dinsdag 26 juli 2016

Trò chơi smartphone "Pokemon Go" của Nintendo được ra mắt tại Nhật Bản, quê hương của chính những con quái vật ảo tí hon.

Pokemon Go được phát hành tại Nhật

  • 22 tháng 7 2016
Một người chơi Pokemon Go tại NhậtImage copyright EPA
Cuối cùng thì Pokemon Go của Nintendo cũng được ra mắt tại Nhật Bản, quê hương của chính những con quái vật ảo tí hon.
Giữa lúc mạng xã hội đang đầy hào hứng chờ đợi, Niantic Labs, công ty phần mềm đứng đằng sau trò chơi này, công bố là Pokemon Go "cuối cùng cũng được phát hành" tại Nhật Bản.
Được phát hành đầu tiên tại Mỹ, Úc và New Zealand hôm 06 tháng Bảy và nay có mặt tại hơn 30 quốc gia, trò chơi này đã trở thành một hiện tượng toàn cầu.
Việc phát hành tại Nhật Bản đi kèm với một hợp đồng tài trợ của hãng McDonalds.
Người ta cho là nhà hàng đồ ăn nhanh này được quảng cáo là nơi bảo đảm tất cả mọi người sẽ tìm thấy Pokemon, hay là "phòng tập", nơi người chơi có thể tập luyện những quái vật mà họ đã bắt giữ được để chuẩn bị cho các cuộc chiến ảo.
Nhưng phát ngôn viên của hãng McDonald cho biết nhà hàng sẽ "kêu gọi người chơi không làm phiền những khách hàng đang ăn".
Ảnh Pokemon Go trên màn hình của Samuel LucasImage copyright TwitterSammit01
Vào sáng thứ Sáu, những người hâm mộ đầy háo hức của Nhật Bản bắt đầu nhắn trên Twitter rằng họ đã có thể bắt đầu chơi.
"Ngay lúc tôi phát hiện các máy chủ bắt đầu hoạt động, tôi nhảy ngay ra khỏi giường, mặc quần áo và chạy ra ngoài, cầm theo iPhone của tôi và hai cục pin phụ," Samuel Lucas, một người Úc sử dụng YouTube đang ở Nhật Bản nói với BBC.
"Đến lúc này thì tôi đã tới bưu điện Nhật Bản và đó là trạm dừng chân lần đầu tiên của tôi, và nay tôi đang trên đường đến một công viên lớn gần nhà mình."
Những người người chơi Pokemon Go khác không phải đi đâu xa, như với Tomoharu Kudo, fan hâm mộ 21 tuổi, người tìm được một Charmander ngay trên giường của mình.
Ảnh Pokemon Go trên màn hình của Tomoharu KudoImage copyright TwitterTomoharuKudo
Tuy nhiên, anh đã nhanh chóng đi ra ngoài để tìm thêm Pokemon.
"Tôi ra khỏi nhà để tìm kiếm một hành trình mới sẽ làm thay đổi cuộc sống của tôi", Kudo nói.
Logo của Pokemon Go trên điện thoại thông minh tại một cửa hàng McDonaldImage copyright EPA
Image caption Phát hành Pokemon tại Nhật gắn liền với một tài trợ của hãng McDonalds
Sau nhiều tuần lễ với những câu chuyện về người ở các nước khác nhau gặp rắc rối vì chơi trò chơi này, chính quyền Nhật Bản đã có các biện pháp đề phòng và ban hành một hướng dẫn an toàn gồm chín điểm, dưới dạng phim hoạt hình.
Các cảnh báo, do Trung tâm Quốc gia Sẵn sàng Đối phó và Chiến lược An ninh Mạng đưa ra, bao gồm việc yêu cầu người dùng phải đăng ký với "tên khác với tên thật" và cảnh báo họ đề phòng say nắng khi đi lại ngoài nắng.
"Tôi muốn mọi người tuân thủ các cảnh báo để có thể chơi trò chơi này trên điện thoại thông minh một cách an toàn", Chánh văn phòng Nội các, Yoshihide Suga, nói hôm thứ Năm.
Image copyright NISC
Image caption Tin này được nhắn lại hơn 15.000 lần, kêu gọi người chơi games để pin dự phòng cho trường hợp cần gọi cấp cứu, và hạn chế vừa đi vừa chơi trên di động.
Pokemon Go là một trò chơi thực tế ảo dùng trên điện thoại thông minh với hàng triệu người trên thế giới say mê bắt những sinh vật bé nhỏ ở nơi công cộng.
Trò chơi được thực hiện bằng cách hiện trên màn hình của bạn quang cảnh thực sự của môi trường xung quanh nơi bạn đang có mặt nhờ camera của điện thoại, sau đó sử dụng GPS để đặt các quái vật ảo tí hon vào hình ảnh trên màn hình điện thoại đó.
Sự pha trộn giữa thế giới ảo và thực cho phép người chơi, ví dụ, đánh nhau với một con rồng đang bay lượn quanh đồng hồ Big Ben ở London hay đuổi theo một tàu vũ trụ đang hạ xuống đường phố của người chơi.
Các quái vật trong trò chơi này rất phổ biến vào những năm 1990 khi chúng lần đầu tiên xuất hiện trong Nintendo Game Boy. Hồi đó trao đổi các con bài các quái vật này đã rất được ưa chuộng tại các sân trường và trò chơi mới này đã tận dụng chính từ di sản đó.

Tin liên quan

Geen opmerkingen:

Een reactie posten