Quốc tế kêu gọi Miến Điện ngưng kỳ thị người Hồi giáo
Báo cáo viên đặc biệt của Liên Hiệp Quốc về Miến Điện, bà Yanghee Lee, trong buổi họp báo tại Rangun, Miến Điện, ngày 01/07/2016.REUTERS/Soe Zeya Tun
Báo cáo viên đặc biệt của Liên Hiệp Quốc về Miến Điện, bà Yanghee Lee hôm qua, 01/07/2016, đã kêu gọi chính quyền dân sự mới của nước này dành ưu tiên cho việc chấm dứt sự kỳ thị nặng nề đối với người Hồi giáo Rohingya và các cộng đồng Hồi giáo khác ở bang Rakhine.
Bà Yanghee Lee đã ra lời kêu gọi như trên sau gần hai tuần viếng thăm Miến Điện, quốc gia có đa số dân theo Phật giáo. Đây là chuyến đi đầu tiên của báo cáo viên đặc biệt của Liên Hiệp Quốc về Miến Điện kể từ khi chính phủ đảng Liên Đoàn Quốc Gia Vì Dân Chủ của bà Aung San Suu Kyi lên nắm quyền.
Tuy được cả thế giới ca ngợi là một nhà đấu tranh kiên cường cho dân chủ và nhân quyền, bà Aung San Suu Kyi lại bị chỉ trích là đã không có thái độ kiên quyết nhằm chấm dứt thảm nạn của người Hồi giáo Rohingya, cho dù đảng của bà nay đã lên cầm quyền.
Trong chuyến đi Miến Điện vừa qua, bà Yanghee Lee cũng đã đến bang Rakhine, nơi đã xảy ra nhiều vụ bạo động đẫm máu giữa người Hồi giáo và người Phật giáo vào năm 2012.
Hôm nay, báo chí chính thức của Miến Điện vừa loan tin là trong ngày hôm qua một nhà thờ Hồi giáo ở bang Rakhine đã bị một nhóm vũ trang tấn công và đốt cháy. Đây là nhà thờ Hồi giáo thứ hai bị tấn công chỉ trong vòng một tuần. Vào tháng trước một nhà thờ Hồi giáo khác ở Bago, miền trung Miến Điện cũng đã bị phá hủy.
http://vi.rfi.fr/chau-a/20160702-lien-hiep-quoc-md-ky-thi-hoi-giao-qt-xh
Tuy được cả thế giới ca ngợi là một nhà đấu tranh kiên cường cho dân chủ và nhân quyền, bà Aung San Suu Kyi lại bị chỉ trích là đã không có thái độ kiên quyết nhằm chấm dứt thảm nạn của người Hồi giáo Rohingya, cho dù đảng của bà nay đã lên cầm quyền.
Trong chuyến đi Miến Điện vừa qua, bà Yanghee Lee cũng đã đến bang Rakhine, nơi đã xảy ra nhiều vụ bạo động đẫm máu giữa người Hồi giáo và người Phật giáo vào năm 2012.
Hôm nay, báo chí chính thức của Miến Điện vừa loan tin là trong ngày hôm qua một nhà thờ Hồi giáo ở bang Rakhine đã bị một nhóm vũ trang tấn công và đốt cháy. Đây là nhà thờ Hồi giáo thứ hai bị tấn công chỉ trong vòng một tuần. Vào tháng trước một nhà thờ Hồi giáo khác ở Bago, miền trung Miến Điện cũng đã bị phá hủy.
http://vi.rfi.fr/chau-a/20160702-lien-hiep-quoc-md-ky-thi-hoi-giao-qt-xh
Miến Điện : Giới sư sãi cực đoan biểu tình chống người Rohingya
Hàng trăm người biểu tình trên đường phố Răngun, Miến Điện ngày 27/05/2015.REUTERS/Aubrey Belford
Tại Miến Điện, các nhà sư mang tư tưởng dân tộc chủ nghĩa cực đoan biểu tình vào trưa ngày hôm nay 27/05/2015 tại Rangoon, để phản đối chính phủ cứu trợ người nhập cư Rohingya, sau nhiều tuần lênh đênh trên biển, đang gặp nạn ở ngoài khơi Malaysia và Indonesia.
Từ Rangoon, thông tín viên Rémy Favre của RFI, cho biết thêm chi tiết :
« Các nhà sư muốn xua đuổi người Rohingya, giam họ vào các trại tị nạn, ngăn họ quay về Miến Điện và thậm chí không muốn chính phủ Miến Điện cấp quốc tịch cho người Rohingya. Các nhà sư có đầu óc dân tộc chủ nghĩa này cho rằng, thực ra người Rohingya là người Bangladesh muốn xâm chiếm Miến Điện, nơi có đa số dân là Phật giáo và biến nước này thành một quốc gia Hồi giáo. Họ lo ngại chính quyền Miến Điện thay đổi chính sách đối với người Rohingya.
Cho tới nay, Miến Điện dường như vẫn coi người Rohingya là dân nhập cư trái phép và phủ nhận việc ngược đãi người Rohingya ở phía tây nước này. Nhưng từ hai tuần nay, chính phủ đã thay đổi thái độ. Họ công nhận là những người nhập cư đang rất khổ sở, hải quân Miến Điện đã kéo vào bờ một chiếc tàu chở 200 người tị nạn. Đây là lần đầu tiên chính quyền tới cứu vớt trực tiếp những người đang đánh đổi mạng sống để vượt biển.
Thứ Sáu tới, Miến Điện sẽ tham dự hội nghị thượng đỉnh khu vực về vấn đề người Rohingya. Các nhà sư cực đoan e ngại chính quyền sẽ có thái độ ôn hòa, xuống giọng và thừa nhận rằng chính những hành động ngược đãi, không cấp quốc tịch và nạn nghèo khổ đã buộc những người Rohingya trốn chạy khỏi Miến Điện ».
http://vi.rfi.fr/chau-a/20150527-mien-dien-gioi-su-sai-cuc-doan-bieu-tinh-chong-nguoi-rohingya
« Các nhà sư muốn xua đuổi người Rohingya, giam họ vào các trại tị nạn, ngăn họ quay về Miến Điện và thậm chí không muốn chính phủ Miến Điện cấp quốc tịch cho người Rohingya. Các nhà sư có đầu óc dân tộc chủ nghĩa này cho rằng, thực ra người Rohingya là người Bangladesh muốn xâm chiếm Miến Điện, nơi có đa số dân là Phật giáo và biến nước này thành một quốc gia Hồi giáo. Họ lo ngại chính quyền Miến Điện thay đổi chính sách đối với người Rohingya.
Cho tới nay, Miến Điện dường như vẫn coi người Rohingya là dân nhập cư trái phép và phủ nhận việc ngược đãi người Rohingya ở phía tây nước này. Nhưng từ hai tuần nay, chính phủ đã thay đổi thái độ. Họ công nhận là những người nhập cư đang rất khổ sở, hải quân Miến Điện đã kéo vào bờ một chiếc tàu chở 200 người tị nạn. Đây là lần đầu tiên chính quyền tới cứu vớt trực tiếp những người đang đánh đổi mạng sống để vượt biển.
Thứ Sáu tới, Miến Điện sẽ tham dự hội nghị thượng đỉnh khu vực về vấn đề người Rohingya. Các nhà sư cực đoan e ngại chính quyền sẽ có thái độ ôn hòa, xuống giọng và thừa nhận rằng chính những hành động ngược đãi, không cấp quốc tịch và nạn nghèo khổ đã buộc những người Rohingya trốn chạy khỏi Miến Điện ».
http://vi.rfi.fr/chau-a/20150527-mien-dien-gioi-su-sai-cuc-doan-bieu-tinh-chong-nguoi-rohingya
Miến Điện : Tên « Rohingya » bị cấm trong cuộc điều tra dân số lần đầu tiên từ 30 năm qua
Người Rohingya trên một chiếc xe di chuyển qua một trại tị nạn bên ngoài Sittwe, ngày 29/03/2014.REUTERS/Soe Zeya Tun
Hôm nay 29/03/2014 Miến Điện loan báo những người Hồi giáo không được phép kê khai như người « Rohingya » trong cuộc điều tra dân số được tiến hành lần đầu tiên tại nước này kể từ 30 năm qua.
Quyết định này đáp ứng lời đe dọa của những người theo đạo Phật ờ bang Rakhine, đòi tẩy chay cuộc điều tra dân số lo sợ việc chính thức công nhận người thiểu số Rohingya Hồi giáo, được Liên Hiệp Quốc cho là một trong những dân tộc thiểu số bị trấn áp nhiều nhất trên thế giới.
Ye Htut, phát ngôn viên chính phủ ở Răngun thông báo : « Nếu một gia đình muốn được coi là người ‘Rohingya’, chúng tôi sẽ không cho họ kê khai ». Những người này có thể tự khai là người « Bengali » - từ ngữ được chính quyền Miến Điện sử dụng, vì coi hầu hết người Rohingya là người nhập cư bất hợp pháp từ nước Bangladesh láng giềng.
Trong tuần này, các đám đông Phật giáo đã tấn công vào các cơ sở của Liên Hiệp Quốc và các tổ chức nhân đạo phi chính phủ. Họ lên án các tổ chức quốc tế ủng hộ người Hồi giáo tại Sittwe, thủ phủ bang Rakhine, khiến Liên Hiệp Quốc phải rút đi khoảng 50 nhân viên ngoại quốc và địa phương tại bang này.
Cách đây hai ngày, một bé gái 11 tuổi đã thiệt mạng vì đạn lạc do cảnh sát bắn chỉ thiên để giải tán một đám đông phẫn nộ ở Sittwe. Các gia đình tại đây giăng biểu ngữ trước nhà trên đó ghi câu : « Nhà này phản đối điều tra dân số, xin đừng ghi chúng tôi vào danh sách ».
Cuộc điều tra dân số được Quỹ Dân số Liên Hiệp Quốc hỗ trợ kéo dài 12 ngày, sẽ cung cấp thực trạng tại đất nước đã bị tập đoàn quân sự cầm quyền trước đây đóng cửa với thế giới trong nhiều thập kỷ. Hàng chục ngàn nhân viên điều tra chủ yếu là giáo viên sẽ xuôi ngược trên cả nước, từ miền núi phía bắc cho đến những khu rừng rậm, nơi quân đội thường đụng độ với phe nổi dậy.
Điều tra dân số cũng giúp cải thiện các chính sách phát triển (giáo dục, y tế, quy hoạch đô thị…) cần thiết cho chính phủ. Chương trình quốc gia này đã gây ra những cuộc biểu tình bạo động tại bang Rakhine, làm ảnh hưởng đến tiến trình hòa bình với các phe nổi dậy thiểu số.
Miến Điện có trên 100 dân tộc thiểu số, trong đó có một số dân tộc không được công nhận như người Rohingya theo đạo Hồi, với 800.000 người sống tại bang Rakhine, không mang quốc tịch nào.
http://vi.rfi.fr/chau-a/20140329-mien-dien-ten-%C2%AB-rohingya-%C2%BB-bi-cam-trong-cuoc-dieu-tra-dan-so-lan-dau-tien-tu-30-nam-
Ye Htut, phát ngôn viên chính phủ ở Răngun thông báo : « Nếu một gia đình muốn được coi là người ‘Rohingya’, chúng tôi sẽ không cho họ kê khai ». Những người này có thể tự khai là người « Bengali » - từ ngữ được chính quyền Miến Điện sử dụng, vì coi hầu hết người Rohingya là người nhập cư bất hợp pháp từ nước Bangladesh láng giềng.
Trong tuần này, các đám đông Phật giáo đã tấn công vào các cơ sở của Liên Hiệp Quốc và các tổ chức nhân đạo phi chính phủ. Họ lên án các tổ chức quốc tế ủng hộ người Hồi giáo tại Sittwe, thủ phủ bang Rakhine, khiến Liên Hiệp Quốc phải rút đi khoảng 50 nhân viên ngoại quốc và địa phương tại bang này.
Cách đây hai ngày, một bé gái 11 tuổi đã thiệt mạng vì đạn lạc do cảnh sát bắn chỉ thiên để giải tán một đám đông phẫn nộ ở Sittwe. Các gia đình tại đây giăng biểu ngữ trước nhà trên đó ghi câu : « Nhà này phản đối điều tra dân số, xin đừng ghi chúng tôi vào danh sách ».
Điều tra dân số cũng giúp cải thiện các chính sách phát triển (giáo dục, y tế, quy hoạch đô thị…) cần thiết cho chính phủ. Chương trình quốc gia này đã gây ra những cuộc biểu tình bạo động tại bang Rakhine, làm ảnh hưởng đến tiến trình hòa bình với các phe nổi dậy thiểu số.
Miến Điện có trên 100 dân tộc thiểu số, trong đó có một số dân tộc không được công nhận như người Rohingya theo đạo Hồi, với 800.000 người sống tại bang Rakhine, không mang quốc tịch nào.
http://vi.rfi.fr/chau-a/20140329-mien-dien-ten-%C2%AB-rohingya-%C2%BB-bi-cam-trong-cuoc-dieu-tra-dan-so-lan-dau-tien-tu-30-nam-
Geen opmerkingen:
Een reactie posten