Rap Việt : có hay không ?
Ảnh minh họa dòng Rap Việt
DR
Điều đó cũng phần nào giải thích một vài khuynh hướng thưởng thức các dòng nhạc cũ quay trở lại, và thậm trí còn ngự trị ở một số nơi biểu diễn. Rất nhiều người thưởng thức âm nhạc ngơ ngác nhìn một môi trường âm nhạc nhộn nhịp nhưng nội dung rỗng cạn, và họ đã tự tìm cách cứu chữa tâm hồn mình bằng việc quay về với những giá trị xưa.
Tuy nhiên, đâu đó trong làng nhạc Việt, một bộ phận ca sĩ, nhạc sĩ rất trẻ, vẫn âm thầm làm việc cần mẫn, và cũng mang hơi thở của niềm đam mê nghệ thuật chân chính, đó là công việc của những rapper.
Thực tình, sự góp mặt của Rap trong làng nhạc Việt đã đem lại những ảnh hưởng tốt hay xấu, tích cực hay tiêu cực, thì có lẽ đó vẫn là câu hỏi khó và không dễ trả lời, bởi cần phải có thêm nhiều thời gian, nhiều nghiên cứu, phân tích, trải nghiệm, so sánh mới có thể thẩm thấu được. Tuy nhiên một điều không thể phủ nhận, đó là Rap Việt đã ít nhiều tạo được một chỗ đứng trong một số bộ phận khán thính giả yêu nhạc, đặc biệt là giới trẻ.
Rap là một hình thức thể hiện giọng hát trên nền nhạc của Hip-Hop, xuất hiện vào giữa những năm 1980 trong các khu phố nghèo, thậm trí là những khu nhà ổ chuột ở Hoa Kỳ. Rap mang nhiều ảnh hưởng từ các thể loại nhạc như reggae, blues, jazz, vv…, và càng ngày trở nên phổ biến hơn trên toàn thế giới vào cuối những thập niên 1990.
Về ý nghĩa từ vựng, Rap là từ viết tắt trong tiếng Anh, kết hợp của ba chữ cái Rythm And Poetry (Nhịp và Thơ). Nhưng trong tiếng Anh, từ Rap cũng đồng thời là một động từ có nghĩa tương đương với : nói, tào lao, lảm nhảm, tán ngẫu….
Tuy nhiên trong đời sống, vì Rap xuất thân từ tầng lớp lao động nghèo, có thể xem như tận cùng của xã hội, không có "tiếng nói", không có những quyền công dân tối thiểu. Thậm chí cuộc đời của bộ phận dân chúng này gắn liền với nghèo hèn, bần cùng, súng đạn, và cuối cùng là tù tội và chết chóc, nên họ thường bị coi như tầng lớp "Ghetto".
Thực ra, xuyên suốt chiều dài lịch sử, "Ghetto" là một từ xuất hiện vào thời Phục Hưng (Renaissance, khoảng năm 1516), và chỉ được sử dụng ở vùng Venice (thuộc nước Ý ngày nay), để mô tả khu vực bắt buộc người Do Thái phải sinh sống tại đó. Tuy nhiên, do nguyên nhân những áp lực về kinh tế, pháp luật và xã hội có nhiều biến đổi, ngày nay "Ghetto" được dùng để chỉ một khu vực đô thị đông đúc thường gắn với một nhóm dân tộc hay sắc tộc đặc thù nào đó (thường là nhóm thiểu số), như ở Hoa Kỳ chẳng hạn.
Chính trong những cái vòng luẩn quẩn đó, để cố gắng thoát ra khỏi cái "Ghetto"của mình, thì âm nhạc và thể thao là 2 yếu tố duy nhất mà bộ phận dân chúng này mong muốn mãnh liệt bầy tỏ, để họ có thể được mọi người chú ý đến, được cất lên tiếng nói của chính mình, được đi tìm công lý trong bất công, tìm niềm vui trong bất hạnh, tìm tương lai trong bế tắc và cuối cùng là tìm tự do.
Cũng vì lẽ đó mà theo một số thuật ngữ tiếng "lóng" của đường phố, RAP cũng là từ mang biểu tượng của sự giận dữ chống lại cảnh sát (Rage Against the Police).
Xa hơn một chút thì ngay vào cuối những năm 1930, người ta đã thấy bóng dáng của Rap bắt đầu xuất hiện tại Mỹ. Cũng như phần còn lại của nền văn hóa hip-hop, Rap thường mang những nét đặc trưng hơi buồn tẻ, xuất hiện một vài khuynh hướng của chủ nghĩa khoái lạc và mang tính nổi loạn. Các chủ đề khác nhau được biến đổi theo các thể loại đa dạng, rồi phát triển với thời gian. Lấy nhạc Soul và Funk làm cơ sở, phần lời của các ca khúc trong Rap thường cũng xoanh quanh các chủ đề liên quan đến cuộc sống nhật thường, về tình yêu, tình dục.
Ca khúc đầu tiên của loại hình này được phổ biến rộng rãi trong công chúng là bản Rapper’s Delight, do nhóm Sugar Hill Gang sáng tác và trình bày lần đầu tiên vào năm 1979.
Năm 1982, ca khúc The Message de Grandmaster Flash ra đời đã phần nào khẳng định tầm quan trọng ngày càng tăng của rap và những chủ đề mà Rap nêu lên trong bối cảnh âm nhạc thời ấy. Nội dung và lời lẽ của ca khúc này tuy tỏ ra nguy hiểm, kích động chống lại những biểu tượng của quyền lực, cảnh sát hoặc công lý, nhưng cũng chính bởi những yếu tố đó mà nó đã đánh động được dư luận, khiến một số giới chính trị phải để ý tới.
Tại Pháp, sự thành công của The Message de Grandmaster Flash cũng đã góp phần thiết lập một vài ý thức chính trị (trong chính giới Pháp), khiến họ thay đổi một vài quan niệm nào đó trong cách nhìn nhận về quan hệ giữa bộ phận dân cư "phía dưới" này, với tổng hòa chung của xã hội, điều khác hẳn so với những gì nhìn nhận và diễn biến ban đầu tại Mỹ cùng thời điểm, nơi chỉ xem Rap đơn thuần hướng về chủ nghĩa cảm tính, khoái lạc.
Hip - Hop nói chung và Rap nói riêng đã bắt đầu có ảnh hưởng vào Việt Nam cách đây khoảng trên 10 năm.
Khác với các quốc gia Châu Á láng giềng, Hip – Hop và Rap tại Việt Nam được tác động và phát triển từ bắc Mỹ, thông qua những cầu nối là thế hệ thanh niên lớn lên đi du học tại Mỹ, Canada ... Người đầu tiên Rap bằng tiếng việt được cho là Khanh Nhỏ, một rappeur người Mỹ gốc việt, với bài rap "Vietnamese Gang" ra đời khoảng năm 1997. Giống như tên của bài hát, lời của "Vietnamese Gang" đậm chất băng đảng và tự tôn giòng máu Việt, giữa một thế giới đủ chủng loại sắc tộc như Hoa kỳ, mỗi sắc dân ai cũng cố gắng thể hiện nòi giống mình là nhất, thì Khanh Nhỏ với "Vietnamese Gang" cũng phần nào đại diện cho những "ghetto" Việt Nam tại Mỹ. Tuy mục đích viết những bản Rap của những người như Khanh Nhỏ chỉ đơn thuần để thỏa mãn nhu cầu giải trí cá nhân, và cũng còn nhiều điều khiếm khuyết, nhưng nói về nhạc Rap bằng tiếng Việt, đó là một khởi đầu khá tốt đẹp mang nhiều tính điển hình.
Sau đó có nhiều người Việt khác Rap bằng tiếng Việt, hoặc tiếng Anh, trong một nhóm mang tên là Viet Rapper. Tuy nhiên, phần lớn những thành viên này đều sống ở nước ngoài, nên đa số các bài Rap của họ cũng chỉ mang tính chất amateur (Rap để cho vui), và thường bắt chước những nội dung ngôn ngữ giang hồ, thô tục. Một trong những cá nhân nổi bật là Phong Lê với phong cách hóm hỉnh và hài hước, được biết tới qua những bản Rap vui như HopeLess, Têt Vietnam...
Đóng góp lớn nhất vào sự xuất hiện của Rap tại Việt Nam phải kể đến mạng Internet, khi mà các bạn trẻ Việt Nam được tiếp cận với một số bản nhạc Rap do các nghệ sĩ gốc Việt ở nước ngoài thể hiện thì họ đã thực sự bị cuốn hút. Những người trẻ tuổi Việt Nam với niềm đam mê, cảm thấy thích thể loại nhạc này, đã chung tay thành lập một sân chơi riêng cho mình, hình thành những tên tuổi của làng Hip Hop và Rap, rồi từ đó họ bắt đầu mày mò viết các bản nhạc Rap bằng tiếng Việt thuần, dần dần dung hòa ngôn ngữ tiếng Việt với thể loại nhạc mà thoạt đầu mọi người vẫn còn rất nghi kị vì cho rằng, còn lâu lắm Rap mới có thể có một chỗ đứng nào đó tại Việt Nam.
Rap có một sức tồn tại mãnh liệt, bởi chứa đựng trong nó là ước mơ của những người cực khổ, rõ ràng, Rap ẩn chứa nhiều ý nghĩa bên trong hơn người ta tưởng, theo thời gian, Rap đã khẳng định được chỗ đứng của mình, từng bước những rapper thế giới đã bước ra khỏi bóng tối, những ca khúc không chỉ còn là hận thù, là bế tắc, mà giờ đây còn chứa đựng cả những hy vọng, những ước mơ về một thế giới hòa bình, với tình yêu nhân loại, lên án chiến tranh.
Ở Việt Nam khi dòng nhạc Hip Hop bắt đầu xuất hiện, thì cũng đồng thời mở đường cho Rap len lỏi vào tiềm thức âm nhạc của một bộ phận công chúng trẻ.
Rap Việt thoạt đầu chỉ được những người thích Rap amateur sáng tác dựa trên những nền nhạc có sẵn, trên những beat nhạc của nước ngoài, qua thời gian, dần dần các rapper có điều kiện hơn, họ mới bắt đầu đầu tư cho việc viết bài, hòa âm phối khí.
Hơn một thập niên qua có mặt tại Việt nam, có thể nói Rap Việt Nam bây giờ đã có nhiều tiến bộ về trình độ, kỹ năng, kỹ thuật, cách thức viết và cách truyền tải nội dung, có thể nói trình độ của các rapper Việt cũng đã bắt đầu sánh ngang bằng với các rapper thế giới, và đó là một điều đáng mừng.
Sau này, việc phát triển của mạng Internet và dịch vụ thu âm giá rẻ, hoặc tự thu âm, Rap Việt đã xuất hiện hàng loạt các rapper mới, đó là thành quả nhờ vào sự chuyển đam mê của Rapper thế hệ trước, đi đầu và ít nhiều thành công ở Việt Nam khoảng từ 1997-2005, cho giới trẻ thế hệ sau. Tuy nhiên, sự phát triển không đồng đều, đam mê không nguồn gốc, hiểu biết không sâu sắc, Rap không có phong cách riêng, đa số là theo trào lưu và bắt chước thế hệ đàn anh, vô hình chung đã biến Rap Việt nhiều khi bị hỗn loạn, các giá trị của Hip Hop bị đảo lộn. Tuy nhiên cũng có một số ngoại lệ và gây được tiếng vang, nhưng con đường thành công của những người trẻ này khác nhau, và khác hẳn với thế hệ đàn anh đi trước.
Thực ra, trong lúc những định hướng âm nhạc vẫn còn chưa rõ nét, sẽ cũng là cần thiết nếu chúng ta có thể hiểu hơn đôi chút về sự khác biệt giữa Rap và Hip - Hop. Nếu nhìn ở một vài khía cạnh nào đó, thì Rap chỉ là một hình thức diễn đạt phần ca, hay phần lời (Rythm And Poetry, Lyric) của Hip Hop, trong khi đó thì Hip-Hop là cả một phong trào văn hóa văn nghệ, kết hợp bốn yếu tố chính và không thể tách rời đó là : Cầm (Deejaying), Ca (Rap), Vũ (Dance) và Họa (Graffiti).
Mặc dù đã bắt đầu có những bước phát triển, nhưng phần lớn Rap Việt vẫn chỉ mang tình chất chìm, hay còn gọi là "Underground", và cũng chưa thực sự được coi là nghệ thuật, bởi sự khác biệt lớn về vắn hóa và cách thưởng thức âm nhạc so với đa số thị hiếu còn lại.
Nhiều người đặt câu hỏi : tại sao có rất nhiều tài năng trong thế giới chìm "Underground" nhưng họ lại vẫn không nổi tiếng ? Thực tế, những nghệ sĩ “ngầm” này sống với âm nhạc vì đam mê nhiều hơn là mưu cầu tiền bạc vật chất. Được tự do thể hiện cảm xúc, cá tính và suy nghĩ của mình trong giai điệu, trong lời bài hát mới là điều quan trọng đối với họ. Họ sẽ đánh đổi những cảm hứng tự do ấy để bước vào một thế giới âm nhạc đầy thị phi và quy cách chuẩn mực, và sẽ còn không tốn ít giấy mực của báo giới.
Tuy nhiên cũng có không ít những tín hiệu khả quan từ một bộ phận công chúng trẻ, mong muốn cho nhạc Việt nói chung và Rap nói riêng có được một chỗ đứng, ngày càng hòa nhập nhiều hơn với các trào lưu nhạc phổ biến khác trên thế giới, và đó là những động lực rất đáng khích lệ cho những ai từng nuôi hi vọng về tương lai của Rap Việt, một ngày sẽ được phổ biến rộng rãi, nhưng vẫn không đánh mất đi cái chất đường phố của dòng nhạc này.
http://www.viet.rfi.fr/van-hoa/20130119-rap-viet-co-hay-khong
Tuy nhiên, đâu đó trong làng nhạc Việt, một bộ phận ca sĩ, nhạc sĩ rất trẻ, vẫn âm thầm làm việc cần mẫn, và cũng mang hơi thở của niềm đam mê nghệ thuật chân chính, đó là công việc của những rapper.
Thực tình, sự góp mặt của Rap trong làng nhạc Việt đã đem lại những ảnh hưởng tốt hay xấu, tích cực hay tiêu cực, thì có lẽ đó vẫn là câu hỏi khó và không dễ trả lời, bởi cần phải có thêm nhiều thời gian, nhiều nghiên cứu, phân tích, trải nghiệm, so sánh mới có thể thẩm thấu được. Tuy nhiên một điều không thể phủ nhận, đó là Rap Việt đã ít nhiều tạo được một chỗ đứng trong một số bộ phận khán thính giả yêu nhạc, đặc biệt là giới trẻ.
Rap là một hình thức thể hiện giọng hát trên nền nhạc của Hip-Hop, xuất hiện vào giữa những năm 1980 trong các khu phố nghèo, thậm trí là những khu nhà ổ chuột ở Hoa Kỳ. Rap mang nhiều ảnh hưởng từ các thể loại nhạc như reggae, blues, jazz, vv…, và càng ngày trở nên phổ biến hơn trên toàn thế giới vào cuối những thập niên 1990.
Về ý nghĩa từ vựng, Rap là từ viết tắt trong tiếng Anh, kết hợp của ba chữ cái Rythm And Poetry (Nhịp và Thơ). Nhưng trong tiếng Anh, từ Rap cũng đồng thời là một động từ có nghĩa tương đương với : nói, tào lao, lảm nhảm, tán ngẫu….
Tuy nhiên trong đời sống, vì Rap xuất thân từ tầng lớp lao động nghèo, có thể xem như tận cùng của xã hội, không có "tiếng nói", không có những quyền công dân tối thiểu. Thậm chí cuộc đời của bộ phận dân chúng này gắn liền với nghèo hèn, bần cùng, súng đạn, và cuối cùng là tù tội và chết chóc, nên họ thường bị coi như tầng lớp "Ghetto".
Thực ra, xuyên suốt chiều dài lịch sử, "Ghetto" là một từ xuất hiện vào thời Phục Hưng (Renaissance, khoảng năm 1516), và chỉ được sử dụng ở vùng Venice (thuộc nước Ý ngày nay), để mô tả khu vực bắt buộc người Do Thái phải sinh sống tại đó. Tuy nhiên, do nguyên nhân những áp lực về kinh tế, pháp luật và xã hội có nhiều biến đổi, ngày nay "Ghetto" được dùng để chỉ một khu vực đô thị đông đúc thường gắn với một nhóm dân tộc hay sắc tộc đặc thù nào đó (thường là nhóm thiểu số), như ở Hoa Kỳ chẳng hạn.
Chính trong những cái vòng luẩn quẩn đó, để cố gắng thoát ra khỏi cái "Ghetto"của mình, thì âm nhạc và thể thao là 2 yếu tố duy nhất mà bộ phận dân chúng này mong muốn mãnh liệt bầy tỏ, để họ có thể được mọi người chú ý đến, được cất lên tiếng nói của chính mình, được đi tìm công lý trong bất công, tìm niềm vui trong bất hạnh, tìm tương lai trong bế tắc và cuối cùng là tìm tự do.
Cũng vì lẽ đó mà theo một số thuật ngữ tiếng "lóng" của đường phố, RAP cũng là từ mang biểu tượng của sự giận dữ chống lại cảnh sát (Rage Against the Police).
Xa hơn một chút thì ngay vào cuối những năm 1930, người ta đã thấy bóng dáng của Rap bắt đầu xuất hiện tại Mỹ. Cũng như phần còn lại của nền văn hóa hip-hop, Rap thường mang những nét đặc trưng hơi buồn tẻ, xuất hiện một vài khuynh hướng của chủ nghĩa khoái lạc và mang tính nổi loạn. Các chủ đề khác nhau được biến đổi theo các thể loại đa dạng, rồi phát triển với thời gian. Lấy nhạc Soul và Funk làm cơ sở, phần lời của các ca khúc trong Rap thường cũng xoanh quanh các chủ đề liên quan đến cuộc sống nhật thường, về tình yêu, tình dục.
Ca khúc đầu tiên của loại hình này được phổ biến rộng rãi trong công chúng là bản Rapper’s Delight, do nhóm Sugar Hill Gang sáng tác và trình bày lần đầu tiên vào năm 1979.
Năm 1982, ca khúc The Message de Grandmaster Flash ra đời đã phần nào khẳng định tầm quan trọng ngày càng tăng của rap và những chủ đề mà Rap nêu lên trong bối cảnh âm nhạc thời ấy. Nội dung và lời lẽ của ca khúc này tuy tỏ ra nguy hiểm, kích động chống lại những biểu tượng của quyền lực, cảnh sát hoặc công lý, nhưng cũng chính bởi những yếu tố đó mà nó đã đánh động được dư luận, khiến một số giới chính trị phải để ý tới.
Tại Pháp, sự thành công của The Message de Grandmaster Flash cũng đã góp phần thiết lập một vài ý thức chính trị (trong chính giới Pháp), khiến họ thay đổi một vài quan niệm nào đó trong cách nhìn nhận về quan hệ giữa bộ phận dân cư "phía dưới" này, với tổng hòa chung của xã hội, điều khác hẳn so với những gì nhìn nhận và diễn biến ban đầu tại Mỹ cùng thời điểm, nơi chỉ xem Rap đơn thuần hướng về chủ nghĩa cảm tính, khoái lạc.
Hip - Hop nói chung và Rap nói riêng đã bắt đầu có ảnh hưởng vào Việt Nam cách đây khoảng trên 10 năm.
Khác với các quốc gia Châu Á láng giềng, Hip – Hop và Rap tại Việt Nam được tác động và phát triển từ bắc Mỹ, thông qua những cầu nối là thế hệ thanh niên lớn lên đi du học tại Mỹ, Canada ... Người đầu tiên Rap bằng tiếng việt được cho là Khanh Nhỏ, một rappeur người Mỹ gốc việt, với bài rap "Vietnamese Gang" ra đời khoảng năm 1997. Giống như tên của bài hát, lời của "Vietnamese Gang" đậm chất băng đảng và tự tôn giòng máu Việt, giữa một thế giới đủ chủng loại sắc tộc như Hoa kỳ, mỗi sắc dân ai cũng cố gắng thể hiện nòi giống mình là nhất, thì Khanh Nhỏ với "Vietnamese Gang" cũng phần nào đại diện cho những "ghetto" Việt Nam tại Mỹ. Tuy mục đích viết những bản Rap của những người như Khanh Nhỏ chỉ đơn thuần để thỏa mãn nhu cầu giải trí cá nhân, và cũng còn nhiều điều khiếm khuyết, nhưng nói về nhạc Rap bằng tiếng Việt, đó là một khởi đầu khá tốt đẹp mang nhiều tính điển hình.
Sau đó có nhiều người Việt khác Rap bằng tiếng Việt, hoặc tiếng Anh, trong một nhóm mang tên là Viet Rapper. Tuy nhiên, phần lớn những thành viên này đều sống ở nước ngoài, nên đa số các bài Rap của họ cũng chỉ mang tính chất amateur (Rap để cho vui), và thường bắt chước những nội dung ngôn ngữ giang hồ, thô tục. Một trong những cá nhân nổi bật là Phong Lê với phong cách hóm hỉnh và hài hước, được biết tới qua những bản Rap vui như HopeLess, Têt Vietnam...
Đóng góp lớn nhất vào sự xuất hiện của Rap tại Việt Nam phải kể đến mạng Internet, khi mà các bạn trẻ Việt Nam được tiếp cận với một số bản nhạc Rap do các nghệ sĩ gốc Việt ở nước ngoài thể hiện thì họ đã thực sự bị cuốn hút. Những người trẻ tuổi Việt Nam với niềm đam mê, cảm thấy thích thể loại nhạc này, đã chung tay thành lập một sân chơi riêng cho mình, hình thành những tên tuổi của làng Hip Hop và Rap, rồi từ đó họ bắt đầu mày mò viết các bản nhạc Rap bằng tiếng Việt thuần, dần dần dung hòa ngôn ngữ tiếng Việt với thể loại nhạc mà thoạt đầu mọi người vẫn còn rất nghi kị vì cho rằng, còn lâu lắm Rap mới có thể có một chỗ đứng nào đó tại Việt Nam.
Rap có một sức tồn tại mãnh liệt, bởi chứa đựng trong nó là ước mơ của những người cực khổ, rõ ràng, Rap ẩn chứa nhiều ý nghĩa bên trong hơn người ta tưởng, theo thời gian, Rap đã khẳng định được chỗ đứng của mình, từng bước những rapper thế giới đã bước ra khỏi bóng tối, những ca khúc không chỉ còn là hận thù, là bế tắc, mà giờ đây còn chứa đựng cả những hy vọng, những ước mơ về một thế giới hòa bình, với tình yêu nhân loại, lên án chiến tranh.
Ở Việt Nam khi dòng nhạc Hip Hop bắt đầu xuất hiện, thì cũng đồng thời mở đường cho Rap len lỏi vào tiềm thức âm nhạc của một bộ phận công chúng trẻ.
Rap Việt thoạt đầu chỉ được những người thích Rap amateur sáng tác dựa trên những nền nhạc có sẵn, trên những beat nhạc của nước ngoài, qua thời gian, dần dần các rapper có điều kiện hơn, họ mới bắt đầu đầu tư cho việc viết bài, hòa âm phối khí.
Hơn một thập niên qua có mặt tại Việt nam, có thể nói Rap Việt Nam bây giờ đã có nhiều tiến bộ về trình độ, kỹ năng, kỹ thuật, cách thức viết và cách truyền tải nội dung, có thể nói trình độ của các rapper Việt cũng đã bắt đầu sánh ngang bằng với các rapper thế giới, và đó là một điều đáng mừng.
Sau này, việc phát triển của mạng Internet và dịch vụ thu âm giá rẻ, hoặc tự thu âm, Rap Việt đã xuất hiện hàng loạt các rapper mới, đó là thành quả nhờ vào sự chuyển đam mê của Rapper thế hệ trước, đi đầu và ít nhiều thành công ở Việt Nam khoảng từ 1997-2005, cho giới trẻ thế hệ sau. Tuy nhiên, sự phát triển không đồng đều, đam mê không nguồn gốc, hiểu biết không sâu sắc, Rap không có phong cách riêng, đa số là theo trào lưu và bắt chước thế hệ đàn anh, vô hình chung đã biến Rap Việt nhiều khi bị hỗn loạn, các giá trị của Hip Hop bị đảo lộn. Tuy nhiên cũng có một số ngoại lệ và gây được tiếng vang, nhưng con đường thành công của những người trẻ này khác nhau, và khác hẳn với thế hệ đàn anh đi trước.
Thực ra, trong lúc những định hướng âm nhạc vẫn còn chưa rõ nét, sẽ cũng là cần thiết nếu chúng ta có thể hiểu hơn đôi chút về sự khác biệt giữa Rap và Hip - Hop. Nếu nhìn ở một vài khía cạnh nào đó, thì Rap chỉ là một hình thức diễn đạt phần ca, hay phần lời (Rythm And Poetry, Lyric) của Hip Hop, trong khi đó thì Hip-Hop là cả một phong trào văn hóa văn nghệ, kết hợp bốn yếu tố chính và không thể tách rời đó là : Cầm (Deejaying), Ca (Rap), Vũ (Dance) và Họa (Graffiti).
Mặc dù đã bắt đầu có những bước phát triển, nhưng phần lớn Rap Việt vẫn chỉ mang tình chất chìm, hay còn gọi là "Underground", và cũng chưa thực sự được coi là nghệ thuật, bởi sự khác biệt lớn về vắn hóa và cách thưởng thức âm nhạc so với đa số thị hiếu còn lại.
Nhiều người đặt câu hỏi : tại sao có rất nhiều tài năng trong thế giới chìm "Underground" nhưng họ lại vẫn không nổi tiếng ? Thực tế, những nghệ sĩ “ngầm” này sống với âm nhạc vì đam mê nhiều hơn là mưu cầu tiền bạc vật chất. Được tự do thể hiện cảm xúc, cá tính và suy nghĩ của mình trong giai điệu, trong lời bài hát mới là điều quan trọng đối với họ. Họ sẽ đánh đổi những cảm hứng tự do ấy để bước vào một thế giới âm nhạc đầy thị phi và quy cách chuẩn mực, và sẽ còn không tốn ít giấy mực của báo giới.
Tuy nhiên cũng có không ít những tín hiệu khả quan từ một bộ phận công chúng trẻ, mong muốn cho nhạc Việt nói chung và Rap nói riêng có được một chỗ đứng, ngày càng hòa nhập nhiều hơn với các trào lưu nhạc phổ biến khác trên thế giới, và đó là những động lực rất đáng khích lệ cho những ai từng nuôi hi vọng về tương lai của Rap Việt, một ngày sẽ được phổ biến rộng rãi, nhưng vẫn không đánh mất đi cái chất đường phố của dòng nhạc này.
http://www.viet.rfi.fr/van-hoa/20130119-rap-viet-co-hay-khong
Geen opmerkingen:
Een reactie posten