RSF lên án nghị định 72 về quản lý báo chí mạng của Việt Nam
Hôm nay, 02/08/2013, Tổ chức phóng viên không biên giới RSF- có trụ sở tại Pháp – ra thông cáo lên án một nghị định của chính phủ Việt Nam về quản lý báo chí và các phương tiện truyền thông mạng, trong đó các trang blog cá nhân và các mạng xã hội.
Sau khi nghị định này được công bố, trong giới blogger ở Việt Nam xuất hiện nhiều lo ngại là quyền tự do ngôn luận sẽ chính quyền sử dụng quy định mới này để hạn chế, thậm chí triệt tiêu và mở đường cho các đàn áp nhắm với những người có quan điểm khác với Nhà nước.
Nghị định 72 của chính phủ Việt Nam, có tên đầy đủ là Nghị định về « Quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet và thông tin trên mạng », được coi là đã ban hành từ ngày 15/07, được đại diện chính phủ giới thiệu trong cuộc họp báo ngày 31/07, và dự kiến sẽ có hiệu lực từ ngày 01/09/2013.
RSF tuyên bố : « Sự ra đời của nghị định này không hơn không kém là cuộc tấn công tàn khốc nhất nhắm vào quyền tự do thông tin, kể từ khi thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng phê duyệt nghị định cho phép trừng phạt các phương tiện truyền thông năm 2011. Nếu văn bản pháp lý này có hiệu lực, các công dân Việt Nam sẽ bị tước đi hoàn toàn quyền thông tin độc lập và chỉ trích, hiện nay đang diễn ra bình thường trên các blog và diễn đàn trên mạng ».
RSF giải thích : « Việc áp dụng nghị định này sẽ dẫn đến việc các cơ quan chính quyền tiến hành các kiểm soát toàn diện và liên tục trên mạng ».
RSF dẫn (nghị định của) thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng, theo đó các blog và các mạng xã hội, sẽ chỉ còn có quyền « cung cấp và trao đổi các thông tin mang tính cá nhân ». Mà, “các blog và các mạng xã hội, vốn là nơi chuyển tải các nguồn thông tin quan trọng đối với cộng đồng mạng, và là một phương tiện hiệu quả để chống lại kiểm duyệt”.
Tổ chức phóng viên không biên giới « yêu cầu toàn thể cộng đồng quốc tế lên án một cách nghiêm khắc Việt Nam, nếu chính quyền Việt Nam thực thi nghị định 72. (…) Việc loại Việt Nam ra khỏi các đàm phán liên quan đến thỏa thuận mậu dịch xuyên Thái Bình Dương – TPP – cũng sẽ được tính đến một cách nghiêm túc ». RSF khẳng định : « Phải làm mọi việc để ngăn chặn sự ra đời của một ‘‘lỗ đen’’ thông tin mới ».
Nghị định 72, ngay sau khi được công bố đã gây ra nhiều phản ứng dữ dội và đa chiều trong giới blogger ở Việt Nam. Một blogger có bài viết với câu hỏi : “Nghị định 72 có ‘còng’ được tay cư dân Facebook ?”… Một trong các lo ngại lớn nhất của giới blogger tập trung xung quanh nghi vấn Nghị định 72 cấm các trang mạng cá nhân cung cấp “thông tin tổng hợp”, mà ẩn đằng sau khái niệm này có thể là một chủ trương triệt tiêu quyền tự do lưu truyền thông tin trên mạng. Theo blogger Nguyễn Văn Phú, khái niệm “thông tin tổng hợp” được định nghĩa trong mục 19 điều 3 chương 1 của nghị định, là “mơ hồ, dễ gây tranh cãi”.
Hôm qua, 01/08/2013, trả lời báo giới, Cục trưởng Cục phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử Hoàng Vĩnh Bảo, tuyên bố : “Việc đăng tải nguyên văn những thông tin từ báo chí, trang tin điện tử khác, trang tin điện tử cá nhân không được làm. Tuy nhiên, việc trích dẫn một đoạn hoặc viết lời bình luận rồi dẫn đường link để chỉ về trang gốc thì Nghị định 72 không cấm.” (theo bài « Bộ TT&TT: "Không cấm trang tin điện tử cá nhân chia sẻ thông tin" », Infonet – Báo điện tử của Bộ Thông tin và Truyền thông). Theo ông Bảo, cũng như một số giới chức ngành truyền thông Việt Nam, thì một trong các mục tiêu của nghị định này là nhằm chống lại nạn “vi phạm bản quyền đang nóng hiện nay”.
Các giải thích của Bộ Thông tin và Truyền thông dường như vẫn không làm yên lòng giới blogger và cư dân mạng tại Việt Nam, sau một loạt các vụ bắt bớ nhắm vào các blogger mới đây, cùng với không khí đe dọa trấn áp bao trùm, khi nặng, khi nhẹ. Chỉ riêng trong tháng 6/2013, đã có 3 blogger, trong đó có hai người nổi tiếng, là nhà văn Phạm Viết Đào và nhà báo Trương Duy Nhất bị bắt (người thứ ba là anh Đinh Nhật Uy), vì bị cáo buộc “tuyên truyền chống Nhà nước”. Tại Việt Nam, báo chí và truyền thanh, truyền hình nằm hoàn toàn trong tay Nhà nước. Tổ chức phóng viên không biên giới xếp Việt Nam vào hạng thứ 172 trên 179 quốc gia trong bảng xếp hạng mới đây về tự do báo chí.
Nghị định 72 của chính phủ Việt Nam, có tên đầy đủ là Nghị định về « Quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet và thông tin trên mạng », được coi là đã ban hành từ ngày 15/07, được đại diện chính phủ giới thiệu trong cuộc họp báo ngày 31/07, và dự kiến sẽ có hiệu lực từ ngày 01/09/2013.
RSF tuyên bố : « Sự ra đời của nghị định này không hơn không kém là cuộc tấn công tàn khốc nhất nhắm vào quyền tự do thông tin, kể từ khi thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng phê duyệt nghị định cho phép trừng phạt các phương tiện truyền thông năm 2011. Nếu văn bản pháp lý này có hiệu lực, các công dân Việt Nam sẽ bị tước đi hoàn toàn quyền thông tin độc lập và chỉ trích, hiện nay đang diễn ra bình thường trên các blog và diễn đàn trên mạng ».
RSF giải thích : « Việc áp dụng nghị định này sẽ dẫn đến việc các cơ quan chính quyền tiến hành các kiểm soát toàn diện và liên tục trên mạng ».
RSF dẫn (nghị định của) thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng, theo đó các blog và các mạng xã hội, sẽ chỉ còn có quyền « cung cấp và trao đổi các thông tin mang tính cá nhân ». Mà, “các blog và các mạng xã hội, vốn là nơi chuyển tải các nguồn thông tin quan trọng đối với cộng đồng mạng, và là một phương tiện hiệu quả để chống lại kiểm duyệt”.
Tổ chức phóng viên không biên giới « yêu cầu toàn thể cộng đồng quốc tế lên án một cách nghiêm khắc Việt Nam, nếu chính quyền Việt Nam thực thi nghị định 72. (…) Việc loại Việt Nam ra khỏi các đàm phán liên quan đến thỏa thuận mậu dịch xuyên Thái Bình Dương – TPP – cũng sẽ được tính đến một cách nghiêm túc ». RSF khẳng định : « Phải làm mọi việc để ngăn chặn sự ra đời của một ‘‘lỗ đen’’ thông tin mới ».
Nghị định 72, ngay sau khi được công bố đã gây ra nhiều phản ứng dữ dội và đa chiều trong giới blogger ở Việt Nam. Một blogger có bài viết với câu hỏi : “Nghị định 72 có ‘còng’ được tay cư dân Facebook ?”… Một trong các lo ngại lớn nhất của giới blogger tập trung xung quanh nghi vấn Nghị định 72 cấm các trang mạng cá nhân cung cấp “thông tin tổng hợp”, mà ẩn đằng sau khái niệm này có thể là một chủ trương triệt tiêu quyền tự do lưu truyền thông tin trên mạng. Theo blogger Nguyễn Văn Phú, khái niệm “thông tin tổng hợp” được định nghĩa trong mục 19 điều 3 chương 1 của nghị định, là “mơ hồ, dễ gây tranh cãi”.
Hôm qua, 01/08/2013, trả lời báo giới, Cục trưởng Cục phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử Hoàng Vĩnh Bảo, tuyên bố : “Việc đăng tải nguyên văn những thông tin từ báo chí, trang tin điện tử khác, trang tin điện tử cá nhân không được làm. Tuy nhiên, việc trích dẫn một đoạn hoặc viết lời bình luận rồi dẫn đường link để chỉ về trang gốc thì Nghị định 72 không cấm.” (theo bài « Bộ TT&TT: "Không cấm trang tin điện tử cá nhân chia sẻ thông tin" », Infonet – Báo điện tử của Bộ Thông tin và Truyền thông). Theo ông Bảo, cũng như một số giới chức ngành truyền thông Việt Nam, thì một trong các mục tiêu của nghị định này là nhằm chống lại nạn “vi phạm bản quyền đang nóng hiện nay”.
Các giải thích của Bộ Thông tin và Truyền thông dường như vẫn không làm yên lòng giới blogger và cư dân mạng tại Việt Nam, sau một loạt các vụ bắt bớ nhắm vào các blogger mới đây, cùng với không khí đe dọa trấn áp bao trùm, khi nặng, khi nhẹ. Chỉ riêng trong tháng 6/2013, đã có 3 blogger, trong đó có hai người nổi tiếng, là nhà văn Phạm Viết Đào và nhà báo Trương Duy Nhất bị bắt (người thứ ba là anh Đinh Nhật Uy), vì bị cáo buộc “tuyên truyền chống Nhà nước”. Tại Việt Nam, báo chí và truyền thanh, truyền hình nằm hoàn toàn trong tay Nhà nước. Tổ chức phóng viên không biên giới xếp Việt Nam vào hạng thứ 172 trên 179 quốc gia trong bảng xếp hạng mới đây về tự do báo chí.
Geen opmerkingen:
Een reactie posten