Việt Nam: Nhiều dự án lớn của nhà nước chỉ là ‘phá hoại’
HÀ NỘI (NV) – Phúc trình của Ủy Ban Kinh Tế Quốc Hội CSVN thừa nhận và chỉ ra những dự án đầu tư rất lớn nhưng “làm ăn thua lỗ, phá sản, gây tổn thất nặng nề tài sản công.”
Tin báo Người Lao Động, phúc trình được ông Nguyễn Văn Giàu, chủ nhiệm Ủy Ban Kinh Tế trình bày tại phiên họp Ủy Ban Thường Vụ Quốc Hội ngày 11 tháng 7, sau khi nghe đại diện chính phủ báo cáo về “Tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội nửa đầu năm 2016.”
Theo đánh giá của Ủy Ban Kinh Te, “Ở Việt Nam, sự cố ô nhiễm môi trường nghiêm trọng tại vùng biển các tỉnh miền Trung, tình hình khí hậu diễn biến bất thường, rét đậm ở phía Bắc, hạn hán ở Tây Nguyên và Nam Trung Bộ, xâm nhập mặn ở khu vực đồng bằng sông Cửu Long đã ảnh hưởng tiêu cực đến sản xuất và đời sống người dân.”
Phúc trình của ông Giàu nêu rõ, một vấn đề dư luận hết sức quan tâm những tháng đầu năm 2016 là xuất hiện một số dự án, công trình quy mô lớn không thể đưa vào hoạt động, không tạo ra tăng trưởng, việc làm, nộp ngân sách nhà nước, thua lỗ nặng nề và nguy cơ phá sản, gây tổn thất lớn đến tài sản nhà nước.
Cụ thể như: Dự án nhà máy Đạm Ninh Bình, thuộc Tập Đoàn Hóa Chất đầu tư 12,000 tỷ đồng, nhưng qua 4 năm hoạt động, mỗi năm đã lỗ khoảng 2,000 tỷ đồng; Nhà máy sản xuất xơ sợi Đình Vũ, thuộc Tập Đoàn Dầu Khí Việt Nam đầu tư 7,000 tỷ đồng nhưng đã phải tạm ngừng hoạt động; Dự án nhà máy Nhiên liệu sinh học Bio-Ethanol Dung Quất “trọng điểm quốc gia” đầu tư hơn 2,200 tỷ đồng đã dừng hoạt động; Dự án mở rộng nhà máy gang thép Thái Nguyên Giai Đoạn 2 trên 8,000 tỷ đồng vẫn chưa hoạt động sau 10 năm triển khai. Hay nhà máy bột giấy Phương Nam, tỉnh Long An, thuộc Tổng Công Ty Xây Dựng Công Trình Giao Thông 6, đầu tư 10,000 tỷ đồng sau 10 năm phải bỏ hoang vì không thể sản xuất được do “công nghệ không phù hợp…”
Tin cho biết, ngoài ra, Ủy Ban Kinh Tế cũng lo ngại “vấn đề quản lý đầu tư, khai thác thu phí chưa minh bạch và mật độ trạm thu phí trên quốc lộ 1A quá dày đối với các dự án BOT gây bất bình cho doanh nghiệp và người dân.”
Chưa hết, “Các vi phạm an toàn vệ sinh thực phẩm như sử dụng thuốc kích thích trong chăn nuôi, trồng trọt, dùng phụ gia, hóa chất độc hại trong sản xuất, chế biến, bảo quản, kinh doanh lương thực, thực phẩm, đồ uống và kinh doanh dịch vụ còn khá phổ biến.” (Tr.N)
Tin báo Người Lao Động, phúc trình được ông Nguyễn Văn Giàu, chủ nhiệm Ủy Ban Kinh Tế trình bày tại phiên họp Ủy Ban Thường Vụ Quốc Hội ngày 11 tháng 7, sau khi nghe đại diện chính phủ báo cáo về “Tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội nửa đầu năm 2016.”
Theo đánh giá của Ủy Ban Kinh Te, “Ở Việt Nam, sự cố ô nhiễm môi trường nghiêm trọng tại vùng biển các tỉnh miền Trung, tình hình khí hậu diễn biến bất thường, rét đậm ở phía Bắc, hạn hán ở Tây Nguyên và Nam Trung Bộ, xâm nhập mặn ở khu vực đồng bằng sông Cửu Long đã ảnh hưởng tiêu cực đến sản xuất và đời sống người dân.”
Phúc trình của ông Giàu nêu rõ, một vấn đề dư luận hết sức quan tâm những tháng đầu năm 2016 là xuất hiện một số dự án, công trình quy mô lớn không thể đưa vào hoạt động, không tạo ra tăng trưởng, việc làm, nộp ngân sách nhà nước, thua lỗ nặng nề và nguy cơ phá sản, gây tổn thất lớn đến tài sản nhà nước.
Cụ thể như: Dự án nhà máy Đạm Ninh Bình, thuộc Tập Đoàn Hóa Chất đầu tư 12,000 tỷ đồng, nhưng qua 4 năm hoạt động, mỗi năm đã lỗ khoảng 2,000 tỷ đồng; Nhà máy sản xuất xơ sợi Đình Vũ, thuộc Tập Đoàn Dầu Khí Việt Nam đầu tư 7,000 tỷ đồng nhưng đã phải tạm ngừng hoạt động; Dự án nhà máy Nhiên liệu sinh học Bio-Ethanol Dung Quất “trọng điểm quốc gia” đầu tư hơn 2,200 tỷ đồng đã dừng hoạt động; Dự án mở rộng nhà máy gang thép Thái Nguyên Giai Đoạn 2 trên 8,000 tỷ đồng vẫn chưa hoạt động sau 10 năm triển khai. Hay nhà máy bột giấy Phương Nam, tỉnh Long An, thuộc Tổng Công Ty Xây Dựng Công Trình Giao Thông 6, đầu tư 10,000 tỷ đồng sau 10 năm phải bỏ hoang vì không thể sản xuất được do “công nghệ không phù hợp…”
Tin cho biết, ngoài ra, Ủy Ban Kinh Tế cũng lo ngại “vấn đề quản lý đầu tư, khai thác thu phí chưa minh bạch và mật độ trạm thu phí trên quốc lộ 1A quá dày đối với các dự án BOT gây bất bình cho doanh nghiệp và người dân.”
Chưa hết, “Các vi phạm an toàn vệ sinh thực phẩm như sử dụng thuốc kích thích trong chăn nuôi, trồng trọt, dùng phụ gia, hóa chất độc hại trong sản xuất, chế biến, bảo quản, kinh doanh lương thực, thực phẩm, đồ uống và kinh doanh dịch vụ còn khá phổ biến.” (Tr.N)
Geen opmerkingen:
Een reactie posten