Khủng bố tại Bangladesh, 20 người nước ngoài thiệt mạng
Binh sĩ Bangladesh tuần tra trong suốt cuộc giải cứu con tin tại một nhà hàng ở Dacca, ngày 02/07/2016.STR / APF / AFP
Quân đội Bangladesh thông báo 20 thường dân, tất cả là người ngoại quốc, 6 thủ phạm và 2 cảnh sát đã thiệt mạng trong vụ nhà hàng Holey Artisan tại thủ đô Dacca bị quân Hồi giáo cực đoan tấn công vào tối ngày 01/06/2016.
Holey Artisan là một nhà hàng sang trọng tại khu Gulshan, nơi đông khách nước ngoài lui tới. Vào lúc 9 giờ tối hôm qua, một toán vũ trang đã đột nhập vào nhà hàng này và bắt giữ nhiều con tin. Mãi tới 8 giờ sáng nay giờ địa phương, hơn một trăm cảnh sát và nhân viên lực lượng an ninh đặc nhiệm Bangladesh mới mở chiến dịch giải cứu cho 13 con tin. Hai công dân Sri Lanka và 1 người Nhật toàn mạng. 6 tay súng của quân khủng bố bị bắn hạ. Cảnh sát bắt sống được một thủ phạm sau 11 tiếng đồng hồ bao vây khu vực Gulshan, nơi có nhiều tòa đại sứ đặt trụ sở.
Tổ chức Nhà nước Hồi giáo nhận là tác giả vụ đột kích đêm ngày hôm qua nhắm vào nhà hàng ở thủ đô Dacca và ghi nhận là có tổng cộng 24 người thiệt mạng. Theo các nhà quan sát, vụ tấn công vừa qua là một bước leo thang mới nhắm vào Bangladesh.
Cũng trong ngày 01/07/2016, một giáo sĩ Ấn Độ Giáo bị sát hại tại tỉnh Jhinaidah, cách thủ đô Dacca 300 cây số về hướng tây nam. Từ 18 tháng qua, quân thánh chiến Hồi giáo đã liên tục ra tay sát hại nhiều nhà bảo vệ nhân quyền, những người đấu tranh vì các quyền tự do và các chức sắc tôn giáo không thuộc đạo Hồi.
Tổ chức Nhà nước Hồi giáo và Al Qaeda luôn nhận là tác giả những vụ tấn công đẫm máu trên lãnh thổ Bangladesh, nhưng chính quyền Dacca tới nay vẫn không công nhận liên hệ giữa các thành phần Hồi giáo cực đoan tại Bangladesh với các mạng lưới thánh chiến quốc tế.
Theo các giới chức an ninh tại Dacca, hai tổ chức Ansar al Islam và Jamaat ul Mujahideeen là thủ phạm những vụ ám sát và bạo động tại Bangladesh từ một năm rưỡi vừa qua. Có điều Ansar al Islam tự nhận là một nhánh của mạng lưới khủng bố quốc tế Al Qaeda, còn Jamaat ul Mujahideeen thì thề trung thành với tổ chức tự xưng là Nhà nước Hồi giáo.
Theo lời một chuyên gia về Nam Á thuộc trung tâm nghiên cứu độc lập Wilson Center, trụ sở tại Hoa Kỳ, đến nay, tổ chức Nhà nước Hồi giáo nhận là tác giả các vụ tấn công tại Bangladesh nhiều hơn so với những lần tổ chức này lên tiếng sau các vụ khủng bố diễn ra ở Pakistan hay Afghanistan.
http://vi.rfi.fr/chau-a/20160702-khung-bo-tai-bangladesh-20-thuong-dan-thiet-mang
Tổ chức Nhà nước Hồi giáo nhận là tác giả vụ đột kích đêm ngày hôm qua nhắm vào nhà hàng ở thủ đô Dacca và ghi nhận là có tổng cộng 24 người thiệt mạng. Theo các nhà quan sát, vụ tấn công vừa qua là một bước leo thang mới nhắm vào Bangladesh.
Cũng trong ngày 01/07/2016, một giáo sĩ Ấn Độ Giáo bị sát hại tại tỉnh Jhinaidah, cách thủ đô Dacca 300 cây số về hướng tây nam. Từ 18 tháng qua, quân thánh chiến Hồi giáo đã liên tục ra tay sát hại nhiều nhà bảo vệ nhân quyền, những người đấu tranh vì các quyền tự do và các chức sắc tôn giáo không thuộc đạo Hồi.
Tổ chức Nhà nước Hồi giáo và Al Qaeda luôn nhận là tác giả những vụ tấn công đẫm máu trên lãnh thổ Bangladesh, nhưng chính quyền Dacca tới nay vẫn không công nhận liên hệ giữa các thành phần Hồi giáo cực đoan tại Bangladesh với các mạng lưới thánh chiến quốc tế.
Theo lời một chuyên gia về Nam Á thuộc trung tâm nghiên cứu độc lập Wilson Center, trụ sở tại Hoa Kỳ, đến nay, tổ chức Nhà nước Hồi giáo nhận là tác giả các vụ tấn công tại Bangladesh nhiều hơn so với những lần tổ chức này lên tiếng sau các vụ khủng bố diễn ra ở Pakistan hay Afghanistan.
http://vi.rfi.fr/chau-a/20160702-khung-bo-tai-bangladesh-20-thuong-dan-thiet-mang
Bangladesh tung chiến dịch truy quét những kẻ cực đoan
Cảnh sát Bangladesh trong chiến dịch truy quét những kẻ cực đoan.STR / AFP
Trong ba ngày qua, kể từ thứ Sáu10/06, hơn 5.000 người đã bị cảnh sát bắt giữ trong đợt truy bắt những kẻ tội phạm của các vụ giết người trên khắp đất nước. Từ nhiều năm nay, tại đất nước Nam Á mà đa phần dân cư theo đạo Hồi đã diễn ra hàng chục vụ giết người nhằm vào các cộng đồng tôn giáo thiểu số, những người đồng tính, cũng như giới trí thức và những người bảo vệ quan điểm phi tôn giáo.
Từ New Delhi, thông tín viên Antoine Guinard tường thuật :
Một biện pháp mang tính quyết định để vô hiệu hóa những kẻ tội phạm và đưa chúng ra trước pháp luật. Đây chính là những từ ngữ mà chính phủ đã dùng để miêu tả vài ngàn vụ bắt giữ do các lực lượng an ninh tiến hành từ 3 ngày nay ở Bangladesh.
Đặc biệt, cảnh sát cam đoan đã bắt giữ được 85 tay súng Hồi giáo, trong đó có nhiều thành viên của nhóm Jamayetul Mujahideen Bangladesh (JMB), nhóm này đã bị cấm hoạt động trong nước và bị nghi ngờ là đứng đằng sau mấy chục vụ giết người trong vòng 3 năm qua.
Tuy nhiên, đảng đối lập chính là đảng Quốc Gia Bangladesh khẳng định có vài trăm người vô tội và đặc biệt có cả những người ly khai chính trị cũng đã bị bắt giữ. Đảng này tố cáo chính phủ đã dùng chiêu bài đấu tranh chống khủng bố để đè bẹp phe đối lập.
Cũng trong tuần trước, hai nhà tu hành đạo Hindu và một nhà buôn theo đạo Cơ đốc và người vợ theo đạo Hồi của một quan chức cấp cao chống khủng bố đã bị sát hại một cách dã man. Các nạn nhân này kéo dài thêm danh sách gồm khoảng 50 người bị Hồi giáo cực đoan sát hại tại Bangladesh trong vòng 3 năm qua.
Tổ chức Nhà nước Hồi giáo và Al-Qaïda đã đứng ra nhận trách nhiệm phần lớn các vụ giết người này nhưng đảng cầm quyền vẫn phủ nhận hoạt động của các nhóm khủng bố này trên lãnh thổ Bangladesh. Sheikh Hasina tố cáo phe đối lập liên kết với các nhóm Hồi giáo cực đoan ở các địa phương, gây bất ổn định trong nước.»
http://vi.rfi.fr/chau-a/20160613-bangladesh-bat-giu-cuc-doan-xh
Một biện pháp mang tính quyết định để vô hiệu hóa những kẻ tội phạm và đưa chúng ra trước pháp luật. Đây chính là những từ ngữ mà chính phủ đã dùng để miêu tả vài ngàn vụ bắt giữ do các lực lượng an ninh tiến hành từ 3 ngày nay ở Bangladesh.
Đặc biệt, cảnh sát cam đoan đã bắt giữ được 85 tay súng Hồi giáo, trong đó có nhiều thành viên của nhóm Jamayetul Mujahideen Bangladesh (JMB), nhóm này đã bị cấm hoạt động trong nước và bị nghi ngờ là đứng đằng sau mấy chục vụ giết người trong vòng 3 năm qua.
Tuy nhiên, đảng đối lập chính là đảng Quốc Gia Bangladesh khẳng định có vài trăm người vô tội và đặc biệt có cả những người ly khai chính trị cũng đã bị bắt giữ. Đảng này tố cáo chính phủ đã dùng chiêu bài đấu tranh chống khủng bố để đè bẹp phe đối lập.
Tổ chức Nhà nước Hồi giáo và Al-Qaïda đã đứng ra nhận trách nhiệm phần lớn các vụ giết người này nhưng đảng cầm quyền vẫn phủ nhận hoạt động của các nhóm khủng bố này trên lãnh thổ Bangladesh. Sheikh Hasina tố cáo phe đối lập liên kết với các nhóm Hồi giáo cực đoan ở các địa phương, gây bất ổn định trong nước.»
http://vi.rfi.fr/chau-a/20160613-bangladesh-bat-giu-cuc-doan-xh
Geen opmerkingen:
Een reactie posten