Nhạc sỹ Phạm Duy qua đời
Cập nhật: 08:54 GMT - chủ
nhật, 27 tháng 1, 2013
Người nhạc sỹ lớn của nền tân nhạc Việt Nam, Phạm Duy,
vừa qua đời tại TP Hồ Chí Minh ở tuổi 93, các nguồn thân thiết với
gia đình ông cho biết.
Nhà thơ Đỗ Trung Quân cho BBC hay ông được tin vị nhạc sỹ qua đời vào
buổi trưa Chủ nhật 27/1 tại tư gia.Chủ đề liên quan
Ông Đỗ Trung Quân không giấu nổi nghẹn ngào: "Tôi thực sự rất xúc động khi nghe tin ông [Phạm Duy] qua đời".
"Ông là một trong những nhạc sỹ đã tạo nên diện mạo nền âm nhạc Việt Nam."
Mới tháng trước, con trai lớn của nhạc sỹ Phạm Duy, ca sỹ Duy Quang, cũng qua đời tại Mỹ.
Tài năng lớn
Nhạc sỹ Phạm Duy sinh ngày 5/10/1921. Tên thật của ông là Phạm Duy Cẩn.Không chỉ là tác giả của một khối lượng đồ sộ các sáng tác, ông còn là nhà nghiên cứu âm nhạc lớn, với công trình khảo cứu về âm nhạc có giá trị.
Phạm Duy bắt đầu con đường âm nhạc trong vai trò ca sỹ. Ông từng tham gia Kháng chiến chống Pháp, nhưng sau di cư vào Nam.
Sau sự kiện 30/4/1975, khi ông vượt biên sang Hoa Kỳ. Các ca khúc của ông bị cấm ở trong nước một thời gian dài.
Việc ông trở về Việt Nam định cư năm 2005 đã gây ra nhiều tranh cãi.
Nhưng kể từ đó, một số ca khúc của ông mới bắt đầu được phép phổ biến ở Việt Nam.
Trong một cuộc trao đổi với BBC, nhạc sỹ kỳ cựu thừa nhận ông từng có giai đoạn sáng tác tuyên truyền trong các giai đoạn chiến tranh, nhưng cho rằng ông chỉ làm như vậy vì yêu nước.
Nhạc sỹ cho rằng âm nhạc của ông đa dạng và luôn biến đổi vì thân phận và tâm trạng của ông luôn "vui buồn" và "trôi nổi" theo vận nước.
Nhạc sĩ Phạm Duy từ trần
RFA 27.01.2013
Tin từ Việt Nam cho biết nhạc sĩ tài hoa Phạm Duy mới qua đời lúc 2 giờ 30 chiều ngày hôm nay, hưởng thọ 93 tuổi.
Photo courtesy of Quán Nhạc
Ông mất tại bệnh viện 115 ở Sài Gòn sau 3 ngày nằm điều trị.
Ông là một trong những khuôn mặt lớn của nền âm nhạc Việt Nam, để lại một gia tài đồ sộ với cả nghìn bản nhạc, trong đó có những bản đã đi sâu vào lòng người yêu nhạc, từ ca khúc đầu tay Cô Hái Mơ được viết hồi 1942, cho tới Tình Ca, Giọt Mưa Trên Lá, hay những bản nhạc được ông phổ thơ như Áo Anh Sứt Chỉ Đường Tà, Đưa Em Tìm Động Hoa Vàng. Người yêu nhạc cũng không quên trường ca Con Đường Cái Quan, một trong những bản trường ca bất hủ của làng âm nhạc Việt Nam mà ông mất tới gần 7 năm mới soạn xong.
Một tháng trước đây, hôm 19 tháng 12 năm 2012, người con trai đầu của ông là ca sĩ Duy Quang cũng từ trần. Sức khỏe ông lúc đó vốn dĩ đã yếu, và cái chết của người con ông lại khiến ông yếu hơn.
Hiện chưa rõ ông sẽ được chôn cất ở Việt Nam hay sẽ được đưa về Hoa Kỳ an táng.
Photo courtesy of Quán Nhạc
Ông là một trong những khuôn mặt lớn của nền âm nhạc Việt Nam, để lại một gia tài đồ sộ với cả nghìn bản nhạc, trong đó có những bản đã đi sâu vào lòng người yêu nhạc, từ ca khúc đầu tay Cô Hái Mơ được viết hồi 1942, cho tới Tình Ca, Giọt Mưa Trên Lá, hay những bản nhạc được ông phổ thơ như Áo Anh Sứt Chỉ Đường Tà, Đưa Em Tìm Động Hoa Vàng. Người yêu nhạc cũng không quên trường ca Con Đường Cái Quan, một trong những bản trường ca bất hủ của làng âm nhạc Việt Nam mà ông mất tới gần 7 năm mới soạn xong.
Một tháng trước đây, hôm 19 tháng 12 năm 2012, người con trai đầu của ông là ca sĩ Duy Quang cũng từ trần. Sức khỏe ông lúc đó vốn dĩ đã yếu, và cái chết của người con ông lại khiến ông yếu hơn.
Hiện chưa rõ ông sẽ được chôn cất ở Việt Nam hay sẽ được đưa về Hoa Kỳ an táng.
http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/2013/01/130127_phamduy_dies.shtml
BBC: Ông rời Việt Nam sang Mỹ năm 1975, ông có thể kể về
toàn bộ chuyến đi và thời gian ông ở Mỹ được không?
Cũng vất vả lắm, nhưng cũng xong rồi. Đầu tiên tôi cũng không đi đâu được cả, bởi vì lúc đầu chỉ có 250.000 người Việt Nam ở rải rác khắp nơi, nhưng rồi nó lên đến 2 triệu người, thì tôi đi hát cho những người đó nghe.
BBC: Ông ở Philippines bao nhiêu lâu trước khi đến Mỹ?
Ở trong trại tị nạn hồi đó, đáng lý ra tôi phải đi ra ngoài ngay. Nhưng tại vì lúc đó tôi bị kẹt vì mấy người con còn ở lại. Thành ra tôi cũng nán lại. Nhưng hình như chỉ ở độ 3 hay 4 tháng thôi. Đi sang bên đó vào đầu tháng Năm, thì vào tháng Tám, tháng Chín thì tôi ra khỏi trại.
BBC: Và khi ông tới Mỹ thì có vấn đề gì không?
Không, không có vấn đề gì. Tôi không có coi cái gì là quan trọng cả. Tất cả giản dị lắm.
BBC: Khi đi Mỹ thì ông có tâm trạng như thế nào, ông có buồn không?
Đi Mỹ, phải đi Mỹ, thì vừa buồn, vừa vui. Buồn là vì phải bỏ nước ra đi, mất luôn cả mấy cái nhà nữa. Nhưng đi thì cũng là cơ hội để mình đi xem quốc tế, thế giới ra sao, lại vui.
BBC: Khi đi Mỹ, ông xuất bản cuốn “Musics of Vietnam” ra sao và việc biểu diễn âm nhạc của ông ở Mỹ thế nào?
Cái đó tôi viết lâu rồi, nhưng khi sang tới Mỹ, lúc đó mới kịp in ra. Cuốn “Musics of Vietnam” tôi viết từ lâu. Tôi đi gần như khắp nước Mỹ. Khổ nỗi là lúc đó tôi đã già rồi, đã trên 50 tuổi rồi, không đủ sức khỏe để đi nhiều thôi. Nhưng tôi sang bên đó, thì tôi đi hát chung với những người nhạc sỹ, ca sỹ Mỹ. Và đồng thời gia đình tôi cũng có mấy người đi hát với tôi. Hồi đó Khánh Ly cũng đi hát chung trong nhóm của chúng tôi. Chúng tôi vẫn đi luôn.
BBC: Thời gian ông đi Philippines, ông đã viết “Tị nạn ca”, “Nhục ca” đúng không?
Những bài đó là bài soạn ra trong lúc hoảng hốt, không nên nhắc đến. Tôi quên rồi.
BBC: Khi ông về lại Việt Nam, phản ứng của chính quyền thế nào, có vấn đề gì không?
Rất tốt. Khi tôi về, đầu tiên, tôi xin lại, hồi tịch lại, tôi lại trở thành
người Việt Nam ngay. Tôi không còn là người Mỹ nữa. Đó là một cái rất tốt. Đối
với tôi và chính quyền ở đây không có vấn đề gì cả. Họ cũng thấy tất cả mọi sự
trong cuộc gọi là giao tranh giữa hai miền như vậy, thì không có ai...
BBC: Còn phản ứng của mọi người nói chung ra sao?
Rất tốt. Là vì khi tổ chức một đêm “Ngày trở về” ở Hà Nội, thì tất cả các ca sỹ thượng thặng đều tham gia hết.
BBC: Cảm xúc của ông khi trình diễn “Phạm Duy – Ngày trở về” ở Nhà hát lớn như thế nào?
Tôi rất mừng vì bao nhiêu năm nay, tôi tưởng người Việt Nam không ai còn hát nhạc của tôi nữa. Tôi về, tôi thấy là họ vẫn hát nhạc của tôi như thường. Vui lắm. Tôi còn nhớ là lúc còn trẻ, tôi làm bài “Nhạc tuổi xanh”. Trong đó có một câu là “Đường ta, ta cứ đi”, thì bây giờ thì “Đường về, ta cứ về thôi.” Giản dị. Hồi đó tôi cũng thấy bình thường thôi. Tôi đã đứng hát trên sân khấu Nhà hát lớn cách đây gần 60 năm rồi. Bây giờ tôi trở lại, tôi cũng vui chứ. Chỉ có vấn đề là hát không có hay như ngày xưa thôi, dở lắm.
BBC: Được biết là chỉ có 10% bài hát của ông được cho phép ở Việt Nam, cái này đúng không?
Đúng rồi, nước nào người ta cũng có những quy định về vấn đề cho phép hay không cho phép. Nói cho đúng ra, sở dĩ tôi chỉ có 1/10 sáng tác của tôi thôi, là cũng giản dị là vì tôi không đứng ra xin phép. Nếu tôi xin phép, có thể họ cũng cho ra đấy. Nhưng ở đây phải xin phép mới được. Thế thôi, không có gì khó cả. Rất giản dị. Những người ngoài thấy là hơi bất bình là vì tại sao tôi nhiều bài như vậy mà chỉ cho tôi có 100 bài thôi. Nhưng khổ nhất vấn đề là tôi phải đứng ra tôi xin thêm thì người ta mới cho chứ. Không xin thì người ta không cho.
BBC: Ông có không băn khoăn gì về chuyện phép tắc đó không?
Tôi nói rằng tôi về đây, cứ hát một bài của tôi là cũng xong rồi. Đừng nói là được hát 100 bài. Tôi về đây không phải là tôi đi tìm danh vọng, hay tôi tìm đồng tiền kinh tế. Không phải. Tôi về đây là vì tôi yêu nước thôi. Mà tôi phải về vì người già nào cũng muốn chết ở quê hương của mình, thế thôi.
BBC: Ông có viết một số bài gọi là “Hương ca” nói về cảm xúc của ông khi về nước đúng không?
Đúng, những bài đó là tâm tình của tôi đấy. Lúc tôi về nước, tôi làm 10 bài hương ca. Nhưng mới xin phép được 5 bài thôi. Bởi vì tôi chỉ mới xin phép 5 bài thôi. Ví dụ như bài “Hương rừng Cà Mau”. Đây là bài thơ của một thi sỹ tên là SơnNam. Tôi làm một bài để xưng tụng những người đầu tiên đi khai phá miềnNam.
'Đang xin phép'
BBC: Trước đây ông có một trường ca rất nổi tiếng là “Mẹ Việt Nam,” tác phẩm này có được phép không?
“Mẹ Việt Nam” và “Trường ca Miền Nam” là hai bài đang xin phép. Cũng mới gửi đi xin phép, thành ra không thể nói gì hơn được nữa. Nếu mà được thì càng tốt, bởi vì những bài đó xưng tụng sự thống nhất của đất nước và con người.
BBC: Ngoài bài “Mẹ Việt Nam”, cũng có bài “Việt Nam, Việt Nam”, Việt Kiều ở Mỹ nghĩ gì về bài đó?
Người Việt Nam ở Mỹ, hay đi hải ngoại rồi, muốn nghĩ gì thì nghĩ, tôi không
quan tâm. Bởi những người đó vẫn còn nuôi oán thù. Mà tôi chủ trương là sau 30
năm trời, thì phải đến các lúc mà có sự hòa hợp dân tộc. Thì phải thế thôi. Thế
còn người nào cất tiếng lên chửi bới nhau chỉ vì đi về Việt Nam không thôi, thì
tôi không nói chuyện với họ. Muốn nghĩ gì thì nghĩ. Khi tôi làm bài đó ra, tôi
đâu có nghĩ đến trường hợp đến một ngày nào đó, có một người Việt Nam ở bên Mỹ
lại hát bài đó. Tôi chỉ làm ra thôi. Cái tình cảm của tôi lúc đó vẫn là hòa hợp
dân tộc.
BBC: Ông viết “Mẹ Việt Nam” năm 1965, tại sao lúc đó ông lại muốn viết bài này?
Đầu tiên nước Việt Nammình sinh ra là một nước theo chế độ mẫu hệ. Tức là xưng tụng người đàn bà nhiều hơn. Tôi cũng dựa vào cái đó để tôi nói về lịch sử ViệtNam. Lịch sử Việt Namthì cũng có những lúc chia rẽ nhau như thời Trịnh – Nguyễn phân tranh chẳng hạn. Thế nhưng cũng có thời họ thống nhất. Nước Việt Nam mình đã có thời kỳ chia cắt, thì phải có lúc thống nhất thôi.
BBC: Có người nói ông có công lớn với âm nhạc Việt Nam, ông nghĩ sao?
Không, không nói công với tội gì cả. Tôi sợ những cái đó. Ai khen tôi hay ai chê tôi, tôi đều sợ cả. Vì tôi làm việc cũng như người làm ruộng thôi. Làm ruộng thì phải cấy lúa, làm nhạc thì phải đánh đàn, giản dị thế thôi.
BBC: Có một số bài chưa nói tới như “Gánh lúa.”
Ô, bài ấy hay lắm. Bài ấy vui lắm. Bài ấy là bài cuối cùng của tôi làm trong khi còn ở Kháng chiến. Bài ấy tôi diễn tả một đoàn người nông dân đi gánh lúa để nuôi lính, nuôi quân. Hay lắm. Khi tôi hát bài dân ca, thì cũng có khi có những người hát thay tôi bài “Gánh lúa”. Nếu tôi không nhầm, thì tôi giữ được nhiều “versions” của những người này, người họ hát. Họ hát hay lắm, rất ViệtNam.
BBC: Rất nhiều ca sỹ đã trình bày các bài hát của ông, ông nghĩ gì về họ?
Nhiều lắm. Thái Thanh suốt đời hát nhạc của tôi. Còn Khánh Ly cũng hát. Ai cũng hát hết, những người nhạc sỹ già đó. Còn những người nhạc sỹ trẻ như Tấn Minh hay Đức Tuấn hay Mỹ Linh cũng đều hát nhạc của tôi hết. Tất nhiên là họ hát những bài đã được phép. Nước nào cũng có quy luật của nó chứ. Anh làm sao đi quá luật được.
BBC: Từ đầu 1960 so với Tết Mậu Thân, thì nhạc của ông có thay đổi không?
Cái đó thì phải để người khác người ta phê bình, chứ tôi không biết. Tôi chỉ biết làm thôi. Đại khái như bài nhạc của tôi làm hôm nay nó khác với bài trước như thế nào, thì tôi chịu chết (không thể biết được). Tôi không thể giải thích được. Người khác giải thích hộ tôi.
BBC: Nhưng có một số bài nói về thiên nhiên vào những năm 1950 và đầu 1960, như là bài ca “Sao” và “Chiều về trên sông”, ông có thể nói gì về quan hệ thiên nhiên và âm nhạc?
Lúc đó là lúc tôi bỏ qua trường hợp nhìn vào đất nước Việt Nam. Tôi muốn nhìn vào cuộc đời nhiều hơn. Tôi nói những câu chuyện về “Bài ca sao”, “Bài ca Trăng”, thì nó vượt ra khỏi nước Việt Nam rồi.
BBC: Từ năm 1954-1975 ở miền Nam, không khí âm nhạc thời đó như thế nào?
Tôi không nhớ được, quên rồi. Thời cuộc của Việt Nam thay đổi nhiều quá, thành ra tôi cũng quên mất.
BBC: Nhưng khi ông hát “Tâm phẫn ca”, sinh viên nghe thì họ thấy sao?
Cái đó thì họ phải thích chứ. Bởi vì cái đó cũng nói lên được lòng căm giận của họ cũng như của tôi, là vì chiến tranh kéo dài quá.
BBC: Về âm nhạc mà ông đã sáng tác sau khi về Việt Nam năm 2005, ông có thể nói về trường ca về “Minh họa Kiều”?
Về đây tôi mới sáng tác được toàn vẹn “Minh họa Kiều”. Vì “Minh họa Kiều” dài
lắm. Nó dài phải đến hơn 2 tiếng đồng hồ mới hết. Tôi mới làm được 3 phần, về
đây tôi làm nốt là phần thứ tư, về đây mới làm được, xong rồi. Tôi làm “Hương
ca” là bản nhạc mới. Rồi tôi làm thêm những bài nhạc phổ thơ của thi sỹ Bích
Khê. Đó cũng là những cái mới hết. Muốn biết nó ra sao thì phải mua đĩa để nghe
thôi.
Trong “Hương ca” nó nói gì? Nó nói về tình yêu nước. Mà yêu nước của Việt Nam nay nó khác với yêu nước của ngày xưa rồi. Ngày xưa tôi làm bài “Tình hoài hương” là vào 1950, thì cái đẹp của đất nước nó khác cái đẹp của bây giờ. Ví dụ như là ngày xưa còn có những người đàn bà con gái răng đen, và đồng thời ăn mặc quần áo nâu. Bây giờ người con gái, anh đi về vùng quê anh coi, họ mặc hoàn toàn giống như những người mới, chứ không phải như người cũ nữa. Vậy thì tình cảm của tôi cũng phải khác đi.
BBC: Ông chọn một bài thơ để phổ nhạc như thế nào, ông có thể cho một vài ví dụ?
Tại sao tôi chọn bài thơ của ông Hoàng Cầm, là vì lúc đó ông Hoàng Cầm là nhà vô địch của những bài thơ kháng chiến. Tại sao tôi lại phổ thơ của ông Phạm Thiên Thư, là vì lúc đó, ông Phạm Thiên Thư đưa ra những loại nhạc lúc đó gọi là “Đạo ca”, là những cái mới hết. Ông Nguyễn Tất Nhiên là những bài ca ngộ nghĩnh, vui vẻ. Tôi chỉ có thể nói thế được thôi, còn đi vào chi tiết, không thể nói được.
BBC: Còn các bản “Tị nạn ca” thì sao?
“Tị nạn ca” là những bản nhạc nói chung về những vấn đề những năm không còn ở trong nước nữa. Đó là tị nạn chứ gì. Thế nhưng xong rồi thì tôi thấy là nó là những bản nhạc hơi “ảo ảnh quê hương”, chứ không phải là bản nhạc thật. Ngồi ở Bridgeway City mơ tưởng đến cánh đồng Việt Nam, thì nó hơi vô duyên quá (non-sense). Sau tôi quyết định tôi không nhắc đến nữa.
BBC: Giáo sư Trần Văn Khê sẽ viết về những tác phẩm nào của ông không?
Tôi không biết, chỉ biết là ông ấy đã viết được trên 100 trang rồi.
BBC: Ông là người rất nhạy về công nghệ, nhất là ứng dụng cho âm nhạc, ông đã sản xuất một CD đầu tiên ở Mỹ. Ông có thể nói gì về chuyện này?
Giản dị thôi, ngày xưa, tôi đi học ở trường Kỹ nghệ thực hành, thành ra những cái gì thuộc về vấn đề kỹ thuật, tôi thích lắm. Khi có được thời đại computer, năm 1982 là lúc computer ra đời, thì tôi vội vàng học ngay rồi. Từ đó tới nay, tôi áp dụng vào trong sáng tác nhạc, thì rất tốt. Nếu tôi không đi học được kỹ thuật, thì tôi không hiểu biết được kỹ thuật mới. Tôi nghĩ là tôi may mắn hơn những người khác là tôi thấy ngay được cái hay, cái ích lợi của computer và tôi dùng nó ngay.
BBC: Ông biết gì về phong trào “Hát cho đồng bào tôi nghe”? Âm nhạc của phong trào này khác gì với nhạc của ông?
Không, tôi không làm loại đó. Cái loại đó của người khác làm. Ông Tôn Thất Lập thì phải. Không phải tôi. Tôi không biết. Tôi không được nghe những bài đó. Tôi có biết là ông ấy có làm những bài hát là “Hát cho đồng bào nghe”, nhưng tôi không có ở trong tay để biết là bài đó ra sao. Tôi không dám phê bình.
'Sức mấy mà buồn'
BBC: Âm nhạc ở miền Nam Việt Nam ngày xưa có rất nhiều luồng, quan hệ giữa chúng ra sao?
Tôi cũng biết hết đấy, nói cho nó ngay ra mà nói là không biết thì không
đúng, nhưng mà biết, nhưng nó không ảnh hưởng đến tôi gì cả. Tôi kính trọng
những bài đó, thế thôi. Tôi không chê mà tôi cũng không khen.
BBC: Mục đích nhạc của ông những năm 1960 là gì?
Vẫn là con đường cũ tôi đi theo. Tức là vấn đề “khóc, cười theo mệnh nước”, lúc nào nước vui, thì tôi cười, thế còn lúc nào nước buồn thì tôi khóc.
BBC: Có sự kiện nào trong lịch sử làm cho ông buồn?
Không bao giờ tôi buồn cả, bởi vì tôi có bài hát gọi là “Sức mấy mà buồn”. Không bao giờ tôi buồn cả. Buồn làm gì, vô ích. Nếu có buồn, thì cũng chỉ buồn đại khái thôi, nói cho nó vui thôi chứ, không bao giờ tôi bị buồn cả.
BBC: Nhưng có một số bài buồn như là “Ngậm ngùi”?
“Ngậm ngùi” thì đâu có buồn. Đó là một bài hát an ủi. Ông ta làm thơ như vậy để khuyên mọi người trở về với đời sống bình thường thôi. Thì đó là an ủi nhau thôi chứ không có gì mà buồn.
BBC: Bài “Quê nghèo” chẳng hạn?
“Quê nghèo” thì thực sự là buồn. Đó là bởi vì chiến tranh. Tôi làm bài “Quê nghèo” đó là người ở quê là người dân nghèo, đói nhất ViệtNam, lại còn bị chiến tranh nữa. Thì tôi diễn tả đó thôi.
BBC:Bài “Quê nghèo” thì ông diễn tả điều gì?
“Tôi không xa kinh kỳ sáng chói”, có những ông già “Cày bừa thay trâu” thì khổ quá. Đó là một bài mà nhiều người Việt Nam rất cảm động, rất thích, là bởi vì tôi nói được những cái đó lên.
"Tôi luôn vui buồn với nước non"
Cập nhật: 06:11 GMT - thứ
sáu, 14 tháng 12, 2012
Nhạc sỹ Phạm Duy nói với BBC về những kỷ niệm, bước ngoặt và
quan điểm nghệ thuật trong cuộc đời làm âm nhạc của ông.
Trong cuộc trao đổi với BBC, nhạc sỹ kỳ cựu thừa nhận ông từng có giai đoạn
sáng tác tuyên truyền trong các giai đoạn chiến tranh, nhưng cho rằng ông chỉ
làm như vậy vì yêu nước.
Chủ đề liên quan
Nhạc sỹ cho rằng âm nhạc của ông đa dạng và luôn biến đổi vì thân phận và tâm
trạng của ông luôn "vui buồn" và "trôi nổi" theo vận nước.
Mở đầu cuộc trao đổi gồm hai phần, nhạc sỹ nói về nhạc cải cách được khởi
xướng ở Việt Nam từ đầu thập niên 1930 và lý do vì sao ông lựa chọn dòng nhạc
này để khởi nghiệp.
Phạm Duy: Về nhạc cải cách, trước năm 1930, nhạc ở Việt Nam
là dân ca cổ (ancient oral poetry), được hát lên với âm giai ngũ cung và tùy
theo sự sử dụng mà mang những cái tên như là “hò làm việc”, “hò nghỉ ngơi”,
tuồng cổ, chèo cổ, hát quan họ, hát thờ, hát văn v.v... Nhưng vì trong nước đang
có phong trào cải lương, nên một vài loại phải mang thêm cái tên là “tuồng cải
lương”, “chèo cải lương”. Tuy nói là cải lương, nhưng vẫn nằm trong hệ thống
Trung Hoa.
Và về ca nhạc cũng thế, bài bản được viết ra mang tên là nhạc cải cách, nhưng
đặc biệt đã ra khỏi hệ thống nhạc Tàu, chịu ảnh hưởng nhạc Pháp, do sự du nhập
vào Việt Nam của những đĩa hát 78 tours.
Bài “Cô hái mơ” của tôi là một trong nhiều bài ca cải cách, sơ khởi của nền
nhạc mới Việt Nam. Trong những năm 1943-1945, tôi lại là người có may mắn là một
ca sỹ đầu tiên đi khắp mọi nơi ở trong nước, để biểu dương một loại nhạc mới mẻ
và rất hấp dẫn, so với những loại nhạc cổ đang đi dần vào quên lãng.
BBC: Tại sao ông lại chọn nhạc cải cách để sáng tác, mà
không sáng tác theo nhạc dân tộc?
Rất giản dị là tôi soạn nhạc mới, thì tôi phải bỏ cái cũ. Tuy nhiên, nhạc gọi
là nhạc cải cách của tôi vẫn giữ được những yếu tố của nhạc dân ca cũ. Nó làm
giàu cho nhạc Việt Nam, vì có trợ giúp của những đặc tính như là láy, lót,
melisma, metabole, khiến cho phần melody vẫn giữ được tính cách của nhạc dân ca
cổ truyền.
BBC: Nhạc mới của ông chịu ảnh hưởng như thế nào của
nhạc dân tộc?
Nhạc cổ truyền ở ba miền, tức là miền Bắc, miền Trung, rồi miền Nam, thì cũng
cùng một truyền thống. Nó là nhạc ngũ cung. Nhưng bởi vì giọng nói của người Bắc
hơi khác giọng nói của người miền Trung và miền Nam, cho nên nó cũng có một vài
ba chi tiết nho nhỏ.
BBC: Ảnh hưởng của âm nhạc Pháp đối với nhạc của ông và
nhạc của Việt Nam nói chung thời Pháp như thế nào?
Người Việt Nam có may mắn là giao tiếp với nhiều nguồn văn hóa mới. Ví dụ,
đầu tiên là âm nhạc ảnh hưởng nhạc Tàu, sau rồi tới nhạc Mỹ, rồi tới nhạc mà các
ông gọi là nhạc Xô Viết. Thành thử nhạc Việt Nam là một sự kết hợp của nhiều
luồng nhạc khác nhau.
BBC: Còn về ảnh hưởng của âm nhạc Hoa Kỳ?
"Người Việt Nam có may mắn là giao tiếp với nhiều nguồn văn hóa mới. Thành thử nhạc Việt Nam là một sự kết hợp của nhiều luồng nhạc khác nhau"
Âm nhạc của Mỹ có vẻ ảnh hưởng nhiều nhất. Nhạc Mỹ thì không chỉ Việt Nam bị
ảnh hưởng mà thôi, kể các dân tộc châu Phi hay châu Á, hay ở đâu cũng vậy, đều
bị ảnh hưởng. Bởi vì loại nhạc Pop, Rock, hay Pop Songs của Mỹ cũng ngũ cung,
chứ không phải là thất cung, cho nên nó dễ du nhập vào Việt Nam lắm.
Thứ nhất là cái hồi lính Mỹ có mặt ở Việt Nam, họ mang theo rất nhiều những đĩa hát nổi danh của thời 1960.
Thứ nhất là cái hồi lính Mỹ có mặt ở Việt Nam, họ mang theo rất nhiều những đĩa hát nổi danh của thời 1960.
BBC: Thời đó, ông có đi xem một số ban nhạc Mỹ, hay ban
nhạc Việt nào mà họ chơi nhạc Rock của Mỹ không?
Có chứ, các con tôi thành lập một ban nhạc, gọi là ban nhạc bốn người. Vì thế
tôi cũng được biết qua về loại nhạc Mỹ, loại nhạc Pop songs như thế tôi cũng đã
biết qua rồi.
BBC: Và ông nghĩ gì về nhạc Rock của Mỹ thời gian
đó?
Âm nhạc thì nước nào cũng hay cả. Nhưng trước hết tôi là người Việt Nam, thì
tôi phải cho rằng loại nhạc Việt Nam là hay nhất.
BBC: Ông có hay xem các ban nhạc Rock của Mỹ không, nếu
có thì ông thấy thế nào?
Nếu kể ra thì dài lắm, bởi vì 30 năm trời ở bên Mỹ, tôi chu du khắp các nơi,
tôi phải được nghe nhiều Ban nhạc nổi danh. Những loại như tứ quái Beatles tôi
cũng được nghe. Rồi những loại nhạc như Folk Rock, James Taylor chẳng hạn, tôi
cũng được đi xem. Hay lắm, bởi vì nước Mỹ lúc đó, cũng phải công nhận rằng cuộc
chiến tranh gợi hứng cho nhiều nhạc sỹ. Mà thứ nhất là cuộc chiến tranh đó lại ở
Việt Nam. Có nhiều bài nhạc dính líu tới Việt Nam. Thành ra, tôi rất thích. Đi
nghe thì rất thích.
BBC: Ông bắt đầu học chơi guitar khi nào?
Nói cho đúng ra, khi tôi bắt đầu học nhạc, tôi cũng chẳng học ở trường nào
cả. Lúc đó, năm 1930, guitar cũng được sử dụng ở Việt Nam rồi. Tiện thì dùng cái
đó để sáng tác, cũng như để đệm đàn, bởi vì tôi đi hát rong, thì tôi phải cầm
đàn tôi hát. Tôi cầm cái đàn nhẹ nhất, dễ đánh nhất là đàn guitar.
BBC: Đàn guitar đi vào âm nhạc Việt Nam từ bao
giờ?
Tôi cũng không nghiên cứu về vấn đề đó, nhưng tôi chỉ biết rằng khi tôi sinh
ra, thì ở Việt Nam, người ta đã dùng cây đàn guitar đó rồi.
BBC: Ảnh hưởng của cha ông tới ông như thế nào?
Bố tôi là ông Phạm Duy Tốn. Tôi bị ảnh hưởng của bố tôi. Bởi vì đó là một nhà
văn phê bình xã hội, như là tiểu thuyết “Sống chết mặc bay” chẳng hạn. Hay ông
là nhà văn trào phúng với ba tập tiếu lâm. Trong âm nhạc của tôi, tôi rất yêu bố
tôi, nên tôi cũng đả động tới hai chủ đề đó.
Tuy nhiên, bố tôi đã phải mang một bí danh là Thọ An để viết truyện Tiếu Lâm, thì tôi cũng không muốn cho xuất bản Tục ca, hay Nhục tình ca của tôi.
Tuy nhiên, bố tôi đã phải mang một bí danh là Thọ An để viết truyện Tiếu Lâm, thì tôi cũng không muốn cho xuất bản Tục ca, hay Nhục tình ca của tôi.
BBC: Tại sao ông muốn sáng tác dân ca mới?
Tôi nghĩ rằng tôi là người Việt Nam, nếu tôi muốn được gọi là một nhạc sỹ
Việt Nam, thì tôi phải làm nhạc dân ca. Đó là chuyện rất giản dị. Chứ không có
lý do mà tôi là người Việt Nam, tôi lại đi thờ phụng ông Beethoven, hay ông
Mozart, hay là ông gì. Tuy là các ông rất hay, nhưng không phải của tôi. Tôi
phải khởi sự sáng tác của tôi bằng những bản nhạc mang tinh thần Việt Nam và với
chất liệu của Việt Nam nữa.
BBC: Trong kháng chiến chống Pháp, ông đã viết nhiều bài
như “Xuất quân”, “Khởi hành”, “Tiếng hát trên sông Lô”, “Chiến sỹ vô danh”, “Thư
chiến trường” v.v..., ông viết những bài đó vì tuyên truyền phải không?
Đúng, bởi vì lúc đó, cuộc kháng chiến chống Pháp, người Việt Nam lúc đó không
có phương tiện nào hay bằng cách có những bản nhạc để khuyến khích người thanh
niên đi kháng chiến. Thì phải có những bài đó. Nhưng bên cạnh những bài đó, tôi
cũng có những bài không có dính líu gì về chính trị hay về chiến đấu gì cả.
Những bản nhạc tình vẫn có như thường.
BBC: Các bài đó, như bài “Xuất quân”, có ảnh hưởng gì
với người dân?
"Thường thường cuộc kháng chiến thành công như vậy là vì những bản nhạc tuyên truyền đó"
Có chứ. Nhờ có bài “Xuất quân” đó mà nhiều người Việt Nam, lúc đó họ hát
nhiều lắm, nhờ thế mà họ có can đảm để họ xông vào đánh nhau với giặc Pháp. Tất
nhiên không chỉ của tôi, mà còn của nhiều nhạc sỹ khác. Hồi đó ai đi theo kháng
chiến, cũng làm những bản nhạc hay. Ngoài những bài như bài “Xuất quân” của tôi,
còn những bài của những người khác nữa. Thường thường cuộc kháng chiến thành
công như vậy là vì những bản nhạc tuyên truyền đó.
BBC: Miền Bắc có vẻ rất thành công trong việc dùng âm
nhạc để tuyên truyền đối với nhân dân. Những người Việt Minh đã làm điều đó như
thế nào?
Việc đó không có gì là lạ cả. Bởi vì những người thanh niên trong cuộc chiến
tranh chống thực dân Pháp, những người nào không phải là nhạc sỹ, thì họ đi
lính, họ cầm súng. Còn người nhạc sỹ thì cầm đàn, thế thôi.
BBC: Ông đồng ý với việc dùng cây đàn để tuyên truyền,
khuyến khích người dân đi chiến đấu?
Lẽ tất nhiên bổn phận của chúng tôi là thế. Bổn phận của người nhạc sỹ khi đi
theo kháng chiến, thì phải dùng cái đàn của mình để xưng tụng cuộc kháng chiến.
Tôi chỉ biết rằng tôi có bổn phận phải làm những bản nhạc đó. Ngoài những bản
nhạc về tình ái, hay về những chuyện khác, thì những bản nhạc có tính chất gọi
là tuyên truyền đó thực ra cũng là những bản nhạc yêu nước thôi. Đừng nói là
tuyên truyền hay không tuyên truyền.
BBC: Nhưng miền Nam có dùng nhạc để tuyên truyền
không?
Ở đâu thì cũng thế. Ví dụ như nước Việt Nam mình tự nhiên bị các đế quốc lớn
chia ra làm hai nước. Người Việt Nam mình lúc đó không chủ động được. Thành hai
nước lại đánh lẫn nhau. Thế thì phải dùng âm nhạc hay là cũng phải dùng súng
đạn, thì chuyện đó là giản dị, nó như thường thôi. Nó rất thường tình. Không có
gì phải làm lạ.
BBC: Ông muốn nói gì khi viết bài “Chiến sỹ vô
danh”?
Bài đó nằm ở trong những bản nhạc xưng tụng những người lính, những chiến sỹ
vô danh. Đó là những chiến sỹ không ai biết tên mà chết vì đất nước.
BBC: Trong cuốn hồi ký của ông có nói về bài “Bên cầu
biên giới”, bài đó thì sao?
Đó là một bản nhạc tình, chứ không phải là bản nhạc chiến tranh hay tuyên
truyền gì cả. Lúc đó tôi đang ở Lào Cai, tôi nhớ tới một người tình, thì viết
bài đó thôi.
BBC: Ông phổ nhạc nhiều bài thơ, ông có thể giải thích
quan hệ giữa nhạc và thơ trong âm nhạc Việt Nam?
Theo truyền thống văn hóa của Việt Nam, những bài thơ ngày xưa làm ra đều
phải thêm chữ ca hay là ngâm vào đó. Ví dụ như “Trinh phụ ngâm”, hay là “Gia
huấn ca”. Bởi vì ngày xưa, người Việt Nam vẫn còn thất học, dân chúng không phải
người nào cũng đọc, cũng biết chữ. Thế thì phải dùng giọng hát để phổ biến tác
phẩm văn thơ. Khi tôi phổ nhạc bài thơ, vào thời nay, là tôi chỉ muốn đóng góp,
tôi dùng âm nhạc chắp cánh cho thơ bay lên, thế thôi.
BBC: Vào năm 1954, ông đi Pháp và bắt tay sáng tác
trường ca “Con đường cái quan”. Thời gian ở Pháp, ông còn làm gì?
Tôi học âm nhạc hai năm ở bên đó. Khi tôi đi Pháp học, không phải để học nhạc
Pháp, học các tác giả, hay học âm nhạc nói chung, mà tôi chỉ học cách, lối, làm
sao mà người Pháp, là ông Debussy, dùng âm giai ngũ cung, âm giai Piano mà toàn
là nốt đen, để làm thành âm nhạc ngũ cung. Tôi nghiên cứu thế thôi, chứ tôi
không phải đi nghiên cứu, học về lịch sử nước Pháp, âm nhạc nước Pháp, lịch sử
của các nhân tài nước Pháp, bởi vì cái đó tôi thấy không quan trọng bằng cái lề
lối làm việc của các ông. Ví dụ, như ông Debussy chẳng hạn.
BBC: Các đạo Phật, Lão, Nho có ảnh hưởng gì với âm nhạc
của ông hay không?
"Có lúc tôi vui, có lúc tôi buồn. Có lúc tôi chửi đổng. Lại có lúc tôi ngọt ngào. Đối với tôi không có quan trọng gì cả"
Cái đó giản dị lắm. Nền văn hóa Việt Nam thừa hưởng kết quả của đạo lý Á Đông
như là Khổng Giáo, Phật Giáo và Đạo Giáo. Do đó nhạc của tôi phù hợp dễ dàng với
thị hiếu của người dân Việt Nam. Còn những bản nhạc Mỹ, Tàu hay Pháp, dù hay đến
đâu chăng nữa, vẫn không vào được người Việt Nam. Bởi vì không phải của họ. Đó
là những tác phẩm là kết quả của thời đại Phong Kiến. Ví dụ thế kỷ thứ 16, 17 là
thế kỷ vàng son của nhạc cổ điển, phần nhiều các nhạc sỹ đều thoát thai từ ở
những lớp người quyền quý, phong kiến mà thôi. Còn đối với người Việt Nam, thì
người Việt Nam không nghe được.
BBC: Khi ông vô Nam năm 1954, ông đã muốn viết ca khúc
về những điều gì?
Tất cả các chuyện tôi ở miền Bắc hay ở miền Nam, hay tôi ở bên Mỹ, thì chỉ là
vì tôi thay đổi chỗ ở thôi. Cái đó là chuyện riêng tư mà không cần phải nói ra
đây. Nhưng chỉ biết rằng từ khi tôi bắt đầu soạn nhạc, thì tôi đã có ý thức là
âm nhạc là để “harmoniser l’homme et la société”. Âm nhạc thường thường dùng để
điều hợp lại xã hội và con người. Từ lúc đó đến bây giờ, tôi không thay đổi gì
cả. Có thể tôi ở chỗ này thì chính quyền đó như thế, tôi ở chỗ khác thì chính
quyền ở đó như khác, nhưng tôi không theo chính quyền đó. Tôi theo ý của tôi
thôi. Ý của tôi là thế này, nói cho đúng hơn, vấn đề là tôi chỉ muốn nước Việt
Nam thống nhất, không bị chia rẽ nữa. Có thế thôi.
BBC: Nhưng nhạc của ông cũng bám sát thời cuộc đúng
không?
Không thì làm sao mà tránh được. Thứ nhất, tôi có một bài hát mà tôi viết là
“tôi phải khóc, cười, theo mệnh nước nổi trôi”, là trong bài “Tình ca” của tôi
đó. Thế thì nươc tôi vui thì tôi vui, mà nước tôi buồn, thì tôi phải nói cái
buồn, thế thôi.
BBC: Sau Tết Mậu Thân, ông đã viết 10 bài gọi là “Tâm
phẫn ca” đúng không?
Không thì chuyện đó cũng lại nằm ở trong vấn đề tùy lúc. Có lúc tôi giận, tôi
làm “Tâm phẫn ca”. Có lúc không. Có lúc tôi lại làm những bài thường thôi. Thế
thôi.
BBC: Mục đích của ông khi viết những bài “Tâm phẫn ca”
là gì?
Lúc đó chiến tranh đã đến chỗ gần như là cao độ nhất. Nhiều người chết quá,
thì tôi phải nói lên. Tôi không ưa chiến tranh, có thế thôi. Cũng như ông Trịnh
Công Sơn cũng vậy, ông ấy cũng không thích chiến tranh.
BBC: Ông có thể nói gì về “Tục ca”?
"Nước Việt Nam đâu chỉ có một vấn đề. Nó nhiều vấn đề lắm"
Đó là những cảm xúc của tôi trước nhiều vấn đề. Nước Việt Nam đâu chỉ có một
vấn đề. Nó nhiều vấn đề lắm. Có lúc người ta nói tục lên, có lúc người ta nói
thanh. Hiểu không? Thì tôi phải theo người dân. Lúc đó ai cũng tức, cũng bực
mình cả, thì phải làm tục ca. Có thế thôi. Nhưng mà tôi phải đắn đo một tí là
tôi làm 10 bài tục ca thật đấy, nhưng tôi có phát hành. Ai muốn phê bình cái đó,
không có bài đó để phê bình, là vì tôi không phát hành. Những bài đó không bao
giờ xuất bản vì tôi không muốn.
BBC: Những bài đó có người hát không?
Bạn bè thì có người biết, nhưng mỗi người biết một bài, hai bài là cùng thôi.
Bài tục ca của tôi là 10 bài. Anh phải nghe đủ 10 bài thì anh mới phê bình
tôi.
BBC: Ông có thể giải thích chi tiết hơn về “Tâm phẫn
ca”, như trong đó có bài “Tôi không phải là gỗ đá,” ý của ông thực ra là
gì?
Tôi không phải là gỗ đá, có thế thôi. Tôi không thể coi cuộc đời, người ta
chết là người dưng nước lã, đâu có được. Người Việt Nam mà chết vì chiến tranh
thì làm chúng tôi cũng đau khổ lắm. Cũng như ông Trịnh Công Sơn thôi.
BBC: Ông đã trình diễn một số lần với ông Trịnh Công
Sơn?
Không, tôi không có bao giờ cả, nhưng tôi có đi hát chung với Khánh Ly.
BBC: Khi đi hát chung với Khánh Ly thì ông có cảm xúc
như thế nào?
Bà ta hát hay lắm. Bây giờ bà vẫn được nổi tiếng lắm. Thì đó cũng là tình
đồng nghiệp thôi, chứ không có gì khác. Có gì đâu mà phải quan trọng.
BBC: Theo tôi hiểu, ông đã viết “Tâm phẫn ca” sau Tết
Mậu Thân và sau đó thì vào Mùa Hè Đỏ lửa 1972, ông cũng đã viết một số bài nói
về Quân đội Cộng hòa phải không? Chẳng hạn như “Điệp khúc Trần Thế
Vinh”.
Thường thường các anh ở ngoại quốc hay dựa vào những mảnh sống của tôi để nói
về cái đó. Nhưng riêng tôi thì thấy là nó nằm chung ở trong sự nghiệp của tôi.
Có lúc tôi vui, có lúc tôi buồn. Có lúc tôi chửi đổng. Lại có lúc tôi ngọt ngào.
Đối với tôi không có quan trọng gì cả.
BBC: Ông có thể nói về kinh nghiệm của ông với mùa Hè
1972?
Đừng nhắc gì tới mùa Hè 1972 hay 1975 gì cả. Đối với tôi, thời gian là lúc
đó, cái humour của tôi, cái cảm xúc của tôi nó ra. Ngày hôm sau thì tôi quên
rồi. Thế thì anh nhắc cũng là vô ích.
BBC: Và ông cũng viết “Tình ca” vào năm 1972 đúng
không?
Bài đó là bài tôi phản đối sự chia đôi đất nước Việt Nam. Lúc đó là hội nghị
Geneve đã chia đôi đất nước Việt Nam. Mà tôi không đồng ý. Tôi đưa hình ảnh một
người lữ khách đi con đường, và đi đến đâu, dân chúng ca tụng người nghệ sỹ đi
nối lại lòng người và đất nước. Lúc đó đất nước bắt đầu gần như là bị chia rồi.
Lúc đó mới bắt đầu thôi, từ năm 1954 tới 1975 là 20 năm. Hai mươi năm đó, lúc
nào tôi cũng đau đáu trong lòng. Và tôi cũng thấy trường hợp vô lý quá.
Tại sao nước Việt Nam tự nhiên lại chia đôi ra như thế, lại bị người ta làm
cho cắt đôi ra như thế?
Thế nhưng khổ nhất là vấn đề cái lịch sử nó là như vậy mất rồi. Không riêng gì nước Việt Nam bị cắt đôi mà Triều Tiên, Đại Hàn, nước Đức cũng bị cắt đôi. Cái đó cho ta thấy rõ rang vấn đề là do tính cách lịch sử thôi.
Thế nhưng khổ nhất là vấn đề cái lịch sử nó là như vậy mất rồi. Không riêng gì nước Việt Nam bị cắt đôi mà Triều Tiên, Đại Hàn, nước Đức cũng bị cắt đôi. Cái đó cho ta thấy rõ rang vấn đề là do tính cách lịch sử thôi.
BBC: Âm nhạc Mỹ tràn vào Việt Nam những năm 1960, ông
nghĩ sao về nhạc Mỹ vào và nó ảnh hưởng tới nhạc Việt Nam ra sao?
Không, tôi không có ý nghĩ gi cả. Làm sao mà tôi ngăn cản không cho họ vào
được, dù rằng không bao giờ tôi muốn nước Việt Nam bị ảnh hưởng bởi nhạc Mỹ đâu,
nhưng làm sao tôi ngăn cản được? Việc làm của tôi là xưng tụng dân ca Việt
Nam.
BBC: Cảm xúc của ông khi từ Bắc vô Nam hồi năm 1954 như
thế nào?
Tôi chẳng thấy gì cả. Tôi chỉ thấy cuộc đời của tôi cũng giống như cuộc đời
của những người dân thường khác. Trước kia thì không có vợ, có con. Từ khi có vợ
có con thì phải có trách nhiệm với vợ con, thế thôi. Thế còn về việc tôi phải
thay đổi chỗ ở như vậy là vì phải tránh nạn chiến tranh. Nó đến nơi, thì nó
không cần biết là anh theo ai cả, mà chiến tranh đến là anh phải chạy thôi.
BBC: Ca khúc quan trọng nhất của ông là gì?
Nếu nói như vậy thì nó dài dòng quá. Thứ nhất là mỗi một bài hát nói thẳng ra
đâu có gì là quan trọng. Nó như là bông hoa, sớm nở tối tàn. Hát xong rồi, có
khi dân chúng họ quên ngay rồi. Họ cũng quên nữa, huống chi là tôi. Thế thì anh
hỏi những câu đó thì tôi cũng khó trả lời lắm.
BBC: Ông cũng thuộc phong trào du ca phải
không?
Lúc đó nhạc Việt Nam bị thương mại hóa, thành thử, tôi và một số anh em trẻ
thành lập ban nhạc, đi hát cho anh chị em sinh viên, học sinh nghe, để chống lại
phong trào thương mại hóa nhạc Việt. Du ca là đi hát du ca, đi hát mọi nơi, mà
không lấy tiền. Đi như là những người hát rong. Tôi đi hát luôn luôn đấy. Còn
nhiều những bức ảnh của tôi hát ở những nơi toàn học sinh, sinh viên nghe
thôi.
BBC: Phản ứng của sinh viên như thế nào?
Họ thích lắm, bởi tự nhiên họ được nghe những bài nhạc mà không phải là nhạc
thương mại. Nhạc thương mại lúc đó nó tầm thường lắm. Nó cũng chỉ có anh yêu em,
em yêu anh thôi. Không có những trường hợp sâu sắc như những bản nhạc mà chúng
tôi muốn dựng lên.
BBC: Ông có thể nêu một bài là ví dụ của phong trào Du
ca?
Nhiều lắm, “Trả lại tôi tuổi trẻ”, tuổi trẻ lúc bấy giờ cũng bị người ta mê
hoặc. Tôi phải làm bài hát “Trả lại tôi tuổi trẻ”. Nhiều lắm, rồi “Mùa đông du
ca”, toàn những bản nhạc hay.
Mời quý vị đón theo dõi phần II, cũng là phần cuối của cuộc phỏng vấn với
nhạc sỹ Phạm Duy, ở phần này ông nói về giai đoạn ông vượt biên sang Hoa Kỳ,
cùng các biến cố chiến tranh đã ăn sâu trong sự nghiệp âm nhạc của ông như cuộc
di cư Bắc Nam, mùa hè Đỏ Lửa, biến cố 1975, trở về quê hương và nhiều sự kiện
khác.
Phạm Duy: 'Tôi về đây là vì tôi yêu nước'
Cập nhật: 03:27 GMT - thứ
tư, 19 tháng 12, 2012
Nhạc sỹ Phạm Duy kể lại những biến cố trong cuộc đời mà ông đã
trải qua, từ cuộc di cư từ Bắc vào Nam, các sự kiện Mùa Hè đỏ lửa, tháng 4/1975
và chuyến vượt biên lênh đênh qua Hoa Kỳ của ông.
Trong phần II của cuộc trao đổi với BBC, chương trình Bấm
Your World, ông cũng dành thời gian nói
về quan điểm sống, quan niệm sáng tác, về kỷ niệm của nhiều ca khúc và đặc biệt
nói về chuyến trở về Việt Nam sau hàng chục năm sống ở xứ người. Các bài liên quan
Chủ đề liên quan
Cũng vất vả lắm, nhưng cũng xong rồi. Đầu tiên tôi cũng không đi đâu được cả, bởi vì lúc đầu chỉ có 250.000 người Việt Nam ở rải rác khắp nơi, nhưng rồi nó lên đến 2 triệu người, thì tôi đi hát cho những người đó nghe.
BBC: Ông ở Philippines bao nhiêu lâu trước khi đến Mỹ?
Ở trong trại tị nạn hồi đó, đáng lý ra tôi phải đi ra ngoài ngay. Nhưng tại vì lúc đó tôi bị kẹt vì mấy người con còn ở lại. Thành ra tôi cũng nán lại. Nhưng hình như chỉ ở độ 3 hay 4 tháng thôi. Đi sang bên đó vào đầu tháng Năm, thì vào tháng Tám, tháng Chín thì tôi ra khỏi trại.
BBC: Và khi ông tới Mỹ thì có vấn đề gì không?
Không, không có vấn đề gì. Tôi không có coi cái gì là quan trọng cả. Tất cả giản dị lắm.
BBC: Khi đi Mỹ thì ông có tâm trạng như thế nào, ông có buồn không?
Đi Mỹ, phải đi Mỹ, thì vừa buồn, vừa vui. Buồn là vì phải bỏ nước ra đi, mất luôn cả mấy cái nhà nữa. Nhưng đi thì cũng là cơ hội để mình đi xem quốc tế, thế giới ra sao, lại vui.
BBC: Khi đi Mỹ, ông xuất bản cuốn “Musics of Vietnam” ra sao và việc biểu diễn âm nhạc của ông ở Mỹ thế nào?
Cái đó tôi viết lâu rồi, nhưng khi sang tới Mỹ, lúc đó mới kịp in ra. Cuốn “Musics of Vietnam” tôi viết từ lâu. Tôi đi gần như khắp nước Mỹ. Khổ nỗi là lúc đó tôi đã già rồi, đã trên 50 tuổi rồi, không đủ sức khỏe để đi nhiều thôi. Nhưng tôi sang bên đó, thì tôi đi hát chung với những người nhạc sỹ, ca sỹ Mỹ. Và đồng thời gia đình tôi cũng có mấy người đi hát với tôi. Hồi đó Khánh Ly cũng đi hát chung trong nhóm của chúng tôi. Chúng tôi vẫn đi luôn.
BBC: Thời gian ông đi Philippines, ông đã viết “Tị nạn ca”, “Nhục ca” đúng không?
Những bài đó là bài soạn ra trong lúc hoảng hốt, không nên nhắc đến. Tôi quên rồi.
BBC: Khi ông về lại Việt Nam, phản ứng của chính quyền thế nào, có vấn đề gì không?
"Đi Mỹ, phải đi Mỹ, thì vừa buồn, vừa vui. Buồn là vì phải bỏ nước ra đi, mất luôn cả mấy cái nhà nữa. Nhưng đi thì cũng là cơ hội để mình đi xem quốc tế, thế giới ra sao, lại vui"
BBC: Còn phản ứng của mọi người nói chung ra sao?
Rất tốt. Là vì khi tổ chức một đêm “Ngày trở về” ở Hà Nội, thì tất cả các ca sỹ thượng thặng đều tham gia hết.
BBC: Cảm xúc của ông khi trình diễn “Phạm Duy – Ngày trở về” ở Nhà hát lớn như thế nào?
Tôi rất mừng vì bao nhiêu năm nay, tôi tưởng người Việt Nam không ai còn hát nhạc của tôi nữa. Tôi về, tôi thấy là họ vẫn hát nhạc của tôi như thường. Vui lắm. Tôi còn nhớ là lúc còn trẻ, tôi làm bài “Nhạc tuổi xanh”. Trong đó có một câu là “Đường ta, ta cứ đi”, thì bây giờ thì “Đường về, ta cứ về thôi.” Giản dị. Hồi đó tôi cũng thấy bình thường thôi. Tôi đã đứng hát trên sân khấu Nhà hát lớn cách đây gần 60 năm rồi. Bây giờ tôi trở lại, tôi cũng vui chứ. Chỉ có vấn đề là hát không có hay như ngày xưa thôi, dở lắm.
BBC: Được biết là chỉ có 10% bài hát của ông được cho phép ở Việt Nam, cái này đúng không?
Đúng rồi, nước nào người ta cũng có những quy định về vấn đề cho phép hay không cho phép. Nói cho đúng ra, sở dĩ tôi chỉ có 1/10 sáng tác của tôi thôi, là cũng giản dị là vì tôi không đứng ra xin phép. Nếu tôi xin phép, có thể họ cũng cho ra đấy. Nhưng ở đây phải xin phép mới được. Thế thôi, không có gì khó cả. Rất giản dị. Những người ngoài thấy là hơi bất bình là vì tại sao tôi nhiều bài như vậy mà chỉ cho tôi có 100 bài thôi. Nhưng khổ nhất vấn đề là tôi phải đứng ra tôi xin thêm thì người ta mới cho chứ. Không xin thì người ta không cho.
BBC: Ông có không băn khoăn gì về chuyện phép tắc đó không?
Tôi nói rằng tôi về đây, cứ hát một bài của tôi là cũng xong rồi. Đừng nói là được hát 100 bài. Tôi về đây không phải là tôi đi tìm danh vọng, hay tôi tìm đồng tiền kinh tế. Không phải. Tôi về đây là vì tôi yêu nước thôi. Mà tôi phải về vì người già nào cũng muốn chết ở quê hương của mình, thế thôi.
BBC: Ông có viết một số bài gọi là “Hương ca” nói về cảm xúc của ông khi về nước đúng không?
Đúng, những bài đó là tâm tình của tôi đấy. Lúc tôi về nước, tôi làm 10 bài hương ca. Nhưng mới xin phép được 5 bài thôi. Bởi vì tôi chỉ mới xin phép 5 bài thôi. Ví dụ như bài “Hương rừng Cà Mau”. Đây là bài thơ của một thi sỹ tên là SơnNam. Tôi làm một bài để xưng tụng những người đầu tiên đi khai phá miềnNam.
'Đang xin phép'
BBC: Trước đây ông có một trường ca rất nổi tiếng là “Mẹ Việt Nam,” tác phẩm này có được phép không?
“Mẹ Việt Nam” và “Trường ca Miền Nam” là hai bài đang xin phép. Cũng mới gửi đi xin phép, thành ra không thể nói gì hơn được nữa. Nếu mà được thì càng tốt, bởi vì những bài đó xưng tụng sự thống nhất của đất nước và con người.
BBC: Ngoài bài “Mẹ Việt Nam”, cũng có bài “Việt Nam, Việt Nam”, Việt Kiều ở Mỹ nghĩ gì về bài đó?
"Người Việt Nam ở Mỹ, hay đi hải ngoại rồi, muốn nghĩ gì thì nghĩ, tôi không quan tâm"
BBC: Ông viết “Mẹ Việt Nam” năm 1965, tại sao lúc đó ông lại muốn viết bài này?
Đầu tiên nước Việt Nammình sinh ra là một nước theo chế độ mẫu hệ. Tức là xưng tụng người đàn bà nhiều hơn. Tôi cũng dựa vào cái đó để tôi nói về lịch sử ViệtNam. Lịch sử Việt Namthì cũng có những lúc chia rẽ nhau như thời Trịnh – Nguyễn phân tranh chẳng hạn. Thế nhưng cũng có thời họ thống nhất. Nước Việt Nam mình đã có thời kỳ chia cắt, thì phải có lúc thống nhất thôi.
BBC: Có người nói ông có công lớn với âm nhạc Việt Nam, ông nghĩ sao?
Không, không nói công với tội gì cả. Tôi sợ những cái đó. Ai khen tôi hay ai chê tôi, tôi đều sợ cả. Vì tôi làm việc cũng như người làm ruộng thôi. Làm ruộng thì phải cấy lúa, làm nhạc thì phải đánh đàn, giản dị thế thôi.
BBC: Có một số bài chưa nói tới như “Gánh lúa.”
Ô, bài ấy hay lắm. Bài ấy vui lắm. Bài ấy là bài cuối cùng của tôi làm trong khi còn ở Kháng chiến. Bài ấy tôi diễn tả một đoàn người nông dân đi gánh lúa để nuôi lính, nuôi quân. Hay lắm. Khi tôi hát bài dân ca, thì cũng có khi có những người hát thay tôi bài “Gánh lúa”. Nếu tôi không nhầm, thì tôi giữ được nhiều “versions” của những người này, người họ hát. Họ hát hay lắm, rất ViệtNam.
BBC: Rất nhiều ca sỹ đã trình bày các bài hát của ông, ông nghĩ gì về họ?
Nhiều lắm. Thái Thanh suốt đời hát nhạc của tôi. Còn Khánh Ly cũng hát. Ai cũng hát hết, những người nhạc sỹ già đó. Còn những người nhạc sỹ trẻ như Tấn Minh hay Đức Tuấn hay Mỹ Linh cũng đều hát nhạc của tôi hết. Tất nhiên là họ hát những bài đã được phép. Nước nào cũng có quy luật của nó chứ. Anh làm sao đi quá luật được.
BBC: Từ đầu 1960 so với Tết Mậu Thân, thì nhạc của ông có thay đổi không?
Cái đó thì phải để người khác người ta phê bình, chứ tôi không biết. Tôi chỉ biết làm thôi. Đại khái như bài nhạc của tôi làm hôm nay nó khác với bài trước như thế nào, thì tôi chịu chết (không thể biết được). Tôi không thể giải thích được. Người khác giải thích hộ tôi.
BBC: Nhưng có một số bài nói về thiên nhiên vào những năm 1950 và đầu 1960, như là bài ca “Sao” và “Chiều về trên sông”, ông có thể nói gì về quan hệ thiên nhiên và âm nhạc?
Lúc đó là lúc tôi bỏ qua trường hợp nhìn vào đất nước Việt Nam. Tôi muốn nhìn vào cuộc đời nhiều hơn. Tôi nói những câu chuyện về “Bài ca sao”, “Bài ca Trăng”, thì nó vượt ra khỏi nước Việt Nam rồi.
BBC: Từ năm 1954-1975 ở miền Nam, không khí âm nhạc thời đó như thế nào?
Tôi không nhớ được, quên rồi. Thời cuộc của Việt Nam thay đổi nhiều quá, thành ra tôi cũng quên mất.
BBC: Nhưng khi ông hát “Tâm phẫn ca”, sinh viên nghe thì họ thấy sao?
Cái đó thì họ phải thích chứ. Bởi vì cái đó cũng nói lên được lòng căm giận của họ cũng như của tôi, là vì chiến tranh kéo dài quá.
BBC: Về âm nhạc mà ông đã sáng tác sau khi về Việt Nam năm 2005, ông có thể nói về trường ca về “Minh họa Kiều”?
Trong “Hương ca” nó nói gì? Nó nói về tình yêu nước. Mà yêu nước của Việt Nam nay nó khác với yêu nước của ngày xưa rồi. Ngày xưa tôi làm bài “Tình hoài hương” là vào 1950, thì cái đẹp của đất nước nó khác cái đẹp của bây giờ. Ví dụ như là ngày xưa còn có những người đàn bà con gái răng đen, và đồng thời ăn mặc quần áo nâu. Bây giờ người con gái, anh đi về vùng quê anh coi, họ mặc hoàn toàn giống như những người mới, chứ không phải như người cũ nữa. Vậy thì tình cảm của tôi cũng phải khác đi.
BBC: Ông chọn một bài thơ để phổ nhạc như thế nào, ông có thể cho một vài ví dụ?
Tại sao tôi chọn bài thơ của ông Hoàng Cầm, là vì lúc đó ông Hoàng Cầm là nhà vô địch của những bài thơ kháng chiến. Tại sao tôi lại phổ thơ của ông Phạm Thiên Thư, là vì lúc đó, ông Phạm Thiên Thư đưa ra những loại nhạc lúc đó gọi là “Đạo ca”, là những cái mới hết. Ông Nguyễn Tất Nhiên là những bài ca ngộ nghĩnh, vui vẻ. Tôi chỉ có thể nói thế được thôi, còn đi vào chi tiết, không thể nói được.
BBC: Còn các bản “Tị nạn ca” thì sao?
“Tị nạn ca” là những bản nhạc nói chung về những vấn đề những năm không còn ở trong nước nữa. Đó là tị nạn chứ gì. Thế nhưng xong rồi thì tôi thấy là nó là những bản nhạc hơi “ảo ảnh quê hương”, chứ không phải là bản nhạc thật. Ngồi ở Bridgeway City mơ tưởng đến cánh đồng Việt Nam, thì nó hơi vô duyên quá (non-sense). Sau tôi quyết định tôi không nhắc đến nữa.
BBC: Giáo sư Trần Văn Khê sẽ viết về những tác phẩm nào của ông không?
Tôi không biết, chỉ biết là ông ấy đã viết được trên 100 trang rồi.
BBC: Ông là người rất nhạy về công nghệ, nhất là ứng dụng cho âm nhạc, ông đã sản xuất một CD đầu tiên ở Mỹ. Ông có thể nói gì về chuyện này?
Giản dị thôi, ngày xưa, tôi đi học ở trường Kỹ nghệ thực hành, thành ra những cái gì thuộc về vấn đề kỹ thuật, tôi thích lắm. Khi có được thời đại computer, năm 1982 là lúc computer ra đời, thì tôi vội vàng học ngay rồi. Từ đó tới nay, tôi áp dụng vào trong sáng tác nhạc, thì rất tốt. Nếu tôi không đi học được kỹ thuật, thì tôi không hiểu biết được kỹ thuật mới. Tôi nghĩ là tôi may mắn hơn những người khác là tôi thấy ngay được cái hay, cái ích lợi của computer và tôi dùng nó ngay.
BBC: Ông biết gì về phong trào “Hát cho đồng bào tôi nghe”? Âm nhạc của phong trào này khác gì với nhạc của ông?
Không, tôi không làm loại đó. Cái loại đó của người khác làm. Ông Tôn Thất Lập thì phải. Không phải tôi. Tôi không biết. Tôi không được nghe những bài đó. Tôi có biết là ông ấy có làm những bài hát là “Hát cho đồng bào nghe”, nhưng tôi không có ở trong tay để biết là bài đó ra sao. Tôi không dám phê bình.
'Sức mấy mà buồn'
BBC: Âm nhạc ở miền Nam Việt Nam ngày xưa có rất nhiều luồng, quan hệ giữa chúng ra sao?
BBC: Mục đích nhạc của ông những năm 1960 là gì?
Vẫn là con đường cũ tôi đi theo. Tức là vấn đề “khóc, cười theo mệnh nước”, lúc nào nước vui, thì tôi cười, thế còn lúc nào nước buồn thì tôi khóc.
BBC: Có sự kiện nào trong lịch sử làm cho ông buồn?
Không bao giờ tôi buồn cả, bởi vì tôi có bài hát gọi là “Sức mấy mà buồn”. Không bao giờ tôi buồn cả. Buồn làm gì, vô ích. Nếu có buồn, thì cũng chỉ buồn đại khái thôi, nói cho nó vui thôi chứ, không bao giờ tôi bị buồn cả.
BBC: Nhưng có một số bài buồn như là “Ngậm ngùi”?
“Ngậm ngùi” thì đâu có buồn. Đó là một bài hát an ủi. Ông ta làm thơ như vậy để khuyên mọi người trở về với đời sống bình thường thôi. Thì đó là an ủi nhau thôi chứ không có gì mà buồn.
BBC: Bài “Quê nghèo” chẳng hạn?
“Quê nghèo” thì thực sự là buồn. Đó là bởi vì chiến tranh. Tôi làm bài “Quê nghèo” đó là người ở quê là người dân nghèo, đói nhất ViệtNam, lại còn bị chiến tranh nữa. Thì tôi diễn tả đó thôi.
BBC:Bài “Quê nghèo” thì ông diễn tả điều gì?
“Tôi không xa kinh kỳ sáng chói”, có những ông già “Cày bừa thay trâu” thì khổ quá. Đó là một bài mà nhiều người Việt Nam rất cảm động, rất thích, là bởi vì tôi nói được những cái đó lên.
Thêm về tin này
Các bài liên quan
http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/2012/12/121219_phong_van_pham_duy_phan_2.shtml
Chủ nhật, 27/01/2013
Chủ nhật, 27/01/2013
Tin tức / Việt Nam
Hai nhà thơ ở Mỹ nhớ nhạc sĩ Phạm Duy
Tin liên hệ
- Việt Nam ký hợp đồng xây nhà máy lọc dầu 9 tỉ đôla
- Việt Nam kỷ niệm 40 năm Hiệp định Hòa bình Paris
- Người Việt dùng nhiều hình thức để bày tỏ sự chống đối Trung Quốc
- Blogger Tạ Phong Tần được đề cử Giải thưởng Báo chí 2013 của 'Index on Censorship'
- Người trẻ nghĩ gì về án tù của 14 thanh niên Công giáo?
Chủ nhật, 27 tháng 1, Phạm Duy, nhạc sĩ được nhiều thế hệ người Việt mến mộ, đã qua đời tại Sài Gòn sau thời gian nằm bệnh viện, thọ 92 tuổi.
Cung Trầm Tưởng, Saint Paul, Minnesota
Từ Saint Paul, thủ phủ của tiểu bang Minnesota Hoa Kỳ, thi sĩ Cung Trầm Tưởng, người có nhiều bài được Phạm Duy phổ nhạc; trong đó có Tiễn Em, Mùa Thu Paris…nhớ lại thời gian trước 1975:
“Khi còn ở Việt Nam tôi có nhiều sinh hoạt văn nghệ với anh Phạm Duy, và nhất là chiều chiều chúng tôi hay ngồi ở La Pagode, nơi tụ tập của văn nghệ sĩ, chính trị gia, doanh nhân Việt Nam Cộng Hòa.”
Về tính tình của Phạm Duy, nhà thơ Cung Trầm Tưởng cho biết:
“Anh Phạm Duy có tài lắm, có nhiều người nói anh kiêu ngạo, nhưng anh rất khiêm tốn với những người bạn thân thiết, trong đó may mắn có tôi.”
Khi nhà thơ sang định cư tại Hoa Kỳ năm 1993, nhạc sĩ đích thân đến thăm. Từ khi nhạc sĩ về Việt Nam thì hầu như Tết nào cũng gọi điện thoại chúc Tết thi sĩ. Tháng 7 năm ngoái, khi nhà thơ ra mắt tập thơ ở Nam Cali thì từ Việt Nam nhạc cũng gọi điện thoại sang chúc mừng ngay trong buổi ra mắt sách:
“Tôi không ngạc nhiên nhưng tôi xúc động vô cùng bởi ở ngoài đời, anh Phạm Duy với tôi là hai người bạn chung thủy về mặt tình cảm. Riêng cá nhân tôi có nhiều kỷ niệm đẹp với anh, đặc biệt nhờ anh phổ nhạc thơ của tôi mà tên tuổi của tôi được phổ biến rộng rãi ở Việt Nam và các nước.
Cách đây 20 năm, anh Phạm Duy có đến nhà tôi ở Saint Paul, anh có thổ lộ với nhà tôi và tôi nghe được là như thế này: ‘Chị Tưởng ạ, tôi thế nào cũng phải chết ở quê hương vì tôi thấy mình phải trở về với đất tổ.’
Bây giờ thì ít nhất ý nguyện của anh đã thành đạt.”
Hoàng Song Liêm, Fairfax, Virginia
Nhà thơ cựu Trung tá Không quân Việt Nam Cộng Hòa này nói rằng khi còn làm Trưởng Phòng Tâm Lý Chiến, một vài người con của nhạc sĩ Phạm Duy phục vụ trong ban văn nghệ của ông:
“Tôi có cơ may được biết ba cây cổ thụ của làng âm nhạc Việt Nam, Văn Cao, Phạm Duy và Trịnh Công Sơn, nhưng Phạm Duy là người tôi rất gần, đặc biệt ông đã gửi mấy người con ông vào Không quân; Duy Quang, Duy Minh, và Duy Cường.
Khi nhạc sĩ nói với tôi: "Tôi đẻ chúng nó ra và nay chúng nó nằm trong quyền sinh sát của ông’; tôi bèn trả lời ‘Dạ không, tôi phải dành cho chúng sự chú ý đặc biệt chứ."
Ai cũng phải công nhận Phạm Duy là một thiên tài. Ông sáng tác rất nhanh, đặc biệt trong Không quân, trong những trường hợp tử vong đặc biệt, ông đã sáng tác những bài như Phạm Phú Quốc, Trần Thế Vinh, và ông cũng đề nghị với tôi sáng tác một bài riêng cho Không Quân Việt Nam.
Khi tôi về Việt Nam đến thăm ông ở phòng trà Lam Sơn, ông bảo các con ra chào chú Liêm, nói tóm lại tôi với ông cũng như người trong gia đình.
Tôi rất quý mến ông. Nghe tin ông ra đi tôi vẫn còn bàng hoàng mặc dù ông đã trên 90.”
Cung Trầm Tưởng, Saint Paul, Minnesota
Từ Saint Paul, thủ phủ của tiểu bang Minnesota Hoa Kỳ, thi sĩ Cung Trầm Tưởng, người có nhiều bài được Phạm Duy phổ nhạc; trong đó có Tiễn Em, Mùa Thu Paris…nhớ lại thời gian trước 1975:
“Khi còn ở Việt Nam tôi có nhiều sinh hoạt văn nghệ với anh Phạm Duy, và nhất là chiều chiều chúng tôi hay ngồi ở La Pagode, nơi tụ tập của văn nghệ sĩ, chính trị gia, doanh nhân Việt Nam Cộng Hòa.”
Về tính tình của Phạm Duy, nhà thơ Cung Trầm Tưởng cho biết:
“Anh Phạm Duy có tài lắm, có nhiều người nói anh kiêu ngạo, nhưng anh rất khiêm tốn với những người bạn thân thiết, trong đó may mắn có tôi.”
Khi nhà thơ sang định cư tại Hoa Kỳ năm 1993, nhạc sĩ đích thân đến thăm. Từ khi nhạc sĩ về Việt Nam thì hầu như Tết nào cũng gọi điện thoại chúc Tết thi sĩ. Tháng 7 năm ngoái, khi nhà thơ ra mắt tập thơ ở Nam Cali thì từ Việt Nam nhạc cũng gọi điện thoại sang chúc mừng ngay trong buổi ra mắt sách:
“Tôi không ngạc nhiên nhưng tôi xúc động vô cùng bởi ở ngoài đời, anh Phạm Duy với tôi là hai người bạn chung thủy về mặt tình cảm. Riêng cá nhân tôi có nhiều kỷ niệm đẹp với anh, đặc biệt nhờ anh phổ nhạc thơ của tôi mà tên tuổi của tôi được phổ biến rộng rãi ở Việt Nam và các nước.
Cách đây 20 năm, anh Phạm Duy có đến nhà tôi ở Saint Paul, anh có thổ lộ với nhà tôi và tôi nghe được là như thế này: ‘Chị Tưởng ạ, tôi thế nào cũng phải chết ở quê hương vì tôi thấy mình phải trở về với đất tổ.’
Bây giờ thì ít nhất ý nguyện của anh đã thành đạt.”
Hoàng Song Liêm, Fairfax, Virginia
Nhà thơ cựu Trung tá Không quân Việt Nam Cộng Hòa này nói rằng khi còn làm Trưởng Phòng Tâm Lý Chiến, một vài người con của nhạc sĩ Phạm Duy phục vụ trong ban văn nghệ của ông:
“Tôi có cơ may được biết ba cây cổ thụ của làng âm nhạc Việt Nam, Văn Cao, Phạm Duy và Trịnh Công Sơn, nhưng Phạm Duy là người tôi rất gần, đặc biệt ông đã gửi mấy người con ông vào Không quân; Duy Quang, Duy Minh, và Duy Cường.
Khi nhạc sĩ nói với tôi: "Tôi đẻ chúng nó ra và nay chúng nó nằm trong quyền sinh sát của ông’; tôi bèn trả lời ‘Dạ không, tôi phải dành cho chúng sự chú ý đặc biệt chứ."
Ai cũng phải công nhận Phạm Duy là một thiên tài. Ông sáng tác rất nhanh, đặc biệt trong Không quân, trong những trường hợp tử vong đặc biệt, ông đã sáng tác những bài như Phạm Phú Quốc, Trần Thế Vinh, và ông cũng đề nghị với tôi sáng tác một bài riêng cho Không Quân Việt Nam.
Khi tôi về Việt Nam đến thăm ông ở phòng trà Lam Sơn, ông bảo các con ra chào chú Liêm, nói tóm lại tôi với ông cũng như người trong gia đình.
Tôi rất quý mến ông. Nghe tin ông ra đi tôi vẫn còn bàng hoàng mặc dù ông đã trên 90.”
http://www.voatiengviet.com/content/hai-nha-tho-o-my-tuong-nho-pham-duy/1591875.html
Chủ nhật, 27/01/13
27/01/13
Chủ nhật, 27/01/13
Nhạc sĩ Phạm Duy qua đời
Ở tuổi 93, nhạc sĩ Phạm Duy ra đi, để lại di sản sáng tác
đồ sộ cùng tình yêu trọn đời dành cho âm nhạc.
Phạm Duy cười hạnh phúc
trong đêm 'Tạ ơn đời'
Ca sĩ Duy Quang qua đời tại Mỹ
Bạn bè, gia đình tiễn Duy Quang về nơi yên nghỉ
Ca sĩ Duy Quang qua đời tại Mỹ
Bạn bè, gia đình tiễn Duy Quang về nơi yên nghỉ
14h30 chiều 27/1, nhạc sĩ Phạm Duy mất tại bệnh viện 115, TP HCM
sau 3 ngày nhập viện cấp cứu. Hiện người nhà ông đang làm thủ tục để chuyển thi
hài người nhạc sĩ tài hoa về nhà lo an táng. Chăm
sóc ông những ngày cuối đời có con trai Duy Cường luôn túc trực cùng với một vài
người thân. Phút lâm chung, ông cũng ra đi
trong vòng tay người thân, gia đình và bạn bè.
Từ Pháp
liên lạc về, Đức Tuấn khóc: "Tôi coi Phạm Duy như một người ông. Ông ra đi mà
tôi không có bên cạnh. Thật buồn". Anh cũng chia sẻ cảm xúc trên facebook: "Nghìn trùng xa cách, Ông đã đi rồi..... Con xa quá không gặp
được Ông lần cuối. Xin kính chúc nhạc sĩ Phạm Duy yên
giấc. Một cuộc phiêu lưu mới Ông đang bắt đầu. Con sẽ hát mãi những bài hát của
Ông cho một thế hệ mới".
Nhạc sĩ Phạm Duy tại cuộc giao lưu mừng sinh nhật ông với chủ đề "Tạ ơn đời" diễn ra từ ngày 5 đến ngày 18/10. Chặng cuối cùng của "Tạ ơn đời" khép lại vào ngày 18/10/2012 tại Phòng trà Da Vàng, TP HCM với ca sĩ: Cẩm Vân, Đức Tuấn, Quang Linh, Thanh Thúy, Xuân Phú... Tâm sự trong đêm này, Phạm Duy cho biết, ông rất hạnh phúc khi ở tuổi 93 vẫn cảm thấy trẻ trung và những nhạc phẩm mình sáng tác sống được theo thời gian, được các ca sĩ trẻ chọn hát. Ảnh: Lý Võ Phú Hưng. |
Nhạc sĩ nổi danh qua đời chỉ hơn một tháng sau khi con
trai cả Duy Quang của ông mất
ở tuổi 62. Trước đó người nhà giấu tin Duy Quang mất vì sợ Phạm Duy
buồn và ảnh hưởng đến sức khỏe vốn đã rất yếu của ông. Nhưng khi biết tin, Phạm
Duy không quá đau buồn. Ông tâm sự với nữ danh ca Ánh Tuyết, ông biết con trai
bệnh và sẽ không qua khỏi nên đã chuẩn bị sẵn tâm thế để đón nhận. Nhạc sĩ Phạm
Duy cảm thấy được an ủi hơn khi con trai mất trong
tình cảm yêu thương của khán giả, bạn bè và người thân.
Tuổi cao sức yếu, thời gian qua Phạm Duy vài lần vào viện cấp
cứu rồi lại ra viện khi sức khỏe có dấu hiệu phục hồi. Khoảng 2 tuần trước khi
qua đời, ông còn có thể đi dạo được. Những người gần gũi ông giai đoạn cuối đời
đều nhận xét, ông luôn thể hiện sự lạc quan, yêu đời, yêu người, yêu cuộc sống
như chính âm nhạc của mình. Khoảng một tuần trước khi mất, ông còn trao đổi thư
từ qua email với ca sĩ Ánh Tuyết để góp ý cho chị về việc thực hiện những album
nhạc của ông mà nữ danh ca đã ấp ủ kế hoạch từ lâu.
Cuối tháng 12/2012, nữ ca sĩ Ánh Tuyết thực hiện đêm nhạc Phạm Duy để quyên tiền ủng hộ người nhạc sĩ tài hoa mà chị yêu quý khi ông đang nằm cấp cứu. Sau đêm diễn, Ánh Tuyết mang số tiền nhỏ đến biếu ông. |
Sau 14 ca khúc được cấp phép biểu diễn vào tháng 4/2012 như:
Mùa thu chết, Giọt mưa trên lá, Tạ ơn đời, Tiễn em, Đi đâu cho thiếp theo
cùng… gần đây nhất, một loạt ca khúc khác của Phạm Duy tiếp tục được cấp
phép trở lại, gồm có: Mẹ ta, Mẹ xinh đẹp, Mẹ chờ mong, Lúa mẹ, Nước mắt rơi,
Những gì sẽ đem theo về cõi chết, Phố buồn, Tiếng hát trên sông Lô, Viễn du,
Xuân nồng, Biển khúc, Em hát, Khúc ru tình, Nỗi nhớ vô thường, Tình qua tin
nhắn...
Phạm Duy sinh ngày 5/10/1921 tại Hà Nội, tên thật là Phạm Duy
Cẩn. Ông là nhạc sĩ, ca sĩ, nhà nghiên cứu nhạc của Việt Nam. Ông được coi là
một trong những nhạc sĩ lớn của nền tân nhạc với số lượng sáng tác đồ sộ, đa
dạng về thể loại, trong đó có những bài đã trở nên rất quen thuộc với người
Việt. Ngoài sáng tác, Phạm Duy còn có nhiều công trình khảo cứu về âm nhạc Việt
Nam có giá trị. Ông cũng từng giữ chức giáo sư nhạc ngữ tại trường Quốc gia Âm
nhạc Sài Gòn.
Từ sau năm 1975, ông sang Mỹ sống và định cư. Năm 2005, ông về Việt Nam sống an hưởng tuổi già. Tang lễ nhạc sĩ Phạm Duy được tổ chức tại tư gia ở Lê Đại Hành, phường 3, Quận 11, TP HCM. Lễ nhập quan diễn ra lúc 9h ngày 28/1, lễ động quan lúc 6h ngày 3/2. Nhạc sĩ Phạm Duy sẽ yên nghỉ tại Hoa viên Nghĩa trang Bình Dương.
Từ sau năm 1975, ông sang Mỹ sống và định cư. Năm 2005, ông về Việt Nam sống an hưởng tuổi già. Tang lễ nhạc sĩ Phạm Duy được tổ chức tại tư gia ở Lê Đại Hành, phường 3, Quận 11, TP HCM. Lễ nhập quan diễn ra lúc 9h ngày 28/1, lễ động quan lúc 6h ngày 3/2. Nhạc sĩ Phạm Duy sẽ yên nghỉ tại Hoa viên Nghĩa trang Bình Dương.
Thoại Hà - Hoàng
Dung
218,748
27/01/13
Nghệ sĩ Việt ngậm ngùi tiếc nhớ Phạm Duy
Ánh Tuyết bùi ngùi vì không kịp ra đĩa nhạc tặng Phạm Duy
còn Tùng Dương buồn đến nỗi ngừng ngang công việc thu âm anh đang làm khi nghe
nhạc sĩ tài hoa qua đời.
Ánh Tuyết: "Buồn khi không kịp mang đĩa
đến tặng ông!"
Từ khi học lớp 3, lớp 4 tôi đã biết hát và yêu nhạc Phạm Duy.
Ngày ấy, tuy chưa hiểu hết ý nghĩa của những ca khúc như Tình hoài hương,
Đưa em tìm động hoa vàng, Ngày xưa Hoàng Thị, Áo anh sứt chỉ đường
tà... tôi đã say mê và ngấm vào lòng những giai điệu trữ tình ấy. Ngày đó,
ở quê, tôi còn được mọi người gọi với nickname là "Tình hoài hương" vì còn bé tý
mà đã thể hiện thành công nhạc phẩm này.
Ánh Tuyết thăm Phạm Duy ngày ông nằm cấp cứu ở bệnh viện cách đây không lâu. |
Trên con đường âm nhạc của mình, tôi dành cho Phạm Duy sự kính
trọng, yêu mến gia tài âm nhạc đồ sộ mà ông để lại. Trong nhạc Phạm Duy có tình
yêu quê hương, yêu đất nước, cuộc sống... nhưng nhiều nhất là sự đa tình - tình
yêu đôi lứa.... thứ tình yêu duyên dáng, mặn mà, rất Việt Nam mà hiện đại.
Từ lâu tôi đã ấp ủ thực hiện album nhạc riêng về nhạc sĩ Phạm
Duy. Nhưng do thời gian, do bận bịu và nhiều yếu tố khách quan, đến gần đây tôi
mới có thể bắt tay vào thực hiện. Những ngày cuối đời, ông đều giữ sự vui vẻ,
lạc quan và rất vui khi mỗi khi tôi ghi âm được bài hát nào đó gửi qua email cho
ông nghe. Tôi rất buồn khi chưa kịp hoàn thành bộ 3 album này để đến khoe với
ông như mong muốn.
Cẩm Vân: "Ông ra đi để lại mất mát lớn cho nền âm
nhạc!"
Nhạc sĩ Phạm Duy qua đời là một mất mát lớn của nền tân nhạc
Việt Nam. Tôi nhớ tiếc vừa ở góc độ một người ca sĩ thể hiện nhạc phẩm của ông
vừa như một khán giả yêu thích các ca khúc của Phạm Duy. Chỉ cần nhìn vào gia
tài hàng nghìn sáng tác của ông, mà phần lớn đều hay, đều đi vào lòng người nhờ
vào sự hòa quyện giữa nét hiện đại và truyền thống, mới thấy được sức làm việc
đáng nể cũng như sự đóng góp rất lớn của ông cho âm nhạc Việt.
Ca khúc của ông, dù sáng tác hay phổ thơ, đều tinh tế, tài hoa
về giai điệu, truyền thống ra truyền thống, hiện đại ra hiện đại. Trong số các
sáng tác ấy, tôi yêu nhất là bài hát Áo anh sứt chỉ đường tà. Mỗi lần
thể hiện nhạc phẩm này, tôi đều cảm phục nhạc sĩ ở việc ông dồn nén được mọi
cung bậc cảm xúc vào bài hát. Mọi hỷ, nộ, ái, ố... đều được gửi vào nhạc
điệu.
Quang Hà: "Ông có nhiều ca khúc đi vào
lòng người!"
Quang Hà khá bàng hoàng khi nhận được tin Phạm Duy Mất. Anh cho
biết, những ca khúc của Phạm Duy đã đi vào lòng người mộ điệu trong và ngoài
nước. Sự ra đi của ông là một mất mát lớn cho nền âm nhạc Việt Nam. Nam ca sĩ Hà
Nội chia sẻ, anh thường chọn ca khúc Cây đàn bỏ quên để hát thường
xuyên trong các phòng trà ca nhạc tại TP HCM và được nhiều người yêu mến. Đây
cũng là bài hát “tủ” của anh trong sự nghiệp ca hát.
Ca sĩ Mỹ Lệ. |
Mỹ Lệ: "Phạm Duy đã sống trong sự yêu thương của mọi
người"
Đang chuẩn bị cho đêm nhạc Cặp đôi hoàn hảo, khi được
biết thông tin Phạm Duy qua đời, Mỹ Lệ cũng không khỏi chua xót.
Chị bùi ngùi, hiếm có một nhạc sĩ nào có tinh thần lạc quan và yêu đời như Phạm Duy. "Con người già rồi cũng có lúc phải ra đi nhưng nhìn lại quãng đời của nam nhạc sĩ, ông có phúc vì được sống trong sự yêu thương của người hâm mộ", chị nói.
Chị bùi ngùi, hiếm có một nhạc sĩ nào có tinh thần lạc quan và yêu đời như Phạm Duy. "Con người già rồi cũng có lúc phải ra đi nhưng nhìn lại quãng đời của nam nhạc sĩ, ông có phúc vì được sống trong sự yêu thương của người hâm mộ", chị nói.
Nữ ca sĩ cho biết, chị từng có vinh dự thể hiện các tác phẩm của
ông: Tôi đang mơ giấc mộng dài, Kiếp nào có yêu nhau,
Tiếng đàn tôi, Kiếp nào mói yêu nhau. Theo chị, nhạc Phạm Duy
đòi hỏi ca sĩ có một quãng rộng và nội lực thâm hậu. Chị cho rằng, âm nhạc của
ông vừa bác học vùa gần gũi, thân quen.
Nhạc sĩ Quốc Bảo: "Phạm Duy để lại màu
sắc âm nhạc chỉ riêng ông có!"
Nhạc sĩ Quốc Bảo chia sẻ trên trang các nhân: "Ở ngoài đời, tôi
chỉ trò chuyện với ông đúng ba lần: khi ông về nước lần đầu, khi làm đĩa
Những bài tình Duy Quang (2005) và khi làm concert Đêm Hiền
cho chị Thái Hiền (2006). Nhưng Phạm Duy là nguồn cảm hứng và ảnh hưởng lớn đến
âm nhạc của tôi (giai đoạn Vàng Son) vì bằng tài năng của ông, ông đã 'bắt'
tiếng Việt và ngũ cung Việt phải vang lên một cách đẹp đẽ nhất, thiết tha nhất,
giàu âm hưởng nhất. Gần như một mình một cách không lẫn vào đâu, bằng những sáng
tạo về lai ghép điệu thức, ông đã rải thảm hoa với màu sắc chỉ riêng ông có, cho
khu vườn ca khúc Việt. Tôi viết đoạn này để tưởng niệm ông".
Ca sĩ Tùng Dương bên nhạc sĩ Phạm Duy. |
Tùng Dương: "Quá buồn về sự ra đi của ông"
Tôi đang thu âm thì nhận được tin về cái
chết của Phạm Duy. Tôi quá buồn và không thể hát được nữa trước hung tin
này. Không thể buồn hơn được nữa... Tôi là một trong nhiều ca sĩ yêu nhạc của
ông. Sự ra đi của ông khiến không chỉ tôi mà hàng ngàn người yêu nhạc Việt Nam
phải tiếc thương. Tôi dành một phút cúi đầu trước vong linh của ông.
Tang lễ nhạc sĩ Phạm Duy được tổ chức tại tư gia ở Lê Đại Hành, Phường 13, Quận 11, TP HCM. Lễ nhập quan diễn ra lúc 9h ngày 28/1. Lễ động quan lúc 6h ngày 3/2. Nhạc sĩ Phạm Duy sẽ yên nghỉ tại Hoa viên Nghĩa trang Bình Dương. |
Hoàng Dung - Thoại
Hà ghi
120,630
Geen opmerkingen:
Een reactie posten