"Phong điện cho tàu thuyền đánh bắt xa bờ"
Trường Văn, phóng viên RFA
2008-10-30
Hiện nay các đội tàu thuyền đánh bắt xa bờ của Việt Nam còn nhỏ và gặp nhiều hạn chế, không thể đi dài ngày và đi xa đến những ngư trường phong phú cá tôm. Phần lớn việc bảo quản hải sản đánh bắt được đều trong cậy vào số đá lạnh mang theo có giới hạn, vì các tàu không được trang bị hệ thống trữ lạnh chạy bằng điện hoặc các loại nhiên liệu khác.Hệ thống thông tin liên lạcđiện đài đều dùng các bình ắc-quy mà thời lượng hoạt động cũng không dài, không bảo đảm an toàn khi gặp thời tiết mưa bão bất thường hay tai nạn trên biển. Ngoài ra, các tàu cũng thiếu nguồn điện thắp sáng ban đêm đểtăng sản lượng đánh bắt của ngư dân.
Đó là chưa kể đến việc nếu có điện năng dồi dào thì ngư dân đều có thể nghe radio, xem tivi để giải trí những lúc rỗi rảnh trên biển khơi.
Vậy làm thế nào để cung cấp nguồn điện năng cần thiết cho các tàu đánh bắt xa bờmà không phải tiêu tốn thêm nhiên liệu vận hành các loại máy điện chạy bằng xăng dầu như hiện nay?
Trong chuyên mục Sáng Kiến& Đời Sống tuần này, Trường Văn xin mời quý vị theo dõi câu chuyện chiếc máy điện chạy bằng sức gió do ông Phạm Phú Uân - một cư dân Hà Nội sáng chế.
- Tôi là người sáng chếvề cái năng lượng gió cho theo nguyên lý cánh buồm, có thể dùng cho đánh bắt xa bờ, có thể dùng cho phát điện, dùng cho bơm nước. Vừa rồi tôi triển lãm ởTechmart Hanoi cũng được bằng khen đấy.ông Phạm Phú Uân
Máy phát điện xử dụng năng lượng gió
Đề cấp đến chiếc máy phát điện chạy bằng sức gió trong đề án thường được gọi là "Phong điện cho tàu thuyềnđánh bắt xa bờ" của mình, ông Phạm Phú Uân cho biết :
- Tôi là người sáng chếvề cái năng lượng gió cho theo nguyên lý cánh buồm, có thể dùng cho đánh bắt xa bờ, có thể dùng cho phát điện, dùng cho bơm nước. Vừa rồi tôi triển lãm ởTechmart Hanoi cũng được bằng khen đấy.
Và bây giờ đang chuẩn bị triển lãm ởTP.HCM từ 27 đến 30 Tháng Mười Một. Tôi là người ở Quảng Trị từ 40-50 năm nay. Tôi ở Đức gần 9 năm, 8 năm rưỡi đó. Và tôi cũng là vì sống trong nắng gió khủng khiếp nên tôi nghiên cứu về năng lượng gió từ lúc ấy đến bây giờ và đã thửnghiệm ở Đà Nẵng một lần lớn lắm đó.
Thử nghiệm ở Thanh Trì rồi đó. Bây giờtôi muốn thành lập công ty riêng để tôi làm đó. Mà trong vấn đề phát điện bằng sức gió thì vừa rồi cũng triển lãm rồi, nhưng mà gọi là cũng chưa hoàn chỉnh vì không có kinh phí, nhưng mà triển vọng thì rất lớn.
Đề cập đến nguyên lý vận hành chiếc máy điện đặt trên tàu đánh cá, ông Uân giải thích :
- Tôi là dùng một nguyên lý khác với nguyên lý chong chóng. Nguyên lý chong chóng hiệu suất rất là thấp vì là gió nó trượt hết. Nguyên lý dùng cả cánh buồm để mà dùng có thể chạy buồm cũng được, dùng cánh buồm thì hiệu suất cao hơn và đón gió được từ mọi hướng, chiều nào nó cũng đón được và nó có thể tăng cái tốc độ gió lên vài lần.
Có thể dùng bằng phương tiện khác mà các rotor gió khác không làm được. Nguyên lý cả cánh buồm thì là cánh buồm đấy và nó là một rotor trục đứng đấy. Nó thuộc vào loại rotor trục đứng đón gió mọi hướng.
Tôi là dùng một nguyên lý khác với nguyên lý chong chóng. Nguyên lý chong chóng hiệu suất rất là thấp vì là gió nó trượt hết. Nguyên lý dùng cả cánh buồm để mà dùng có thể chạy buồm cũng được, dùng cánh buồm thì hiệu suất cao hơn và đón gió được từ mọi hướng.ông Phạm Phú Uân
Theo ông Uân, công suất của máy điện phụ thuộc vào sức gió cũng như tùy theo thiết kế của máy:
- Có hai cái, một là do sức gió. Sức gió nhiều hay ít, nếu gió to thì nó lên rất là to, mà gió nhỏ thì là nó ít thôi. Thứ hai là do mình thiết kế to hay nhỏ, nếu mà to thì có thểhàng chục kilowatt được, nhưng mà mình làm nho nhỏ độ một kilowatt thôi thì là bình thường thôi.
Ông Phạm Phú Uân cho biết vềcông suất của máy điện chạy bằng sức gió đạt được trong những kỳ triển lãm trứơcđây:
- Vừa rồi chỉ là chưa được nửa kilowatt mà thôi, nhưng mà đó là chưa có gió, không có gió. Lúc ấy Hà Nội có gió đâu! Chỉ là thỉnh thoảng quay tay thành ra điện chứ chưa có gió. Đây là làm mini chứ làm to thì thành ra hàng chục kilowatt. Ở triển lãm Thanh Trì 1981 ra 5 kilowatt đấy. Ở Đà Nẵng là 15 kilowatt. Đây làm mini độ 1 kilowatt thôi.
Cần một một bộ phận phát điện nộiđịa thích hợp
Một trong những trở ngại ông Phạm Phú Uân gặp phải trong việc phát triển máy phát điện chạy bằng sức gió cho các tàu đánh bắt xa bờ là chưa lựa chọn được bộ phận phát điện thích hợp với trục chuyển động bằng sức gió vì chế tạo bằng những vật liệu trong nước:
- Vừa rồi là chế tạo và có phát điện ra ở Giảng Võ nhưng mà vẫn ở trên dạng thí nghiệm vì là mình chưa có tiền để mua các máy phát tương ứng đấy, máy phát điện đa cực tương ứng đấy. Bây giờ máy phát điện của mình lằn nhằn nó cứ đòi hỏi 1.400-2.800 vòng một phút, bây giờ tôi muốn ba bốn chục vòng một phút ra điện thì đang trênđà chế tạo những thứ như thế.
Tất cả đều là chế tạo trong nước hết, nhưng mà chỉcó cái máy phát điện là đang lúng túng muốn mua của nước ngoài nhưng mà tìm nước ngoài chưa được cái hệ tương ứng với ta, chưa được như mong muốn.
Về cánh gió các thứ thì thành công rồi, thành công từ lâu rồi, nhưng mà cái máy phát điện,đăng ký máy phát điện đầu ra có những bế tắc vì đặt các nơi làm thì họ cũng chưa tốt. Nhưng mà nếu mua được của Trung Quốc hay mua được ở một số nước khác với một cái yêu cầu theo các thông số kỹ thuật của mình thì nó chạy rất tốt vì cái ni nó mạnh lắm.
Nó như những cánh buồm, nó đẩy cả chiếc tàu được nếu làm to mà, sau đó mình cũng không sợ gì cả. Còn cánh gió rotor trục ngang của Đức, của Đan Mạch làm thì tôi thấy là nó hiệu suất thấp lắm tại vì gió nó trượt hết.
Cái moment để tạo ra moment ngẫu lực thì cái lực đó rất bé. Tôi có nhiều bài báo, tôi có đến hàng chục bài báo, tôi là đối lập với rất nhiều sách vở thế giới đó, từ Năm 1993 rồi đấy. Tôi đối lập với cách tính toàn đấy và tôi ngược chiều với các thứ nhưng mà không thấy người nào là ngược chiều với tôi cả.
Bộ Khoa Học - Công Nghệ và báo các nơi họ thích lắm,nhưng mà rồi họ thích và họ để đấy chứ họ không muốn đầu tư, họ chỉ thích vào các thứ nước ngoài thôi, tin vào nước ngoài và tin vào những nơi bách khoa lớn.ông Phạm Phú Uân
Được hỏi về việc tìm nguồn tài trợ cho dự án "Phong điện dùng cho tàu đánh bắt xa bờ" hầu phục vụcư dân vùng sâu vùng xa, ông Phạm Phú Uân giải thích :
- Bây giờ như thế là có hai nơi có thể hỗ trợ như TP.HCM tôi làm một dự án 150 trang rồi, mà từ Tháng Năm - Tháng Sáu mà chưa vào báo cáo được. Tháng Mười Một tôi vào báo cáo. Tôiđi triển lãm ở Cần Thơ, tôi sẽ báo cáo trong kia luôn, rồi sau đấy họ mới quyết.
Còn ở trong quân đội họ cũng đang thèm thuồng cái công trình của tôi lắm. Tôi cũng sẽ báo cáo với quân đội nhưng mà cũng đang gửi chứ chưa thấy mời đến báo cáo. Bộ Khoa Học - Công Nghệ và báo các nơi họ thích lắm,nhưng mà rồi họ thích và họ để đấy chứ họ không muốn đầu tư, họ chỉ thích vào các thứ nước ngoài thôi, tin vào nước ngoài và tin vào những nơi bách khoa lớn mà những nơi ấy không phải là nhà sáng chế.
Họ chỉ là người chép lại và lý thuyết họ rất là giỏi thôi. Bản thân họ nói như vậy. Ở nơi chỗ Bách Khoa họ nói như vậy chớ không phải họ thích tôi làm. Nhưng mà nhiều người muốn hợp tác với tôi, tôi không muốn hợp tác là vì họ muốn biến của tôi thành của họ. Nhưng của tôi thì được giải nhì về môi trường Năm 2006 về dùng năng lượng gió đề bảo vệ môi trường.
Thứ hai là cũng đã dăng ký sáng chế Năm 2001. Về cái bài luận văn của tôi định đăng ký làm bảo vệ tiến sĩ nhưng mà ở Việt nam mình đắt lắm. Tôiđã định bảo vệ tiến sĩ ở Đức nhưng mà lúc ấy cái design của tôi là họ chưa bảo vệ được. Nhưng mà ở Việt Nam thì cứ lăn nhằn lít nhít không bảo vệ được. Họcứ ì à ì ạch thế thôi, hỏi thì không trả lời.
Bây giờ như thế là tôi cũngđang phấn khởi, đang đi lên, nhưng cũng đòi hỏi TP.HCM họ tài trợ cho một số tiền và sẽ làm ra hàng loạt đấy. Họ nói chứ chưa cho tiền nào cả. Còn đangđặt ý kiến với Bộ Hải Sản mà Bộ Hải Sản chưa trả lời. Bộ Thuỷ Sản đấy.
Bây giờ như thế là tôi cũngđang phấn khởi, đang đi lên, nhưng cũng đòi hỏi TP.HCM họ tài trợ cho một số tiền và sẽ làm ra hàng loạt đấy.Mà BộThuỷ Sản bây giờ sáp nhập vào Bộ Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn rồi thành thử trước còn Bộ thì còn nói được chớ bây giờ qua Bộ khác nó rộng quá thành thử bây giờ nói lên đến các cấp cũng khó lắm.
ông Phạm Phú Uân
Nhưng mà tôi cũng hy vọng là sẽ rất là tốt vì nó là đặc biệt; nó đặc biệt nên tôi mới đăng ký sáng chế chớ nếu chép lại của người ta thì đăng ký sáng chế làm gì.
Đễ cập đến việc đăng ký bằng sáng chế lên Cục Sở Hữu Trí Tuệ, ông Phạm Phú Uân cho biết :
- Ngày 8-9-2006 tôi gửi lên đấy nhưng mà 29 tháng họ mới có quyết định. Như thế là kéo dài quá. Đáng lẽ 3-4 tháng, 5-7 tháng, kéo 29 tháng thì ghê quá. Mà theo luật thì họ làm như thếthì mình phải chịu thôi. Còn độ 5-6 tháng nữa thì tôi sẽ nhận được bằng sáng chế.
Chuyên mục Sáng Kiến & Đời Sống tuần này xin tạm ngừng tại đây.
http://www.rfa.org/vietnamese/programs/InitiativeAndLife/generator-using-Wind-power-for-open-sea-fishing-boat-10302008095910.html
Geen opmerkingen:
Een reactie posten