Dân Trung Quốc làm giàu ở trong nước để đưa tài sản sang nước ngoài
Môt cửa hàng đại lý bán xe hơi đăt tiền kiểu Jaguar tại Bắc Kinh (REUTERS)
Nhật báo Le Figaro hôm nay có bài phóng sự điều tra mang tiêu đề « Những người Trung Quốc chỉ nghĩ đến bỏ chạy khỏi đất nước mình khi đã giàu có ». Theo một điều tra nghiên cứu gần đây của Ngân hàng Trung Quốc, một nửa số người giàu có ở Hoa Lục tính đến chuyện di cư ra nước ngoài.
Ở Trung Quốc giờ đây người giàu có ngày càng đông, nhưng đồng thời cũng có xu hướng ngày càng nhiều người trong số họ đưa gia đình sang định cư ở các nước phương Tây. Mục đích là để gia đình con cái được sống và giáo dục trong những điều kiện tốt hơn và nhất là để bảo toàn tài sản kiếm được ở trong nước.
Đây là một xu hướng đang phổ biến đến mức mà ở Trung Quốc người ta gọi họ là những « doanh nhân tay không ». Họ ở lại một mình kiếm tiền trong nước, còn tài sản và gia đình thì được chuyển dần ra nước ngoài để chuẩn bị cho một tương lai ổn định.
Theo Le Figaro, mới đây trên các trang mạng xã hội ở nước này, một cư dân mạng tung ra một câu hỏi khiến người ta phải suy nghĩ và tranh luận: « Có bao nhiêu người nước ngoài đang lãnh đạo chúng ta ? ». Các bình luận sau đó tập trung vào trường hợp bà Trương Lan, một tỷ phú nổi tiếng trong lĩnh vực nhà hàng, bị phát giác có hộ chiếu nước ngoài.
Theo tờ báo, phát hiện trên không làm dư luận ngạc nhiên, nhất là thực tế này đã trở nên phổ biến trong giới đại gia giàu có ở Trung Quốc. Trường hợp của bà Trương Lan chỉ như là một chất xúc tác làm nóng lên các tranh luận và bất bình trong dân chúng, nhất là bởi vì bà Trương Lan là thành viên của Hội nghị Hiệp thương Chính trị Nhân dân Trung Quốc, một tổ chức chính trị có quyền lực của chế độ Bắc Kinh.
Ở Trung Quốc, bà Trương Lan nổi tiếng như một ngôi sao doanh nhân. Bà được gọi là « nữ hoàng nhà hàng » với khối tài sản ước tính khoảng 380 triệu euro. Bà còn nổi tiếng là người ái quốc, khi cách đây 20 năm đã từ chối không vào quốc tịch Canada để về nước làm ăn. Vậy mà bây giờ người ta phát hiện bà có hai quốc tịch, trong khi luật pháp Trung Quốc không thừa nhận việc này. Mới đây bà đã phải từ chức khỏi Hội nghị Chính hiệp Nhân dân.
Le Figaro nhận định, trường hợp của bà Trương Lan phản ánh một nghịch lý ở Trung Quốc hiện nay. Trong một thế giới mà kinh tế đang ảm đạm, thì ở Trung Quốc người ta có vẻ như dễ làm giàu hơn cả, điều này đã lôi cuốn cả thành phần Hoa kiều đổ về nước làm ăn. Nhưng một khi đã tạo dựng được một khối tài sản lớn rồi thì người ta lại chỉ nghĩ cách làm sao cất giấu, bảo toàn được tài sản và thậm chí cả tính mạng của mình.
Tất nhiên an toàn hơn cả là ở ngoại quốc. Năm ngoái, một điều tra nghiên cứu của Ngân hàng Trung Quốc cho biết, một nửa số người có của ở Trung Quốc tính chuyện di cư ra nước ngoài. Trong số này có một triệu người có tài sản từ 1 triệu euro trở lên, 14% trong số họ đã tiến hành các thủ tục cho dự định đó. Gần một phần ba có các dự án đầu tư ở hải ngoại với mục đích chuẩn bị cho cuộc sống trong tương lai của họ tại đó.
Điểm đến của những người giầu này là các nước như Canada, Úc hay Hoa Kỳ. Trong năm 2011, hơn 150 nghìn người Trung Quốc đã được cấp thẻ thường trú ở nước ngoài và theo các báo cáo về vấn đề di cư quốc tế thì con số trên tiếp tục có xu hướng tăng mạnh.
Không chỉ những người giàu có mới tính chuyện bảo toàn tương lai ở bên ngoài biên giới Trung Quốc, mà cả những tầng lớp khá giả khác, khi có đủ điều kiện là họ hướng ra ngoại quốc, trong đó có không ít những cán bộ, quan chức chính quyền cũng muốn tương lai con cái họ được bảo đảm hơn ở nước ngoài.
Thực tế này nói nên điều gì trong xã hội Trung Quốc ? Đó chính là tâm lý bất an của những người giàu có đối với tài sản và gia đình họ. Một cán bộ của một ngân hàng lớn ở Trung Quốc bình luận « Ở đây (Trung Quốc) người ta vẫn biện minh một cách khiên cưỡng bởi sự cấp thiết duy trì ổn định xã hội. Điều này được ngầm hiểu rằng chế độ đang rất mong manh…. Không có gì là bảo đảm 100% cho tài sản của chúng tôi một ngày nào đó lại không bị tịch biên ».
Tuần báo Nam Phương Chu mạt tại Quảng Đông mới đây đã có bài điều tra về hiện tượng này mà tờ báo gọi là « làn sóng di cư lần thứ 3 » từ sau các cải cách của Đặng Tiểu Bình. Lần đầu là làn sóng di cư của các sinh viên sau năm 1980. Đợt thứ hai liên quan đến cán bộ có trình độ trí thức cao. Đợt thứ ba là của những người giàu có muốn bảo toàn tương lai.
Quan chức chính quyền cũng chuẩn bị bãi đáp ở ngoại quốc
Theo Le Figaro, giờ đây cuộc sống ở bên ngoài biên giới còn hấp dẫn các quan chức chính quyền. Họ cũng đã bắt đầu tìm cách đưa gia đình ra định cư ở ngoại quốc. Với những cán bộ tham nhũng, người ta có thể dễ dàng hiểu được lý do chuẩn bị bãi đáp là nhằm đề phòng sự truy đuổi của pháp luật hay các vụ thanh toán nội bộ.
Năm ngoái, ở Trung Quốc người ta đã nói nhiều vụ ông Vương Quốc Cường bí thư huyện Phong Thành tỉnh Liêu Ninh đào tẩu sang Hoa Kỳ. Khi cảm thấy bị các cuộc điều tra tham nhũng đe dọa, ông này đã ôm hơn 25 triệu đô la chạy sang Mỹ đoàn tụ cùng gia đình vợ con đã định cư ở đó từ trước.
Le Figaro cũng cho biết thêm, các trang mạng Trung Quốc vẫn thường hay nói đến những chuyến máy bay đi châu Âu hay Hoa Kỳ đã phải quay lại vì « lý do kỹ thuật ». Nhưng thực ra đó là những vụ bắt giữ các cán bộ cao cấp đào thoát. Tháng 8 năm ngoái, một chiếc Boeing 747 đi New York sau 7 giờ bay đã phải quay lại Bắc Kinh. Các cư dân mạng Trung Quốc khẳng định vụ này nhằm ngăn chặn 25 ủy viên trung ương định chạy trốn. Tuy nhiên, chính quyền đã phủ nhận thông tin này.
Chuyện các quan chức bỏ chạy ra nước ngoài không chỉ gây phiền toái về mặt chính trị cho chế độ mà còn làm thiệt hại không nhỏ về tài chính. Theo Le Figaro, một nghiên cứu của ngân hàng trung ương Trung Quốc gần đây tiết lộ trong vòng chưa đầy 20 năm đã có 18 nghìn cán bộ chính quyền nước này đã bỏ trốn ra nước ngoài sau khi biển thủ tổng số tiền lên tới chín chục tỷ đô la. Có điều khá thú vị là điểm đến của họ cũng phân cấp rõ rệt. Các cán bộ cấp cao thì bay đến Hoa Kỳ, Canada hay Úc. Cán bộ cấp thấp thì đi Nga, Thái Lan hoặc chọn Hồng Kông để chuyển tiếp sang các nước phương Tây khác.
Gần đây, người ta nói nhiều đến sự tàn lụi của phương Tây và sức trỗi dậy mạnh mẽ của Trung Quốc, nhưng Le Figaro kết luận : cái thế giới phương Tây già cỗi có vẻ vẫn còn sức hấp dẫn với người Trung Quốc.
Nước Pháp một mình trên tuyến đầu ở mặt trận Mali
Với cuộc can thiệp quân sự vào Mali, nước Pháp như đang ở trong không khí chiến tranh thực sự. Phủ kín trang nhất của hầu hết các báo Pháp ra hôm nay là những bức hình quân đội Pháp triển khai ra trận. Các bình luận, những câu hỏi vẫn tiếp tục được các báo đặt ra trong ngày thứ 5 tham chiến tại quốc gia châu Phi này. Mối quan ngại lớn hiện nay là Pháp đang phải một mình trên tuyến đầu của chiến trường Mali.
Le Figaro chạy tựa « Mali : Cuộc can thiệp Pháp còn kéo dài ». Libération đặt vấn đề « Mali : Những câu hỏi về cuộc can thiệp ». Còn tựa lớn của báo La Croix « Tại sao Pháp can thiệp vào Mali? ». Trước tiên, về câu hỏi liệu nước Pháp có lý khi can thiệp quân sự vào Mali hay không ? Nhật báo Le Figaro trả lời là Có.
Theo Le Figaro, « Tới cứu giúp Mali để ngăn không để khu vực Sahel trở thành thánh địa khủng bố, nước Pháp đóng vai trò cần phải có trong phạm vi lân cận của mình. Quyết tâm được thể hiện bằng việc tổng thống Pháp phát động chiến dịch quân sự là đáng được hoan nghênh ».
Nhật báo Le Monde cũng tán đồng quan điểm trên, tờ báo viết : « Ông Hollande đã chấp nhận nguy hiểm khi can thiệp quân sự. Ông đã đúng khi đội quân thánh chiến cực đoan đang tiếp tục tiến xuống phía nam đe dọa thủ đô Bamako mà ở đó một đội quân rệu rã cùng với một chính quyền yếu ớt của Mali không thể đủ khả năng chống đỡ ». Theo tờ báo thì quyết định can thiệp quân sự của Pháp là đúng lúc và dũng cảm.
Trong khi đó, xã luận của báo La Croix với tiêu đề « Trên tuyến đầu » đặt một câu hỏi khác : « Quân đội Pháp ở mặt trận đang chờ tăng viện. Nhưng chờ bao lâu nữa ? Các đồng minh châu Âu và Hoa Kỳ ủng hộ Pháp ở Liên Hiệp Quốc, nhưng sự hỗ trợ của họ có vẻ kín đáo và rất hạn chế. Còn những người bạn ở Tây Phi thì vẫn lập lờ giữa quyết tâm và thận trọng. »
Libération cũng khẳng định thêm : « Quan tâm hàng đầu của Paris là quân đội của các nước châu Phi triển khai chậm. Trên nguyên tắc những đơn vị đầu tiên của những nước châu Phi ủng hộ Mali trong những ngày tới phải được triển khai, nhưng đến giờ chưa có gì là chắc chắn. Hơn nữa các đơn vị này rất khó có thể sẵn sàng chiến đấu ít nhất là trong vòng ba tháng tới ».
Tờ báo tỏ lo ngại rằng nếu như thự sự nước Pháp tham chiến, nhân danh loại trừ khủng bố chứ không phải vì lợi ích riêng của mình, nhưng người ta không hiểu tại sao các đồng minh của họ lại vắng bóng trên thực địa. Nước Pháp đang cần sự hậu thuẫn của quốc tế trong chiến dịch này. Pháp chưa thấy lợi đâu mà đã thấy nguy hiểm tiềm tàng đe dọa bị các phần tử cực đoan tấn công ở trong nước.
Mối đe dọa khủng bố trên đất Pháp là có thực
Một câu hỏi nữa lại đặt ra cho nước Pháp lúc này là liệu Pháp có bị đe dọa trực tiếp ? Nhật báo Le Parisien khẳng định đe dọa khủng bố là có thực với hàng tựa « các phần tử Hồi giáo cực đoan đe dọa nước Pháp ». Theo tờ báo thì cần phải đánh giá « rất nghiêm túc khả năng của các chiến binh Hồi giáo cực đoan.
Trước hết, bởi vì chúng đã thu thập được rất nhiều vũ khí tồn đọng trong lúc chế độ Kadafi sụp đổ. Tiếp nữa là bởi vì những kẻ cuồng tín sẵn sàng chết cho lý tưởng chống phương Tây. Chúng hoàn toàn có khả năng hành động và gieo rắc sợ hãi không những chỉ ở bên trong mà còn cả ở bên bên ngoài mảnh đất của chúng».
Libération dẫn phân tích của các chuyên gia chống khủng bố cho rằng, việc một mình can thiệp quân sự càng làm cho Pháp trở thành kẻ thù duy nhất và gia tăng nguy cơ trả đũa của các phần tử Hồi giáo cực đoan. Như vậy, khi tham chiến tại Mali, nước Pháp đang một mình đối phó với hai mặt trận.
http://www.viet.rfi.fr/chau-a/20130115-nguoi-trung-quoc-lam-giau-o-trong-nuoc-cho-tuong-lai-o-ngoai-quoc
Đây là một xu hướng đang phổ biến đến mức mà ở Trung Quốc người ta gọi họ là những « doanh nhân tay không ». Họ ở lại một mình kiếm tiền trong nước, còn tài sản và gia đình thì được chuyển dần ra nước ngoài để chuẩn bị cho một tương lai ổn định.
Theo Le Figaro, mới đây trên các trang mạng xã hội ở nước này, một cư dân mạng tung ra một câu hỏi khiến người ta phải suy nghĩ và tranh luận: « Có bao nhiêu người nước ngoài đang lãnh đạo chúng ta ? ». Các bình luận sau đó tập trung vào trường hợp bà Trương Lan, một tỷ phú nổi tiếng trong lĩnh vực nhà hàng, bị phát giác có hộ chiếu nước ngoài.
Theo tờ báo, phát hiện trên không làm dư luận ngạc nhiên, nhất là thực tế này đã trở nên phổ biến trong giới đại gia giàu có ở Trung Quốc. Trường hợp của bà Trương Lan chỉ như là một chất xúc tác làm nóng lên các tranh luận và bất bình trong dân chúng, nhất là bởi vì bà Trương Lan là thành viên của Hội nghị Hiệp thương Chính trị Nhân dân Trung Quốc, một tổ chức chính trị có quyền lực của chế độ Bắc Kinh.
Ở Trung Quốc, bà Trương Lan nổi tiếng như một ngôi sao doanh nhân. Bà được gọi là « nữ hoàng nhà hàng » với khối tài sản ước tính khoảng 380 triệu euro. Bà còn nổi tiếng là người ái quốc, khi cách đây 20 năm đã từ chối không vào quốc tịch Canada để về nước làm ăn. Vậy mà bây giờ người ta phát hiện bà có hai quốc tịch, trong khi luật pháp Trung Quốc không thừa nhận việc này. Mới đây bà đã phải từ chức khỏi Hội nghị Chính hiệp Nhân dân.
Le Figaro nhận định, trường hợp của bà Trương Lan phản ánh một nghịch lý ở Trung Quốc hiện nay. Trong một thế giới mà kinh tế đang ảm đạm, thì ở Trung Quốc người ta có vẻ như dễ làm giàu hơn cả, điều này đã lôi cuốn cả thành phần Hoa kiều đổ về nước làm ăn. Nhưng một khi đã tạo dựng được một khối tài sản lớn rồi thì người ta lại chỉ nghĩ cách làm sao cất giấu, bảo toàn được tài sản và thậm chí cả tính mạng của mình.
Tất nhiên an toàn hơn cả là ở ngoại quốc. Năm ngoái, một điều tra nghiên cứu của Ngân hàng Trung Quốc cho biết, một nửa số người có của ở Trung Quốc tính chuyện di cư ra nước ngoài. Trong số này có một triệu người có tài sản từ 1 triệu euro trở lên, 14% trong số họ đã tiến hành các thủ tục cho dự định đó. Gần một phần ba có các dự án đầu tư ở hải ngoại với mục đích chuẩn bị cho cuộc sống trong tương lai của họ tại đó.
Điểm đến của những người giầu này là các nước như Canada, Úc hay Hoa Kỳ. Trong năm 2011, hơn 150 nghìn người Trung Quốc đã được cấp thẻ thường trú ở nước ngoài và theo các báo cáo về vấn đề di cư quốc tế thì con số trên tiếp tục có xu hướng tăng mạnh.
Không chỉ những người giàu có mới tính chuyện bảo toàn tương lai ở bên ngoài biên giới Trung Quốc, mà cả những tầng lớp khá giả khác, khi có đủ điều kiện là họ hướng ra ngoại quốc, trong đó có không ít những cán bộ, quan chức chính quyền cũng muốn tương lai con cái họ được bảo đảm hơn ở nước ngoài.
Thực tế này nói nên điều gì trong xã hội Trung Quốc ? Đó chính là tâm lý bất an của những người giàu có đối với tài sản và gia đình họ. Một cán bộ của một ngân hàng lớn ở Trung Quốc bình luận « Ở đây (Trung Quốc) người ta vẫn biện minh một cách khiên cưỡng bởi sự cấp thiết duy trì ổn định xã hội. Điều này được ngầm hiểu rằng chế độ đang rất mong manh…. Không có gì là bảo đảm 100% cho tài sản của chúng tôi một ngày nào đó lại không bị tịch biên ».
Tuần báo Nam Phương Chu mạt tại Quảng Đông mới đây đã có bài điều tra về hiện tượng này mà tờ báo gọi là « làn sóng di cư lần thứ 3 » từ sau các cải cách của Đặng Tiểu Bình. Lần đầu là làn sóng di cư của các sinh viên sau năm 1980. Đợt thứ hai liên quan đến cán bộ có trình độ trí thức cao. Đợt thứ ba là của những người giàu có muốn bảo toàn tương lai.
Quan chức chính quyền cũng chuẩn bị bãi đáp ở ngoại quốc
Theo Le Figaro, giờ đây cuộc sống ở bên ngoài biên giới còn hấp dẫn các quan chức chính quyền. Họ cũng đã bắt đầu tìm cách đưa gia đình ra định cư ở ngoại quốc. Với những cán bộ tham nhũng, người ta có thể dễ dàng hiểu được lý do chuẩn bị bãi đáp là nhằm đề phòng sự truy đuổi của pháp luật hay các vụ thanh toán nội bộ.
Năm ngoái, ở Trung Quốc người ta đã nói nhiều vụ ông Vương Quốc Cường bí thư huyện Phong Thành tỉnh Liêu Ninh đào tẩu sang Hoa Kỳ. Khi cảm thấy bị các cuộc điều tra tham nhũng đe dọa, ông này đã ôm hơn 25 triệu đô la chạy sang Mỹ đoàn tụ cùng gia đình vợ con đã định cư ở đó từ trước.
Le Figaro cũng cho biết thêm, các trang mạng Trung Quốc vẫn thường hay nói đến những chuyến máy bay đi châu Âu hay Hoa Kỳ đã phải quay lại vì « lý do kỹ thuật ». Nhưng thực ra đó là những vụ bắt giữ các cán bộ cao cấp đào thoát. Tháng 8 năm ngoái, một chiếc Boeing 747 đi New York sau 7 giờ bay đã phải quay lại Bắc Kinh. Các cư dân mạng Trung Quốc khẳng định vụ này nhằm ngăn chặn 25 ủy viên trung ương định chạy trốn. Tuy nhiên, chính quyền đã phủ nhận thông tin này.
Chuyện các quan chức bỏ chạy ra nước ngoài không chỉ gây phiền toái về mặt chính trị cho chế độ mà còn làm thiệt hại không nhỏ về tài chính. Theo Le Figaro, một nghiên cứu của ngân hàng trung ương Trung Quốc gần đây tiết lộ trong vòng chưa đầy 20 năm đã có 18 nghìn cán bộ chính quyền nước này đã bỏ trốn ra nước ngoài sau khi biển thủ tổng số tiền lên tới chín chục tỷ đô la. Có điều khá thú vị là điểm đến của họ cũng phân cấp rõ rệt. Các cán bộ cấp cao thì bay đến Hoa Kỳ, Canada hay Úc. Cán bộ cấp thấp thì đi Nga, Thái Lan hoặc chọn Hồng Kông để chuyển tiếp sang các nước phương Tây khác.
Gần đây, người ta nói nhiều đến sự tàn lụi của phương Tây và sức trỗi dậy mạnh mẽ của Trung Quốc, nhưng Le Figaro kết luận : cái thế giới phương Tây già cỗi có vẻ vẫn còn sức hấp dẫn với người Trung Quốc.
Nước Pháp một mình trên tuyến đầu ở mặt trận Mali
Với cuộc can thiệp quân sự vào Mali, nước Pháp như đang ở trong không khí chiến tranh thực sự. Phủ kín trang nhất của hầu hết các báo Pháp ra hôm nay là những bức hình quân đội Pháp triển khai ra trận. Các bình luận, những câu hỏi vẫn tiếp tục được các báo đặt ra trong ngày thứ 5 tham chiến tại quốc gia châu Phi này. Mối quan ngại lớn hiện nay là Pháp đang phải một mình trên tuyến đầu của chiến trường Mali.
Le Figaro chạy tựa « Mali : Cuộc can thiệp Pháp còn kéo dài ». Libération đặt vấn đề « Mali : Những câu hỏi về cuộc can thiệp ». Còn tựa lớn của báo La Croix « Tại sao Pháp can thiệp vào Mali? ». Trước tiên, về câu hỏi liệu nước Pháp có lý khi can thiệp quân sự vào Mali hay không ? Nhật báo Le Figaro trả lời là Có.
Theo Le Figaro, « Tới cứu giúp Mali để ngăn không để khu vực Sahel trở thành thánh địa khủng bố, nước Pháp đóng vai trò cần phải có trong phạm vi lân cận của mình. Quyết tâm được thể hiện bằng việc tổng thống Pháp phát động chiến dịch quân sự là đáng được hoan nghênh ».
Nhật báo Le Monde cũng tán đồng quan điểm trên, tờ báo viết : « Ông Hollande đã chấp nhận nguy hiểm khi can thiệp quân sự. Ông đã đúng khi đội quân thánh chiến cực đoan đang tiếp tục tiến xuống phía nam đe dọa thủ đô Bamako mà ở đó một đội quân rệu rã cùng với một chính quyền yếu ớt của Mali không thể đủ khả năng chống đỡ ». Theo tờ báo thì quyết định can thiệp quân sự của Pháp là đúng lúc và dũng cảm.
Trong khi đó, xã luận của báo La Croix với tiêu đề « Trên tuyến đầu » đặt một câu hỏi khác : « Quân đội Pháp ở mặt trận đang chờ tăng viện. Nhưng chờ bao lâu nữa ? Các đồng minh châu Âu và Hoa Kỳ ủng hộ Pháp ở Liên Hiệp Quốc, nhưng sự hỗ trợ của họ có vẻ kín đáo và rất hạn chế. Còn những người bạn ở Tây Phi thì vẫn lập lờ giữa quyết tâm và thận trọng. »
Libération cũng khẳng định thêm : « Quan tâm hàng đầu của Paris là quân đội của các nước châu Phi triển khai chậm. Trên nguyên tắc những đơn vị đầu tiên của những nước châu Phi ủng hộ Mali trong những ngày tới phải được triển khai, nhưng đến giờ chưa có gì là chắc chắn. Hơn nữa các đơn vị này rất khó có thể sẵn sàng chiến đấu ít nhất là trong vòng ba tháng tới ».
Tờ báo tỏ lo ngại rằng nếu như thự sự nước Pháp tham chiến, nhân danh loại trừ khủng bố chứ không phải vì lợi ích riêng của mình, nhưng người ta không hiểu tại sao các đồng minh của họ lại vắng bóng trên thực địa. Nước Pháp đang cần sự hậu thuẫn của quốc tế trong chiến dịch này. Pháp chưa thấy lợi đâu mà đã thấy nguy hiểm tiềm tàng đe dọa bị các phần tử cực đoan tấn công ở trong nước.
Mối đe dọa khủng bố trên đất Pháp là có thực
Một câu hỏi nữa lại đặt ra cho nước Pháp lúc này là liệu Pháp có bị đe dọa trực tiếp ? Nhật báo Le Parisien khẳng định đe dọa khủng bố là có thực với hàng tựa « các phần tử Hồi giáo cực đoan đe dọa nước Pháp ». Theo tờ báo thì cần phải đánh giá « rất nghiêm túc khả năng của các chiến binh Hồi giáo cực đoan.
Trước hết, bởi vì chúng đã thu thập được rất nhiều vũ khí tồn đọng trong lúc chế độ Kadafi sụp đổ. Tiếp nữa là bởi vì những kẻ cuồng tín sẵn sàng chết cho lý tưởng chống phương Tây. Chúng hoàn toàn có khả năng hành động và gieo rắc sợ hãi không những chỉ ở bên trong mà còn cả ở bên bên ngoài mảnh đất của chúng».
Libération dẫn phân tích của các chuyên gia chống khủng bố cho rằng, việc một mình can thiệp quân sự càng làm cho Pháp trở thành kẻ thù duy nhất và gia tăng nguy cơ trả đũa của các phần tử Hồi giáo cực đoan. Như vậy, khi tham chiến tại Mali, nước Pháp đang một mình đối phó với hai mặt trận.
http://www.viet.rfi.fr/chau-a/20130115-nguoi-trung-quoc-lam-giau-o-trong-nuoc-cho-tuong-lai-o-ngoai-quoc
Geen opmerkingen:
Een reactie posten