Nice, « thủ đô » của Hồi giáo cực đoan
Bờ biển thành phố Nice.Ảnh : VALERY HACHE / AFP
Tuần báo L’Express gọi Nice là cái ổ hay « thủ đô » của Hồi giáo cực đoan. Trên tổng số 1400 người Pháp hoặc người sống ở Pháp có tên trong danh sách « có liên hệ với Hồi Giáo cực đoan » năm 2015, có tới 10% sống tại vùng Alpes-Maritimes.
Thành phố Nice nằm ở vùng Alpes-Maritimes. L’Express cho biết vùng này nắm giữ kỷ lục đáng buồn là vùng bị Hồi giáo cực đoan tác động nhiều nhất. Trên tổng số 1400 người Pháp hoặc người sống ở Pháp có tên trong danh sách « những người có liên hệ với Hồi Giáo cực đoan » mà thủ tướng Pháp nêu ra năm 2015 thì có tới 10% sống tại vùng Alpes-Maritimes. Tỉ lệ này cao gấp sáu lần tỉ lệ trung bình của các vùng khác có cùng quy mô.
Theo số liệu vùng Alpes-Maritimes cung cấp cho tuần báo L’Express, 50 người từ vùng này gia nhập đội quân Hồi giáo cực đoan chiến đấu ở Syria và Iraq và đã đưa theo 11 trẻ em. Chưa kể 5 người đã thiệt mạng tại các nước này, 15 người khác bị bắt khi quay trở lại Pháp và 50 người có ý đồ ra đi, nhưng bị cảnh sát giám sát chặt chẽ.
Đáng ngại hơn nữa, 170 người đã bị cơ quan tình báo cho vào danh sách những người cực đoan hóa và có khả năng trở thành khủng bố. Và phần lớn những người này sống tại Nice. L’Express đặt câu hỏi tại sao và làm thế nào mà Nice trở thành « thủ đô » của Hồi giáo cực đoan.
Mọi chuyện bắt đầu được chú ý vào cuối năm 2012 khi cơ quan chống khủng bố bắt giữ được một nhóm người ở vùng Côte d’Azur và vùng Paris có âm mưu khủng bố bằng lựu đạn vào một cửa hàng ở Sarcelles. Cơ quan chống khủng bố coi đây là nhóm khủng bố nguy hiểm nhất kể từ 15 năm trước đó. Nhưng hai tên đến từ Côte d’Azur đã trốn thoát. Một trong hai tên này đã bị bắt năm 2014 khi trở về từ Syria. Hắn bị nghi ngờ đã cầm đầu một nhóm cực đoan thuộc mạng lưới Al Qaeda. Khi khám xét chỗ ở của tên này, cảnh sát đã phát hiện một kho chất nổ và ngay sau đó có tin đồn cảnh sát đã phá vỡ âm mưu khủng bố vào dịp lễ hội Carnaval ở Nice, cho dù nhà chức trách khẳng định không tìm thấy chứng cớ tên này có liên quan.
Căng thẳng bùng phát ở Vùng Côte d’Azur vào đầu năm 2014, khi một thanh niên17 tuổi sống ở Nice bị bắt và tạm giữ sau khi trở về từ Syria. Vào tháng 08/2014, một người gốc Tchétchènia bị bắt ở sân bay Nice. Người này bị nghi ngờ thanh toán vé máy bay cho một thiếu nữ 16 tuổi đang chuẩn bị lên máy bay tới Thổ Nhĩ Kỳ và có kế hoạch sang Syria.
Tới tháng 11/2014, một thanh niên 19 tuổi đã bị bắt ở sân bay khi từ Thổ Nhĩ Kỳ trở về và bị nghi ngờ đã chiến đấu ở Syria. Người này sau đó bị tạm giữ và bị điều tra về việc tập hợp những kẻ xấu có liên hệ với một tổ chức khủng bố. 1 tuần sau đó, thông tin một gia đình gồm 11 thành viên trong đó có cả trẻ em đã vượt biên giới gia nhập thánh chiến đã gây chấn động dư luận.
L’Express cũng đặt câu hỏi là điều gì đã thúc đẩy một số người liều đánh đổi mạng sống của họ để sát hại những người không cùng tôn giáo. Câu chuyện về cuộc thẩm vấn những người bị bắt khi trở về Pháp cho phép chúng ta hiểu phần nào động cơ của những người này. Các nguyên nhân xã hội như nạn thất nghiệp, việc bị giam giữ, thái độ bài ngoại, các vụ phạm tội nhỏ không giải thích được tất cả.
Trên thực tế, những người này đều có sự bất ổn tâm lý. Và Hồi giáo cực đoan chỉ cần làm nốt những điều còn lại bằng cách tuyên truyền. Những người ở Nice đặc biệt chịu ảnh hưởng từ Omar Diaby, có biệt hiệu là « Omsen », nổi tiếng trong thế giới cực đoan với các phim tuyên truyền về thánh chiến. Thêm vào đó là hiệu ứng đám đông ở Nice, phần lớn các thanh niên gia nhập thánh chiến năm 2014 đều sống ở khu vực phía Đông thành phố Nice.
Vì thế, theo l’Express, giờ đây, chống lại tuyên truyền Thánh chiến, « giải độc » cho những người mong muốn theo con đường sát hại người khác là thách thức mà nhà chức trách địa phương và quốc gia phải đối mặt.
Khủng bố và dân chủ
Vẫn liên quan tới khủng bố, theo quan điểm của tuần báo L’Express, trong những ngày căng thẳng sau vụ khủng bố ở Nice xảy ra vào đúng ngày Quốc Khánh 14/07, có vẻ như các chính trị gia Pháp đã quên rằng họ phải thể hiện những giá trị cơ bản của đất nước.
Các nhà lãnh đạo của đảng Xã Hội cầm quyền đang trở thành trò cười khi phủ nhận ý kiến của nhau trong vấn đề liệu vụ khủng bố có phải hậu quả của Hồi giáo cực đoan hay không. Họ cũng mải mê trao đổi ý kiến về vấn đề quan trọng là tại sao cần triển hạn tình trạng khẩn cấp trong khi tình trạng này cũng không cho phép tránh được vụ khủng bố tại Nice và tổng thống thì vừa quyết định dỡ bỏ tình trạng này. Các nhà lãnh đạo cánh tả cũng không thể tìm ra cách để khơi dậy tình đoàn kết dân tộc.
Trong khi đó, đối với l’Express, phe đối lập còn mất uy tín trầm trọng hơn khi gây ra một cuộc luận chiến tầm thường về trách nhiệm của chính phủ khi để xảy ra vụ tấn công mà trên thực tế là không thể dự báo được và đặc biệt là khi phe đối lập đề xuất các biện pháp trấn áp thiếu suy nghĩ, chẳng hạn như trục xuất người nước ngoài sau khi bị xử phạt vì bất kể tội gì, đóng cửa tất cả các đường biên giới, giam giữ tất cả những người có tên trong danh sách theo dõi khủng bố, … Tất cả những biện pháp này gây ảnh hưởng xấu đến giá trị quan trọng nhất của nước Pháp : đó là lòng bác ái. Và đó cũng chính là giá trị mà những kẻ khủng bố muốn phá hủy.
Theo quan điểm của l’Express, trước hết, người dân Pháp phải có ý thức là họ đều là thành viên của một gia đình lớn nên mọi người phải có trách nhiệm bảo vệ và hỗ trợ nhau. Muốn thắng khủng bố mà vẫn gìn giữ được tâm hồn Pháp thì nước Pháp cần có lòng bác ái.
Đúng là cần có thêm tiền để củng cố lực lượng cảnh sát và quân đội và để các nhà tù không trở thành các « nhà máy sản xuất ra tội phạm và những kẻ khủng bố ». Nhưng nước Pháp cũng cần đầu tư vào các công nghệ quản lý mới. Đặc biệt là tổng huy động một cách dân chủ lực lượng quân dự bị, an ninh dân sự và vệ binh theo đề xuất của bộ trưởng Nội Vụ, vì một cuộc đấu tranh cho nền dân chủ.
Đồng thời nước Pháp cũng nên chi nhiều tiền cho các các trường mẫu giáo và tiểu học hơn là các trường phổ thông cơ sở để không một trẻ nhỏ nào mất cơ hội sống tốt chỉ vì hoàn cảnh gia đình. Và cuối cùng, nước Pháp phải phát triển mạng lưới bác ái, giúp đỡ để giới tư sản Hồi giáo mới xuất hiện chỉ bảo, dẫn dắt những người đang sống bên lề cộng đồng Hồi giáo, như điều các cộng đồng tôn giáo khác đã làm được.
L’Express nhận định trấn áp là cần thiết, nhưng nếu người Pháp hài lòng với các biện pháp trấn át, điều đó có nghĩa là tạo điều kiện cho những điều tồi tệ hơn nữa xảy ra. Chắc chắn điều mà các kẻ thù của nước Pháp mong muốn, đó là nội chiến xảy ra. Đã đến lúc các chính trị gia hoặc phải thức tỉnh, hoặc phải rút lui. Họ phải hiểu là chống khủng bố là trách nhiệm không chỉ của Nhà Nước và không chỉ có nước Pháp thuộc cánh hữu hay cánh tả. Họ phải nói tới điều tạo nên uy thế của một dân tộc : đó là sự hòa thuận và lòng vị tha. Và họ phải tổ chức một cuộc tổng huy động để chống lại sự ích kỷ và cổ vũ cho quan điểm sống mỗi người vì mọi người.
Biển Đông : Phán quyết gây « bất đồng »
Liên quan đến Biển Đông, tuần báo Le Courrier International trích bài viết trên Shun Po, nhật báo kinh tế Hồng Kông bằng tiếng Trung, với hàng tựa « Biển Đông : Phán quyết gây bất đồng ».
Theo tờ báo Hồng Kông, phán quyết của Tòa Trọng Tài Thường Trực công nhận Philippines có lý không làm ai ngạc nhiên. Có ba lý do.
Thứ nhất, Trung Quốc luôn từ chối tham gia vào vụ kiện. Thứ hai, chỉ có Philippines đệ đơn kiện và chiến thắng « dĩ nhiên » thuộc về bên thưa kiện. Bên cạnh đó, Mỹ cũng là bên rất được lợi trong vụ này. Họ sẽ dựa vào Tòa Trọng Tài Thường Trực để ngăn không cho Trung Quốc xây dựng các sân bay mới hay các bệnh viện trên các hòn đảo đang có tranh chấp. Thứ ba, tòa do thẩm phán người Nhật là Shunji Yanai đứng đầu. Ông là chủ tịch Tòa Án Quốc Tế về Luật Biển, cựu đại sứ Nhật Bản tại Mỹ, đồng thời là nhân vật cấp cao của cánh hữu Nhật Bản theo chủ nghĩa dân tộc, luôn đấu tranh bảo vệ chủ quyền dân tộc.
Báo Hồng Kông nhận định trong bối cảnh bất lợi như vậy, Trung Quốc đã không thể đưa lý lẽ bảo vệ « quyền lịch sử » của cái gọi là « đường chín đoạn », vốn đã « rất mơ hồ ». Có tin đồn cho rằng để thể hiện sự không hài lòng, Trung Quốc sẽ rút ra khỏi Công ước Liên Hiệp Quốc về luật biển, nhưng theo tờ Shun Po, Trung Quốc sẽ không làm điều đó vì đang được hưởng lợi từ Công ước này.
Theo báo Hồng Kông, sau phán quyết của Tòa Trọng Tài Thường Trực Biển Đông tiếp tục căng thẳng. Hải Quân Trung Quốc đang phô trương lực lượng, truyền thông chính thức Trung Quốc tuyên bố nước này triển khai tàu khu trục 052D được trang bị tên lửa đạn đạo để sẵn sàng can thiệp trên Biển Đông.
Tuy nhiên, yếu tố tích cực là tổng thống Philipines Rodrigo Duterte có thái độ ngoại giao mang tính hòa giải. Ông đã tuyên bố không muốn có chiến tranh với Trung Quốc chỉ vì bãi cạn Scarborough. Vì thế, theo báo Hồng Kông, hoàn toàn có thể tìm kiếm giải pháp cho các mâu thuẫn trên biển Đông quanh bàn đàm phán.
Thế Vận Hội Mùa Hè : Rio thiếu tiền trầm trọng
Le Courrier International đề cập đến các khó khăn tài chính mà bang Rio, Brazil, phải đối mặt trong khi Thế Vận Hội Mùa Hè sẽ khai mạc vào ngày 05/08/2016.
Tình trạng khủng hoảng ở bang Rio đang rất trầm trọng. Chính quyền bang Rio không còn tiền để đổ xăng cho các xe công vụ. Các nhân viên Nhà nước vẫn chưa được nhận lương của tháng 05/2016. Bộ trưởng An Ninh khi đến thăm một đơn vị cảnh sát đã phải bỏ tiền túi ra mua 6 tập giấy in. Các thi thể la liệt trong Viện pháp y, vì nhiều nhân viên đã bị cho thôi việc do bang không có tiền chi trả lương cho họ. Hiện bang Rio đang thiếu hụt ngân sách tới 5,2 tỉ euro và đang nợ chính phủ Liên Bang 1,8 tỉ euro. Khoản nợ này sẽ phải trả trong năm nay. Và Thế Vận Hội bị coi là một trong những nguyên nhân gây ra khủng hoảng này.
Tuy nhiên, Le Courrier International cho biết chính Thế Vận Hội lại là cơ may cho bang Rio. Nhờ có Thế Vận Hội mà vào phút chót, chính phủ Liên Bang đã rót cho bang Rio khoản hỗ trợ khẩn cấp 800 triệu euro. Một nghị sĩ cho biết khoản tiền này sẽ góp phần đảm bảo công tác an ninh và chăm sóc sức khỏe trong thời gian diễn ra Thế Vận Hội. Còn sau Thế Vận Hội, tình hình sẽ thế nào ? Chưa ai có câu trả lời.
Trang bìa các tuần báo Pháp
Khủng bố vẫn là chủ đề thu hút sự quan tâm trong những ngày này của các tuần báo Pháp như Le Courrier International, L’Express, L’Obs. Tuần báo Le Courrier International chạy tựa : « Chiến thắng nỗi sợ sau vụ khủng bố ở Nice », đặt câu hỏi « Làm gì để đối mặt với các hình thức khủng bố mới ? » và dành một hồ sơ đặc biệt gồm nhiều trang cho phản ứng của báo chí nước ngoài sau vụ khủng bố ở Nice. Tuần báo L’Obs chạy tựa : « Suy nghĩ sau vụ khủng bố ở Nice ». Trên trang bìa tuần báo L’Express đăng ảnh tổng thống Pháp François Hollande, thủ tướng Manuel Valls và bộ trưởng Nội Vụ Bernard Cazeneuve với hàng tựa : « Đối mặt với nạn khủng bố, liệu họ có khả năng kiểm soát tình hình ? ».
http://vi.rfi.fr/quoc-te/20160723-nice-%C2%AB-thu-do-%C2%BB-cua-hoi-giao-cuc-doan
Theo số liệu vùng Alpes-Maritimes cung cấp cho tuần báo L’Express, 50 người từ vùng này gia nhập đội quân Hồi giáo cực đoan chiến đấu ở Syria và Iraq và đã đưa theo 11 trẻ em. Chưa kể 5 người đã thiệt mạng tại các nước này, 15 người khác bị bắt khi quay trở lại Pháp và 50 người có ý đồ ra đi, nhưng bị cảnh sát giám sát chặt chẽ.
Đáng ngại hơn nữa, 170 người đã bị cơ quan tình báo cho vào danh sách những người cực đoan hóa và có khả năng trở thành khủng bố. Và phần lớn những người này sống tại Nice. L’Express đặt câu hỏi tại sao và làm thế nào mà Nice trở thành « thủ đô » của Hồi giáo cực đoan.
Mọi chuyện bắt đầu được chú ý vào cuối năm 2012 khi cơ quan chống khủng bố bắt giữ được một nhóm người ở vùng Côte d’Azur và vùng Paris có âm mưu khủng bố bằng lựu đạn vào một cửa hàng ở Sarcelles. Cơ quan chống khủng bố coi đây là nhóm khủng bố nguy hiểm nhất kể từ 15 năm trước đó. Nhưng hai tên đến từ Côte d’Azur đã trốn thoát. Một trong hai tên này đã bị bắt năm 2014 khi trở về từ Syria. Hắn bị nghi ngờ đã cầm đầu một nhóm cực đoan thuộc mạng lưới Al Qaeda. Khi khám xét chỗ ở của tên này, cảnh sát đã phát hiện một kho chất nổ và ngay sau đó có tin đồn cảnh sát đã phá vỡ âm mưu khủng bố vào dịp lễ hội Carnaval ở Nice, cho dù nhà chức trách khẳng định không tìm thấy chứng cớ tên này có liên quan.
Tới tháng 11/2014, một thanh niên 19 tuổi đã bị bắt ở sân bay khi từ Thổ Nhĩ Kỳ trở về và bị nghi ngờ đã chiến đấu ở Syria. Người này sau đó bị tạm giữ và bị điều tra về việc tập hợp những kẻ xấu có liên hệ với một tổ chức khủng bố. 1 tuần sau đó, thông tin một gia đình gồm 11 thành viên trong đó có cả trẻ em đã vượt biên giới gia nhập thánh chiến đã gây chấn động dư luận.
L’Express cũng đặt câu hỏi là điều gì đã thúc đẩy một số người liều đánh đổi mạng sống của họ để sát hại những người không cùng tôn giáo. Câu chuyện về cuộc thẩm vấn những người bị bắt khi trở về Pháp cho phép chúng ta hiểu phần nào động cơ của những người này. Các nguyên nhân xã hội như nạn thất nghiệp, việc bị giam giữ, thái độ bài ngoại, các vụ phạm tội nhỏ không giải thích được tất cả.
Trên thực tế, những người này đều có sự bất ổn tâm lý. Và Hồi giáo cực đoan chỉ cần làm nốt những điều còn lại bằng cách tuyên truyền. Những người ở Nice đặc biệt chịu ảnh hưởng từ Omar Diaby, có biệt hiệu là « Omsen », nổi tiếng trong thế giới cực đoan với các phim tuyên truyền về thánh chiến. Thêm vào đó là hiệu ứng đám đông ở Nice, phần lớn các thanh niên gia nhập thánh chiến năm 2014 đều sống ở khu vực phía Đông thành phố Nice.
Vì thế, theo l’Express, giờ đây, chống lại tuyên truyền Thánh chiến, « giải độc » cho những người mong muốn theo con đường sát hại người khác là thách thức mà nhà chức trách địa phương và quốc gia phải đối mặt.
Khủng bố và dân chủ
Vẫn liên quan tới khủng bố, theo quan điểm của tuần báo L’Express, trong những ngày căng thẳng sau vụ khủng bố ở Nice xảy ra vào đúng ngày Quốc Khánh 14/07, có vẻ như các chính trị gia Pháp đã quên rằng họ phải thể hiện những giá trị cơ bản của đất nước.
Các nhà lãnh đạo của đảng Xã Hội cầm quyền đang trở thành trò cười khi phủ nhận ý kiến của nhau trong vấn đề liệu vụ khủng bố có phải hậu quả của Hồi giáo cực đoan hay không. Họ cũng mải mê trao đổi ý kiến về vấn đề quan trọng là tại sao cần triển hạn tình trạng khẩn cấp trong khi tình trạng này cũng không cho phép tránh được vụ khủng bố tại Nice và tổng thống thì vừa quyết định dỡ bỏ tình trạng này. Các nhà lãnh đạo cánh tả cũng không thể tìm ra cách để khơi dậy tình đoàn kết dân tộc.
Trong khi đó, đối với l’Express, phe đối lập còn mất uy tín trầm trọng hơn khi gây ra một cuộc luận chiến tầm thường về trách nhiệm của chính phủ khi để xảy ra vụ tấn công mà trên thực tế là không thể dự báo được và đặc biệt là khi phe đối lập đề xuất các biện pháp trấn áp thiếu suy nghĩ, chẳng hạn như trục xuất người nước ngoài sau khi bị xử phạt vì bất kể tội gì, đóng cửa tất cả các đường biên giới, giam giữ tất cả những người có tên trong danh sách theo dõi khủng bố, … Tất cả những biện pháp này gây ảnh hưởng xấu đến giá trị quan trọng nhất của nước Pháp : đó là lòng bác ái. Và đó cũng chính là giá trị mà những kẻ khủng bố muốn phá hủy.
Theo quan điểm của l’Express, trước hết, người dân Pháp phải có ý thức là họ đều là thành viên của một gia đình lớn nên mọi người phải có trách nhiệm bảo vệ và hỗ trợ nhau. Muốn thắng khủng bố mà vẫn gìn giữ được tâm hồn Pháp thì nước Pháp cần có lòng bác ái.
Đúng là cần có thêm tiền để củng cố lực lượng cảnh sát và quân đội và để các nhà tù không trở thành các « nhà máy sản xuất ra tội phạm và những kẻ khủng bố ». Nhưng nước Pháp cũng cần đầu tư vào các công nghệ quản lý mới. Đặc biệt là tổng huy động một cách dân chủ lực lượng quân dự bị, an ninh dân sự và vệ binh theo đề xuất của bộ trưởng Nội Vụ, vì một cuộc đấu tranh cho nền dân chủ.
Đồng thời nước Pháp cũng nên chi nhiều tiền cho các các trường mẫu giáo và tiểu học hơn là các trường phổ thông cơ sở để không một trẻ nhỏ nào mất cơ hội sống tốt chỉ vì hoàn cảnh gia đình. Và cuối cùng, nước Pháp phải phát triển mạng lưới bác ái, giúp đỡ để giới tư sản Hồi giáo mới xuất hiện chỉ bảo, dẫn dắt những người đang sống bên lề cộng đồng Hồi giáo, như điều các cộng đồng tôn giáo khác đã làm được.
L’Express nhận định trấn áp là cần thiết, nhưng nếu người Pháp hài lòng với các biện pháp trấn át, điều đó có nghĩa là tạo điều kiện cho những điều tồi tệ hơn nữa xảy ra. Chắc chắn điều mà các kẻ thù của nước Pháp mong muốn, đó là nội chiến xảy ra. Đã đến lúc các chính trị gia hoặc phải thức tỉnh, hoặc phải rút lui. Họ phải hiểu là chống khủng bố là trách nhiệm không chỉ của Nhà Nước và không chỉ có nước Pháp thuộc cánh hữu hay cánh tả. Họ phải nói tới điều tạo nên uy thế của một dân tộc : đó là sự hòa thuận và lòng vị tha. Và họ phải tổ chức một cuộc tổng huy động để chống lại sự ích kỷ và cổ vũ cho quan điểm sống mỗi người vì mọi người.
Biển Đông : Phán quyết gây « bất đồng »
Liên quan đến Biển Đông, tuần báo Le Courrier International trích bài viết trên Shun Po, nhật báo kinh tế Hồng Kông bằng tiếng Trung, với hàng tựa « Biển Đông : Phán quyết gây bất đồng ».
Theo tờ báo Hồng Kông, phán quyết của Tòa Trọng Tài Thường Trực công nhận Philippines có lý không làm ai ngạc nhiên. Có ba lý do.
Thứ nhất, Trung Quốc luôn từ chối tham gia vào vụ kiện. Thứ hai, chỉ có Philippines đệ đơn kiện và chiến thắng « dĩ nhiên » thuộc về bên thưa kiện. Bên cạnh đó, Mỹ cũng là bên rất được lợi trong vụ này. Họ sẽ dựa vào Tòa Trọng Tài Thường Trực để ngăn không cho Trung Quốc xây dựng các sân bay mới hay các bệnh viện trên các hòn đảo đang có tranh chấp. Thứ ba, tòa do thẩm phán người Nhật là Shunji Yanai đứng đầu. Ông là chủ tịch Tòa Án Quốc Tế về Luật Biển, cựu đại sứ Nhật Bản tại Mỹ, đồng thời là nhân vật cấp cao của cánh hữu Nhật Bản theo chủ nghĩa dân tộc, luôn đấu tranh bảo vệ chủ quyền dân tộc.
Báo Hồng Kông nhận định trong bối cảnh bất lợi như vậy, Trung Quốc đã không thể đưa lý lẽ bảo vệ « quyền lịch sử » của cái gọi là « đường chín đoạn », vốn đã « rất mơ hồ ». Có tin đồn cho rằng để thể hiện sự không hài lòng, Trung Quốc sẽ rút ra khỏi Công ước Liên Hiệp Quốc về luật biển, nhưng theo tờ Shun Po, Trung Quốc sẽ không làm điều đó vì đang được hưởng lợi từ Công ước này.
Theo báo Hồng Kông, sau phán quyết của Tòa Trọng Tài Thường Trực Biển Đông tiếp tục căng thẳng. Hải Quân Trung Quốc đang phô trương lực lượng, truyền thông chính thức Trung Quốc tuyên bố nước này triển khai tàu khu trục 052D được trang bị tên lửa đạn đạo để sẵn sàng can thiệp trên Biển Đông.
Tuy nhiên, yếu tố tích cực là tổng thống Philipines Rodrigo Duterte có thái độ ngoại giao mang tính hòa giải. Ông đã tuyên bố không muốn có chiến tranh với Trung Quốc chỉ vì bãi cạn Scarborough. Vì thế, theo báo Hồng Kông, hoàn toàn có thể tìm kiếm giải pháp cho các mâu thuẫn trên biển Đông quanh bàn đàm phán.
Thế Vận Hội Mùa Hè : Rio thiếu tiền trầm trọng
Le Courrier International đề cập đến các khó khăn tài chính mà bang Rio, Brazil, phải đối mặt trong khi Thế Vận Hội Mùa Hè sẽ khai mạc vào ngày 05/08/2016.
Tình trạng khủng hoảng ở bang Rio đang rất trầm trọng. Chính quyền bang Rio không còn tiền để đổ xăng cho các xe công vụ. Các nhân viên Nhà nước vẫn chưa được nhận lương của tháng 05/2016. Bộ trưởng An Ninh khi đến thăm một đơn vị cảnh sát đã phải bỏ tiền túi ra mua 6 tập giấy in. Các thi thể la liệt trong Viện pháp y, vì nhiều nhân viên đã bị cho thôi việc do bang không có tiền chi trả lương cho họ. Hiện bang Rio đang thiếu hụt ngân sách tới 5,2 tỉ euro và đang nợ chính phủ Liên Bang 1,8 tỉ euro. Khoản nợ này sẽ phải trả trong năm nay. Và Thế Vận Hội bị coi là một trong những nguyên nhân gây ra khủng hoảng này.
Tuy nhiên, Le Courrier International cho biết chính Thế Vận Hội lại là cơ may cho bang Rio. Nhờ có Thế Vận Hội mà vào phút chót, chính phủ Liên Bang đã rót cho bang Rio khoản hỗ trợ khẩn cấp 800 triệu euro. Một nghị sĩ cho biết khoản tiền này sẽ góp phần đảm bảo công tác an ninh và chăm sóc sức khỏe trong thời gian diễn ra Thế Vận Hội. Còn sau Thế Vận Hội, tình hình sẽ thế nào ? Chưa ai có câu trả lời.
Trang bìa các tuần báo Pháp
Khủng bố vẫn là chủ đề thu hút sự quan tâm trong những ngày này của các tuần báo Pháp như Le Courrier International, L’Express, L’Obs. Tuần báo Le Courrier International chạy tựa : « Chiến thắng nỗi sợ sau vụ khủng bố ở Nice », đặt câu hỏi « Làm gì để đối mặt với các hình thức khủng bố mới ? » và dành một hồ sơ đặc biệt gồm nhiều trang cho phản ứng của báo chí nước ngoài sau vụ khủng bố ở Nice. Tuần báo L’Obs chạy tựa : « Suy nghĩ sau vụ khủng bố ở Nice ». Trên trang bìa tuần báo L’Express đăng ảnh tổng thống Pháp François Hollande, thủ tướng Manuel Valls và bộ trưởng Nội Vụ Bernard Cazeneuve với hàng tựa : « Đối mặt với nạn khủng bố, liệu họ có khả năng kiểm soát tình hình ? ».
http://vi.rfi.fr/quoc-te/20160723-nice-%C2%AB-thu-do-%C2%BB-cua-hoi-giao-cuc-doan
Geen opmerkingen:
Een reactie posten