3,5 mm ; và cũng không nêu căn cứ khoa học là phương pháp thử nghiệm như thế nào.
Nhưng mà Tòa án lại cho rằng kết luận này là đã đủ, thì chúng tôi nghĩ rằng như thế rất nguy hiểm ! Trong tương lai, khi mà một cái kết luận vu vơ của giám định viên, không có căn cứ khoa học, sẽ dẫn tới việc truy tố, hoặc buộc một cái tội danh cao nhất trong bộ Luật Hình sự, đó là tội giết người.
RFI : Về tội danh bị cáo buộc là « chống người thi hành công vụ » thì thế nào, thưa luật sư ?
Còn về « chống người thi hành công vụ » thì chúng tôi lập luận rằng, thực ra quyết định thu hồi đất đã được hủy bỏ và bị cho là trái pháp luật, cho nên việc cưỡng chế cũng là trái pháp luật. Đấy là kết luận của Thủ tướng Chính phủ. Nhưng cái quyết định thu hồi đất mà có đúng, thì việc cưỡng chế cũng chỉ tiến hành trong phạm vi 19,3 hecta theo quyết định thôi, chứ không thể nào lại mở rộng thêm một cái phần mà chưa có quyết định cưỡng chế - đó là nơi xảy ra vụ án.
Và thực ra tại sơ thẩm, các luật sư khác cũng đã nói là có đường khác đi vào khu đầm 19,3 hecta, có thể vào được mà không phải qua nhà của Đoàn Văn Quý. Nếu họ sử dụng con đường ấy thì đã không diễn ra vụ án này. Không có việc cài mìn, kíp nổ hay nổ súng v.v…ở khu đầm ấy.
Nhưng chúng tôi phát hiện ra rằng chính lãnh đạo huyện Tiên Lãng – chủ tịch, phó chủ tịch và trưởng phòng tài nguyên môi trường, cùng với ông trưởng công an là biết rõ nhất chỉ có cưỡng chế ở khu vực 19,3 hecta thôi. Không phải khu vực chỗ nhà của Đoàn Văn Quý. Nhưng họ đã tìm mọi cách không nói rõ cho những người liên quan biết.
Và chúng tôi đã chứng minh rằng cái sơ đồ mà ông trưởng phòng tài nguyên môi trường cấp cho mọi người và cho cơ quan điều tra, được thiết lập vào tháng 12/2011, tức là trước đấy mấy tuần, thì không ghi sơ đồ cưỡng chế là khu vực nào. Mà chỉ có sơ đồ đầm ông Vươn, có những 40 hecta – đầm ngoài, đầm trong, một đầm 28 và một đầm 12 hecta, chứ không phân biệt chỗ cưỡng chế và chưa cưỡng chế.
Như vậy là họ cố tình đưa cho các lực lượng sai vị trí, cố tình hướng dẫn cưỡng chế ở vị trí sai. Trong các thông báo của ông Khanh, mà sau đó ông Hiền có đọc, cũng có nói rằng phải tháo gỡ những lều trại và thu tài sản này tại vùng quyết định thu hồi, tức là cả 40 hecta. Như thế có việc cưỡng chế nhầm để tiện thể thu luôn 40 hecta, chứ không phải 19,3 hecta. Mà cưỡng chế nhầm, không có quyết định như vậy là trái pháp luật.
Thì chúng tôi nghĩ rằng đây không phải là công vụ, và cũng không phải thi hành đúng pháp luật. Mà đây là một kế hoạch tước đoạt tài sản và thành quả lao động. Cho nên họ chống trả là đúng thôi !
Còn mức độ chống trả như thế nào, có vượt quá phòng vệ chính đáng hay tình thế cấp thiết hay không là một câu chuyện mà Tòa án cần phải xem xét. Tất nhiên mỗi người có một quan điểm, nhưng phải thấy rằng không phải là thi hành công vụ.
RFI : Được biết có những bị cáo khai là bị đánh đập nhưng không được tòa xét đến ?
Vâng. Việc này chúng tôi đã thẩm vấn, thì có ít nhất ba người khai là bị đánh là Đoàn Văn Vệ, Đoàn Văn Quý và Đoàn Văn Sịnh. Trong đó ông Đoàn Văn Sịnh bị đánh gẫy răng. Và khi Viện Kiểm sát hỏi là chứng cứ đâu ? Thì ông bảo chúng tôi chả có chứng cứ gì cả, chả có khiếu nại tố cáo được gì cả. Nhưng chứng cứ của chúng tôi chính trên cơ thể chúng tôi, đấy là răng của chúng tôi không còn !
Và ông đã đưa cái hàm răng mà bị gẫy rất nhiều răng cho Hội đồng xét xử cũng như Viện Kiểm sát thấy. Chúng tôi thấy rằng phía Tòa án sau đấy cũng tìm cách lặng thinh về vấn đề này.
Còn ông Đoàn Văn Quý thì nói rằng ông bị đạp trước mặt kiểm sát viên và quản giáo. Ông Đoàn Văn Vệ thì bị nhiều lần. Ngoài ra có ít nhất năm người trong vụ án này bị bắt từ ngày mùng 5 đến mùng 10 mà không có lệnh bắt hoặc biên bản phạm pháp quả tang theo luật Việt Nam.
Phía Tòa án và Viện Kiểm sát nói rằng họ có đơn tự nguyện. Chúng tôi cho rằng không thể chấp nhận được. Không có ai tự nguyện ở Công an cả ! Ở tận những mấy ngày. Họ có thể ở vài tiếng là cùng thôi, chứ còn ở bốn, năm ngày thì không có. Mà trong thời gian đó họ cho rằng có nhiều lời khai của họ là do bị đánh đập, ép cung.
Thậm chí Đoàn Văn Vệ còn cho biết rằng có điều tra viên gợi ý là tội của anh nhẹ lắm, về bảo gia đình « lo » thì sẽ cho thoát. Nhưng mà cuối cùng cũng không giải quyết, và ông Đoàn Văn Vệ cũng đã tố cáo vụ này. Không phải ở phúc thẩm đâu, mà tại phiên tòa sơ thẩm. Nhưng Viện Kiểm sát và Tòa án cũng không chịu giải quyết những vấn đề đó. Mà theo tôi thì những việc như vậy cần phải làm rõ ngay, và nếu cần thiết thậm chí khởi tố tại phiên tòa, Viện Kiểm sát phải đi xác minh.
Những câu chuyện như vậy dẫn tới việc chúng tôi cho rằng các lời khai của các bị cáo tại những thời điểm không có luật sư là không thể chấp nhận được. Mà nhất là các bị cáo này, theo luật là phải có luật sư chỉ định ngay từ đầu, nhưng phải đến một tháng sau mới được gặp các luật sư. Nên chúng tôi thấy như thế là vi phạm tố tụng.
Và lẽ ra Viện Kiểm sát phải tranh luận với chúng tôi về những vấn đề cơ bản như thế, kể cả vấn đề khoa học, giám định. Nhưng cuối cùng họ chỉ nói chung chung. Họ nói kết luận giám định không cần phải đưa ra tài liệu khoa học. Chúng tôi bảo rằng kết luận giám định là phải dựa trên khoa học. Ông giám định viên cho dù giỏi đến mấy, cũng phải đưa tài liệu khoa học ra đây, hoặc là tài liệu thực nghiệm điều tra của ông ra làm căn cứ chứ. Chúng tôi có quyền đánh giá, mà muốn đánh giá cũng phải tham khảo các nhà khoa học. Nhưng mà phải có tài liệu để chúng tôi đánh giá.
Rất đáng tiếc là họ không tranh luận đến cùng. Viện Kiểm sát, Tòa án cho rằng thôi, mỗi người giữ quan điểm xong Tòa xem xét. Tôi nghĩ rằng như thế là không phù hợp với các quy định về xét xử của Việt Nam.
RFI : Xin rất cảm ơn luật sư Trần Vũ Hải.
Geen opmerkingen:
Een reactie posten