Hôm thứ Năm người đứng đầu cơ quan theo dõi hạt nhân của Liên Hiệp Quốc nói việc thế giới sử dụng năng lượng hạt nhân sẽ vẫn tiếp tục gia tăng, bất chấp sự chấn động cho toàn thể ngành công nghiệp này sau hai thiên tai động đất và sóng thần dồn dập gây ra tai nạn tại một nhà máy điện hạt nhân vào trước đây trong năm. Hiện đang diễn ra cuộc họp cấp cao về an ninh và an toàn của những nhà máy điện hạt nhân trên thế giới tại Vienna.
Hình: AP
Tổng giám đốc cơ quan Nguyên Tử Năng Quốc Tế IAEA, ông Yukio Amano nói trước hội nghị thượng đỉnh hạt nhân rằng trong vòng 6 tháng kể từ khi nhà máy điện hạt nhân Fukushima Daiichi của Nhật bị tê liệt, UAEA vẫn làm việc chặt chẽ với Nhật để chế ngự những tàn phá.
Ông nói: "Lượng định của cơ quan vào lúc này là những lò phản ứng của nhà máy đã bình ổn phần lớn, và dự kiến đóng cửa tất cả các lò phản ứng tại đó sẽ được xúc tiến như dự tính."
Lên tiếng qua một thông điệp qua video từ trụ sở IAEA ở Vienna, ông Amano cho hay niềm tin của công chúng khắp thế giới vào sự an toàn của năng lượng hạt nhân đã bị lung lay mạnh qua vụ rò rỉ phóng xạ sau khi trận động đất ngày 11 tháng Ba gây nên đợt sóng thần dữ dội. Chừng 80.000 người đã được di tản khỏi khu vực gần nhà máy điện bị hư hại của Nhật.
Nhưng ông tổng giám đốc IAEA cho biết tai nạn này không có nghĩa là người ta ngưng sử dụng năng lượng hạt nhân.
Ông nói: ”Trên thực tế, những dự kiến của IAEA cho thấy việc sử dụng năng lượng hạt nhân sẽ tiếp tục gia tăng đáng kể trong những thập niên sắp tới, mặc dù với một nhịp độ chậm hơn là những dự phóng trước đây của chúng tôi. Mức tăng trưởng sẽ phản ánh những yếu tố không thay đổi như nhu cầu năng lượng ngày càng tăng cũng như những lo ngại về biến đổi khí hậu, nguồn dầu hỏa và khí đốt ngày càng ít đi, và tính bất trắc của việc cung ứng nhiên liệu hóa thạch.”
Ông Amano cho hay Hội đồng quản trị IAEA đã chấp thuận một kế hoạch hành động về an toàn hạt nhân gồm các biện pháp của các quốc gia để duyệt xét lại tư thế sẵn sàng ứng phó của các nhà máy điện hạt nhân trong nước để chịu đựng nổi những thiên tai.
Các chuyên gia quốc tế sẽ họp để đánh giá mức độ an toàn của các lò phản ứng hạt nhân của một quốc gia, sự chuẩn bị đáp ứng với tình trạng khẩn cấp và khả năng ứng phó cùng sự hữu hiệu của hệ thống kiểm tra hạt nhân.
Thủ tướng Nhật Yoshihiko Noda nói tại hội nghị rằng rõ ràng là chính phủ Nhật đã đánh giá quá cao sự chuẩn bị ứng phó của họ đối với một cơn sóng thần. Ông nói qua một thông dịch viên:
"Hiển nhiên là việc cung cấp điện để sử dụng trong lúc khẩn cấp và các máy bơm lẽ ra không được đặt ở những vị trí có thể bị sóng thần nhận chìm. Chuẩn bị không đầy đủ cho một tai nạn nghiêm trọng sẽ đưa đến việc hủy hoại tâm của lò phản ứng hạt nhân."
Nhưng ông Noda cho biết theo những ước tính mới nhất thì lượng chất phóng xạ do nhà máy Fukushima Daiichi thải ra chỉ bằng 1/4.000.000 mức độ phóng xạ vào giai đoạn đầu của tai nạn.
Ngoại trưởng Hoa Kỳ Hillary Clinton cũng lên tiếng trước hội nghị thượng đỉnh hạt nhân. Bà nói chính quyền Obama công nhận năng lượng hạt nhân là sự đóng góp thiết yếu cho nhu cầu năng lượng thế giới, và rằng không thể không sử dụng đến năng lượng hạt nhân.
Bà nói: "Nhưng chọn sử dụng năng lượng hạt nhân cũng lại phải đối đầu với những rủi ro và nguy cơ và đặc biệt. Vì vậy chúng ta phải làm tất cả những gì có thể làm được để bảo đảm cho việc sử dụng được an toàn và có trách nhiệm. Chúng ta phải đề cao cảnh giác với những đe dọa từ bên ngoài và những yếu kém từ bên trong để ngăn chặn tai nạn xảy ra."
Chúng ta phải tiếp tục cải tiến luật lệ và củng cố việc thực thi những công ước hiện có để giữ cho chúng ta và những nước khác theo sát với những tiêu chuẩn cao nhất.”
Bà Clinton cho hay những kế hoạch đáp ứng toàn diện phải được ban hành để trong trường hợp một tai nạn xảy đến, những thiệt hại của nó sẽ được ngăn chặn càng nhiều càng tốt và càng sớm càng tốt.
http://www.voanews.com/vietnamese/news/un-nuclear-9-22-11-130374423.html
Ông nói: "Lượng định của cơ quan vào lúc này là những lò phản ứng của nhà máy đã bình ổn phần lớn, và dự kiến đóng cửa tất cả các lò phản ứng tại đó sẽ được xúc tiến như dự tính."
Lên tiếng qua một thông điệp qua video từ trụ sở IAEA ở Vienna, ông Amano cho hay niềm tin của công chúng khắp thế giới vào sự an toàn của năng lượng hạt nhân đã bị lung lay mạnh qua vụ rò rỉ phóng xạ sau khi trận động đất ngày 11 tháng Ba gây nên đợt sóng thần dữ dội. Chừng 80.000 người đã được di tản khỏi khu vực gần nhà máy điện bị hư hại của Nhật.
Nhưng ông tổng giám đốc IAEA cho biết tai nạn này không có nghĩa là người ta ngưng sử dụng năng lượng hạt nhân.
Ông nói: ”Trên thực tế, những dự kiến của IAEA cho thấy việc sử dụng năng lượng hạt nhân sẽ tiếp tục gia tăng đáng kể trong những thập niên sắp tới, mặc dù với một nhịp độ chậm hơn là những dự phóng trước đây của chúng tôi. Mức tăng trưởng sẽ phản ánh những yếu tố không thay đổi như nhu cầu năng lượng ngày càng tăng cũng như những lo ngại về biến đổi khí hậu, nguồn dầu hỏa và khí đốt ngày càng ít đi, và tính bất trắc của việc cung ứng nhiên liệu hóa thạch.”
Ông Amano cho hay Hội đồng quản trị IAEA đã chấp thuận một kế hoạch hành động về an toàn hạt nhân gồm các biện pháp của các quốc gia để duyệt xét lại tư thế sẵn sàng ứng phó của các nhà máy điện hạt nhân trong nước để chịu đựng nổi những thiên tai.
Các chuyên gia quốc tế sẽ họp để đánh giá mức độ an toàn của các lò phản ứng hạt nhân của một quốc gia, sự chuẩn bị đáp ứng với tình trạng khẩn cấp và khả năng ứng phó cùng sự hữu hiệu của hệ thống kiểm tra hạt nhân.
Thủ tướng Nhật Yoshihiko Noda nói tại hội nghị rằng rõ ràng là chính phủ Nhật đã đánh giá quá cao sự chuẩn bị ứng phó của họ đối với một cơn sóng thần. Ông nói qua một thông dịch viên:
"Hiển nhiên là việc cung cấp điện để sử dụng trong lúc khẩn cấp và các máy bơm lẽ ra không được đặt ở những vị trí có thể bị sóng thần nhận chìm. Chuẩn bị không đầy đủ cho một tai nạn nghiêm trọng sẽ đưa đến việc hủy hoại tâm của lò phản ứng hạt nhân."
Nhưng ông Noda cho biết theo những ước tính mới nhất thì lượng chất phóng xạ do nhà máy Fukushima Daiichi thải ra chỉ bằng 1/4.000.000 mức độ phóng xạ vào giai đoạn đầu của tai nạn.
Ngoại trưởng Hoa Kỳ Hillary Clinton cũng lên tiếng trước hội nghị thượng đỉnh hạt nhân. Bà nói chính quyền Obama công nhận năng lượng hạt nhân là sự đóng góp thiết yếu cho nhu cầu năng lượng thế giới, và rằng không thể không sử dụng đến năng lượng hạt nhân.
Bà nói: "Nhưng chọn sử dụng năng lượng hạt nhân cũng lại phải đối đầu với những rủi ro và nguy cơ và đặc biệt. Vì vậy chúng ta phải làm tất cả những gì có thể làm được để bảo đảm cho việc sử dụng được an toàn và có trách nhiệm. Chúng ta phải đề cao cảnh giác với những đe dọa từ bên ngoài và những yếu kém từ bên trong để ngăn chặn tai nạn xảy ra."
Chúng ta phải tiếp tục cải tiến luật lệ và củng cố việc thực thi những công ước hiện có để giữ cho chúng ta và những nước khác theo sát với những tiêu chuẩn cao nhất.”
Bà Clinton cho hay những kế hoạch đáp ứng toàn diện phải được ban hành để trong trường hợp một tai nạn xảy đến, những thiệt hại của nó sẽ được ngăn chặn càng nhiều càng tốt và càng sớm càng tốt.
http://www.voanews.com/vietnamese/news/un-nuclear-9-22-11-130374423.html
Geen opmerkingen:
Een reactie posten