10 quốc gia tham nhũng nhất thế giới
Nằm trong số 100 nước có GDP đầu người cao nhất thế giới,
Turkmenistan chiếm vị trí "quán quân" về tham nhũng. Trong top 10 quốc gia tham
nhũng còn có cả Nga, Venezuela và Ukraine
> 10
nước tham nhũng nhất châu Âu
> 10
quốc gia nhiều tỷ phú nhất thế giới
Chỉ số nhận thức tham nhũng (CPI) là thước đo được Tổ chức minh
bạch quốc tế (TI) đưa ra. CPI càng thấp hơn so với 10, tỷ lệ tham nhũng càng
lớn.
Để tập trung vào các quốc gia có nhiều hoạt động kinh doanh,
CNBC đã đối chiếu với danh sách 100 quốc gia có GDP đầu người cao nhất thế giới
của Ngân hàng Thế giới để xếp hạng các nước có độ minh bạch thấp. GDP được sử
dụng tại đây đã được điều chỉnh theo sức mua tương đương (Purchasing Power
Parity).
1. Turkmenistan
Điểm CPI: 1,6
Xếp hạng: 177/183
GDP đầu người: 8.274 USD
Nằm trong số 100 nước có GDP đầu người cao nhất thế giới, nhưng
Turkmenistan lại là quốc gia có điểm CPI thấp nhất. Nước này cũng xếp bét trong
cuộc khảo sát được thực hiện bởi Revenue Watch và Transparency International về
độ cởi mở của Nhà nước trên tổng số 41 quốc gia giàu tài nguyên tham gia, nhất
là về các chính sách đối với dầu mỏ, khí đốt và khai
khoáng.
|
2. Guinea Xích Đạo
Điểm CPI: 1,9
Xếp hạng: 172/183
GDP đầu người: 34.732 USD
Tài sản của các gia đình quan chức tại Guinea Xích Đạo đang được
kiểm soát chặt chẽ tại Mỹ, Pháp và Anh. Teodoro Nguema Obiang Mangue - Bộ trưởng
Bộ Nông Lâm, đồng thời là con trai tổng thống đã sử dụng ít nhất 5 công ty Mỹ
làm vỏ bọc để tích lũy lượng tài sản khổng lồ mà Bộ Tư pháp nước này cáo buộc là
do nhận hối lộ. Hiện Pháp cũng đang thu giữ 11 chiếc xe ôtô trị giá 6 triệu USD
của gia đình Obiang để điều tra.
|
3. Venezuela
Điểm CPI: 1,9
Xếp hạng: 172/183
GDP đầu người: 12.233
Theo Freedom House, “chính phủ Venezuela đóng vai trò lớn trong
nền kinh tế, nhưng lại ít có những động thái làm giảm sự mơ hồ trong hệ thống
chính sách, từ đó tạo khe hở để nạn tham nhũng hoành hành”. Các nỗ lực chống
tham nhũng ở đây chủ yếu là nhằm vào các phe đối lập với tổng thống.
|
4. Angola
Điểm CPI: 2
Xếp hạng: 168/183
GDP đầu người: 6.120 USD
Kể từ tháng 3/2011, giới trẻ ở Angola đã liên tục biểu tình phản
đối chế độ tham nhũng và độc tài của Tổng thống José Eduardo dos Santos - người
đã tại vị 32 năm ở quốc gia này. Việc sản xuất dầu mỏ chiếm tới 85% GDP của
Angola. Tuy vậy, chỉ có 2 trên 8 công ty dầu mỏ, khí đốt được chính phủ "bao
bọc". Tại Angola, các công ty dầu mỏ nước ngoài không thể kinh doanh có lãi.
|
5. Paraguay
Điểm CPI: 2,2
Xếp hạng: 154/183
GDP đầu người: 5.181 USD
Báo cáo của Freedom House lại cho thấy tình hình nước này là
“cực kỳ tham nhũng” dù chính phủ đương nhiệm Paraguay cam kết tăng cường minh
bạch. Báo cáo này tiết lộ rằng các vụ tham nhũng ở đây nhiều khi không được mang
ra xét xử do tòa án thiên vị những người giàu có và quyền lực. Còn các chính trị
gia thì ngăn cản tòa án thực hiện các vụ điều tra. Họ cũng lên án tình trạng bắt
giữ và tra tấn người trái phép của cảnh sát
Paraguay.
|
6. Ukraine
Điểm CPI: 2,3
Xếp hạng: 152/183
GDP đầu người: 6.721 USD
Theo báo cáo của TI, 59% người dân Ukraine cho rằng các biện
pháp phòng chống tham nhũng hiện tại của chính phủ là chưa hiệu quả. Kết quả của
cuộc khảo sát Hệ thống quốc gia thống nhất 2011 cũng cho thấy các đảng phái
chính trị lớn ở quốc gia này có rất ít hoạt động chống tham nhũng. Đã có nhiều
lo ngại về chế độ pháp luật nước này sau khi cựu thủ tướng Yulina Tymoshenko và
một vài thành viên chính phủ bị cáo buộc lạm dụng quyền lực năm 2010.
Tuy nhiên, chính phủ nước này bác bỏ hoàn toàn tin tức trên và
nói rằng các công tố viên không hề nhằm vào phe đối lập. Bà Tymoshenko đã bị kết
án vào tháng 10 năm ngoái và sẽ phải ngồi tù 7 năm. Còn Bộ Ngoại giao Mỹ thì cho
rằng đây là hành động “làm dấy lên sự phản đối mạnh mẽ của quốc
tế”.
|
7. Nga
Điểm CPI: 2.4
Xếp hạng: 143/183
GDP đầu người: 19.840 USD
Theo khảo sát toàn cầu của TI đối với các CEO, trong tất cả các
quốc gia công nghiệp hóa, Nga có lẽ là nước có khả năng tham nhũng nhất. Tuy
rằng gần đây, nước này đã ký hiệp ước cam kết sẽ khởi tố các công ty Nga bị phát
hiện đưa hối lộ, nhưng Bộ Ngoại giao Mỹ vẫn cho rằng, tòa án Nga chịu ảnh hưởng
của chế độ chính trị, và nhân quyền cũng không công
bằng.
|
8. Belarus
Điểm CPI: 2.4
Xếp hạng: 143/183
GDP đầu người: 13.928 USD
Belarus tách khỏi Liên Xô năm 1991 và hiện nằm dưới quyền Tổng
thống Alexander Lukashenko. Quốc gia này được tổ chức phi chính phủ Freedom
House đánh giá là: “Tham nhũng do chế độ độc tài và sự thiếu minh bạch, cũng như
không đáng tin cậy của chính phủ”.
|
9. Azerbaijan
Điểm CPI: 2,4
Xếp hạng: 143/183
GDP đầu người: 9.943 USD
Bộ Ngoại giao Mỹ cho biết nạn tham nhũng ở Ajerbaijan đang rất
trầm trọng. Nhân quyền bị lạm dụng, bạo lực chống lại báo chí và người biểu tình
thường xuyên diễn ra và những người tình nghi phạm tội thường bị tra tấn rất
nhiều. Có tới 47% người dân nước này đã phải đút lót để được sử dụng các dịch vụ
công cộng.
|
10. Lebanon
Điểm CPI: 2,5
Xếp hạng: 134/183
GDP đầu người: 14.067 USD
Theo báo cáo của TI, 82% người dân Lebanon nói rằng nạn tham
nhũng đang ngày càng trở nên tồi tệ trong vòng ba năm trở lại đây. 1/3 số người
được hỏi cho biết họ phải “lót tay” cho quan chức để được tiếp cận các dịch vụ
công cộng. Vì vậy, từ năm ngoái, TI đã thực hiện chiến dịch “Thức tỉnh tham
nhũng” để đấu tranh giành quyền tự do truy cập thông tin, cải tổ hệ thống bầu cử
và chống hối lộ trong ngành y tế Lebanon.
|
Hà Thu (Theo CNBC)
Geen opmerkingen:
Een reactie posten