Tin tức / Sức khỏe
Hỏi đáp Y học: Viêm gan B và Xơ gan
Trong chương trình hỏi đáp y học kỳ này, Bác Sĩ Hồ Văn Hiền trả lời thắc mắc của bà Vân Anh ở Việt Nam, về ‘Viêm gan loại B’ và ‘xơ gan’
Chuyên gia phụ trách giải đáp thắc mắc y học kỳ này là Bác sĩ Hồ Văn Hiền, chuyên khoa nhi và y khoa tổng quát, có phòng mạch và đang làm việc cho các bệnh viện ở Bắc Virginia.
Thính giả Lê Thị Kim Dư ở Việt Nam, có câu hỏi như sau:
"Chồng tôi vừa bị chuyển qua xơ gan được nửa năm, rất ốm yếu, và người thâm đen. Đầu tiên là bị siêu gan B, sau đó uống thuốc chặn lại thì chuyển qua men gan cao, rồi bây giờ thì qua xơ gan. Bây giờ ở bệnh viện Đại học Y dược ở Việt Nam mình thì cho chích một mũi thuốc một tuần một lần, một mũi là hai triệu đồng, và cứ chích thì lại bị hành sốt. Hiện đã chích thuốc được bốn tháng. Muốn hỏi bác sĩ là thuốc có chữa hết bệnh không?"
Chúng tôi đã chuyển thắc mắc cho bác sĩ Hồ văn Hiền, và sau đây là phần giải đáp của bác sĩ Hiền:
Viêm gan B và xơ gan
VIÊM GAN LOẠI B (Hepatitis B)
Viêm gan là một bệnh truyền nhiễm khá thông thường ở Việt Nam. Những người ăn sò huyết sống bị nhiễm virus viêm gan, có thể bị viêm gan loại A (Hepatitis A) truyền qua đường tiêu hóa, do thức ăn bị nhiễm virus của bệnh đó. Những người quan hệ tình dục, dùng dao cạo chung, chích chung ống chích với một người bị viêm gan, có thể bị lây lan virus viêm gan nhiễm vào dòng máu. Thường đây là virus viêm gan loại B (HBV), truyền qua máu huyết hoặc các chất tiết khác. Ngoài ra còn có nhiều loại viêm gan khác (C, D, E, F).
Một người bị nhiễm siêu vi gan có thể bị viêm gan cấp tính (acute hepatitis B) rồi hồi phục nếu cơ thể họ sản xuất đủ kháng thể để thanh toán virus này. Nếu cơ thể không sản xuất đủ kháng thể chống lại, virus vẫn cứ dai dẵng tồn tại trong máu, và nhiễm trùng trở nên mãn tính (chronic infection). Người này không có triệu chứng gì bên ngoài, nhưng lại mang virus viêm gan loại B trong máu mình. Những người này gọi là "carrier."
Người Mỹ da trắng bình thường rất ít khi mang virus viêm gan B, tỷ lệ dưới 1%, những người chích xì ke ma túy hoặc đồng tính luyến ái hoặc gái mại dâm có tỷ lệ cao hơn. Ngược lại, trước khi biện pháp chủng ngừa viêm gan siêu vi B được áp dụng rộng rãi, người Á đông có tỷ lệ mang virus viêm gan loại B rất cao (13%, nghĩa là trong 100 người có hơn mười người virus này trong máu).
Những người đàn bà mang virus này lúc có bầu sẽ có khả năng lây (nghĩa là truyền virus) qua cho em bé trước khi lọt lòng mẹ, trong khi sinh hoặc sau khi sinh (qua sữa mẹ). Trẻ em càng nhỏ tuổi, nếu bị nhiễm virus viêm gan B, cơ nguy bệnh nhiễm viêm gan B trở thành mãn tính (chronic hepatitis B infection) càng cao.
Một khi em bé mới sinh ra bị nhiễm trùng HBV, đa số sẽ không có triệu chứng gì cả trong vài chục năm. Tuy nhiên phần đông (90%) các em sẽ mang siêu vi trùng này trong dòng máu suốt đời và trở thành "carrier." Do đó mầm bệnh truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. Nếu một người mang siêu vi trùng loại B trong máu tức là ở tình trạng "carrier," nguy cơ sau này mắc bệnh ung thư gan hoặc xơ gan (hepatocellular carcinoma, cirrhosis) sẽ tăng lên rất cao, cứ một trăm người "carrier" là sẽ có 25 người sau này sẽ chết vì hai bệnh đó. Hai bệnh này phổ biến ở Việt Nam nhiều hơn ở Hoa Kỳ.
Ðể cắt "vòng dây oan nghiệt" mẹ truyền bệnh cho con, con truyền bệnh cho cháu từ thế hệ này qua thế hệ khác như mô tả ở trên, người ta sẽ áp dụng những biện pháp sau:
Chích ngừa viêm gan cho em bé ngay trong những giờ đầu sau khi sanh. Cháu được chích hai mũi: Một mũi là kháng thể lấy từ máu người khác giúp cho cơ thể cháu đủ sức phòng chống bệnh ngay từ lúc mới chích (immunoglobulin) và mũi thuốc kia mới thật sự vaccine, sẽ tập cho em bé tự mình sinh ra kháng thể chống những lúc cơ thể bị nhiễm virus viêm gan có thể xảy ra về sau. Mũi thứ hai này là Hepatitis B vaccine, hiện nay được bào chế bằng kỹ thuật "genetic engineering." Bằng cách biến đổi các di thể (genes) của các loại nấm, người ta "dạy" cho các loại nấm sản xuất một số thuốc theo ý muốn.
Nên chích ngừa viêm gan loại B cho tất cả trẻ em và thanh thiếu niên dù là trong gia đình có bị viêm gan hay không.
XƠ GAN (Liver Cirrhosis)
Trong người bị viêm gan B mãn tính, một bên là virus tiếp tục sinh sản trong các tế bào gan, một bên là cơ thể tiếp tục sản xuất các kháng thể tấn công các virus đó và tấn công luôn các tế bào gan, huỷ hoại các tế bào gan. Mô gan bình thường được thay thế dần dần bằng những mô xơ (fibrosis, xơ gan: liver cirrhosis), gan không còn khả năng làm việc, nhiệm vụ của nó (suy gan). Dần dần, trong một số gan, ung thư gan sẽ xuất hiện.
Bác sĩ có thể dùng thuốc kháng virus uống (antiviral) (vd: tenofovir, lamivudine), hoặc chích thuốc chống u bướu, điều hoà miễn nhiễm (interferon agents, vd: Pegasys) để làm giảm bớt hoặc ngăn chặn virus sinh sản.Thuốc đắt tiền, có thể gây những tác dụng bất lợi nặng (adverse effects) trong trường hợp xơ gan nặng.
Biện pháp cuối cùng là ghép gan của người khác cho (liver transplant).
Chúc bệnh nhân may mắn.
Bác sĩ Hồ Văn Hiền
(Hien V. Ho, MD, FAAP)
--------------------------------------
Cảm ơn bác sĩ Hồ Văn Hiền. Chúng tôi cũng xin cảm ơn thính giả đã tham gia chương trình Hỏi Đáp Y Học này.
Quý vị có thể nghe lại các bài giải đáp trên mạng Internet ở địa chỉ voatiengviet.com, bấm vào mục Hỏi Đáp Y Học trong phần chuyên mục. Các bài giải đáp y học khác cũng được lưu trữ trong phần này.
Chúng tôi vẫn dành đường dây điện thoại miễn phí để tiếp nhận các thắc mắc khác của quý thính giả về sức khỏe và y học thường thức. Số điện thoại miễn phí dành cho mục Hỏi Đáp Y học là 202-205-7890, ngày giờ nhận câu hỏi là thứ ba và thứ năm mỗi tuần, từ 8 giờ 30 đến 9 giờ 30 tối, giờ Việt Nam. Quý vị cũng có thể gửi câu hỏi cho chúng tôi qua điện thư ở địa chỉ Vietnamese@voanews.com.
Thính giả Lê Thị Kim Dư ở Việt Nam, có câu hỏi như sau:
"Chồng tôi vừa bị chuyển qua xơ gan được nửa năm, rất ốm yếu, và người thâm đen. Đầu tiên là bị siêu gan B, sau đó uống thuốc chặn lại thì chuyển qua men gan cao, rồi bây giờ thì qua xơ gan. Bây giờ ở bệnh viện Đại học Y dược ở Việt Nam mình thì cho chích một mũi thuốc một tuần một lần, một mũi là hai triệu đồng, và cứ chích thì lại bị hành sốt. Hiện đã chích thuốc được bốn tháng. Muốn hỏi bác sĩ là thuốc có chữa hết bệnh không?"
Chúng tôi đã chuyển thắc mắc cho bác sĩ Hồ văn Hiền, và sau đây là phần giải đáp của bác sĩ Hiền:
Lắng nghe giải đáp của bác sĩ
Viêm gan B và xơ gan
VIÊM GAN LOẠI B (Hepatitis B)
Viêm gan là một bệnh truyền nhiễm khá thông thường ở Việt Nam. Những người ăn sò huyết sống bị nhiễm virus viêm gan, có thể bị viêm gan loại A (Hepatitis A) truyền qua đường tiêu hóa, do thức ăn bị nhiễm virus của bệnh đó. Những người quan hệ tình dục, dùng dao cạo chung, chích chung ống chích với một người bị viêm gan, có thể bị lây lan virus viêm gan nhiễm vào dòng máu. Thường đây là virus viêm gan loại B (HBV), truyền qua máu huyết hoặc các chất tiết khác. Ngoài ra còn có nhiều loại viêm gan khác (C, D, E, F).
Một người bị nhiễm siêu vi gan có thể bị viêm gan cấp tính (acute hepatitis B) rồi hồi phục nếu cơ thể họ sản xuất đủ kháng thể để thanh toán virus này. Nếu cơ thể không sản xuất đủ kháng thể chống lại, virus vẫn cứ dai dẵng tồn tại trong máu, và nhiễm trùng trở nên mãn tính (chronic infection). Người này không có triệu chứng gì bên ngoài, nhưng lại mang virus viêm gan loại B trong máu mình. Những người này gọi là "carrier."
Người Mỹ da trắng bình thường rất ít khi mang virus viêm gan B, tỷ lệ dưới 1%, những người chích xì ke ma túy hoặc đồng tính luyến ái hoặc gái mại dâm có tỷ lệ cao hơn. Ngược lại, trước khi biện pháp chủng ngừa viêm gan siêu vi B được áp dụng rộng rãi, người Á đông có tỷ lệ mang virus viêm gan loại B rất cao (13%, nghĩa là trong 100 người có hơn mười người virus này trong máu).
Những người đàn bà mang virus này lúc có bầu sẽ có khả năng lây (nghĩa là truyền virus) qua cho em bé trước khi lọt lòng mẹ, trong khi sinh hoặc sau khi sinh (qua sữa mẹ). Trẻ em càng nhỏ tuổi, nếu bị nhiễm virus viêm gan B, cơ nguy bệnh nhiễm viêm gan B trở thành mãn tính (chronic hepatitis B infection) càng cao.
Một khi em bé mới sinh ra bị nhiễm trùng HBV, đa số sẽ không có triệu chứng gì cả trong vài chục năm. Tuy nhiên phần đông (90%) các em sẽ mang siêu vi trùng này trong dòng máu suốt đời và trở thành "carrier." Do đó mầm bệnh truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. Nếu một người mang siêu vi trùng loại B trong máu tức là ở tình trạng "carrier," nguy cơ sau này mắc bệnh ung thư gan hoặc xơ gan (hepatocellular carcinoma, cirrhosis) sẽ tăng lên rất cao, cứ một trăm người "carrier" là sẽ có 25 người sau này sẽ chết vì hai bệnh đó. Hai bệnh này phổ biến ở Việt Nam nhiều hơn ở Hoa Kỳ.
Ðể cắt "vòng dây oan nghiệt" mẹ truyền bệnh cho con, con truyền bệnh cho cháu từ thế hệ này qua thế hệ khác như mô tả ở trên, người ta sẽ áp dụng những biện pháp sau:
Chích ngừa viêm gan cho em bé ngay trong những giờ đầu sau khi sanh. Cháu được chích hai mũi: Một mũi là kháng thể lấy từ máu người khác giúp cho cơ thể cháu đủ sức phòng chống bệnh ngay từ lúc mới chích (immunoglobulin) và mũi thuốc kia mới thật sự vaccine, sẽ tập cho em bé tự mình sinh ra kháng thể chống những lúc cơ thể bị nhiễm virus viêm gan có thể xảy ra về sau. Mũi thứ hai này là Hepatitis B vaccine, hiện nay được bào chế bằng kỹ thuật "genetic engineering." Bằng cách biến đổi các di thể (genes) của các loại nấm, người ta "dạy" cho các loại nấm sản xuất một số thuốc theo ý muốn.
Nên chích ngừa viêm gan loại B cho tất cả trẻ em và thanh thiếu niên dù là trong gia đình có bị viêm gan hay không.
XƠ GAN (Liver Cirrhosis)
Trong người bị viêm gan B mãn tính, một bên là virus tiếp tục sinh sản trong các tế bào gan, một bên là cơ thể tiếp tục sản xuất các kháng thể tấn công các virus đó và tấn công luôn các tế bào gan, huỷ hoại các tế bào gan. Mô gan bình thường được thay thế dần dần bằng những mô xơ (fibrosis, xơ gan: liver cirrhosis), gan không còn khả năng làm việc, nhiệm vụ của nó (suy gan). Dần dần, trong một số gan, ung thư gan sẽ xuất hiện.
Bác sĩ có thể dùng thuốc kháng virus uống (antiviral) (vd: tenofovir, lamivudine), hoặc chích thuốc chống u bướu, điều hoà miễn nhiễm (interferon agents, vd: Pegasys) để làm giảm bớt hoặc ngăn chặn virus sinh sản.Thuốc đắt tiền, có thể gây những tác dụng bất lợi nặng (adverse effects) trong trường hợp xơ gan nặng.
Biện pháp cuối cùng là ghép gan của người khác cho (liver transplant).
Chúc bệnh nhân may mắn.
Bác sĩ Hồ Văn Hiền
(Hien V. Ho, MD, FAAP)
--------------------------------------
Cảm ơn bác sĩ Hồ Văn Hiền. Chúng tôi cũng xin cảm ơn thính giả đã tham gia chương trình Hỏi Đáp Y Học này.
Quý vị có thể nghe lại các bài giải đáp trên mạng Internet ở địa chỉ voatiengviet.com, bấm vào mục Hỏi Đáp Y Học trong phần chuyên mục. Các bài giải đáp y học khác cũng được lưu trữ trong phần này.
Chúng tôi vẫn dành đường dây điện thoại miễn phí để tiếp nhận các thắc mắc khác của quý thính giả về sức khỏe và y học thường thức. Số điện thoại miễn phí dành cho mục Hỏi Đáp Y học là 202-205-7890, ngày giờ nhận câu hỏi là thứ ba và thứ năm mỗi tuần, từ 8 giờ 30 đến 9 giờ 30 tối, giờ Việt Nam. Quý vị cũng có thể gửi câu hỏi cho chúng tôi qua điện thư ở địa chỉ Vietnamese@voanews.com.
Geen opmerkingen:
Een reactie posten