Xuất khẩu gạo : Thái Lan mất vị trí số một, Việt Nam vẫn đứng thứ hai
Việt Nam vẫn là nước xuất khẩu gạo đứng thứ 2 thế giới trong năm 2012.
REUTERS
Theo số liệu của Hiệp hội các nhà xuất khẩu gạo Thái Lan, trong năm 2012, vương quốc này chỉ xuất khẩu được vỏn vẹn 6,9 triệu tấn gạo. Trong khi đó thì hai đối thủ chính của Thái Lan trong lãnh vực này là Ấn Độ và Việt Nam lại bán ra được 9,5 triệu tấn đối với Ấn Độ và 7,8 triệu tấn đối với Việt Nam.
Trong bảng xếp hạng, như vậy là Ấn Độ nắm giữ vị trí thứ nhất, Việt Nam đứng thứ hai, còn Thái Lan bị tụt xuống hạng ba. So sánh với thống kê năm 2011, khi Thái Lan còn bán ra được hơn 10 triệu tấn gạo, thì mức xuất khẩu của Thái Lan đã bị giảm khoảng 35%.
Trả lời hãng tin Pháp AFP, ông Chookiat Ophaswongse, chủ tịch danh dự Hiệp hội các nhà xuất khẩu gạo Thái Lan đã than thở : « Chúng tôi luôn giữ chức vô địch (về xuất khẩu gạo) kể từ năm 1980, tức là 31 năm, nhưng bây giờ, chúng tôi đã mất vị trí số một đó ».
Nguyên do khiến xuất khẩu giảm, theo nhân vật này, chính là vì giá gạo Thái Lan cao hơn giá của các nước khác : « Hiện thời, gạo Thái Lan được bán ra với giá từ 130 đến 150 đô la mỗi tấn, đắt hơn so với giá của các đối thủ cạnh tranh của chúng tôi ». Theo ông Chookiat, tình hình này mà kéo dài thì các nhà xuất khẩu Thái Lan sẽ phải « giải nghệ », vì « gạo đã trở thành một vấn đề chính trị ».
Theo hãng AFP, việc gạo Thái Lan tăng giá và mất tính cạnh tranh trên thị trường thế giới là hệ quả của một chính giá trợ cấp cho nông dân đã được nữ Thủ tướng Yingluck Shinawatra áp dụng sau khi lên cầm quyền, bất chấp quan điểm dè dặt của giới xuất khẩu gạo.
Được bầu lên vào năm ngoái, chủ yếu nhờ lá phiếu của số đông nông dân miền Bắc và Đông Bắc Thái Lan, chính phủ của bà Yingluck đã quyết định mua gạo của giới nông dân với giá cao hơn 50% so với giá trên thị trường quốc tế. Mục tiêu là giúp cho nông dân Thái Lan nâng cao lợi tức, nhưng hậu quả là giá gạo Thái Lan trở nên đắt đỏ hơn khi xuất khẩu.
Thái Lan mỗi năm sản xuất ra khoảng 20 triệu tấn gạo, một nửa trong số này thường được xuất khẩu. Với việc gạo làm ra không bán được, theo Hiệp hội các nhà xuất khẩu gạo Thái Lan, chính quyền nước này hiện đang phải giữ trong kho hàng triệu tấn gạo không xuất khẩu được.
Dù vậy, chính quyền Thái Lan cho rằng họ có dư khả năng bán trực tiếp lượng gạo tồn kho đó cho các nước khác, nhờ các thỏa thuận liên chính phủ, không cần thông qua tuyến xuất khẩu truyền thống. Chính vì thế mà bà Yingluck vẫn không chịu từ bỏ chính sách thực hiện từ năm ngoái và bị cả nước chỉ trích. Gạo vốn là lương thực chủ yếu của hơn ba tỷ người – tức là một nửa dân số thế giới. Nigeria, Iraq, Indonexia, Côte d’Ivoire và Nam Phi nằm trong số các khách hàng lớn mua gạo Thái Lan.
Dẫu sao thì sự kiện Thái Lan mất vị trí quốc gia xuất khẩu gạo hàng đầu thế giới là điều đã được dự báo. Vào tháng 10/2012, giới chuyên nghiệp Thái Lan đã dự báo là Thái Lan trong năm 2012 sẽ tụt xuống hạng ba trong danh sách các nước xuất khẩu gạo.
Tuy nhiên, điều bất ngờ trong danh sách được Hiệp hội các nhà xuất khẩu gạo Thái Lan tiết lộ hôm nay chính là vị trí thứ hai của Việt Nam.
Tháng 10 vừa qua, phía Thái Lan vẫn cho là Việt Nam sẽ chiếm hạng nhất, theo sau là Ấn Độ, rồi mới đến Thái Lan. Qua tháng 11, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam cũng còn tin tưởng là Việt Nam sẽ đứng đầu bảng. Thế nhưng vào giờ chót, Việt Nam đã bị Ấn Độ qua mặt giành lấy ngôi vị vô địch.
http://www.viet.rfi.fr/chau-a/20130104-xuat-khau-gao-thai-lan-mat-vi-tri-so-mot-nhung-viet-nam-van-dung-thu-hai
Trong bảng xếp hạng, như vậy là Ấn Độ nắm giữ vị trí thứ nhất, Việt Nam đứng thứ hai, còn Thái Lan bị tụt xuống hạng ba. So sánh với thống kê năm 2011, khi Thái Lan còn bán ra được hơn 10 triệu tấn gạo, thì mức xuất khẩu của Thái Lan đã bị giảm khoảng 35%.
Trả lời hãng tin Pháp AFP, ông Chookiat Ophaswongse, chủ tịch danh dự Hiệp hội các nhà xuất khẩu gạo Thái Lan đã than thở : « Chúng tôi luôn giữ chức vô địch (về xuất khẩu gạo) kể từ năm 1980, tức là 31 năm, nhưng bây giờ, chúng tôi đã mất vị trí số một đó ».
Nguyên do khiến xuất khẩu giảm, theo nhân vật này, chính là vì giá gạo Thái Lan cao hơn giá của các nước khác : « Hiện thời, gạo Thái Lan được bán ra với giá từ 130 đến 150 đô la mỗi tấn, đắt hơn so với giá của các đối thủ cạnh tranh của chúng tôi ». Theo ông Chookiat, tình hình này mà kéo dài thì các nhà xuất khẩu Thái Lan sẽ phải « giải nghệ », vì « gạo đã trở thành một vấn đề chính trị ».
Theo hãng AFP, việc gạo Thái Lan tăng giá và mất tính cạnh tranh trên thị trường thế giới là hệ quả của một chính giá trợ cấp cho nông dân đã được nữ Thủ tướng Yingluck Shinawatra áp dụng sau khi lên cầm quyền, bất chấp quan điểm dè dặt của giới xuất khẩu gạo.
Được bầu lên vào năm ngoái, chủ yếu nhờ lá phiếu của số đông nông dân miền Bắc và Đông Bắc Thái Lan, chính phủ của bà Yingluck đã quyết định mua gạo của giới nông dân với giá cao hơn 50% so với giá trên thị trường quốc tế. Mục tiêu là giúp cho nông dân Thái Lan nâng cao lợi tức, nhưng hậu quả là giá gạo Thái Lan trở nên đắt đỏ hơn khi xuất khẩu.
Thái Lan mỗi năm sản xuất ra khoảng 20 triệu tấn gạo, một nửa trong số này thường được xuất khẩu. Với việc gạo làm ra không bán được, theo Hiệp hội các nhà xuất khẩu gạo Thái Lan, chính quyền nước này hiện đang phải giữ trong kho hàng triệu tấn gạo không xuất khẩu được.
Dù vậy, chính quyền Thái Lan cho rằng họ có dư khả năng bán trực tiếp lượng gạo tồn kho đó cho các nước khác, nhờ các thỏa thuận liên chính phủ, không cần thông qua tuyến xuất khẩu truyền thống. Chính vì thế mà bà Yingluck vẫn không chịu từ bỏ chính sách thực hiện từ năm ngoái và bị cả nước chỉ trích. Gạo vốn là lương thực chủ yếu của hơn ba tỷ người – tức là một nửa dân số thế giới. Nigeria, Iraq, Indonexia, Côte d’Ivoire và Nam Phi nằm trong số các khách hàng lớn mua gạo Thái Lan.
Dẫu sao thì sự kiện Thái Lan mất vị trí quốc gia xuất khẩu gạo hàng đầu thế giới là điều đã được dự báo. Vào tháng 10/2012, giới chuyên nghiệp Thái Lan đã dự báo là Thái Lan trong năm 2012 sẽ tụt xuống hạng ba trong danh sách các nước xuất khẩu gạo.
Tuy nhiên, điều bất ngờ trong danh sách được Hiệp hội các nhà xuất khẩu gạo Thái Lan tiết lộ hôm nay chính là vị trí thứ hai của Việt Nam.
Tháng 10 vừa qua, phía Thái Lan vẫn cho là Việt Nam sẽ chiếm hạng nhất, theo sau là Ấn Độ, rồi mới đến Thái Lan. Qua tháng 11, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam cũng còn tin tưởng là Việt Nam sẽ đứng đầu bảng. Thế nhưng vào giờ chót, Việt Nam đã bị Ấn Độ qua mặt giành lấy ngôi vị vô địch.
http://www.viet.rfi.fr/chau-a/20130104-xuat-khau-gao-thai-lan-mat-vi-tri-so-mot-nhung-viet-nam-van-dung-thu-hai
Geen opmerkingen:
Een reactie posten