Việt Nam đối diện thách thức trong lúc cải tổ kinh tế dường như
chậm lại
Các công ty quốc doanh chiếm tới 60% các khoản vay ngân
hàng và giữ hơn một nửa các khoản nợ xấu của cả nước.
Sau chừng ba thập niên, nước này vẫn đang chuyển đổi từ nền kinh tế tập trung
sang "kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa", với quyền lực vẫn
nằm trong tay Đảng Cộng sản.
Không phải là Trung Quốc, mà là Việt Nam.
Đất nước từng được coi như "Trung Quốc tiếp theo" do sự chuyển tiếp ổn định,
nay bắt đầu tạo ra những quan ngại về cuộc khủng hoảng nợ đang dần hiện ra.
Với Việt Nam, sự thống trị của các doanh nghiệp quốc doanh vẫn là vấn đề, tuy
đã gần ba thập niên kể từ sau công cuộc "đổi mới" theo định hướng thị
trường.
Việt Nam có cùng vấn đề như Trung Quốc, đó là các doanh nghiệp quốc doanh lại
chính là nguồn cơn của các khoản nợ xấu có thể nhấn chìm hệ thống ngân hàng.
Việt Nam đã thành lập các công ty quản lý tài sản nhằm nhận các khoản nợ xấu
từ các ngân hàng quốc doanh chuyển sang hồi đầu năm nay.
Mô hình Trung Quốc
Đây là điều tương tự như những gì Trung Quốc làm hồi 1999, khi nước này thành
lập bốn công ty như vậy nhằm dọn dẹp sổ sách của bốn ngân hàng quốc doanh lớn
trước khi mở cửa ngành ngân hàng nhằm tham gia Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO)
vào năm 2001.
Thế nhưng vấn đề nằm ở chỗ nợ xấu không chỉ là khoản ghi sổ, mà là dòng lưu
thông.
Nói cách khác thì các khoản nợ lũy kế cứ kéo dài trong các doanh nghiệp quốc
doanh chính là vấn đề.
"Trung Quốc hồi giữa thập niên 1990 đã có bước
đi lớn nhắm cắt bỏ nhiều công ty nhà nước. Một lượng lớn các công ty nhà nước đã
bị dẹp, đưa con số từ khoảng 10 triệu xuống còn chưa tới 300.000 công ty vào
cuối thập niên này."
Trung Quốc hồi giữa thập niên 1990 đã có bước đi lớn nhắm cắt bỏ nhiều công
ty nhà nước. Một lượng lớn các công ty nhà nước đã bị dẹp, đưa con số từ khoảng
10 triệu xuống còn chưa tới 300.000 công ty vào cuối thập niên này.
Trung Quốc vẫn có mảng quốc doanh lớn, nhưng đã có nỗ lực đáng kể nhằm cắt
giảm các khoản nợ xấu bằng cách tăng tính hiệu quả của các công ty được nhà nước
hỗ trợ còn lại.
Điều này được thực hiện bằng cách tư hữu hóa từng phần hoặc cổ phần hóa các
hãng quốc doanh lớn, kể cả ngân hàng.
Tất nhiên, Trung Quốc đã tạo ra những vấn đề khác cho chính mình khi dùng hệ
thống ngân hàng để tài trợ phần lớn cho chính sách thúc đẩy tài chính lớn, qua
đó thúc đẩy kinh tế trong cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu hồi 2008.
Việt Nam đã cam kết cải tổ các doanh nghiệp quốc doanh, nhưng tiến độ nhanh
tới mức nào thì lại là chuyện khác. Chẳng hạn, Ngân hàng Thế giới nói rằng bất
chấp mục tiêu bán cổ phần của 93 công ty nhà nước hồi năm ngoái, việc bán thực
sự chỉ được thực hiện tại 12 công ty.
Tiến trình chậm trễ
Câu hỏi đặt ra tại sao việc cải tổ lại diễn ra chậm đến vậy.
Như tôi đã đề cập ở trên, Việt Nam được coi là một Trung Quốc tiếp theo, do
sự chậm chạp tương tự trong việc xử lý nền kinh tế.
Đây cũng là một quốc gia tương đối lớn, không đông như Trung Quốc 1,3 tỷ
người, nhưng cũng có gần 90 triệu dân, đứng thứ 13 trên toàn thế giới.
Và cũng giống như Trung Quốc, Việt Nam đã quyết định không đi theo hướng
"liệu pháp sốc". Đó là điều mà Liên bang Xô viết trước đây làm khi chuyển đổi từ
nền kinh tế tập trung hồi giữa thập niên 1990.
Thay vào đó, các quốc gia ở Á châu đã từ từ giới thiệu sức mạnh thị trường,
như cho phép các công ty không thuộc sở hữu nhà nước hoạt động, để các chính phủ
cộng sản có thể từ từ cải tổ mảng quốc doanh.
Nhìn vào thời gian suy thoái kéo dài cả thập niên mà Nga và các nước Đông Âu
phải trải qua sau thời kỳ chuyển đối gấp gáp, có lẽ người ta không mấy ngạc
nhiên khi Trung Quốc và Việt Nam có vẻ như đang áp dụng những điều khôn
khéo.
Tuy nhiên, có một trở ngại quan trọng cho công cuộc cải tổ ở cả hai nước
này.
Người ta có thể lập luận rằng để tiến hành quá trình chuyển đổi gấp gáp sang
nền kinh tế thị trường thì một quốc gia cần phải loại bỏ bàn tay kém hiệu quả
của nhà nước.
Hệ thống ngân hàng VN đang phải gánh nhiều nợ xấu của các công
ty quốc doanh
Quyền lợi được đảm bảo
Nó cũng bao gồm việc ngăn chặn các nhóm lợi ích và các căn cứ quyền lực của
những đối tượng được hưởng lợi nhiều nhất từ việc cải tổ. Họ có thể đón trước
được những cải tổ tiếp theo.
Tất nhiên, có những vấn đề trong quá trình chuyển đổi ở Nga và các nước khác,
trong đó có cả sự trông chờ không thực tế rằng một nền kinh tế tư nhân sẽ nắm
thế chủ đạo một khi nền kinh tế quốc doanh bị gỡ bỏ.
Trung Quốc đã thực hiện điều được gọi là cải tổ "từ dễ đến khó". Tức là thực
hiện các bước cải tổ đơn giản về mặt chính trị trước, chẳng hạn như ưu đãi cho
các mặt hàng nông sản trước, và để các vấn đề khó hơn lại, làm sau.
Và những quyền lực mới đã bắt đầu khiến cho các bước cải tổ tiếp theo càng
thêm khó khăn.
Với Việt Nam thì việc cải tổ có vẻ như sa lầy do sự bất tài của những người
điều hành các công ty nhà nước trong việc tư hữu hóa công ty ít nhất là từng
phần, nếu không phải là toàn phần.
Nói cách khác, những người vốn được hưởng lợi từ việc thị trường hóa nền kinh
tế nay đang kẹt trong các công ty làm ăn kém hiệu quả của mình, tạo gánh nặng
cho hệ thống ngân hàng.
Nợ chính phủ của Việt Nam hiện chiếm khoảng 50% GDP, và đáng nói là có khoảng
37% là nợ nước ngoài.
Rồi khi các khoản nợ của các công ty nhà nước được cộng vào thì tổng nợ tăng
gấp đôi, lên mức 100%. Đó là những con số thống kê làm gióng lên những hồi
chuông báo động về nguy cơ khủng hoảng.
Để tránh khủng hoảng, Việt Nam cần phải cắt bỏ gánh nặng từ các công ty nhà
nước, đồng thời cần đẩy nhanh việc tư hữu hóa.
Mà để làm được những điều đó, người ta cần đối phó với những nhóm lợi ích thủ
cựu.
Với những nước áp dụng cải tổ, bài học là cải tổ chỉ thành công khi người ta
đụng đến không chỉ vấn đề năng suất mà cả quyền lực. Với Việt Nam, đó có lẽ là
một bài học khó nhằn.
Phóng viên Linda Yueh vừa thăm Việt Nam và thực hiện Bấm
loạt phóng sự về kinh tế Việt Nam trong
tháng Tám.
Geen opmerkingen:
Een reactie posten