Hình: ASSOCIATED PRESS
Việc hạ giá thúc đẩy tăng trưởng trong dịch vụ Internet cao tốc, đặc biệt là tại các nước đang phát triển. Tuần trước, Liên Hiệp Viễn Thông Quốc Tế công bố phúc trình về “Đo Lường Xã Hội Thông Tin năm 2011” của họ. Liên Hiệp Viễn Thông Quốc Tế, gọi tắt là ITU, thuộc Liên Hiệp Quốc, đã so sánh việc truy cập, sử dụng, và kỹ năng tại 152 quốc gia.
Phúc trình nói rằng Nam Triều Tiên có nền kinh tế phát triển nhất thế giới trong ngành công nghệ thông tin và truyền thông, gọi tắt là ICT. Thụy Điển, Iceland, Đan Mạch, và Phần Lan cũng nằm trong số 5 nước đứng đầu chỉ số phát triển ICT. Chỉ số này so sánh những năm 2008 và năm 2010.
Ả Rập Saudi, Marốc, Việt Nam, và Nga có một số cải thiện lớn nhất trong khoảng thời gian giữa những năm đó.
Bà Susan Teltscher là Trưởng Ban Thống Kê và Dữ Liệu ICT tại Liên Hiệp Viễn Thông Quốc Tế ở Thụy Sỹ. Bà nói rằng hầu hết sự tăng trưởng trong ngành công nghiệp này là từ một nguồn đem lại.
Bà nói: “Điện thoại di động băng rộng giờ đây đứng đầu cuộc đua tăng trưởng trong những chỉ số ICT - cao hơn nhiều những chỉ số chính khác mà chúng tôi xét tới, như đăng ký sử dụng điện thoại di động thông thường, sửa chữa điện thoại hay sửa chữa băng rộng. Điện thoại di động băng rộng là khu vực năng động nhất hiện nay. Và tin mừng là điện thoại di động băng rộng cũng bắt đầu tăng trưởng tại các nước đang phát triển.”
Việc đăng ký sử dụng điện thoại di động băng rộng đã đạt tới 872 triệu vào cuối năm ngoái. 300 triệu là ở các nước đang phát triển.
Bà Teltscher nói rằng tăng trưởng tại những nước này có thể giúp giảm bớt sự cách biệt trong việc sử dụng điện thoại kỹ thuật số giữa các nước đang phát triển với các nước giầu hơn.
Bà nói: “Nếu có thể đem Internet qua điện thoại di động, thì cũng có thể thật sự cải thiện được việc sử dụng Internet tại các quốc gia đang phát triển.”
Bà nói việc hạ giá đã thúc đẩy sự tăng trưởng:
”Đặc biệt là trong lãnh vực băng rộng, giá đã giảm hơn 50% trong khoảng thời gian từ năm 2008 tới năm 2010 - đây là phát hiện rất phấn khởi bởi vì việc giảm giá này chủ yếu diễn ra tại các nước đang phát triển.”
Phúc trình cho biết ngay cả đã hạ giảm như vậy, dân chúng tại nhiều quốc gia thâu nhập thấp vẫn còn phải trả quá nhiều cho việc nối Internnet cao tốc.
Tại Châu Phi chẳng hạn, năm ngoái, dịch vụ băng rộng cho một căn nhà hay một văn phòng tốn kém gần gấp ba lần thâu nhập trung bình hằng tháng. Đó là đã giảm xuống từ sáu lần rưỡi thâu nhập trung bình hằng tháng so với năm 2008.
Ngoài ra cũng còn những khác biệt lớn trong tốc độ và phẩm chất của băng rộng từ nước này sang nước khác.
Các mức độ phát triển công nghệ của quốc gia theo thông lệ có liên hệ chặt chẽ với những mức thâu nhập toàn quốc.
Nhưng bà Susan Teltscher thuộc Liên Hiệp Viễn Thông Quốc Tế nói rằng một chính sách mạnh về công nghệ đã đem lại được sự khác biệt tại Nam Triều Tiên.
Bà nói: ”Nếu coi mức thâu nhập của họ và điều gì mà họ đã đạt được trong lãnh vực phát triển ICT, thì thật ra cao hơn nhiều so với trông đợi nếu nói về thâu nhập quốc gia.”
Nam Triều Tiên là nước có nền kinh tế lớn hàng thứ Tư tại Châu Á.
Phúc trình nói rằng Nam Triều Tiên có nền kinh tế phát triển nhất thế giới trong ngành công nghệ thông tin và truyền thông, gọi tắt là ICT. Thụy Điển, Iceland, Đan Mạch, và Phần Lan cũng nằm trong số 5 nước đứng đầu chỉ số phát triển ICT. Chỉ số này so sánh những năm 2008 và năm 2010.
Ả Rập Saudi, Marốc, Việt Nam, và Nga có một số cải thiện lớn nhất trong khoảng thời gian giữa những năm đó.
Bà Susan Teltscher là Trưởng Ban Thống Kê và Dữ Liệu ICT tại Liên Hiệp Viễn Thông Quốc Tế ở Thụy Sỹ. Bà nói rằng hầu hết sự tăng trưởng trong ngành công nghiệp này là từ một nguồn đem lại.
Bà nói: “Điện thoại di động băng rộng giờ đây đứng đầu cuộc đua tăng trưởng trong những chỉ số ICT - cao hơn nhiều những chỉ số chính khác mà chúng tôi xét tới, như đăng ký sử dụng điện thoại di động thông thường, sửa chữa điện thoại hay sửa chữa băng rộng. Điện thoại di động băng rộng là khu vực năng động nhất hiện nay. Và tin mừng là điện thoại di động băng rộng cũng bắt đầu tăng trưởng tại các nước đang phát triển.”
Việc đăng ký sử dụng điện thoại di động băng rộng đã đạt tới 872 triệu vào cuối năm ngoái. 300 triệu là ở các nước đang phát triển.
Bà Teltscher nói rằng tăng trưởng tại những nước này có thể giúp giảm bớt sự cách biệt trong việc sử dụng điện thoại kỹ thuật số giữa các nước đang phát triển với các nước giầu hơn.
Bà nói: “Nếu có thể đem Internet qua điện thoại di động, thì cũng có thể thật sự cải thiện được việc sử dụng Internet tại các quốc gia đang phát triển.”
Bà nói việc hạ giá đã thúc đẩy sự tăng trưởng:
”Đặc biệt là trong lãnh vực băng rộng, giá đã giảm hơn 50% trong khoảng thời gian từ năm 2008 tới năm 2010 - đây là phát hiện rất phấn khởi bởi vì việc giảm giá này chủ yếu diễn ra tại các nước đang phát triển.”
Phúc trình cho biết ngay cả đã hạ giảm như vậy, dân chúng tại nhiều quốc gia thâu nhập thấp vẫn còn phải trả quá nhiều cho việc nối Internnet cao tốc.
Tại Châu Phi chẳng hạn, năm ngoái, dịch vụ băng rộng cho một căn nhà hay một văn phòng tốn kém gần gấp ba lần thâu nhập trung bình hằng tháng. Đó là đã giảm xuống từ sáu lần rưỡi thâu nhập trung bình hằng tháng so với năm 2008.
Ngoài ra cũng còn những khác biệt lớn trong tốc độ và phẩm chất của băng rộng từ nước này sang nước khác.
Các mức độ phát triển công nghệ của quốc gia theo thông lệ có liên hệ chặt chẽ với những mức thâu nhập toàn quốc.
Nhưng bà Susan Teltscher thuộc Liên Hiệp Viễn Thông Quốc Tế nói rằng một chính sách mạnh về công nghệ đã đem lại được sự khác biệt tại Nam Triều Tiên.
Bà nói: ”Nếu coi mức thâu nhập của họ và điều gì mà họ đã đạt được trong lãnh vực phát triển ICT, thì thật ra cao hơn nhiều so với trông đợi nếu nói về thâu nhập quốc gia.”
Nam Triều Tiên là nước có nền kinh tế lớn hàng thứ Tư tại Châu Á.
Geen opmerkingen:
Een reactie posten