vrijdag 18 januari 2013

F-22 Mỹ sẽ ’bắn hạ’ J-10 Trung Quốc ở Senkaku/Điếu Ngư

Khả năng tàng hình, không chiến tầm xa, siêu cơ động..., F-22 sẽ thừa sức để đánh bại các phi đội tiêm kích J-10 của Trung Quốc ở Senkaku.

Căng thẳng tăng nhiệt trong tranh chấp quần đảo Senkaku/Điếu Ngư giữa Trung Quốc và Nhật Bản đã làm cho Mỹ đứng ngồi không yên và phải “vội vã” điều 9 tiêm kích tàng hình tiên tiến F-22 Raptor tới căn cứ không quân Kadena của họ ở trên hòn đảo phía Nam Okinawa của Nhật Bản.

Vì sao F-22 tới Nhật Bản?

9 tiêm kích tàng hình F-22 được điều tới Nhật Bản vào hôm 14/1, tức chỉ vài ngày sau khi một máy bay tuần tra P-3C Orion của Hải quân Mỹ đóng ở căn cứ không quân Misawa và một máy bay vận tải C-130 của họ ở căn cứ Yokota đã bị các chiến đấu cơ J-7 và J-10 của Trung Quốc bám đuổi phía sau khi cả 2 máy bay Mỹ tới gần vùng không phận giữa Trung Quốc và Nhật Bản vào hôm 10/1.



Chiến đấu cơ F-22 của Mỹ đã được điều tới Nhật Bản

Với 3 chiến đấu cơ F-22 Raptor đã được triển khai tới căn cứ Kadena từ hồi cuối năm ngoái cùng 9 chiếc F-22 mới được triển khai, Mỹ đã có tất cả 12 máy bay F-22 sẵn sàng không chiến để hỗ trợ Nhật Bản trong trường hợp xảy ra chiến tranh Trung – Nhật ở quần đảo Senkaku/Điếu Ngư.

12 chiến đấu cơ F-22, tương đương sẽ thành lập được 6 phi đội tiêm kích tàng hình (mỗi phi đội 2 chiếc) hoặc 3 phi đội (mỗi phi đội 4 chiếc), cùng 50 chiến đấu cơ tấn công F-15E và hàng loạt các máy bay cảnh báo sớm E-2C, máy bay tuần tra chống ngầm P-3C Orion, trực thăng vận tải MV-22 Osprey, máy bay vận tải C-130… Không quân Mỹ đã triển khai được một lực lượng chiến đấu hùng hậu của họ ở Nhật Bản để có thể sẵn sàng tham chiến trong trường hợp xảy ra chiến tranh Trung - Nhật theo qui định hiệp ước phòng thủ đã ký giữa Tokyo và Washington trước đó, Washington cam kết bảo vệ Nhật Bản khi bị tấn công từ bên ngoài, trong đó bao gồm cả quần đảo Senkaku mà hiện nay đang do phía Nhật Bản kiểm soát.

Việc Mỹ triển khai “đột xuất” các tiêm kích tàng hình F-22 Raptor – loại chiến đấu cơ tối tân nhất của họ tới Nhật Bản cho thấy, dường như Nhà Trắng đã nhận thức được mức độ nguy hiểm và nguy cơ một cuộc chiến tranh Trung – Nhật đang cận kề, mà sẽ trực tiếp ảnh hưởng tới lợi ích và các chiến lược quân sự của họ nếu như Nhật Bản thất thủ trước Trung Quốc ở quần đảo Senkaku/Điếu Ngư.

Senkaku/Điếu Ngư và cơ hội cho F-22 "ăn thịt" J-10

Theo những phân tích gần đây về tranh chấp quần đảo Senkaku/Điếu Ngư giữa Nhật Bản và Trung Quốc, khi cả hai bên đều đã tuyên bố sẵn sàng chiến đấu để bảo vệ lợi ích của mình về quền sở hữu quần đảo mà Nhật Bản gọi là Senkaku, Trung Quốc gọi là Điếu Ngư. Nếu một cuộc chiến thực sự nổ ra, chắc chắn các lực lượng Quân đội Mỹ đang đóng ở Nhật Bản sẽ không thể đứng nhìn. Nếu như vậy, thế giới sẽ lần đầu tiên được “chiêm ngưỡng” sức mạnh thật sự của các tiêm kích tàng hình “Chim ăn thịt” F-22 tối tân khi “đập nát” các phi đội tiêm kích “Con cưng" Rồng J-10.



Rồng J-10 của Trung Quốc

Tốc độ và khả năng cơ động

F-22 Raptor được trang bị động cơ phản lực điều khiển luồng khí phụt hai chiều Pratt&Whitney F119-PW-100 với lực đẩy 156 kN cho mỗi động cơ, theo lý thuyết, giúp máy bay có thể đạt tốc độ tối đa tới Mach 2.42 (2.600 km/h) ở chế độ siêu tốc (mặc dù tối độ tối đa thật sự vẫn là bí mật). Ngoài ra, động cơ điều khiển luồng hướng phụt cũng giúp F-22 có được khả năng “siêu cơ động” khi không chiến, một yếu tố rất quan trọng khi né tránh các tên lửa và pháo của đối phương.

Trong khi đó, J-10 là một chiến đấu cơ nội địa của Trung Quốc và chỉ được trang bị một động cơ AL-31FN có lực đẩy tối đa 123 kN giúp máy bay đạt tốc độ tối đa Mach 2.0 (2.130 km/h), tốc độ này thấp hơn nhiều so với tốc độ “siêu nhanh” của Chim ăn thịt F-22. Hơn nữa, chỉ với một động cơ nên khả năng cơ động của J-10 bị hạn chế nhiều. Do vậy, ở tiêu chí khả năng cơ động và tốc độ, rõ ràng Chim ăn thịt F-22 "vượt trội" so với Rồng J-10.

Radar và hệ thống điện tử

Hệ thống điện tử và radar, F-22 được trang bị hệ thống điện tử hàng không thế hệ thứ năm cùng hàng loạt những tinh túy công nghệ hiện đại nhất của Mỹ hiện nay. Radar AN/APG-77 AESA tối tân của F-22 có thể phát hiện mục tiêu từ cự li 200 – 240 km, chỉ đứng sau radar Irbis-E của Nga có tầm phát hiện 400 km.

Với J-10, máy bay được trang bị hệ thống điện tử hàng không thế hệ thứ tư và tất nhiên là "thua đứt" hệ thống điện tử hàng không tối tân thuộc thế hệ thứ năm trên máy bay F-22. Mặc dù loại radar cụ thể nào được trang bị cho J-10 vẫn là một ẩn số, tuy nhiên, có thể khẳng định rằng khả năng phát hiện, kiểm soát, theo dõi đồng thời nhiều mục tiêu ở radar của J-10 không thể sánh được với loại AN/APG-77, đó là chưa nói tới khả năng "vô hình" trước radar đối phương của F-22 trong khi vẫn có thể phát hiện ra kẻ thù từ rất xa. Như vậy, F-22 sẽ chiếm hoàn toàn ưu thế ở khả năng phát hiện, theo dõi mục tiêu trên không so với tiêm kích J-10 của Trung Quốc.

Vũ khí không chiến

Tiêu chí cuối cùng để đánh giá F-22 hay J-10 mạnh hơn đó là hệ thống vũ khí đối không. Vũ khí đối không mạnh nhất mà F-22 mang theo là tên lửa không - đối - không ngoài tầm nhìn AIM-120 AMRAAM, trong đó, biến thể tên lửa AIM-120D đạt tầm bắn xa nhất, tới trên 180 km, tốc độ bay siêu thanh Mach 4.0.

Vũ khí đối không có tầm bắn xa nhất của J-10 là tên lửa PL-12, đạt tầm bắn cực đại 100 km, tốc độ bay siêu thanh Mach 4.0. Như vậy, một lần nữa J-10 thua xa F-22 về vũ khí không chiến tầm xa so với F-22.

Kết luận, nếu không xét tới các phương án tác chiến, chiến thuật và nghệ thuật không chiến cùng các hệ thống vũ khí hỗ trợ (máy bay cảnh báo sớm, tàu khu trục trang bị tên lửa dẫn đường, các hệ thống tên lửa phòng không...). Về phương diện đặc điểm kỹ chiến thuật, Rồng J-10 của Trung Quốc "thua" Chim ăn thịt F-22 của Mỹ về mọi mặt.

Nói một cách khác, khi đem so sánh J-10 của Trung Quốc với F-22 của Mỹ, nhiều chuyên gia quân sự còn tếu táo là không khác gì lấy “trứng chọi đá” hay “Chim chích chọi cò nông”, bởi thậm chí khi nhắc tới Chim ăn thịt F-22 và Rồng bay J-10 thì người ta đã biết được trong một cuộc đối đầu trực tiếp giữa hai loại máy bay này, phần thắng ắt hẳn sẽ thuộc về người Mỹ.


Thái Vyhttp://vietbf.com/forum/showthread.php?t=610933
theo PNTD
 
 

Geen opmerkingen:

Een reactie posten