Nhiều báo ‘xé rào’ vụ Formosa khiến chóp bu CSVN tức giận
HÀ NỘI (NV) – Tuy nằm trong guồng máy tuyên truyền và bị kiềm chế trong khuôn khổ chặt chẽ của đảng cộng sản nhưng một số tờ báo tại Việt Nam vẫn “xé rào” nhằm cung cấp cho độc giả những thông tin vốn làm cho các lãnh đạo chóp bu tức giận.
Vừa có một cuộc họp “giao ban” của các lãnh đạo của Ban Tuyên Giáo Trung Ương và Bộ Thông Tin Truyền Thông CSVN để hạch tội các tờ báo đã dám xé rào, đăng tải các bản tin, ý kiến “trái chiều” trong vụ công ty gang thép Formosa xả hóa chất độc hại giết biển miền Trung. Các tờ báo này bị hăm dọa trừng phạt, có thể từ tổng biên tập mất chức đến đóng cửa báo.
Trong cuộc họp diễn ra ngày 5 tháng 7, 2016 ở Hà Nội, Ban Tuyên Giáo Trung Ương và Bộ Thông Tin-Truyền Thông (thường gọi tắt là Bộ 4T) ra các chỉ thị cho báo chí, truyền thanh, truyền hình, người ta thấy có 7 tờ báo bị kết tội là cung cấp thông tin “sai định hướng” mà nếu cứ tiếp tục “sẽ bị cộng tội” trong báo cáo để trừng phạt.
Ba tờ Tuổi Trẻ, Giao Thông và Giáo Dục Việt Nam bị phê bình về việc thông tin bình luận Formosa bồi thường $500 triệu là “quá ít” và có ý chê trách nhà cầm quyền khi đặt câu hỏi bồi thường rồi “là hết trách nhiệm?”
Tờ Lao Động ngày 30 tháng 6, 2016 thuật lời một số luật sư kêu gọi nhà nước khởi tố Formosa.
Tờ Một Thế Giới cho chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan đòi hỏi “Cần nêu đích danh ai cho phép Formosa hoạt động” ám chỉ kêu gọi lôi những người như cựu Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng, cựu bí thư tỉnh ủy Hà Tĩnh là Võ Kim Cự ra để hạch tội. Hai tờ Dân Trí và VnExpress cho Tiến Sĩ Lưu Bích Hồ và Giáo Sư Chu Hảo đưa ý kiến “trái chiều” về cách đối phó của nhà nước trong vụ Formosa.
Dịp này, bên cạnh những lời đe nẹt các báo nói trên xé rào, tờ Pháp Luật TPHCM bị kết tội là đã “phân tích, mổ xẻ sâu sai sót Bộ Luật Hình Sự 2015” mà ông bộ trưởng Bộ 4T kêu rằng ông đang ngồi họp trung ương đảng mà được lệnh tới để “nói trực tiếp” những sự khó chịu của “ở trên” đối với các báo đảng ăn cơm của đảng mà viết lách giống “lề trái.”
Trong cuộc họp ông 4T, Trương Minh Tuấn kết tội các báo “không thực hiện nghiêm” các chỉ đạo thông tin vụ Formosa xả thải độc hại ra biển làm cá chết trắng dọc 4 tỉnh miền Trung gồm các tờ VnExpress, Người Lao Động, Dân Trí, Giáo Dục Việt Nam, Zing, Thanh Niên, Tuổi Trẻ.
Ông Tuấn dọa sẽ xem xét “dừng” báo Zing vì “Zing là rất linh tinh” bởi vì báo này đã bị “nhắc rất nhiều sai phạm.” Ông đả kích các báo “chỉ khai thác, xoáy sâu vào mỗi việc” bồi thường 500 triệu đô la quá ít mà “Các anh cố tình làm việc đó.”
Bộ trưởng 4T đòi hệ thống báo đài của chế độ “không đưa các bài viết có tính truy bức, kích động dư luận là phải khởi tố hay không khởi tố (Formosa). Rồi bao giờ biển mới sạch. Bây giờ đã có quan trắc, các báo có thể lấy số liệu từ các Sở TNMT.” Và cũng “đừng đặt vấn đề là bao giờ mới ăn được cá. Hôm qua có báo đã đưa vấn đề này. Tôi đã từng nhấn mạnh ngay từ đầu khi trả lời phỏng vấn là chúng ta khuyến cáo người dân không ăn hải sản trong vùng bị nhiễm độc và hải sản chết.”
Hai tháng sau thảm họa, ngày 30 tháng 6, 2016, nhà cầm quyền Việt Nam mới họp báo công bố nguyên nhân cá biển chết dạt vào bờ từ Hà Tĩnh đến Thừa Thiên Huế là do nhà máy gang thép Formosa (đầu tư trực tiếp của tập đoàn Formosa ở Đài Loan) ở cảng Vũng Áng, Hà Tĩnh, xả hàng trăm tấn hóa chất trực tiếp ra biển. Trong đó có những chất kịch độc như cyanure, phenol kết hợp với Hydroxit Sắt, tạo thành một hỗn hợp có tỷ trọng lớn hơn nước biển, theo dòng hải lưu di chuyển theo hướng Bắc-Nam từ Hà Tĩnh đến Thừa Thiên-Huế.
Hàng triệu con cá và các loại thủy sản khác người ta nhìn thấy dạt vào bờ chỉ là phần nhỏ của sự thiệt hại trong khi sự thiệt hại ở tầng đáy còn lớn gấp nhiều lần và sự di hại được ước tính kéo dài nhiều thập kỷ chưa chắc đã phục hồi được nếu không có một kế hoạch quy mô khoa học và vô cùng tốn kém.
Hàng ngàn người dân ở Hà Nội, Sài Gòn cũng như các tỉnh có cá chết đã biểu tình rất nhiều lần đòi hỏi nhà cầm quyền phải điều tra và công khai minh bạch nguyên nhân đầu độc làm cá và các loại thủy sản, sinh vật biển chết, cũng như các kế hoạch khôi phục biển. Sự chậm trễ, mập mờ và những thông tin nhỏ giọt được đưa ra làm cho quần chúng phẫn nộ và mất tin tưởng vào lời tuyên truyền của nhà cầm quyền.
Hiện người ta không biết Formosa có bị buộc phải thực hiện một hệ thống xả thải theo tiêu chuẩn tốt nhất trước khi xả chất thải ra không khí và ra biển hay chỉ bị buộc “theo chuẩn Việt Nam” tức chỉ đòi hỏi một nửa tiêu chuẩn quốc tế về xả chất thải nhà máy gang thép để tiếp tục tàn phá môi trường.
Theo tin tức những ngày qua, công ty gang thép Formosa sẽ chỉ tạm dời ngày bắt đầu sản xuất chứ không đóng cửa. Một số chuyên viên phân tích cho rằng, nếu vậy, cả đất nước và con người Việt Nam sẽ chết dần chết mòn vì chất độc của Formosa và các nhà máy xả thải từ Bắc chí Nam “theo chuẩn Việt Nam” mà đảng và nhà nước CSVN đưa ra. (TN)
http://www.nguoi-viet.com/viet-nam/nhieu-bao-xe-rao-vu-formosa-khien-chop-bu-csvn-tuc-gian/
Vừa có một cuộc họp “giao ban” của các lãnh đạo của Ban Tuyên Giáo Trung Ương và Bộ Thông Tin Truyền Thông CSVN để hạch tội các tờ báo đã dám xé rào, đăng tải các bản tin, ý kiến “trái chiều” trong vụ công ty gang thép Formosa xả hóa chất độc hại giết biển miền Trung. Các tờ báo này bị hăm dọa trừng phạt, có thể từ tổng biên tập mất chức đến đóng cửa báo.
Trong cuộc họp diễn ra ngày 5 tháng 7, 2016 ở Hà Nội, Ban Tuyên Giáo Trung Ương và Bộ Thông Tin-Truyền Thông (thường gọi tắt là Bộ 4T) ra các chỉ thị cho báo chí, truyền thanh, truyền hình, người ta thấy có 7 tờ báo bị kết tội là cung cấp thông tin “sai định hướng” mà nếu cứ tiếp tục “sẽ bị cộng tội” trong báo cáo để trừng phạt.
Ba tờ Tuổi Trẻ, Giao Thông và Giáo Dục Việt Nam bị phê bình về việc thông tin bình luận Formosa bồi thường $500 triệu là “quá ít” và có ý chê trách nhà cầm quyền khi đặt câu hỏi bồi thường rồi “là hết trách nhiệm?”
Tờ Lao Động ngày 30 tháng 6, 2016 thuật lời một số luật sư kêu gọi nhà nước khởi tố Formosa.
Tờ Một Thế Giới cho chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan đòi hỏi “Cần nêu đích danh ai cho phép Formosa hoạt động” ám chỉ kêu gọi lôi những người như cựu Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng, cựu bí thư tỉnh ủy Hà Tĩnh là Võ Kim Cự ra để hạch tội. Hai tờ Dân Trí và VnExpress cho Tiến Sĩ Lưu Bích Hồ và Giáo Sư Chu Hảo đưa ý kiến “trái chiều” về cách đối phó của nhà nước trong vụ Formosa.
Dịp này, bên cạnh những lời đe nẹt các báo nói trên xé rào, tờ Pháp Luật TPHCM bị kết tội là đã “phân tích, mổ xẻ sâu sai sót Bộ Luật Hình Sự 2015” mà ông bộ trưởng Bộ 4T kêu rằng ông đang ngồi họp trung ương đảng mà được lệnh tới để “nói trực tiếp” những sự khó chịu của “ở trên” đối với các báo đảng ăn cơm của đảng mà viết lách giống “lề trái.”
Trong cuộc họp ông 4T, Trương Minh Tuấn kết tội các báo “không thực hiện nghiêm” các chỉ đạo thông tin vụ Formosa xả thải độc hại ra biển làm cá chết trắng dọc 4 tỉnh miền Trung gồm các tờ VnExpress, Người Lao Động, Dân Trí, Giáo Dục Việt Nam, Zing, Thanh Niên, Tuổi Trẻ.
Ông Tuấn dọa sẽ xem xét “dừng” báo Zing vì “Zing là rất linh tinh” bởi vì báo này đã bị “nhắc rất nhiều sai phạm.” Ông đả kích các báo “chỉ khai thác, xoáy sâu vào mỗi việc” bồi thường 500 triệu đô la quá ít mà “Các anh cố tình làm việc đó.”
Bộ trưởng 4T đòi hệ thống báo đài của chế độ “không đưa các bài viết có tính truy bức, kích động dư luận là phải khởi tố hay không khởi tố (Formosa). Rồi bao giờ biển mới sạch. Bây giờ đã có quan trắc, các báo có thể lấy số liệu từ các Sở TNMT.” Và cũng “đừng đặt vấn đề là bao giờ mới ăn được cá. Hôm qua có báo đã đưa vấn đề này. Tôi đã từng nhấn mạnh ngay từ đầu khi trả lời phỏng vấn là chúng ta khuyến cáo người dân không ăn hải sản trong vùng bị nhiễm độc và hải sản chết.”
Hai tháng sau thảm họa, ngày 30 tháng 6, 2016, nhà cầm quyền Việt Nam mới họp báo công bố nguyên nhân cá biển chết dạt vào bờ từ Hà Tĩnh đến Thừa Thiên Huế là do nhà máy gang thép Formosa (đầu tư trực tiếp của tập đoàn Formosa ở Đài Loan) ở cảng Vũng Áng, Hà Tĩnh, xả hàng trăm tấn hóa chất trực tiếp ra biển. Trong đó có những chất kịch độc như cyanure, phenol kết hợp với Hydroxit Sắt, tạo thành một hỗn hợp có tỷ trọng lớn hơn nước biển, theo dòng hải lưu di chuyển theo hướng Bắc-Nam từ Hà Tĩnh đến Thừa Thiên-Huế.
Hàng triệu con cá và các loại thủy sản khác người ta nhìn thấy dạt vào bờ chỉ là phần nhỏ của sự thiệt hại trong khi sự thiệt hại ở tầng đáy còn lớn gấp nhiều lần và sự di hại được ước tính kéo dài nhiều thập kỷ chưa chắc đã phục hồi được nếu không có một kế hoạch quy mô khoa học và vô cùng tốn kém.
Hàng ngàn người dân ở Hà Nội, Sài Gòn cũng như các tỉnh có cá chết đã biểu tình rất nhiều lần đòi hỏi nhà cầm quyền phải điều tra và công khai minh bạch nguyên nhân đầu độc làm cá và các loại thủy sản, sinh vật biển chết, cũng như các kế hoạch khôi phục biển. Sự chậm trễ, mập mờ và những thông tin nhỏ giọt được đưa ra làm cho quần chúng phẫn nộ và mất tin tưởng vào lời tuyên truyền của nhà cầm quyền.
Hiện người ta không biết Formosa có bị buộc phải thực hiện một hệ thống xả thải theo tiêu chuẩn tốt nhất trước khi xả chất thải ra không khí và ra biển hay chỉ bị buộc “theo chuẩn Việt Nam” tức chỉ đòi hỏi một nửa tiêu chuẩn quốc tế về xả chất thải nhà máy gang thép để tiếp tục tàn phá môi trường.
Theo tin tức những ngày qua, công ty gang thép Formosa sẽ chỉ tạm dời ngày bắt đầu sản xuất chứ không đóng cửa. Một số chuyên viên phân tích cho rằng, nếu vậy, cả đất nước và con người Việt Nam sẽ chết dần chết mòn vì chất độc của Formosa và các nhà máy xả thải từ Bắc chí Nam “theo chuẩn Việt Nam” mà đảng và nhà nước CSVN đưa ra. (TN)
http://www.nguoi-viet.com/viet-nam/nhieu-bao-xe-rao-vu-formosa-khien-chop-bu-csvn-tuc-gian/
Geen opmerkingen:
Een reactie posten