woensdag 27 juli 2016

Khám sức khỏe cho người dân Quảng Bình vì vụ 'cá chết'

Khám sức khỏe Quảng Bình vì 'cá chết'

  • 57 phút trước
Image caption Cá chết được người dân ở Quảng Bình chụp lại vào tháng 5/2016
Tỉnh Quảng Bình đang chuẩn bị khám sức khỏe cho người dân ở các khu vực đã xảy ra hiện tượng cá chết, phó chủ tịch Quảng Bình cho biết.
Ông Trần Tiến Dũng trả lời BBC Tiếng Việt cho biết "các bác sĩ trẻ cũng tham gia vào quá trình này" và "Hội chữ Thập đỏ đang thực hiện"
BBC hỏi ông Dũng vì sao lại quyết định khám sức khỏe cho người dân ở đây, có phải vì những lo ngại do sự kiện cá chết gây ra, ông Dũng nói: "Người dân họ đề nghị như vậy chứ không phải chúng tôi quan ngại".
Trước câu hỏi lý do nào khiến người dân phải đề nghị được khám sức khỏe, ông Dũng nói:
"Vừa rồi có đoàn của Bộ Y tế vào kiểm tra thì không thấy có hiện tượng gì bất thường với sức khỏe của người dân cả."
Về thời gian tổ chức việc khám sức khỏe này, ông Dũng nói "chưa biết" và "trước khi đi họ sẽ báo cáo".
Báo Tuổi Trẻ tại Việt Nam trích lời thứ trưởng Bộ Y Tế Nguyễn Thanh Long nói phải "theo dõi, giám sát mọi diễn biến về sức khỏe người dân, đặc biệt là ở vùng có nguy cơ ảnh hưởng do vụ cá chết".
Image copyright Cham
Image caption Hiện tượng cá chết xảy ra ở bốn tỉnh miền Trung Việt Nam được chính phủ Việt Nam công bố là do Formosa Hà Tĩnh gây ra

'Chậm trễ' nhưng 'đáng hoan nghênh'

Một nhà hoạt động môi trường có mặt ở khu vực xảy ra hiện tượng cá chết bình luận với BBC việc kiểm tra sức khỏe này là"chậm trễ tuy nhiên so với các tỉnh thành khác và so với mức độ trầm trọng của sự việc thì đây là việc đáng hoan nghênh".
Ông Nguyễn Anh Tuấn kể lại: "Một tháng ở Vũng Áng, xã Kỳ Phương đã chứng kiến cảnh khi đến thăm các trạm xá nhà thờ trong địa phương. Tôi thấy hàng ngày đều có 15 -20 người dân đến đấy để truyền dịch và điểm chung của họ là đều ăn các loại hải sản trong vùng."
"Khi họ ăn các loại hải sản xong thì họ có triệu chứng bất thường như nôn mửa, đi ngoài. Khi họ lên bệnh viện tỉnh Hà Tĩnh thì bệnh viện tỉnh Hà Tĩnh nói họ về bệnh viện địa phương để truyền dịch. Thì họ về bệnh viện địa phương để truyền dịch, họ có kể cho tôi là khi họ đến thì số lượng rất đông.
"Bà con ở đấy sau này cứ gặp vấn đề về ngộ độc thực phẩm sau khi ăn hải sản thì cứ đến truyền dịch, cứ thấy khỏe lại là đến truyền dịch.
"Họ biết họ gặp vấn đề sức khỏe, tuy nhiên họ không thực sự biết vấn đề họ đang gặp phải là gì."
Image caption Ông Nguyễn Anh Tuấn trong một cuộc trả lời phỏng vấn với BBC
Ông Nguyễn Anh Tuấn có mặt tại khu vực trung tâm xảy ra thảm họa cá chết trong thời gian hiện tượng này lan rộng ở các tỉnh miền Trung Việt Nam.
"Tôi lo sợ một thảm họa nhân đạo bị giấu kín. Những chuyện như Formosa gây ra những tác hại kinh hoàng tới sức khỏe của người dân ở Vân Lâm, Đài Loan. Thì tôi được biết nên tôi rất lo chuyện đó sẽ lặp lại ở Vũng Áng cũng như các địa phương miền Trung bị ảnh hưởng bởi Formosa," nhà hoạt động bày tỏ quan ngại.
"Tôi không nghĩ chỉ có một mình tỉnh Quảng Bình thực hiện mà phải là tất cả các tỉnh chịu ảnh hưởng từ Formosa và nên có một nỗ lực từ trung ương vì tôi khá lo ngại năng lực y tế cấp tỉnh có giải quyết được việc này hay không."
Ông Tuấn nói việc kiểm tra sức khỏe "để giải tỏa sự hoang mang của người dân và ngăn chặn một thảm họa nhân đạo thì ngay từ bây giờ cần phải hành động dù muộn"

Tin liên quan

Geen opmerkingen:

Een reactie posten