Tập tục cắt bao quy đầu của đàn ông Do Thái
Cắt miếng da ở đầu dương vật là cách để đàn ông Do Thái thực hiện cam kết của tổ tiên họ đối với Chúa Trời.
Tất cả nam giới thuộc dân tộc Do Thái đều phải trải qua lễ cắt
bì (cắt da quy đầu) vào ngày thứ 8 sau khi họ chào đời. Nếu không, người đó sẽ
không được công nhận là dân Do Thái. Người Do Thái rất hiếm khi kết hôn ngoại
tộc, nhưng nếu trường hợp đó xảy ra, người đàn ông “dân ngoại” đó buộc phải thờ
phụng Thiên Chúa của người Do Thái và cũng phải cắt bì.
Những người đàn ông Do Thái thực hiện nghi lễ cắt bao quy đầu của một đứa trẻ sơ sinh. Ảnh: Kiến thức. |
Cam
kết với Chúa trời
Tục cắt bì được duy trì trong dân Do Thái từ thời thượng cổ, bắt đầu từ tổ phụ Abraham, vốn tên ban đầu là Abram. Theo truyền thuyết của người Do Thái trong Kinh thánh Cựu ước, Abram được Thiên Chúa ban ơn cho trở nên giàu có, sở hữu nhiều đất đai, gia súc và nô lệ. Chỉ hiềm một nỗi, Abram đã ngoài 80 tuổi mà vẫn chưa có con. Cơ nghiệp to lớn của họ đã được dự định sẽ cho một người làm công thừa kế. Vì thế, ông lão vô cùng sững sờ khi Chúa nói, người thừa kế ông phải là con ruột của ông, do chính bà vợ của ông, lúc đó đã 70 tuổi, sinh ra, và rằng Chúa sẽ làm cho ông trở thành tổ tiên của rất nhiều dân tộc lớn.
Tục cắt bì được duy trì trong dân Do Thái từ thời thượng cổ, bắt đầu từ tổ phụ Abraham, vốn tên ban đầu là Abram. Theo truyền thuyết của người Do Thái trong Kinh thánh Cựu ước, Abram được Thiên Chúa ban ơn cho trở nên giàu có, sở hữu nhiều đất đai, gia súc và nô lệ. Chỉ hiềm một nỗi, Abram đã ngoài 80 tuổi mà vẫn chưa có con. Cơ nghiệp to lớn của họ đã được dự định sẽ cho một người làm công thừa kế. Vì thế, ông lão vô cùng sững sờ khi Chúa nói, người thừa kế ông phải là con ruột của ông, do chính bà vợ của ông, lúc đó đã 70 tuổi, sinh ra, và rằng Chúa sẽ làm cho ông trở thành tổ tiên của rất nhiều dân tộc lớn.
13 năm sau, Chúa lại hiện ra với Abram, phán rằng: “Ta sẽ lập
giao ước giữa ta với ngươi. Phần ta, ta làm cho ngươi thành tổ phụ của vô số dân
tộc, và các vua chúa sẽ xuất phát từ ngươi. Ta sẽ ban cho ngươi và dòng dõi
ngươi đất Canaan làm sở hữu vĩnh viễn. Đây là giao ước vĩnh cửu giữa ta với
ngươi và cả dòng dõi ngươi sau này, từ thế hệ này sang thế hệ khác”. Chính vì lẽ
đó, Chúa phán rằng ông sẽ không được gọi là Abram, có nghĩa là cha cao quý,
người cha tôn kính, nữa, mà đổi tên thành Abraham, nghĩa là cha của nhiều dân
tộc. Vợ ông cũng được đổi tên là Sarah, nghĩa là nữ hoàng.
Tuy nhiên, để được hưởng đặc ân của Thiên Chúa, Abraham cũng
phải thực hiện phần nghĩa vụ của ông, đó là giữ giao ước cắt bì cho mọi đứa con
trai trong gia tộc sau khi sinh 8 ngày, trong tất cả các thế hệ. Đây được coi là
dấu hiệu của giao ước vĩnh cửu giữa dòng dõi Abraham và Thiên Chúa. Những người
đàn ông không được cắt bì sẽ bị trục xuất khỏi dân tộc vì phá vỡ giao
kết.
Chúa nói: “Không chỉ người và con cháu ngươi, mà ngay cả nam nô lệ của ngươi cũng phải bị cắt bì, dù chúng được sinh ra dưới mái nhà người hay do người dùng bạc mua về, cho dù nó là người ngoại tộc”.
Ngay sau đó, ông lão Abraham 99 tuổi, con trai Ishmael 13 tuổi cùng toàn bộ nô lệ và người làm công trong nhà đã phải trải qua ca thủ thuật đau đớn để cắt mẩu da ở đầu dương vật, mở đầu cho truyền thống cắt bì của dân Do Thái. Truyền thống đó được thực hiện nghiêm ngặt đến ngày nay. Dân Do Thái luôn tự hào về dấu hiệu này trên cơ thể họ. Nó chứng tỏ họ là dân được Thiên Chúa chọn. “Đồ không cắt bì” là tiếng nhiếc móc đầy khinh bỉ của họ dành cho “dân ngoại” không có dấu hiệu thiêng liêng đó.
Tại sao Thiên Chúa lại yêu cầu cắt mẩu da đó để đánh dấu giao ước với Abraham? Một số người cho rằng, vì dương vật là cơ quan duy trì dòng dõi, việc dâng Chúa một mẩu nhỏ của nó tượng trưng cho việc dâng hiến sinh mạng. Song nhiều người cho rằng, dương vật là bộ phận đại diện cho tội lỗi của loài người, việc cắt tượng trưng một mẩu của nó là biểu thị của sự loại trừ ô uế do tội tổ tông, để trở nên trong sạch trước Chúa.
Chúa Jesu, người đã tự hiến tế bản thân trên thập tự giá để cứu chuộc loài người, là người Do Thái, nên cũng trải qua lễ cắt bì như những người khác cùng dân tộc ngay từ thuở sơ sinh.
Cha của nhiều dân tộc
Abraham tròn 100 tuổi khi Sarah vợ ông sinh con trai ở tuổi 90, đặt tên là Issac. Đó là đứa trẻ đầu tiên được cắt bì vào ngày thứ 8. Lớn lên, Issac lấy vợ và sinh được 2 con trai. Người con cả Essau không được thừa kế cơ nghiệp, phải bỏ đi sống ở những vùng hoang dã. Hậu duệ của anh phát triển thành nhiều dân tộc. Còn người con thứ của Issac là Jacob, sau này đổi tên thành Israel (tên đất nước Israel bây giờ chính là tên người cháu nội này của Abraham). Israel sinh ra 12 người con, phát triển thành 12 chi tộc Israel trong lịch sử. Như vậy, dân tộc Israel bắt nguồn từ người cháu nội thứ hai của Abraham.
Còn Ishmael, người con đầu lòng của Abraham do nữ tỳ Haga người Ai Cập sinh ra thì sao? Ngay từ khi còn trong bụng mẹ, cậu bé đã chịu nhiều thiệt thòi do sự ghen tuông, đố kỵ của Sarah. Chịu không nổi sự hành hạ, cô gái Ai Cập đã bỏ trốn, nhưng Chúa đã cho thiên sứ gọi nàng trở lại, hứa sẽ giúp con nàng trở thành cha của một dân tộc lớn, dòng dõi đông đúc như cát trên sa mạc. Khi Ishmael chừng 15 tuổi, Sarah vì không chịu đựng nổi cái gai trong mắt là đứa con riêng của chồng nữa, lại vừa lo lắng cho quyền thừa kế của con trai nên đã bắt Abraham đuổi hai mẹ con đi.
Hai mẹ con đi trong sa mạc, rồi gục ngã khi nước trong bầu da đã hết. Haga đang tuyệt vọng thì Thiên Chúa hiện ra cứu giúp hai mẹ con. Ishmael lớn lên trên sa mạc, trở thành người bắn cung, giỏi chinh chiến được mẹ cưới cho một người vợ Ai Cập. Các con trai của Ishmael trở thành 12 ông hoàng của sa mạc.
Người Ả Rập hiện nay tự coi họ là hậu duệ của Ishmael và cũng gọi Abraham là tổ phụ. Họ tin rằng chính Abraham đã xây cất đền thánh Kaaba tại Mecca theo sự chỉ dẫn của Thiên Chúa (tức Đức Allah, tiếng Ả Rập) và một tảng đá trong ngôi đền này còn lưu lại dấu chân của Abraham. Theo truyền thuyết, sau khi qua đời Abraham được an táng tại hang đá Machpelah gần Hebron, nơi mà ông mua lại của người tộc Hittite. Sau nhiều thế kỷ, ngôi mộ của Abraham trở thành một địa điểm hành hương của người Hồi giáo, cùng với một thánh đường Hồi giáo cũng được xây trong khu này.
Trong kinh Torah của Do Thái giáo, Thánh kinh của Thiên Chúa giáo và kinh Qur’an (Cô-ran) của Hồi giáo, Abraham đều được coi là tổ phụ của các dân tộc con dân Thiên Chúa. Ba đạo này được gọi là “các tôn giáo khởi nguồn từ Abraham”, mà số tín đồ chiếm gần nửa số người có theo đạo trên thế giới. Một số đạo khác có liên hệ với truyền thống Do Thái như đạo Baha'i, đạo Druze, đạo Mandae, đạo Sikh… đôi khi cũng được coi là khởi nguồn từ con người này.
Chúa nói: “Không chỉ người và con cháu ngươi, mà ngay cả nam nô lệ của ngươi cũng phải bị cắt bì, dù chúng được sinh ra dưới mái nhà người hay do người dùng bạc mua về, cho dù nó là người ngoại tộc”.
Ngay sau đó, ông lão Abraham 99 tuổi, con trai Ishmael 13 tuổi cùng toàn bộ nô lệ và người làm công trong nhà đã phải trải qua ca thủ thuật đau đớn để cắt mẩu da ở đầu dương vật, mở đầu cho truyền thống cắt bì của dân Do Thái. Truyền thống đó được thực hiện nghiêm ngặt đến ngày nay. Dân Do Thái luôn tự hào về dấu hiệu này trên cơ thể họ. Nó chứng tỏ họ là dân được Thiên Chúa chọn. “Đồ không cắt bì” là tiếng nhiếc móc đầy khinh bỉ của họ dành cho “dân ngoại” không có dấu hiệu thiêng liêng đó.
Tại sao Thiên Chúa lại yêu cầu cắt mẩu da đó để đánh dấu giao ước với Abraham? Một số người cho rằng, vì dương vật là cơ quan duy trì dòng dõi, việc dâng Chúa một mẩu nhỏ của nó tượng trưng cho việc dâng hiến sinh mạng. Song nhiều người cho rằng, dương vật là bộ phận đại diện cho tội lỗi của loài người, việc cắt tượng trưng một mẩu của nó là biểu thị của sự loại trừ ô uế do tội tổ tông, để trở nên trong sạch trước Chúa.
Chúa Jesu, người đã tự hiến tế bản thân trên thập tự giá để cứu chuộc loài người, là người Do Thái, nên cũng trải qua lễ cắt bì như những người khác cùng dân tộc ngay từ thuở sơ sinh.
Cha của nhiều dân tộc
Abraham tròn 100 tuổi khi Sarah vợ ông sinh con trai ở tuổi 90, đặt tên là Issac. Đó là đứa trẻ đầu tiên được cắt bì vào ngày thứ 8. Lớn lên, Issac lấy vợ và sinh được 2 con trai. Người con cả Essau không được thừa kế cơ nghiệp, phải bỏ đi sống ở những vùng hoang dã. Hậu duệ của anh phát triển thành nhiều dân tộc. Còn người con thứ của Issac là Jacob, sau này đổi tên thành Israel (tên đất nước Israel bây giờ chính là tên người cháu nội này của Abraham). Israel sinh ra 12 người con, phát triển thành 12 chi tộc Israel trong lịch sử. Như vậy, dân tộc Israel bắt nguồn từ người cháu nội thứ hai của Abraham.
Còn Ishmael, người con đầu lòng của Abraham do nữ tỳ Haga người Ai Cập sinh ra thì sao? Ngay từ khi còn trong bụng mẹ, cậu bé đã chịu nhiều thiệt thòi do sự ghen tuông, đố kỵ của Sarah. Chịu không nổi sự hành hạ, cô gái Ai Cập đã bỏ trốn, nhưng Chúa đã cho thiên sứ gọi nàng trở lại, hứa sẽ giúp con nàng trở thành cha của một dân tộc lớn, dòng dõi đông đúc như cát trên sa mạc. Khi Ishmael chừng 15 tuổi, Sarah vì không chịu đựng nổi cái gai trong mắt là đứa con riêng của chồng nữa, lại vừa lo lắng cho quyền thừa kế của con trai nên đã bắt Abraham đuổi hai mẹ con đi.
Hai mẹ con đi trong sa mạc, rồi gục ngã khi nước trong bầu da đã hết. Haga đang tuyệt vọng thì Thiên Chúa hiện ra cứu giúp hai mẹ con. Ishmael lớn lên trên sa mạc, trở thành người bắn cung, giỏi chinh chiến được mẹ cưới cho một người vợ Ai Cập. Các con trai của Ishmael trở thành 12 ông hoàng của sa mạc.
Người Ả Rập hiện nay tự coi họ là hậu duệ của Ishmael và cũng gọi Abraham là tổ phụ. Họ tin rằng chính Abraham đã xây cất đền thánh Kaaba tại Mecca theo sự chỉ dẫn của Thiên Chúa (tức Đức Allah, tiếng Ả Rập) và một tảng đá trong ngôi đền này còn lưu lại dấu chân của Abraham. Theo truyền thuyết, sau khi qua đời Abraham được an táng tại hang đá Machpelah gần Hebron, nơi mà ông mua lại của người tộc Hittite. Sau nhiều thế kỷ, ngôi mộ của Abraham trở thành một địa điểm hành hương của người Hồi giáo, cùng với một thánh đường Hồi giáo cũng được xây trong khu này.
Trong kinh Torah của Do Thái giáo, Thánh kinh của Thiên Chúa giáo và kinh Qur’an (Cô-ran) của Hồi giáo, Abraham đều được coi là tổ phụ của các dân tộc con dân Thiên Chúa. Ba đạo này được gọi là “các tôn giáo khởi nguồn từ Abraham”, mà số tín đồ chiếm gần nửa số người có theo đạo trên thế giới. Một số đạo khác có liên hệ với truyền thống Do Thái như đạo Baha'i, đạo Druze, đạo Mandae, đạo Sikh… đôi khi cũng được coi là khởi nguồn từ con người này.
Theo Kiến thức
Geen opmerkingen:
Een reactie posten