Bay bổng trên không : Thú vui đang ở tầm tay quần chúng
Thí nghiệm trong tình trạng không trọng lượng trong khoang máy bay A300 Zéro G
Nguồn: CNES Novespae
Cho đến nay, việc được « bay » trong trạng thái không trọng lượng chỉ dành riêng cho các phi hành gia. Thế nhưng, kể từ tháng Ba năm 2013, gần như bất kỳ ai cũng có thể được thử nghiệm hình thức bay này. Vào cuối năm ngoái (2012), Cơ quan không gian Pháp CNES đã chính thức cho công chúng đăng ký tham gia các chuyến bay « không trọng lượng », mà chuyến đầu tiên trên nguyên tắc khỏi hành ngày 15/03/2013.
Lẽ dĩ nhiên, muốn được hưởng loại thú vui đặc biệt này thì phải tốn tiền. Tuy nhiên, theo giới tổ chức, giá cả không đến nỗi là không chịu nổi đối với mọi người : Không đầy 6000 euro, tức là tương đương với một vé máy bay Paris-Chicago hạng business, cho một chuyến bay kéo dài 2 tiếng rưỡi, trong đó có 5 phút mà hành khách được lơ lửng trong trạng thái không trọng lượng.
Để thực hiện kiểu bay này, công ty Novespace, một chi nhánh của CNES đã sử dụng chiếc phi cơ Airbus A 300 Zéro-G, thiết kế đặc biệt để có một khoang riêng rộng 200 mét khối, có thể chứa tổng cộng 40 hành khách. Cho đến nay, phi cơ này chỉ được dùng cho các thí nghiệm khoa học, với tổng cộng 100 chuyến bay không trọng lượng tính đến cuối năm 2012.
Để tạo ra những điều kiện « không trọng lượng » như trong các phi thuyền không gian, trong hành trình của mình, chiếc phi cơ sẽ bay lên một độ cao nhất định, rồi sau đó thực hiện một loạt động tác bay vọt lên rồi chúc xuống theo hình sin (parabole). Những chuyển động theo hình parabole này cho phép hành khách không bị sức hút của trái đất, và lơ lửng trên không trong một thời gian ngắn.
Theo chương trình dự kiến, trong mỗi chuyến bay, phi cơ sẽ thực hiện 15 động tác lên xuống như vậy, và hành khách sẽ được hưởng tổng cộng 5 phút bay bổng như một phi hành gia thực sự, hay là phút « đằng vân » như nhân vật Tôn Ngộ Không trong Tây du ký !
Phi hành gia Pháp Jean François Clervoy, người đã 3 lần bay trên phi thuyền con thoi của Mỹ, hiện là chủ tịch công ty Novespace, đã tâm sự : « Cảm giác người mình trút bỏ hết trọng lượng là một cảm giác kỳ lạ, khó tả, mà phải chính mình sống qua mới cảm nhận được. »
Trên nguyên tắc, mọi người đều có thể hưởng được những giây phút ‘bay bổng’ như thế, chỉ cần là người lớn, không hạn chế tuổi tác, có giấy chứng nhận sức khỏe đặc biệt của ngành không gian. Những người khuyết tật trước mắt không được nhận. Nhưng theo chủ tịch Novespace sẽ có ‘những trường hợp ngoại lệ’. Trên máy bay cũng sẽ có một bác sĩ giúp hành khách trong trường hợp bị.. say máy bay !
Trong năm 2013, Novespace dự trù 3 chuyến bay không trọng lượng dành cho công chúng. Chuyến đầu tiên sẽ cất cánh tại sân bay Mérignac ở thành phố Bordeaux của Pháp ngày 15/03/2013, chuyến thứ nhì ngày 24/06 tại sân bay Le Bourget-Paris, và chuyến thứ ba sẽ khởi hành vào cuối năm, từ Bordeaux.
Được biết là số lượng người đăng ký cho các chuyến bay đầu tiên đã vượt quá số chỗ rất hạn chế. Sự hưởng ứng của công chúng một tin mừng cho giới khoa học, và Novespace không loại trừ khả năng tăng chuyến. Thierry Gharib, Tổng Giám đốc Novespace cho rằng tiền thu được từ điều có thể gọi là « kế hoạch B » này sẽ giúp giảm chi phí của các chuyến bay khoa học, và tối ưu hóa việc sử dụng máy bay Airbus A-300 Zero G, mà chi phí hoạt động bắt đầu cao.
http://www.viet.rfi.fr/tong-hop/20130120-bay-bong-tren-khong-thu-vui-dang-o-tam-tay-quan-chung
Để thực hiện kiểu bay này, công ty Novespace, một chi nhánh của CNES đã sử dụng chiếc phi cơ Airbus A 300 Zéro-G, thiết kế đặc biệt để có một khoang riêng rộng 200 mét khối, có thể chứa tổng cộng 40 hành khách. Cho đến nay, phi cơ này chỉ được dùng cho các thí nghiệm khoa học, với tổng cộng 100 chuyến bay không trọng lượng tính đến cuối năm 2012.
Để tạo ra những điều kiện « không trọng lượng » như trong các phi thuyền không gian, trong hành trình của mình, chiếc phi cơ sẽ bay lên một độ cao nhất định, rồi sau đó thực hiện một loạt động tác bay vọt lên rồi chúc xuống theo hình sin (parabole). Những chuyển động theo hình parabole này cho phép hành khách không bị sức hút của trái đất, và lơ lửng trên không trong một thời gian ngắn.
Theo chương trình dự kiến, trong mỗi chuyến bay, phi cơ sẽ thực hiện 15 động tác lên xuống như vậy, và hành khách sẽ được hưởng tổng cộng 5 phút bay bổng như một phi hành gia thực sự, hay là phút « đằng vân » như nhân vật Tôn Ngộ Không trong Tây du ký !
Phi hành gia Pháp Jean François Clervoy, người đã 3 lần bay trên phi thuyền con thoi của Mỹ, hiện là chủ tịch công ty Novespace, đã tâm sự : « Cảm giác người mình trút bỏ hết trọng lượng là một cảm giác kỳ lạ, khó tả, mà phải chính mình sống qua mới cảm nhận được. »
Trên nguyên tắc, mọi người đều có thể hưởng được những giây phút ‘bay bổng’ như thế, chỉ cần là người lớn, không hạn chế tuổi tác, có giấy chứng nhận sức khỏe đặc biệt của ngành không gian. Những người khuyết tật trước mắt không được nhận. Nhưng theo chủ tịch Novespace sẽ có ‘những trường hợp ngoại lệ’. Trên máy bay cũng sẽ có một bác sĩ giúp hành khách trong trường hợp bị.. say máy bay !
Trong năm 2013, Novespace dự trù 3 chuyến bay không trọng lượng dành cho công chúng. Chuyến đầu tiên sẽ cất cánh tại sân bay Mérignac ở thành phố Bordeaux của Pháp ngày 15/03/2013, chuyến thứ nhì ngày 24/06 tại sân bay Le Bourget-Paris, và chuyến thứ ba sẽ khởi hành vào cuối năm, từ Bordeaux.
Được biết là số lượng người đăng ký cho các chuyến bay đầu tiên đã vượt quá số chỗ rất hạn chế. Sự hưởng ứng của công chúng một tin mừng cho giới khoa học, và Novespace không loại trừ khả năng tăng chuyến. Thierry Gharib, Tổng Giám đốc Novespace cho rằng tiền thu được từ điều có thể gọi là « kế hoạch B » này sẽ giúp giảm chi phí của các chuyến bay khoa học, và tối ưu hóa việc sử dụng máy bay Airbus A-300 Zero G, mà chi phí hoạt động bắt đầu cao.
http://www.viet.rfi.fr/tong-hop/20130120-bay-bong-tren-khong-thu-vui-dang-o-tam-tay-quan-chung
Geen opmerkingen:
Een reactie posten