Tai nạn tàu điện ngầm tại Thượng Hải, ngày 27/09/2011
REUTERS/Carlos Barria
Chính báo chí của nhà nước cũng nhận định rằng tai nạn ở Thượng Hải giống như một lời nhắc nhở chính phủ phải thận trọng hơn nữa bởi vì mới cách nay có hai tháng, ở phía đông Trung Quốc, đã xẩy ra vụ hai tàu cao tốc đâm nhau làm 40 người thiệt mạng.
Trong cả hai vụ tai nạn, ở Thượng Hải hôm 27/09 và ở gần Ôn Châu, ngày 23/07, hệ thống tín hiệu đường sắt đã bị trục trặc, cho dù cả hai mạng lưới này đều hiện đại, sử dụng các thiết bị công nghệ hàng đầu.
Do vậy, xã luận của Hoàn cầu thời báo viết “Trung Quốc cần phải tỏ ra thận trọng hơn và tập trung vào việc chống các rủi ro. Các thảm họa ở Ôn Châu và Thượng Hải nhắc nhở chúng ta rằng Trung Quốc không thể tự cho phép có những thất bại, mặc dù điều này rất khó thực hiện”.
Tại Thượng Hải, chính quyền cho mở cuộc điều tra để tìm hiểu vì sao, trên tuyến số 10, đoàn tàu điện ngầm lại đâm sầm vào đoàn tàu ở phía trước.
Hôm qua, công ty khai thác mạng lưới tàu điện ngầm ở Thượng Hải ra thông cáo tiết lộ một số yếu tố sơ khởi giải thích nguyên nhân tai nạn: Đó là trục trặc về kỹ thuật và sai sót của nhân viên. Theo thông báo, do bị cắt điện, hệ thống tín hiệu không hoạt động, các đoàn tàu không được điều khiển một cách tự động nữa và “các nhân viên đã không áp dụng các quy định một cách chặt chẽ và đã dẫn đến vụ tai nạn”. Một tờ báo còn cho biết là trước khi xẩy ra tai nạn, các nhân viên đã lái tàu theo chỉ dẫn qua điện thoại.
Mạng lưới tàu điện ngầm Thượng Hải bước vào hoạt động từ năm 1995 và trở thành một trong những hệ thống giao thông công cộng phát triển nhanh nhất thế giới. Thành phố này có 11 đường tàu điện ngầm với tổng chiều dài tuyến đường lên tới 420 km và mỗi ngày chuyên chở khoảng 5 triệu lượt khách.
Việc mở rộng hệ thống tàu điện ngầm đã được đẩy mạnh để phục vụ cho Hội chợ Triển lãm Thượng Hải năm 2010. Trong thời gian 6 tháng của Hội chợ, mỗi ngày có tới 7 triệu lượt khách sử dụng tàu điện ngầm của thành phố.
Ngày 30/07 vừa qua, công ty khai thác mạng lưới tàu điện ngầm Thượng Hải đã phải xin lỗi hành khách do có sai sót trong việc phân tuyến đường cho một đoàn tàu, cũng trên tuyến số 10 và cũng vì hệ thống tín hiệu có sự cố.
Hệ thống tín hiệu của tuyến đường này được thiết kế bởi Casco, một công ty liên doanh giữa tập đoàn Pháp Alstom và doanh nghiệp Nhà nước Trung Quốc CRSC (China Railway Signal & Communication Corp). Ông Dominique Pouliquen, chủ tịch chi nhánh Alstom – Chine cho AFP biết là Casco và tất cả các doanh nghiệp có đóng góp vào việc thiết kế, chế tạo hệ thống tín hiệu, tham gia vào cuộc điều tra. Cuộc điều tra phải tập trung vào việc xác định trong những hoàn cảnh nào hệ thống tín hiệu đã không hoạt động, tại sao hệ thống dự phòng lại hỏng, sai lầm của nhân viên tới mức nào? v.v.
Trên nhật báo Kinh tế (National Business Daily), kinh tế gia Mã Quang Viễn, thuộc Viện Khoa học Xã hội Trung Quốc đặt câu hỏi là loại quyền lực và quan hệ nào đứng đằng sau công ty này cho phép nó tiếp tục sản xuất ra các sản phẩm cho cả hệ thống tàu điện ngầm và mạng lưới đường cao tốc.
Trên internet, cư dân mạng cũng bày tỏ sự phẫn nộ về tình trạng kém an toàn của hệ thống đường sắt, tàu điện ngầm và sự thiếu minh bạch trong điều tra. Sau tai nạn ở Thượng Hải, một blogger viết: Một nhóm chuyên gia lại được thành lập. Ai sẽ tin họ? Phải chăng vẫn những sai sót cũ không được sửa chữa và được lặp lại hàng trăm lần làm người dân thiệt mạng?
http://www.viet.rfi.fr/chau-a/20110929-cong-luan-trung-quoc-nghi-ngo-ve-muc-do-an-toan-cua-he-thong-duong-sat
Trong cả hai vụ tai nạn, ở Thượng Hải hôm 27/09 và ở gần Ôn Châu, ngày 23/07, hệ thống tín hiệu đường sắt đã bị trục trặc, cho dù cả hai mạng lưới này đều hiện đại, sử dụng các thiết bị công nghệ hàng đầu.
Do vậy, xã luận của Hoàn cầu thời báo viết “Trung Quốc cần phải tỏ ra thận trọng hơn và tập trung vào việc chống các rủi ro. Các thảm họa ở Ôn Châu và Thượng Hải nhắc nhở chúng ta rằng Trung Quốc không thể tự cho phép có những thất bại, mặc dù điều này rất khó thực hiện”.
Tại Thượng Hải, chính quyền cho mở cuộc điều tra để tìm hiểu vì sao, trên tuyến số 10, đoàn tàu điện ngầm lại đâm sầm vào đoàn tàu ở phía trước.
Hôm qua, công ty khai thác mạng lưới tàu điện ngầm ở Thượng Hải ra thông cáo tiết lộ một số yếu tố sơ khởi giải thích nguyên nhân tai nạn: Đó là trục trặc về kỹ thuật và sai sót của nhân viên. Theo thông báo, do bị cắt điện, hệ thống tín hiệu không hoạt động, các đoàn tàu không được điều khiển một cách tự động nữa và “các nhân viên đã không áp dụng các quy định một cách chặt chẽ và đã dẫn đến vụ tai nạn”. Một tờ báo còn cho biết là trước khi xẩy ra tai nạn, các nhân viên đã lái tàu theo chỉ dẫn qua điện thoại.
Mạng lưới tàu điện ngầm Thượng Hải bước vào hoạt động từ năm 1995 và trở thành một trong những hệ thống giao thông công cộng phát triển nhanh nhất thế giới. Thành phố này có 11 đường tàu điện ngầm với tổng chiều dài tuyến đường lên tới 420 km và mỗi ngày chuyên chở khoảng 5 triệu lượt khách.
Việc mở rộng hệ thống tàu điện ngầm đã được đẩy mạnh để phục vụ cho Hội chợ Triển lãm Thượng Hải năm 2010. Trong thời gian 6 tháng của Hội chợ, mỗi ngày có tới 7 triệu lượt khách sử dụng tàu điện ngầm của thành phố.
Ngày 30/07 vừa qua, công ty khai thác mạng lưới tàu điện ngầm Thượng Hải đã phải xin lỗi hành khách do có sai sót trong việc phân tuyến đường cho một đoàn tàu, cũng trên tuyến số 10 và cũng vì hệ thống tín hiệu có sự cố.
Hệ thống tín hiệu của tuyến đường này được thiết kế bởi Casco, một công ty liên doanh giữa tập đoàn Pháp Alstom và doanh nghiệp Nhà nước Trung Quốc CRSC (China Railway Signal & Communication Corp). Ông Dominique Pouliquen, chủ tịch chi nhánh Alstom – Chine cho AFP biết là Casco và tất cả các doanh nghiệp có đóng góp vào việc thiết kế, chế tạo hệ thống tín hiệu, tham gia vào cuộc điều tra. Cuộc điều tra phải tập trung vào việc xác định trong những hoàn cảnh nào hệ thống tín hiệu đã không hoạt động, tại sao hệ thống dự phòng lại hỏng, sai lầm của nhân viên tới mức nào? v.v.
Trên nhật báo Kinh tế (National Business Daily), kinh tế gia Mã Quang Viễn, thuộc Viện Khoa học Xã hội Trung Quốc đặt câu hỏi là loại quyền lực và quan hệ nào đứng đằng sau công ty này cho phép nó tiếp tục sản xuất ra các sản phẩm cho cả hệ thống tàu điện ngầm và mạng lưới đường cao tốc.
Trên internet, cư dân mạng cũng bày tỏ sự phẫn nộ về tình trạng kém an toàn của hệ thống đường sắt, tàu điện ngầm và sự thiếu minh bạch trong điều tra. Sau tai nạn ở Thượng Hải, một blogger viết: Một nhóm chuyên gia lại được thành lập. Ai sẽ tin họ? Phải chăng vẫn những sai sót cũ không được sửa chữa và được lặp lại hàng trăm lần làm người dân thiệt mạng?
http://www.viet.rfi.fr/chau-a/20110929-cong-luan-trung-quoc-nghi-ngo-ve-muc-do-an-toan-cua-he-thong-duong-sat
Geen opmerkingen:
Een reactie posten