dinsdag 27 september 2011

Việt Nam mua hỏa tiễn siêu thanh của Ấn Ðộ

September 26, 2011
Mua phi cơ của Cộng Hòa Séc
NEW DELHI (TH) - Việt Nam đang thương thuyết mua hỏa tiễn siêu thanh của liên doanh Ấn Ðộ-Nga chế tạo có tên là Brahmos. Ðồng thời, đang điều đình mua một số máy bay vận tải tầm ngắn của Cộng Hòa Séc để tiếp vận cho các hải đảo.
Hỏa tiễn siêu thanh Brahmos của liên doanh Ấn-Nga trưng bày trong một cuộc triển lãm. (Hình: Raveendran/AFP/Getty Images)
Bản tin của báo The Asian Age cho hay Việt Nam là một trong 15 nước thân hữu được Ấn Ðộ bán cho loại hỏa tiễn siêu thanh nhanh nhất thế giới, mà mối quan hệ ngày càng thêm chặt chẽ.
Theo nguồn tin hiện các cuộc thảo luận đang tiến hành nhưng chưa có các đề nghị cụ thể. Hỏa tiễn Brahmos có tầm bắn xa 300 km với vận tốc nhanh gấp 3 lần tốc độ âm thanh và mang đầu đạn nặng 300 kg. Người ta không rõ Việt Nam điều đình mua loại phiên bản nào hoặc cả 3 loại và số lượng bao nhiêu.
“Các cuộc thương thảo không chính thức đang diễn ra nhưng chưa có đề nghị mua cụ thể.” Nguồn cung cấp tin của báo The Asian Age giấu tên tiết lộ. “Bất cứ sự sở hữu hỏa tiễn Brahmos nào cũng có giá trị vô song đối với Việt Nam và cũng đồng thời căng cường khả năng quốc phòng sẵn sàng cho họ.”
Ðược biết, loại hỏa tiễn này chủ yếu dùng để chống tàu chiến, có thể được phóng đi từ chiến đấu cơ, từ tàu chiến hay từ căn cứ trên bờ. Cho tới nay, hỏa tiễn Brahmos chưa bán cho nước thứ ba nào dù có một số nước biểu lộ ý muốn sở hữu.
Các cuộc thương thuyết mua sắm hỏa tiễn Brahmos được xì ra trong bối cảnh hai nước Việt Nam và Ấn ký thỏa thuận hợp tác dò tìm dầu khí trên biển Ðông và bị Trung Quốc liên tục đe dọa, áp lực phải hủy bỏ. Bắc Kinh coi biển Ðông (họ gọi là Nam Hải) như “cái ao” sau nhà.
Bất cứ nước nào trong khu vực tranh chấp với Trung Quốc cũng đều bị chèn ép, đe dọa mà Việt Nam là nạn nhân nặng nhất. Ngư dân Việt Nam đánh cá gần quần đảo Hoàng Sa bị đâm chìm tàu hoặc bị bắt đòi tiền chuộc. Tàu dò tìm dầu khí của Việt Nam hoạt động ngay trong vùng biển thuộc đặc quyền kinh tế của Việt Nam theo Công Ước Quốc Tế về Luật Biển (UNCLOS) mà cả Việt Nam và Trung Quốc đều là thành viên, bị Trung Quốc cắt cáp.
Mười ngày trước, Ngoại Trưởng Ấn Ðộ S.M. Krishna đến Việt Nam thảo luận hợp tác song phương nhiều mặt với Việt Nam. Hồi năm ngoái, Bộ Trưởng Quốc Phòng Ấn AK Anthony và Tổng tư lệnh quân đội Ấn Ðộ, Tướng VK Singh cũng đã đến Việt Nam. Năm 2009, Bộ Trưởng Quốc Phòng Việt Nam Phùng Quang Thanh đã sang thăm Ấn Ðộ.
Ấn Ðộ đã cung cấp cho Việt Nam một số lượng lớn phụ tùng để tân trang khoảng 100 chiếc chiến đấu cơ Mig 21 già nua cũng như phụ tùng cho mấy chiếc tàu chiến mua từ hồi còn Liên Xô. Tin tức thời sự gần đây nói Ấn Ðộ huấn luyện cho Việt Nam tác chiến tàu ngầm Kilo mà Việt Nam mua của Nga, trong khi Ấn cũng đã mua từ trước và có nhiều kinh nghiệm.
Trong một bản tin khác của báo Straits Time ở Singapore, Việt Nam cũng đang điều đình để mua 12 vận tải cơ tầm ngắn Let L-410 của Cộng Hòa Séc. Mục đích chính yếu là tiếp vận cho các lực lượng trú đóng ở các hải đảo Trường Sa.
Ðây là loại phi cơ vận tản bán phản lực cỡ nhỏ với 2 động cơ, tầm hoạt động tối đa 770 hải ly (hay 1,430 km).
Hồi năm ngoái Việt Nam đã được Cộng Hòa Séc giúp nâng cấp một loại hệ thống radar P-18 do Nga chế tạo, từ sử dụng kỹ thuật ký hiệu thông thường sang kỹ thuật số. (TN)
http://www.nguoi-viet.com/absolutenm2/templates/?a=137651&z=1

Geen opmerkingen:

Een reactie posten