Một thoáng về đất nước Miến Điện
Gia Minh, biên tập viên RFA, Bangkok
2013-01-23
Miến Điện thay đổi chính trị khiến nhiều người quan tâm. Biên tập viên Gia Minh của Đài chúng tôi có chuyến đi ngắn ngày đến Yangon và ghi nhận một số điều trong phần sau
Đa chủng- đa tôn giáo
Miến Điện có khỏang 137 sắc dân khác nhau sinh sống khắp đất nước rộng hơn 670 ngàn kilomét vuông.
Khi đến thành phố Yangon người ta có thể nhận thấy sự đa chủng nơi đây. Nét đa chủng đó đuợc thể hiện qua tín ngưỡng của những sắc dân sinh sống tại Miến Điện. Phật giáo là tôn giáo với chừng 80% người dân Miến Điện theo; tuy nhiên những cộng đồng khác theo Hồi giáo, Ấn Độ giáo, Thiên Chúa giáo đều có thánh đường, đền riêng của họ nằm gần với những ngôi chùa Phật giáo.
Vào ngày 19 tháng giêng, chúng tôi có dịp chứng kiến lễ hội rước Phật tại ngôi chùa có tên Mal La Mu thuộc khu Bắc Okkalopa của Yangon. Đi xe đến đó mất chừng 20 phút nếu không kẹt xe.
Xe trang trí hoa đèn với tượng Phật trên đó đi trên đuờng phố. Dọc theo xe hoa là những tín đồ cầm ô bạc quyên tiền cúng dường nhân dịp lễ hội. Để thu hút sự chú ý của người đi dự lễ hội cúng dường, trong ộ có có những xu kẽm và người làm nhiệm vụ lắc liên tục tạo nên âm thanh rổn rảng.
Sau khi vào chùa lễ Phật và vị lập chùa theo truyền thuyết là nữ thần cây trái, Phật tử từ nhiều nơi ra đường tham dự những trò chơi hay thưởng thức các món ăn truyền thống Miến Điện.
Ngày 21 tháng giêng vừa qua là ngày cuối cùng của lễ hội mừng 125 ngày thành lập đền Ấn giáo tại khu phố cũ của Yangon. Đền có tên Sri Sri Durga Bari. Từ chiều các tín hữu đến đền để làm lễ cầu xin trước các vị thần cũng như đuợc các thầy tu làm phép, họ được thưởng thức chương trình văn nghệ và những thức ăn tại đền để hưởng phước.
Khi đến thành phố Yangon người ta có thể nhận thấy sự đa chủng nơi đây. Nét đa chủng đó đuợc thể hiện qua tín ngưỡng của những sắc dân sinh sống tại Miến Điện.
Cũng trong cùng khu vực, chúng tôi đến một ngôi đền Hồi giáo cũng được xây dựng đã hơn 100 năm. Ban quản đền chỉ cho quay phim, chụp ảnh bên ngòai vì giờ cầu kinh chiều từ 6 giờ đến 8:30 mới kết thúc.
Dù khác sắc tộc, nhưng những người dân sinh sống tại Miến Điện đều có lối ăn mặc khá giống nhau. Cả nam và nữ đều quấn lọai sà rông mà tiếng Miến Điện gọi là longyi. Đối với nam longyi không hoa hòe, rực rỡ màu sắc như của nữ giới mà trang trí chủ yếu là đường kẻ ngang dọc, chìm nổi mà thôi. Nam thắt longyi trước bụng, còn nữ thắt ở bên hông.
Đi với longyi là loại dép lê như dép Nhật. Đế dép bằng cao su, trên có ép nhung, và quai dép cũng bằng nhung. Dép của nam chủ yếu là màu đen hay màu thẫm; còn của nữ có những màu tươi và trang trí thêm những hạt cườm lóng lánh.
Nhiều người Miến Điện hiện nay vẫn có tục lệ nhai trầu, cả nam lẫn nữ. Nhiều nam sinh viên khi đến trường miệng vẫn nhai trầu. Dọc đường hay ở các góc phố đều có quầy bán trầu, vôi, thuốc. Vì nhai trầu, nên trên đường phố người ta có thể thấy rất nhiều vệt nước trầu đỏ thẩm do người nhai nhổ ra.
Và cũng tương tự như người Thái, nhiều người Miến quyệt phấn trắng lên hai gò má hay cả mặt và tay, chân. Tuy nhiên loại mà người Miến sử dụng không phải trắng như vôi mà trắng ngà và được lấy
http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/impression-of-yangon-01232013094415.html
http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/yangon-by-night-gm-01222013122410.html
từ một loại vỏ cây.
Giao thông-đi lại
Đối với những người Việt Nam sinh sống tại đất nước mà số lượng xe máy được sử dụng phổ biến khắp nơi, thì hẳn phải lấy làm ngạc nhiên khi ngay tại thành phố Yangon hiếm khi thấy được một chiếc xe máy giao thông trên đường phố.
Lệnh cấm người dân sử dụng xe máy tại thành phố Yangon bắt đầu có hiệu lực từ năm 2000.
Chỉ có một số cơ quan chức năng của chính quyền mới được phép sử dụng xe máy mà thôi.
Phương tiện vận chuyển công cộng tại Yangon là xe buýt. Những chiếc Nissan cũ kỹ hay những chiếc xe ca dài chạy khắp các tuyến đường trong thành phố Yangon.
Vì xe máy bị cấm nên người ta có thể thấy nhiều xe ô tô. Đa phần là các loại xe cũ; nhưng nay bắt đầu xuất hiện nhiều xe ô tô mới mà chủ yếu là xe Toyota của Nhật.
Miến Điện từng thuộc Anh, nên xe ô tô ở Miến Điện tay lái nằm bên phải. Tuy thế trên đường nay xuất hiện một số xe mới nhập về tay lái ở bên trái. Tình trạng kẹt xe bắt đầu xuất hiện ở thành phố này khi mà xe cộ bắt đầu nhiều lên, nhưng đường xá chưa được xây dựng kịp. Cả thành phố Yangon chỉ có một cầu vượt đã hoàn thành và một cầu vượt đang được xây dựng.
Hiện mới chỉ có một số giao lộ chính tại thành phố Yangon có đèn điều khiển giao thông. Một số nơi vào giờ cao điểm cảnh sát phải đứng ra hiệu điều khiển các luồng xe qua lại.
Vì xe máy bị cấm nên người ta có thể thấy nhiều xe ô tô. Đa phần là các loại xe cũ; nhưng nay bắt đầu xuất hiện nhiều xe ô tô mới mà chủ yếu là xe Toyota của Nhật.
Để di chuyển trong các khu dân cư sinh sống, người ta có thể sử dụng loại xe tricycle. Đây là một xe đạp và bên hông được gắn thêm một bánh và hai ghế ngồi quay lung lại với nhau để có thể chở được hai người. Loại xe này cũng chở đủ tất cả mọi thứ như vật liệu xây dựng… Các ‘ bác tài’ loại xe này cũng xếp hàng chờ khách tại những điểm qui định.
Dù xe máy tư nhân bị tuyệt đối cấm ở thành phố Yangon, nhưng ở một số khu ngoại vi, đôi lúc cũng thấy xuất hiện một vài chiếc do những thanh niên điều khiển.
Môi trường xanh
Một điểm đáng ghi nhận nữa tại thành phố Yangon là còn khá nhiều mảng cây xanh tại thành phố này. Cây xanh dọc đường phố, cây xanh quanh những khu hồ, cây xanh trong vườn biệt thự dọc hai bên đường…
Nhiều người Miến mà chúng tôi gặp cho biết có thể do chính quyền quân nhân trước đây không cho phát triển thành phố nên đó cũng là một yếu tố giúp cây xanh không bị đốn hạ hết tại Yangon.
Ngay trong khuôn viên rộng lớn của Đại học Yangon, cây khá nhiều. Trong thời gian, chính quyền quân nhân buộc đại học đóng cửa vì sợ thành phần trí thức, khu đại học này cây cối mọc rậm rạp như một khu rừng. Đến khi để đón tổng thống Barack Obama đến trường nói chuyện, đại học Yangon mới được dọn dẹp quang đãng như hiện nay. Tuy nhiên ở đó, lúc này chỉ có đào tạo sau đại học chứ chưa cho mở lại các lớp đại học cho sinh viên.
Thành phố Yangon được nói đang chuyển mình với rất nhiều dự án phát triển. Những dự án xây dựng đã được vạch ra và có người quan ngại không biết khi xây dựng như thế mảng xanh hiện nay bị tác động đến mức độ nào.
Dự án phát triển
Giá cả đất đai tại Yangon đang là một vấn đề được nhiều người bàn tán sôi nổi. Trên một phố chính giá thuê một căn nhà biệt thự làm văn phòng được cho biết trong thời điểm tháng giêng năm 2013 là 25000 đô la Mỹ mỗi tháng.
Một thành phố ngủ yên suốt mấy chục năm qua với bao nhà cửa cũ kỹ, các chung cư mốc thếch như ở tại Hà Nội vào thập niên 70-80, thì nay thị trường xây dựng, bất động sản và giá đất của Yangon đang từng giờ, từng ngày trở nên nóng sốt
Trong một hẻm, căn nhà hai tầng ngang 6 mét, sâu 20 mét vào năm ngoái được thuê với giá 800 đô la mỗi tháng, nhưng nay giá thuê này là 6000 đô la.
Có thể nói đối với một thành phố ngủ yên suốt mấy chục năm qua với bao nhà cửa cũ kỹ, các chung cư mốc thếch như ở tại Hà Nội vào thập niên 70-80, thì nay thị trường xây dựng, bất động sản và giá đất của Yangon đang từng giờ, từng ngày trở nên nóng sốt.
Tin tức trên các báo cho biết một nhà đầu tư của Việt Nam là Hoàng Anh Gia Lai nói đầu tư 300 triệu đô la xây dựng một phức hợp gồm khách sạn 5 sao với hơn 400 phòng, trung tâm thương mại, tòa nhà văn phòng, căn hộ dịch vụ cho thuê.
Ngay tại Yangon, Ngân hàng Thương Mại Cổ Phần Đầu tư và Phát triển của Việt Nam, BIDV, cũng đã có văn phòng.
Các bạn Miến Điện cho biết tại thành phố Yangon có nhà hàng ăn Việt Nam. Tuy nhiên khi tìm đến nơi, thì nhà hàng đóng cửa không còn kinh doanh nữa. Chúng tôi tìm đến được một nhà hàng tên gọi Monsoon, bán thức ăn nhiều nước trong đó có các món Việt. Thực đơn ghi đủ cả các loại bì cuốn, chả giò, nem nướng, phở, bún bò Huế, canh chua… Tuy nhiên tô phở được mang ra không đủ nóng, không có rau húng quế và thiếu hẳn vị phở đặc trưng của Việt Nam.
Theo dòng thời sự:
- Yangon về đêm
- Đổi thay ở Miến Điện và thành phần trí thức
- Miến Điện mở rộng dịch vụ viễn thông toàn quốc
- Coca-Cola trở lại Miến sau 50 năm vắng bóng
- Một phái đoàn Nam Hàn sẽ đến Miến Điện vào tháng tới
- Miến Điện: tạp chí giáo dục tình dục - giới tính bị cấm
- Hoa Kỳ - Miến Điện hội đàm liên quan vấn đề nguyên tử
- Chuyến công du lịch sử của Tổng thống Hoa Kỳ
- Miến Điện cam kết dân chủ hóa đất nước
http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/impression-of-yangon-01232013094415.html
Yangon về đêm
Gia Minh, biên tập viên RFA
2013-01-22
Đất nước Miến Điện đang thu hút sự chú ý của nhiều người qua những đổi thay chính trị do chính phủ nước này đưa ra.
Qua chuyến đi ngắn ngày đến thăm xứ Miến, Gia Minh giới thiệu cùng quí thính giả đôi nét chấm phá cuộc sống về đêm tại thành phố Yangon lớn nhất nước này.
Lên chùa
Thành phố Yangon nổi tiếng với khu đại tự Shwedagon rộng lớn cùng bảo tháp dát vàng ròng rực rỡ trong nắng chói ban ngày, cũng như toả sáng ánh điện khi đêm xuống.
Khu đại tự này nằm trên đồi Singuttara, rộng chừng 114 acre. Có đường chính của Yangon đi qua Chùa Shwedagon. Đây là một khu vực linh thiêng đối với Phật tử Miến Điện và là điểm tham quan không thể bỏ qua đối với bất kỳ du khách nào đến thăm xứ Miến.
Trong không khí dịu mát sau một ngày nóng nực, nhiều người dân Xứ Miến cũng như du khách đổ đến khu đại tự Shwedagon. Những Phật tử đến để cúng lễ, và du khách cũng vào chùa để chiêm ngưỡng vẻ tráng lệ của những bảo tháp, những đại điện với bao tượng Phật uy nghiêm trong ánh vàng lộng lẫy.
Hòa vào dòng tín đồ đi lễ Phật và du khách khắp nơi về với Shwedagon, chúng tôi bỏ giày, vớ và đi vào thang máy để được đưa lên tầng có lối dẫn vào sân lớn. Dân Miến vào chùa miễn phí; trong khi du khách nước ngoài phải trả 5 đô la. Vé không bán tại cổng vào chùa, mà trong khi khách đang đi tham qua, có nhân viên đến yêu cầu trả tiền vé và dán một miếng dính tròn lên áo của khách.
Bản thân chúng tôi và qua nhận xét những người chung quanh, tất cả đều sững sờ trước hào quang vàng chói của đại bảo tháp mà khi vận chuyển trong thành phố, người ta đều có thể thấy từ nhiều phía. Du khách tranh thủ chụp hình mọi cảnh chùa, trong khi những Phật tử kính cẩn đảnh lễ trước tượng Phật tại tất cả những nơi mà họ từ từ tiến đến. Có nơi cho Phật tử tắm Phật và lấy nước thiêng tưới lên mặt, lên tay. Dãy bệ cong trước tượng tắm Phật, có lắp đặt dàn thép trên đó Phật tử cắm nến và hương.
Trong khi những Phật tử từ xa đến chiêm ngưỡng đại tự Shwedagon, nhiều Phật tử địa phương học kinh Phật đọc lớn vang vang cùng với tiếng mõ vọng đến.
Một hàng ngang những nữ Phật tử đến chùa làm công quả, tay cầm chổi quét sân chùa; một số người lo cạy nến chảy đọng trên dàn thép. Trước khi chùa bắt đầu đóng cửa vào lúc 10 giờ tối, người xa ra về, nhiều nữ tín đồ bắt đầu dùng cây lau sàn sân để ngày mai những nguời khác đến sẽ không lấm bụi…
Xuống phố
Cũng như những nơi khác trên thế giới mỗi khi đêm về, ánh đèn điện là biểu hiện sức sống của một thành phố về đêm. Yangon bắt đầu mở cửa có nhiều đọan đường rực sáng các cửa hiệu thời trang, điện thọai di động, những trung tâm mua sắm… Cạnh đó vẫn còn nhiều đọan chưa có ánh đèn, hay vẫn còn những ánh đèn vàng chiếu sáng yếu ớt ở những khu xa phố chính.
Đến chừng 11 giờ, hầu như đường phố Yangon vắng lặng, chỉ có những người vì công việc phải về muộn thôi.
Tuy nhiên, không phải tất cả ngủ yên, mà có nơi để cho giới nhiều tiền lắm của tại thành phố Yangon đến để tiêu tiền, để chứng tỏ đẳng cấp giàu có của họ.
Khu nhà hàng Power Light nằm gần hồ lớn nhất của Yangon là hồ Kandawgi về đêm ánh đèn sáng rực. Xe ô tô đậu chật sân nhà hàng. Nhà hàng thiết kế như một hội trường dài ở Việt Nam trong những thập niên 80. Phần sân khấu với cột cao hai bên. Cánh gà treo màn cũ kỹ bằng dây thép và rũ chùng. Sân khấu kéo dài với đuờng dẫn như sàn diễn thời trang ở những nơi khác hiện nay. Một nhạc công nam chơi đàn organ điện tử.
Trước và hai bên sàn diễn đó là những bàn ăn cho khách. Khách vừa ăn vừa thưởng thức một chương trình văn nghệ tạp lục đủ mọi tiết mục.
Nhóm nhạc techno diễn những bài hát sôi động của các bạn trẻ. Cô gái làm xiếc giữ cầu may trên chân; vừa giữ cầu vừa nhảy vòng qua người, biểu diễn với những vòng màu sắc Olympic. Tài giữ thăng bằng mỗi lúc một tăng lên với một, hai, ba, bốn tầng trên chai. Cuối cùng là vừa giữ cầu mây trên chân, vừa nhảy vòng lửa. Nhóm những cháu bé nữ biểu diễn nhảy Gangnam. Biểu diễn nhạc dân tộc và thời trang Miến Điện.
Tuy nhiên, tập trung thu hút nhóm thực khách chính đến với nhà hàng Power Light là chừng gần 30 cô gái trẻ độ tuổi đôi mươi. Các cô xinh đẹp, ăn mặc rất hợp thời trang không khác gì những bạn đồng trang lứa ở những nước khác trong khu vực như Thái Lan, Singapore… Những tiết mục biểu diễn của các cô là hát nhép đơn ca hay tốp ca; rồi tất cả các cô ra sân khấu cùng nhún nhảy theo điệu nhạc.
Khi các cô biểu diễn, thực khách nào hâm mộ cô nào sẽ yêu cầu phục vụ nhà hàng tặng dây kim tuyến, hoa, mũ gắn hoa hay vương miện cho cô đó. Giá trị một dây kim tuyến được cho biết chừng 1.000 kyat tương đuơng 12 đô la. Tuy nhiên hiếm có khách nào tặng một dây. Nhà hàng còn chuẩn bị sẵn dàn dây kim tuyến mà dàn nhỏ tương đương chừng 100 đô la Mỹ. Dàn dài gấp đôi là 200 đô. Có cô chỉ hát một bài được vị đại gia hâm mộ nào đó tặng hết mọi dàn dây kim tuyến và hoa của nhà hàng mà ước trị giá lên đến hơn 2.000 đô la Mỹ. Cá biệt trong đêm mà chúng tôi được những đồng nghiệp địa phương đưa đến nhà hàng Power Light để hiểu được một mảng cuộc sống của Yangon, có cô nhận được quà tặng trị giá 5.000 đô la.
Trị giá quà tặng cho các cô gái là một cách để các vị có tiền đến với nhà hàng cho thấy độ ‘chịu chi, chịu chơi’ cao thấp của giới giàu có tại Yangon.
Nhà hàng mở cửa đến sau nửa đêm.
Giải trí
Power Light không phải là điểm duy nhất ở Yangon về đêm mà tại đó còn có một số khách sạn lớn dành Sedona H HHHootel, Yangon International… Đó là những nơi sáng rực đèn khi đêm xuống, và tại đó có những vũ trường, phòng hát karaoke như tại các thành phố của các nước tự do khác.
Vũ trường được thiết kế sàn nhảy, quầy bar, đèn lazer. Nhạc nhảy được DJ chuyên nghiệp chơi, chỉnh. Tại vũ trường của khách sạn Sedona còn có ban nhạc người Philippines chơi hằng đêm.
Vũ trường cung cấp đủ mọi lọai rượu mạnh nhập khẩu.Nhân viên pha chế chuyên nghiệp có thể pha những lọai cocktail mà khách yêu cầu.
Một điểm đáng chú ý tại những vũ trường là đội ngũ vũ nữ không khác gì ở những vũ trường của các nước khác, như nước láng giềng Thái Lan nổi tiếng với những tua du lịch tình dục. Các cô vũ nữ không trẻ và đẹp như các cô gái ở nhà hàng Power Light. Tuy nhiên các cô này cũng ăn mặc thời trang ‘thiếu vải’ và tỏ ra dạn dày tiếp cận khách.
Khách đi vũ trường đủ lọai từ những thanh niên trẻ cho đến các vị nam trung niên. Nhiều người vào vũ trường cũng mang dép lê như thời hơn chục năm về trước tại các vũ trường ở Cần Thơ, Vũng Tàu … của Việt Nam.
Trước khi đến với Yangon, những thông tin mà chúng tôi nhận được từ những người đi trước có những điều không như chứng kiến trong thực tế.
Yangon về đêm cũng đã chuyển mình; nhất là khi mà nhiều người thuộc tầng lớp có quyền thế trở nên giàu có nhờ vào những khỏan thu nhập bất minh và thậm chí bất chính tại những quốc gia không có luật pháp minh bạch rõ ràng như Miến Điện trong thời có thể gọi là ‘đêm tối’ dưới sự cai trị của chính quyền quân nhân.
Theo dòng thời sự:
- Đổi thay ở Miến Điện và thành phần trí thức
- Miến Điện mở rộng dịch vụ viễn thông toàn quốc
- Coca-Cola trở lại Miến sau 50 năm vắng bóng
- Một phái đoàn Nam Hàn sẽ đến Miến Điện vào tháng tới
- Miến Điện: tạp chí giáo dục tình dục - giới tính bị cấm
- Hoa Kỳ - Miến Điện hội đàm liên quan vấn đề nguyên tử
- Chuyến công du lịch sử của Tổng thống Hoa Kỳ
- Miến Điện cam kết dân chủ hóa đất nước
http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/yangon-by-night-gm-01222013122410.html
Geen opmerkingen:
Een reactie posten