zondag 24 juli 2016

"Ðế chế Cà phê Trung Nguyên" đang trên đà... rạn nứt ! + ông Đặng Lê Nguyên Vũ được Forbes tôn vinh 'vua cafe Việt'

Thứ sáu, 22/7/2016 | 09:08 GMT+7
Chia sẻ bài viết lên facebookChia sẻ bài viết lên twitterChia sẻ bài viết lên google+|

Vợ chồng ông Đặng Lê Nguyên Vũ trong bàn cờ thế Trung Nguyên

Cuộc chiến pháp lý giành khối tài sản nghìn tỷ đồng giữa vợ chồng Chủ tịch Tập đoàn Trung Nguyên: Đặng Lê Nguyên Vũ - Lê Hoàng Diệp Thảo dự báo sẽ rất gay cấn bởi cả hai đều đang nắm cổ phần quan trọng ở các công ty thành viên.
Vợ chồng ông Đặng Lê Nguyên Vũ trong bàn cờ thế Trung Nguyên
Ngọc Tuyên - Tiến Thành
http://vnexpress.net/infographics/doanh-nghiep/vo-chong-ong-dang-le-nguyen-vu-trong-ban-co-the-trung-nguyen-3440352.html?utm_source=detail&utm_medium=box_mostview&utm_campaign=boxtracking

Chủ nhật, 17/7/2016 | 07:05 GMT+7
Chia sẻ bài viết lên facebookChia sẻ bài viết lên twitterChia sẻ bài viết lên google+|Print

Ông Đặng Lê Nguyên Vũ mất quyền điều hành cà phê hòa tan Trung Nguyên

Chủ tịch Tập đoàn Trung Nguyên không còn là người đại diện theo pháp luật của đơn vị sản xuất và kinh doanh các sản phẩm mang thương hiệu cà phê G7. 

Ngày 13/7, Sở Kế hoạch & Đầu tư tỉnh Bình Dương đã có quyết định hủy bỏ quyền đại diện theo pháp luật của ông Đặng Lê Nguyên Vũ (Chủ tịch Tập đoàn Trung Nguyên) tại Công ty cổ phần Cà phê hòa tan Trung Nguyên. 
Cụ thể, quyết định này thu hồi và hủy bỏ giá trị Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh thay đổi lần thứ 8 ngày 21/4 và thông báo thay đổi về mẫu con dấu của Công ty Cà phê hòa tan Trung Nguyên thể hiện việc ông Đặng Lê Nguyên Vũ là người đại diện theo pháp luật. 
Với quyết định này của Sở Kế hoạch Đầu tư tỉnh Bình Dương cũng khôi phục giá trị pháp lý của Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp thay đổi lần thứ 7 ngày 28/11/2013 của công ty này, trong đó người đại diện theo pháp luật là bà Lê Hoàng Diệp Thảo - vợ ông Vũ. 
Theo Điều 13, Luật Doanh nghiệp hiện hành, người đại diện theo pháp luật là cá nhân đại diện cho công ty thực hiện các quyền và nghĩa vụ phát sinh từ giao dịch của doanh nghiệp. Cá nhân này đại diện cho doanh nghiệp giao tiếp với bên ngoài và quyết định các vấn đề quan trọng như việc tổ chức và điều hành hoạt động kinh doanh, tổ chức nhân sự, quản lý, sử dụng tài khoản, con dấu của doanh nghiệp... Chức danh người đại diện theo pháp luật có thể là Chủ tịch HĐQT hoặc Tổng giám đốc, Giám đốc doanh nghiệp.
ong-dang-le-nguyen-vu-mat-quyen-dieu-hanh-ca-phe-hoa-tan-trung-nguyen
Ông Đặng Lê Nguyên Vũ - Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Trung Nguyên.
Quyết định của Sở Kế hoạch & Đầu tư tỉnh Bình Dương được ban hành dựa theo công văn ngày 13/5 của Tòa án Nhân dân cấp cao tại TP HCM. Trước đó, bà Thảo đã gửi đơn kiến nghị đến UBND, Văn phòng Tỉnh ủy tỉnh Bình Dương đề nghị thu hồi giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp của công ty (ban hành ngày 21/4) với lý do chờ kết quả giải quyết của tòa án về việc ly hôn giữa bà và ông Vũ.
Vụ việc tranh chấp quyền kiểm soát doanh nghiệp này kéo dài từ cuối năm ngoái khi Trung Nguyên thông báo việc tạm dừng cung cấp cà phê hòa tan với lý do bảo trì máy móc. Tuy nhiên, sau đó bà Thảo có văn bản gửi các đối tác, cơ quan quản lý cho biết, nguyên nhân chính là đang có sự tranh chấp giữa 2 vợ chồng bà. Theo bà, trong thời gian chờ tòa án giải quyết việc ly hôn, ông Vũ đã tự ý miễn nhiệm chức vụ Chủ tịch HĐQT và Tổng giám đốc Công ty Cà phê hòa tan Trung Nguyên đối với bà Thảo.
Tuy nhiên, bà Thảo cho rằng, việc làm của ông Vũ là “không đảm bảo tính pháp lý" bởi HĐQT công ty có 3 thành viên. Tuy nhiên, các lần họp để miễn nhiệm chức danh trên thì chỉ có một mình ông Vũ họp và tự ra quyết định.
Tập đoàn Trung Nguyên hoạt động trong các lĩnh vực: sản xuất, chế biến, kinh doanh cà phê; nhượng quyền thương hiệu; dịch vụ phân phối, bán lẻ hiện đại và du lịch. Cà phê Trung Nguyên là một trong những thương hiệu nổi tiếng hàng đầu tại Việt Nam và đang có mặt tại hơn 60 quốc gia trên thế giới. 
Hiện Tập đoàn này có 4 nhà máy tại Đắk Lắk, TP HCM, Bình Dương và Bắc Giang. Trong đó, Công ty cổ phần cà phê hòa tan Trung Nguyên là đơn vị vận hành nhà máy tại Bình Dương, có trụ sở tại Khu công nghiệp Tân Đông Hiệp, thị xã Dĩ An. Đây là đơn vị sản xuất và kinh doanh các sản phẩm mang thương hiệu G7 gồm cà phê sữa hòa tan, cà phê đen hòa tan và cà phê đặc chế hòa tan. Ngoài Công ty Cà phê hòa tan Trung Nguyên, hiện bà Thảo cũng điều hành Công ty TNHH TNI có trụ sở chính tại Singapore - đơn vị có mục tiêu mở rộng thị trường quốc tế của thương hiệu Cà phê Trung Nguyên. 
Ngọc Tuyên   |  
http://kinhdoanh.vnexpress.net/tin-tuc/doanh-nghiep/ong-dang-le-nguyen-vu-mat-quyen-dieu-hanh-ca-phe-hoa-tan-trung-nguyen-3437572.html?utm_source=detail&utm_medium=box_recommend&utm_campaign=boxtracking

Thứ năm, 21/7/2016 | 18:39 GMT+7
Chia sẻ bài viết lên facebookChia sẻ bài viết lên twitterChia sẻ bài viết lên google+|Print

Những vấp ngã của ông chủ Trung Nguyên

Trong 20 năm phát triển rực rỡ, Trung Nguyên cũng gặp không ít khó khăn, thậm chí là thất bại trong lĩnh vực bán lẻ, du lịch và bất động sản. 

Khởi nghiệp gần như từ con số 0 vào năm 1996, Đặng Lê Nguyên Vũ được tạp chí Forbes khắc họa như một nhân vật "zero to hero" (từ vô danh đến anh hùng) khi cùng các đồng sự góp công lớn trong việc đánh thức cả một ngành cà phê Việt, đưa thương hiệu Trung Nguyên phủ sóng tới khoảng 60 nước trên thế giới.
Câu chuyện của ông Vũ có lẽ sẽ tiếp tục viên mãn như vậy nếu không có những vấp ngã khi đầu tư ngoài ngành - câu chuyện không hiếm gặp ở các doanh nghiệp lớn tại Việt Nam trong khoảng một thập niên gần đây.
Một trong những thất bại nặng nề nhất với "Vua cà phê Việt" là khi dấn thân vào lĩnh vực bán lẻ. Sau thành công với cà phê, năm 2006, Trung Nguyên rầm rộ đầu tư vào lĩnh vực mới mẻ này khi khai trương hệ thống 500 cửa hàng G7 Mart với số vốn 475 tỷ đồng - một mức đầu tư rất lớn cho thương hiệu bán lẻ thời điểm đó. Ông Vũ kỳ vọng sẽ nâng mức độ "phủ sóng" gần 20 lần, tức là khoảng 9.500 cửa hàng trên toàn quốc sau đó không lâu.
Cùng với việc mở các chuỗi cửa hàng, ông Đặng Lê Nguyên Vũ đứng tên pháp luật với Công ty Thương mại và Dịch vụ G7 được thành lập từ năm 2003, hoạt động trong lĩnh vực bán lẻ rượu bia, quầy bar với vốn điều lệ 50 tỷ đồng. Để chuyên môn hoá việc đầu tư dự án, năm 2009, Công ty cổ phần Đầu tư Trung Nguyên được thành lập với vốn điều lệ 3.160 tỷ đồng và nhiệm vụ đầu tư vào các dự án của tập đoàn.
nhung-vap-nga-cua-ong-chu-trung-nguyen
Ông chủ Trung Nguyên cũng có nhiều vấp váp ở lĩnh vực du lịch, bán lẻ, bất động sản.
G7 Mart đặt cho mình sứ mệnh lớn là hỗ trợ phát triển thương hiệu Việt và trở thành hệ thống phân phối nội địa, làm đối trọng với các tập đoàn nước ngoài. Hàng hoá phân phối tại đây đa phần là nhóm thực phẩm, hóa mỹ phẩm, rượu bia, nước giải khát... Tuy nhiên, trước những thay đổi chóng mặt của thị trường những năm sau đó cùng sự xâm chiếm của các đại gia ngoại, những biển hiệu G7 Mart dần bị gỡ xuống ở hầu hết điểm bán trên toàn quốc và gần như mất tích khỏi thị trường. 
Nỗ lực của Trung Nguyên trong lĩnh vực bán lẻ tiếp tục được ghi nhận vào năm 2010 khi ông Vũ bắt tay với Ministop (công ty con của Aeon Nhật Bản) mở chuỗi G7 - Ministop với mục tiêu 500 cửa hàng trong vòng 5 năm. Ministop là sự kết hợp giữa bán thức ăn nhanh và tạp hoá. Một năm sau, hai bên tiếp tục góp vốn thành lập Công ty Thương mại và Dịch vụ G7 toàn cầu (G7 Global) với vốn điều lệ 100 tỷ đồng. 
Tuy nhiên, Trung Nguyên thêm một lần thất bại với mô hình này khi phải sớm chấm dứt hợp đồng với đối tác bằng lý do "muốn tập trung vào ngành kinh doanh cốt lõi là cà phê".
Ngoài bán lẻ, Trung Nguyên cũng mở rộng đầu tư sang lĩnh vực du lịch, bất động sản du lịch khi thành lập Công ty Đầu tư Du lịch Đặng Lê với vốn điều lệ 98 tỷ đồng (tập đoàn nắm 70%, ông Vũ và vợ mỗi người 15%). Đây là công ty chuyên hoạt động du lịch với các thương hiệu như: làng cà phê Trung Nguyên, resort coffee tour Trung Nguyên, khu du lịch Gia Long…
Theo đó, Trung Nguyên đã liên tiếp mở các dự án lớn như Dự án Khu du lịch sinh thái - văn hóa cà phê Suối Xanh tại Buôn Ma Thuột từ năm 2009 có quy mô 45,45ha và vốn đầu tư khoảng 2.128 tỷ đồng. Tuy nhiên đến cuối năm 2014, tỉnh đã xem xét việc thu hồi dự án do phía chủ đầu tư chậm trễ thực hiện.
Tương tự là hàng loạt dự án du lịch - sinh thái - văn hoá trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk có diện tích từ 6ha đến gần 600ha với số vốn đầu tư hàng chục tỷ đồng nhưng có nơi phải "đắp chiếu" đến hơn 10 năm. Sốt ruột với hàng trăm ha đất đã giao, đầu tháng 3/2016, UBND tỉnh Đắk Lắk ra tối hậu thư yêu cầu phía Trung Nguyên phải hoàn thành tất cả các hạng mục xây dựng và khai thác theo từng mốc thời gian cụ thể cho các dự án nếu không muốn bị thu hồi.
Trong bối cảnh khó khăn, hy vọng của Trung Nguyên một lần nữa vẫn nằm ở lĩnh vực kinh doanh cốt lõi. Nhờ cà phê, hãng đặt ra mục tiêu đạt doanh thu 1 tỷ USD vào năm 2016, tăng gấp 5 lần so với 4 năm trước đó.
Sau 2 thập niên từ một địa điểm ban đầu, đến giữa năm 2015, Trung Nguyên có khoảng hơn 80 cửa hàng vị trí đẹp ở các thành phố lớn. Không những thế, tập đoàn còn nhanh chóng gia tăng sự hiện diện thương hiệu thông qua hình thức nhượng quyền kinh doanh. Trước đó từ năm 2011, Trung Nguyên đã có thêm bước ngoặt mới khi mở rộng hoạt động này ra thị trường quốc tế với quốc gia đầu tiên là Nhật Bản. 
Theo báo cáo của Nikkei, đến đầu năm ngoái, Trung Nguyên có tới 2.500 điểm bán - số lượng lớn nhất trong các chuỗi nhà hàng - cà phê Đông Nam Á. Chiến lược cho phép các điểm bán này treo biển miễn phí cũng được xem là thành công, giúp Trung Nguyên trở thành một thương hiệu cà phê được nhận diện tốt nhất tại Việt Nam.
Tuy vậy, vụ ly hôn dẫn tới việc tranh chấp tài sản hàng nghìn tỷ đồng gần đây giữa ông Vũ và vợ là bà Lê Hoàng Diệp Thảo lại một lần nữa phủ bóng lên hoạt động kinh doanh của Trung Nguyên. Sở Kế hoạch & Đầu tư tỉnh Bình Dương cũng vừa quyết định hủy bỏ quyền đại diện theo pháp luật của ông Đặng Lê Nguyên Vũ tại Công ty cà phê hòa tan Trung Nguyên - đơn vị đang sở hữu thương hiệu cà phê hoà tan G7 và trao lại cho bà Thảo. Sự kiện này một lần nữa khiến dư luận chú ý, đồng thời đặt ra nhiều hoài nghi với con đường phát triển tiếp theo của thương hiệu đã được "Vua cà phê Việt" dày công gây dựng.
Sinh năm 1971 tại Khánh Hòa nhưng Đặng Lê Nguyên Vũ trưởng thành tại Tây Nguyên. Xuất thân trong một gia đình nghèo nên tuy đỗ Đại học Y khoa Tây Nguyên nhưng ông Vũ lại luôn trăn trở với giấc mộng làm giàu để "đổi đời". 
Ở tuổi 25, ông cùng 3 người bạn thành lập hãng Cà phê Trung Nguyên tại thành phố Buôn Ma Thuột. Không lâu sau đó, Trung Nguyên “viễn chinh” tới thị trường Long Xuyên, TP HCM nhưng sớm nếm thất bại dẫn đến cạn kiệt vốn liếng.
Để tiếp tục có tiền kinh doanh, ông từng phải mượn chiếc xe của người bạn để bán đi lấy vốn. Ông Vũ cũng đi tìm những điểm bán cà phê nổi tiếng để học hỏi bí quyết rang xay cà phê ngon. Tháng 8/1998, Trung Nguyên khai trương quán cà phê đầu tiên tại TP HCM. Khi đó, ông Vũ đã tỏ ra là người biết cách làm quảng cáo khi phục vụ cà phê miễn phí trong 10 ngày và nhanh chóng thu hút khách.
Một trong những bước ngoặt lớn của Trung Nguyên là khi tham gia vào thị trường cà phê hòa tan từ cuối năm 2003 với thương hiệu G7 và nhanh chóng trở thành một trong 3 thương hiệu hãng đầu thị trường cà phê hòa tan Việt (cùng với VinaCafe và Nestle).
Ngọc Tuyên - Bạch Dương
http://kinhdoanh.vnexpress.net/tin-tuc/doanh-nghiep/nhung-vap-nga-cua-ong-chu-trung-nguyen-3439836.html?utm_source=detail&utm_medium=box_recommend&utm_campaign=boxtracking

Công sức gây dựng bao tâm huyết chỉ sai lầm một chữ "Vợ"
Thangnv - 21:42 21/07
chưa tề gia thì sao mà bình được thiên hạ :)
Linh Đinh Ngọc - 19:19 21/07
Thứ sáu, 27/7/2012 | 12:09 GMT+7
Chia sẻ bài viết lên facebookChia sẻ bài viết lên twitterChia sẻ bài viết lên google+|Print

Đặng Lê Nguyên Vũ được Forbes tôn vinh 'vua cafe Việt'

Ông Vũ cho rằng văn hóa Việt Nam có thể được miêu tả bằng hai hình tượng dân gian rùa - rồng, trong đó, Trung Nguyên có hai phần là rùa và ba phần là rồng.
>Trung Nguyên 'cải chính' vị thế số một cafe G7
>Đặng Lê Nguyên Vũ: 'Cafe Việt như nồi cơm Thạch Sanh'

Cùng với Chủ tịch Vinamilk Mai Kiều Liên, Đặng Lê Nguyên Vũ - Chủ tịch công ty cafe Trung Nguyên là một trong số những doanh nhân Việt hiếm hoi được Forbes tôn vinh và ca ngợi. Gần đây, Scott Duke Harris - phóng viên của Forbes còn đến gặp "vua cafe Việt" để nghe ông chia sẻ những bí quyết kinh doanh và dự định trong tương lai.
Khi không phải điều hành Trung Nguyên ở TP HCM, Đặng Lê Nguyên Vũ lại đến nghỉ ngơi tại căn nhà trên cao nguyên với chuồng ngựa 120 con của mình. Theo giới doanh nhân phương Tây ở Việt Nam, tài sản cá nhân của ông Vũ có thể lên tới 100 triệu USD. Đây là một con số khá lớn đối với quốc gia chỉ có thu nhập bình quân đầu người 1.300 USD một năm như Việt Nam.
Ngày hôm đó, ông Vũ phải ra Hà Nội gặp Thủ tướng và Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp để bàn thảo về chiến lược cho cafe Việt Nam. Ông chỉ ra rằng Việt Nam và phần lớn các quốc gia trồng cafe khác đều là các nước nhiệt đới, và rất nghèo. Bán được 20 USD cafe, họ mới lãi 1 USD và phần lớn lợi nhuận đều rơi vào tay Nestlé hay Starbucks.
Đặng Lê Nguyên Vũ là ông vua của ngành cafe Việt Nam. Ảnh: Trungnguyen.com.vn
Đặng Lê Nguyên Vũ là ông vua của ngành cafe Việt Nam. Ảnh: Trungnguyen.com.vn
Ông tự hỏi: “Vì sao chúng ta cứ để tình trạng đó tiếp diễn hết năm này đến năm khác?”. Trung Nguyên hiện đã xuất khẩu cafe sang 60 quốc gia và dần tiến sâu vào thị trường Mỹ - Trung Quốc. Vì vậy, ông tin rằng Việt Nam có thể tiến xa hơn trong chuỗi giá trị của ngành công nghiệp tỷ đô này.
Theo ông, Việt Nam rất có tinh thần trọng thương và “Đất nước không thể mạnh nếu thiếu những cá nhân giàu có”. Năm 2011, Trung Nguyên đạt doanh thu 151 triệu USD và dự kiến tăng trưởng 78% năm nay. Ông dự định niêm yết công ty trong 2 năm nữa, không chỉ ở Việt Nam mà còn trên sàn quốc tế. Ngoài ra, 800 triệu USD cũng sẽ được Trung Nguyên đầu tư vào cơ sở vật chất trong 10 năm tới.
Thừa nhận những căng thẳng giữa Việt Nam và Trung Quốc có thể gây ảnh hưởng đến việc kinh doanh, nhưng ông vẫn rất tự tin: “Chúng tôi kỳ vọng mỗi người Trung Quốc có thể tiêu 1 USD hàng năm cho café Trung Nguyên”.
Khi Việt Nam bước vào thời kỳ đổi mới năm 1986, Đặng Lê Nguyên Vũ còn là một học sinh phổ thông. Thời đó, người ta nói rằng muốn làm kinh doanh thì cần phải có “ô dù”. Vũ cũng có ô, nhưng tuổi thơ của ông lại là những ngày bẻ ngô, chăm lợn và giúp mẹ đóng gạch. Ông là một học sinh giỏi và sau đó còn đỗ vào khoa Y của Đại học Tây Nguyên ở Buôn Ma Thuột - kinh đô cafe của Việt Nam.
Tuy nhiên, khi đang học năm thứ ba, ông chợt nhận ra mình không muốn trở thành một bác sĩ. Và vì thế, ông bắt đầu gây dựng một thương hiệu cafe cho riêng mình. Ban đầu, vốn liếng của Vũ chỉ là niềm tin mà người trồng cafe đặt vào ông. Ngày ngày, Vũ kỳ cạch giao cafe bằng xe đạp, rồi sau đó mới đổi sang xe máy. 15 năm sau, Trung Nguyên đã phát triển rực rỡ với 3.000 nhân viên và một đội xe tải hùng hậu.
Đặng Lê Nguyên Vũ còn có sở thích sưu tập tượng của các danh nhân thế giới như Mao Trạch Đông, Napoleon, Balzac hay Beethoven. Ông nói: “Những thay đổi lớn được tạo ra bởi các cá nhân, chứ không phải một nhóm người”.
Trong cuộc nói chuyện với các lãnh đạo, Vũ đã trình bày chiến lược “đánh cụm” để đưa Việt Nam từ quốc gia chỉ chuyên trồng đến việc trở thành một nước rang xay, chế biến và xuất khẩu cafe. Ông giải thích: “Kinh tế đang tăng trưởng, vì thế, mô hình cũ không còn phù hợp nữa. Chúng ta cần công thức mới để thành công”.
Đặng Lê Nguyên Vũ còn chia sẻ, thay vì sử dụng thuyết âm - dương, văn hóa Việt Nam có lẽ phù hợp hơn với hai hình ảnh dân gian rùa và rồng. Rùa là động vật kiên cường, cần cù, chăm chỉ. Còn rồng là là biểu tượng của sự may mắn, dám ước mơ và hành động.
Ông nói: “Nếu không dám ước mơ, làm sao bạn có thể biến nó thành hiện thực? Và nếu không hành động, chúng ta sẽ không bao giờ có thành quả”. Khi được hỏi về tỷ lệ rùa và rồng trong công thức thành công của Trung Nguyên, ông Vũ đã trả lời: “Chúng tôi có hai phần là rùa và ba phần là rồng”.
Hà Thu
http://kinhdoanh.vnexpress.net/tin-tuc/doanh-nghiep/dang-le-nguyen-vu-duoc-forbes-ton-vinh-vua-cafe-viet-2721441.html?utm_source=detail&utm_medium=box_relatedtop&utm_campaign=boxtracking







Geen opmerkingen:

Een reactie posten