dinsdag 5 september 2023

Đức Giáo Hoàng Phăng Xi Cô đã kết thúc chuyến viếng thăm đầu tiên tới Mông Cổ

Catholic adherents stretch their arms out towards the Pope with a fence between them.

Pope Francis greets people at the Steppe Arena before presiding over Holy Mass in Mongolia’s capital. Source: AAP / Ng Han Guan

Đức Giáo Hoàng Phăng Xi Cô đã kết thúc chuyến viếng thăm đầu tiên tới Mông Cổ, nơi Kitô Giáo và Công Giáo được thực hành một cách công khai, nhưng Công Giáo chỉ được ít hơn 2 ngàn tín đồ Mông Cổ đón nhận. Chuyến viếng thăm này nhằm mục đích tăng cường mối quan hệ với Mông Cổ, một quốc gia châu Á không giáp biển nằm cạnh Trung Quốc và Nga.


Published 5 September 2023 4:52pm
By Essam Al-Ghalib, Phan Bách
Presented by Phan Bách
Source: SBS

Share this with family and friends



Mông Cổ, với dân số khoảng 3,3 triệu người, nổi tiếng với các nền văn minh du mục cổ đại và người cha sáng lập và anh hùng dân tộc, là Thành Cát Tư Hãn.

Thế nhưng ít ai biết rằng, nép mình trong những cảnh quan rộng lớn của nó tồn tại một cộng đồng Công giáo nhỏ bé, bao gồm ít hơn 2 ngàn tín đồ.

Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã đến thăm họ và đây là lần đầu tiên, một vị Giáo hoàng đương nhiệm thực hiện một chuyến đi đến đất nước này.

Advertisement
Chuyến viếng thăm bốn ngày từ 31 tháng Tám đến 3 tháng Chín, Đức Thánh Cha vẫy tay chào một đám đông nhỏ ở thủ đô Ulaanbaatar, trước khi ký vào sổ lưu bút tại Cung điện Quốc gia.

Ngài đã gặp Tổng thống Mông Cổ, ông Ukhnaagiin Khurelsukh, người đã chào đón Ngài trong sự vui mừng.

Đức Giáo hoàng và Tổng thống Khurelsukh đã đến thăm một chiếc lều tròn di động phủ da động vật, được dựng bên trong cung điện nhà nước.

"Tôi rất vinh dự được có mặt ở đây, hạnh phúc vì đã hành trình đến vùng đất rộng lớn và phi thường này, đến một dân tộc hiểu được giá trị của việc thực hiện một cuộc hành trình, cùng ý nghĩa của nó".

"Chúng tôi thấy điều này trong những ngôi nhà truyền thống của bạn, những ngôi nhà du lịch xinh đẹp".

"Tôi muốn tưởng tượng mình bước vào lần đầu tiên, với sự tôn trọng và phấn khích, một trong những chiếc lều tròn rải rác trên vùng đất Mông Cổ hùng vĩ, để gặp gỡ và làm quen tốt hơn với bạn".

"Vì vậy tôi ở đây, đứng trước cửa nhà các bạn, một người hành hương của tình bạn, đến với các bạn một cách lặng lẽ, với một trái tim vui tươi và mong muốn thấy mình được làm phong phú về mặt con người, trong sự hiện diện của các bạn”, Đức Giáo Hoàng Phanxicô.

Mãi đến năm 1992, Giáo hội Công giáo mới được chính thức công nhận ở Mông Cổ.

Chính trong năm đó, đất nước đã trở thành một nền dân chủ, thông qua một Hiến pháp mới bảo đảm tự do tôn giáo, sau sự sụp đổ của Liên Xô vốn đã cung cấp hỗ trợ đáng kể cho ngân sách nhà nước Mông Cổ cho đến năm 1990.

Ngày nay, Mông Cổ có 6 nhà thờ Công giáo và một Giám mục thường trú.

Đối với người Công giáo, chuyến viếng thăm của Đức Thánh Cha là một nguồn vui và lễ kỷ niệm to lớn.

Còn Đức Hồng Y Giorgio Marengo là Tổng Trưởng Tông Tòa Ulaanbaatar.

"Thưa Đức Thánh Cha, chúng con sắp nhận được phép lành của Ngài vào cuối Bí tích Thánh Thể, được cử hành tại Mông Cổ lần đầu tiên bởi Người Kế Vị Thánh Phêrô".

"Sự hiện diện của Ngài ở đây đối với chúng tôi là một nguồn cảm xúc sâu sắc, khó diễn tả bằng lời”, Giorgio Marengo.

Còn bà Saikhatsegtseg Sukhbaatar là một nhân viên giáo dục và là tín đồ Công giáo Mông Cổ.

"Tôi rất vui khi Đức Giáo Hoàng Phanxicô đến thăm Mông Cổ và xúc động khi tham dự Thánh Lễ".

"Tôi nghĩ rằng nó đã thúc đẩy tinh thần và tôi rất biết ơn", Saikhatsegtseg Sukhbaatar.

Ông Darinchuluun Erdenebaatar cũng là một người Công giáo Mông Cổ.

"Có rất nhiều người từ các quốc gia khác nhau ở đây".

"Cá nhân tôi vô cùng phấn khởi cho chuyến viếng thăm của Đức Thánh Cha".

"Điều này có ý nghĩa sâu sắc đối với người Mông Cổ, cùng phần còn lại của thế giới và đây là một sự kiện tuyệt vời", Darinchuluun Erdenebaatar.
Ở đây, tại đất nước giàu lịch sử và bầu không khí này, chúng ta hãy cầu xin món quà này từ trên cao và cùng nhau, chúng ta hãy cố gắng xây dựng một tương lai hòa bình, Đức Giáo Hoàng Phanxicô.
Chuyến viếng thăm của Đức Giáo Hoàng không chỉ là về tâm linh, nhưng nó mang tính chất địa chính trị đáng kể.

Trong chuyến thăm bốn ngày của mình, Đức Thánh Cha Phanxicô đã tham gia vào các cuộc thảo luận cao cấp với các nhà lãnh đạo chính trị, để thu hẹp khoảng cách giữa Mông Cổ, các nước láng giềng Trung Quốc và Nga và các bên tham gia toàn cầu khác.

Cho đến năm 1921, Mông Cổ mới được Trung Quốc tuyên bố chủ quyền.

Trước thời điểm đó, nó trở thành một nhà nước độc đảng gắn bó chặt chẽ với Liên Xô cho đến năm 1919, trước khi trở thành một nền dân chủ.

Ông Jargailsaikhan Dambadarjaa là một nhà phân tích chính trị đến từ Mông Cổ.

Ông nói rằng cuộc đàn áp của Trung Quốc đối với các nhóm tôn giáo thiểu số, là một vấn đề căn bản trong suốt chuyến viếng thăm của Đức Giáo Hoàng.

"Không giống như nhiều quốc gia khác, chúng tôi chỉ có hai nước láng giềng và họ hầu hết họ là những siêu cường, chúng tôi cũng có quan hệ hữu nghị với các nước khác".

"Gọi chúng tôi gọi họ là hàng xóm thứ ba và điều quan trọng là những nguyên thủ quốc gia này có các nước láng giềng thứ ba của chúng tôi đến Mông Cổ".

"Đó là lý do tại sao tôi nghĩ rằng, đây sẽ là một bước tiến quan trọng khác, để thế giới hiểu về chính sách đối ngoại của Mông Cổ", Jargailsaikhan Dambadarjaa.

Vào ngày cuối cùng của chuyến viếng thăm của Ngài là 3 tháng Chín, Đức Thánh Cha Phanxicô đã chủ trì một thánh lễ, trong đó gần như toàn bộ dân số Công giáo của đất nước đang ở trong cùng một nơi: Đấu trường Steppe ở thủ đô.

Vào cuối thánh lễ, ngài yêu cầu các cựu tổng giám mục và hiện tại của Hồng Kông, Đức Hồng y John Tong Hon và Đức Tổng Giám mục Stephen Chow, đứng bên cạnh ngài.

Trong những bình luận không chuẩn bị trước, Ngài gửi lời chào đến Trung Quốc, gọi công dân của họ là một dân tộc ‘cao quý’ và yêu cầu người Công giáo ở Trung Quốc trở thành, ‘Kitô hữu tốt và công dân tốt’.

"Hai giám mục anh em này, giám mục danh dự của Hồng Kông và giám mục hiện tại của Hồng Kông, tôi muốn tận dụng sự hiện diện của họ để gửi lời chào nồng nhiệt đến người dân cao quý Trung Quốc".

"Gửi đến tất cả mọi người, tôi chúc những điều tốt đẹp nhất và tiến về phía trước, luôn luôn tiến về phía trước".

"Tôi yêu cầu người Công giáo Trung Quốc hãy là những Kitô hữu tốt và những công dân tốt, cho tất cả", Đức Giáo Hoàng Phanxicô.

Vào ngày thứ ba của chuyến đi, Ngài đã đưa ra những nhận xét dường như nhắm vào Trung Quốc, nói rằng các chính phủ không có gì phải sợ Giáo hội Công giáo, vì Giáo hội không có chương trình nghị sự chính trị.

Một bức điện tín chào mừng của Đức Giáo Hoàng gửi đến Chủ tịch Tập Cận Bình vào ngày 1 tháng Chín, với lời chúc ‘phúc lành thiêng liêng của sự hiệp nhất và hòa bình’, đã được Bộ Ngoại giao Trung Quốc thừa nhận, khi nói rằng nó thể hiện "sự thân thiện và thiện chí".

Trong bài diễn văn Thánh Lễ Chúa Nhật, Ngài cũng nói về nhiều cuộc xung đột đang diễn ra trên khắp thế giới.

“Xin Thiên Chúa ban phước hôm nay, trên trái đất bị tàn phá bởi vô số cuộc xung đột này, có một sự đổi mới các điều kiện của những gì đã từng là hòa bình Mông Cổ tôn trọng luật pháp quốc tế, nói cách khác là không có xung đột".

"Để trích dẫn một trong những câu tục ngữ của bạn, ‘những đám mây có thể qua đi, nhưng bầu trời sẽ vẫn còn’.

"Những đám mây đen của chiến tranh được xua tan, bởi ước muốn vững chắc về một tình huynh đệ phổ quát, trong đó những căng thẳng được giải quyết thông qua các cuộc gặp gỡ và đối thoại, cùng các quyền căn bản của tất cả mọi người được bảo đảm".

"Ở đây, tại đất nước giàu lịch sử và bầu không khí này, chúng ta hãy cầu xin món quà này từ trên cao và cùng nhau, chúng ta hãy cố gắng xây dựng một tương lai hòa bình”, Đức Giáo Hoàng Phanxicô.

Geen opmerkingen:

Een reactie posten