zaterdag 16 juli 2016

Việt Nam mua 3 tổ hợp tên lửa phòng không SPYDER-SR tầm gần cực hiện đại của Israel + tên lửa phòng không Tor-M2KM tối tân của Nga + tên lửa diệt hạm siêu thanh BrahMos của Ấn Độ

NÓNG: Việt Nam mua 3 tổ hợp tên lửa phòng không SPYDER-SR

Bình Nguyên |
NÓNG: Việt Nam mua 3 tổ hợp tên lửa phòng không SPYDER-SR
NÓNG: Việt Nam mua 3 tổ hợp tên lửa phòng không SPYDER-SR

Viện Nghiên cứu Hòa bình Stockholm (SIPRI) vừa cập nhật thông tin chính thức về việc Việt Nam đã đặt mua 3 tổ hợp tên lửa phòng không SPYDER-SR cùng một lượng lớn đạn tên lửa.

SIPRI chính thức xác nhận Việt Nam đặt mua 3 tổ hợp SPYDER-SR
Theo thống kê mới nhất trong Cơ sở dữ liệu chuyển giao vũ khí của Viện Nghiên cứu Hòa bình Stockholm (SIPRI), Việt Nam đã chính thức đặt mua 3 tổ hợp tên lửa phòng không SPYDER-SR tầm gần cực hiện đại của Israel.
Đi kèm theo đó là 250 đạn các loại, gồm 125 quả tên lửa Derby và 125 quả tên lửa Python. Như vậy, mỗi tổ hợp sẽ "được chia" chừng hơn 80 quả tên lửa, rất khớp với lượng đạn phân bổ (cả sẵn sàng phóng và dữ trữ) cho mỗi tổ hợp SPYDER-SR theo thiết kế của Nhà sản xuất.
Chuẩn bị tiếp nhận từ sớm
Được biết công tác chuẩn bị tiếp nhận của Quân chủng Phòng không - Không quân đã diễn ra một cách bài bản từ rất sớm. Ngay từ tháng 4/2015, tại Học viện PK-KQ đã diễn ra khóa Bồi dưỡng Tiếng Anh và kiến thức cơ sở ngành cho đối tượng chuyển loại khí tài tên lửa SPYDER.
Đúng ngày 30/12/2015, Lễ tốt nghiệp khóa học này đã được bế mạc với 80 học viên, được lựa chọn từ những sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp đang công tác tại các đơn vị tên lửa trong Quân chủng.
NÓNG: Việt Nam mua 3 tổ hợp tên lửa phòng không SPYDER-SR - Ảnh 1.
Tổ hợp tên lửa phòng không Spyder-SR.
Trước đó, giữa tháng 10/2015, trong bài viết "Xây dựng lực lượng phòng không - không quân hiện đại, bảo vệ vững chắc bầu trời", Trung tướng Lê Huy Vịnh, Tư lệnh Quân chủng PK-KQ đã chính thức xác nhận về việc Việt Nam đặt mua hệ thống tên lửa phòng không SPYDER tiên tiến.
Theo báo QĐND, các đơn vị dự kiến sẽ được trang bị các tổ hợp tên lửa này như Trung đoàn 236, 257 - Sư đoàn 361; Trung đoàn 263 - Sư đoàn 367 và Trung đoàn 275 - Sư đoàn 375 và một số đơn vị khác, phân bố đều ở các miền Bắc - Trung - Nam.
Với chỉ 3 tổ hợp đầu tiên, chắc chắn chỉ là hợp đồng mua sắm giai đoạn 1 mang tính thử nghiệm, sau đó có thể Quân chủng PK-KQ sẽ được trang bị nhiều tổ hợp tên lửa SPYDER hơn. Bởi lẽ, để biên chế đủ cho 4 trung đoàn kể trên cần phải có không dưới 10 tổ hợp vì ít nhất mỗi đơn vị cũng phải có từ 2 tiểu đoàn hỏa lực trở lên.
Thông thường, các khóa học chuyển loại tên lửa thế hệ mới thường mất từ 3-6 tháng nhưng với loại tên lửa có xuất xứ từ Israel theo hệ tiếng Anh có thể mất nhiều thời gian hơn một chút. Tuy nhiên, tin chắc rằng với nỗ lực cao nhất của cán bộ chiến sĩ tại các đơn vị, có thể khẳng định mọi kiến thức mới đều được họ tiếp thu nhanh nhất.
Như vậy, đến nay, về cơ bản công tác chuẩn bị cả về nhân lực, trận địa, cơ sở vật chất từ cấp Quân chủng PK-KQ tới các sư đoàn, trung đoàn và các phân đội đều đã hoàn tất, sẵn sàng cho việc tiếp nhận các tổ hợp tên lửa phòng không SPYDER hiện đại đầu tiên.
NÓNG: Việt Nam mua 3 tổ hợp tên lửa phòng không SPYDER-SR - Ảnh 2.
Vùng hỏa lực của SPYDER đan kín bầu trời.
Với sự hướng dẫn của chuyên gia nước ngoài tại Việt Nam sau quá trình tiếp nhận vũ khí mới sẽ tiếp tục nâng cao hơn trình độ của kíp trắc thủ cũng như của các bộ phận đảm bảo kỹ thuật, làm sao để đưa loại tên lửa hiện đại này vào sẵn sàng chiến đấu nhanh nhất, bảo vệ vùng trời Tổ quốc.
Chắc chắn với định hướng tiến thẳng lên hiện đại, trong thời gian tới Quân chủng PK-KQ sẽ còn được trang bị những vũ khí, trang bị hiện đại hơn nữa đảm bảo "Tổ quốc không bị bất ngờ bởi những tình huống trên không".
TÊN LỬA SPYDER - HỎA LỰC GIĂNG KÍN BẦU TRỜI
Thứ nhất, đáp ứng tiêu chỉ "tiến thẳng lên hiện đại". Nhờ khả năng phương thức tác chiến mạng trung tâm, tác chiến trong mọi điều kiện thời tiết, có khả năng cơ động tự hành cao, chuyển cấp chiến đấu nhanh và ngắm bắn được nhiều mục tiêu cùng lúc.
THTLPK SPYDER ứng dụng công nghệ truyền dữ liệu vô tuyến tự động qua băng sóng VHF/UHF, được mã hoá và kháng nhiễu giữa các xe trong tổ hợp và giữa tổ hợp với các bộ phận khác nhau của hệ thống phòng không hợp nhất từ khoảng cách 100 km.
Đây là yếu tố quan trọng trong việc đảm bảo mạng lưới thông tin chỉ huy kịp thời, chính xác, bí mật và an toàn của tổ hợp trong tác chiến phòng không hiện đại.
Thứ hai, đáp ứng tiêu chí cơ động lực lượng và chuyển hóa thế trận. SPYDER đáp ứng được tiêu chí cơ động lực lượng chuyển hoá thế trận phòng không để đảm bảo có một thế trận phòng không liên hoàn, hiểm hóc, có chiều sâu và vững chắc.
Thứ ba, đáp ứng tiêu chí chống chế áp điện tử. SPYDER có các tính năng chống chế áp điện tử để đối phó hiệu quả và triệt tiêu ưu thế của địch trong tất cả các khâu của tác chiến phòng không từ trinh sát, phát hiện mục tiêu, đảm bảo thông tin chỉ huy và chỉ huy xạ kích.
Hệ thống radar trinh sát và chỉ thị mục tiêu của SPYDER là loại rất khó bị phát hiện và chế áp bởi khí tài trinh sát và chế áp điện tử của đối phương.
Bên cạnh đó, khí tài trinh sát quang điện tử TOPLITE trang bị cho từng xe bệ phóng để làm kênh trinh sát dự phòng trong trường hợp hệ thống trinh sát radar bị gây nhiễu hoặc phá huỷ.
Hệ thống thông tin chỉ huy cũng được thiết kế để đảm bảo vận hành thông suốt trong môi trường bị chế áp điện tử.
Các đạn tên lửa của THTLPK SPYDER cũng được thiết kế để có thể miễn nhiễm với gây nhiễu điện tử, với các đạn có đầu tự dẫn ảnh nhiệt hồng ngoại 2 băng sóng và đạn có đầu tự dẫn ra đa chủ động.
theo Thế giới trẻ

http://soha.vn/nong-viet-nam-mua-3-to-hop-ten-lua-phong-khong-spyder-sr-20160716113557142.htm

Phiên bản tên lửa phòng không Tor-M2KM tối tân trên xe Kamaz

Bình Nguyên |
Phiên bản tên lửa phòng không Tor-M2KM tối tân trên xe Kamaz
Phiên bản tên lửa phòng không Tor-M2KM tối tân trên xe Kamaz

Tại Triển lãm quân sự KADEX 2016 ở Kazakhstan giữa tháng 6 vừa qua, Tập đoàn Almaz-Antey Nga trưng bày hệ thống phòng không Tor-M2KM dùng khung gầm xe tải việt dã Kamaz 8x8.

Diệt mọi mục tiêu trong vùng hỏa lực
Tổ hợp tên lửa phòng không Tor-M2KM mới nhất của Nga do Tập đoàn Almaz- Antey phát triển và kế thừa toàn bộ những ưu điểm của các phiên bản nền tảng Tor-M1, Tor-M2E trước đó - vốn đang bán rất chạy trên thị trường quốc tế.
Hiện đã có ít nhất 12 quốc gia đặt mua hoặc đang sử dụng các phiên bản tên lửa phòng không tầm gần tiên tiến nhất thế giới này.
Tor-M2KM chính thức được giới thiệu tới công chúng tại Triển lãm MAKS-2013 ở Moscow (Nga) và được đặt trên khung gầm xe tải việt dã TATA do Ấn Độ chế tạo. Ngay khi xuất hiện, tổ hợp tên lửa phòng không mới này đã thu hút được sự quan tâm đặc biệt của giới chuyên môn và đích ngắm chính là Bộ Quốc phòng Ấn Độ.
Phiên bản tên lửa phòng không Tor-M2KM tối tân trên xe Kamaz - Ảnh 1.
Tor-M2KM chính thức được giới thiệu tới công chúng tại Triển lãm MAKS-2013 ở Moscow. Ảnh: Vitaly Kuzmin.
So với phiên bản gần nhất là Tor-M2E, Tor-M2KM vượt trội hơn hẳn nhờ có vùng hỏa lực diệt mục tiêu lớn hơn đối phó hữu hiệu với các loại nhiễu tiêu cực và tích cực, cũng như khả năng tác chiến độc lập trong mọi điều kiện thời tiết.
Nhờ có thiết kế dạng module nên Tor-M2KM dễ dàng lắp lên nhiều loại khung gầm khác nhau tùy theo yêu cầu của khách hàng.
Tổ hợp này chuyên dùng cho nhiệm vụ bảo vệ các lực lượng chiến đấu và mục tiêu mặt đất trước các cuộc tiến công đường không bằng các loại vũ khí có điều khiển chính xác cùng các phương tiên mang phóng chúng như máy bay chiến đấu, trực thăng vũ trang, tên lửa hành trình và phương tiện bay không người lái của đối phương.
Chế tạo phiên bản đặc biệt cho Việt Nam?
Phiên bản tên lửa phòng không Tor-M2KM tối tân trên xe Kamaz - Ảnh 2.
Khoang điều khiển chiến đấu của tổ hợp tên lửa Tor-M2KM.
Một bất ngờ thú vị là trong lần tái xuất mới đây của Tor-M2KM ở Triển lãm Quốc phòng KADEX 2016 tại Kazakhstan, tổ hợp tên lửa phòng không hiện đại này lại sử dụng khung gầm xe tải việt dã 4 cầu chủ động Kamaz-63501.
Mặc dù Tor-M2KM có thể đặt lên nhiều loại khung gầm khác nhau từ xe thiết giáp bánh xích - bánh hơi tới xe tải việt dã TATA, nhưng đây là lần đầu tiên nó được gắn lên xe Kamaz. Chắc chắn Almaz- Antey chế tạo phiên bản mới này dành cho một khách hàng cụ thể nào đó.
Hiện nay chưa có thông tin cụ thể về quốc gia nào sẽ hoặc đang quan tâm tới việc đặt mua phiên bản Tor-M2KM hoàn toàn mới này. Phải chăng đó là Việt Nam?
Cách đây vài năm, truyền thông Nga đã đưa tin Việt Nam bày tỏ sự quan tâm đặc biệt tới các tổ hợp tên lửa phòng không thế hệ mới của Nga như Tor-M2E và Buk-M2E để thay thể các loại tên lửa cũ sắp hết niên hạn sử dụng. Tuy nhiên, sau đó các thông tin "nhạt dần" và hầu như không mấy ai nhắc đến nữa.
Sự kiện Tor-M2KM xuất hiện trọng bộ cánh mới trên xe KAMAZ lại khiến không ít bạn đọc quan tâm cho rằng có thể đích ngắm lần này chính là Việt Nam và để thuyết phục khách hàng tương đối "khó tính", phía Nga đã quyết định chế tạo một nguyên mẫu đầy đủ để thử nghiệm và chào hàng.
Trong bối cảnh khung gầm xe tải quân sự việt dã KAMAZ đang ngày càng được Quân đội Việt Nam ưa chuộng dùng cho các tổ hợp pháo phòng không, radar cảnh giới nhìn vòng và radar bắt thấp chế tạo trong nước thì phiên bản Tor-M2KM kể trên cũng rất có thể đã được "Việt Nam" đưa vào tầm ngắm.
Phiên bản tên lửa phòng không Tor-M2KM tối tân trên xe Kamaz - Ảnh 3.
Tor-M2KM xuất hiện trọng bộ cánh mới trên xe KAMAZ 8x8.
Tuy vậy, nếu Việt Nam quyết định đặt mua Tor-M2KM sẽ là bất ngờ lớn vì trước đó, Quân chủng PK-KQ đã chuẩn bị tiếp nhận các tổ hợp tên lửa phòng không SPYDER của Israel, trong đó có thể bao gồm cả phiên bản SPYDER-SR tầm ngắn rất hiện đại.
Việc trang bị cả 2 loại tên lửa tầm ngắn có xuất xứ khác nhau mặc dù sẽ gia tăng đáng kể uy lực phòng thủ và chúng có thể bổ trợ lẫn nhau, nhưng việc đảm bảo kỹ thuật sẽ trở nên tốn kém và khó khăn hơn rất nhiều.
Chắc chắn các nhà hoạch định quân sự Việt Nam đã tính rất kỹ mọi yếu tố cả về cách đánh, nghệ thuật quân sự, điều kiện kinh tế, trình độ làm chủ vũ khí trang bị của Bộ đội Tên lửa phòng không.
Do vậy, quả thực nếu Tor-M2KM có mặt trong biên chế các đơn vị phòng không cơ động của Việt Nam sẽ là một bất ngờ thú vị bởi nó sở hữu quá nhiều ưu điểm vượt trội như:
Thứ nhất, các xe chiến đấu được trang bị khí tài trinh sát và điều khiển tên lửa bằng radar, quang học cùng máy tính phần tử, thùng phóng kèm đạn tên lửa sẵn sàng phóng, hệ thống phát nguồn cơ hữu, cho phép xe hoạt động chiến đấu độc lập với khả năng phóng đạn khi dừng ngắn trong hành tiến.
Thứ hai, việc đồng bộ hoá cao độ giữa máy tính phần tử kỹ thuật số với hệ thống ống phóng đạn thẳng đứng kèm đạn tên lửa có tính năng hướng về mục tiêu nhờ lái hướng bằng liều phụ sau khi rời thùng phóng cho phép hệ thống giảm tới mức thấp nhất thời gian chuẩn bị xạ kích.
Đặc biệt, tổ hợp tên lửa này có khả năng tiêu diệt các loại tên lửa hành trình, tên lửa chống radar bay bám địa hình siêu thấp ở độ cao chỉ 5m. Phiên bản mới này có khả năng bắt bám và thực hành xạ kích tiêu diệt cùng lúc 4 mục tiêu, gấp đôi so với Tor-M1.
Gần như không một loại mục tiêu nào có thể vượt qua được vùng hỏa lực mà nó giăng sẵn.
Phiên bản tên lửa phòng không Tor-M2KM tối tân trên xe Kamaz - Ảnh 4.
Xe cẩu nạp đạn cho tổ hợp tên lửa Tỏ-M2KM sử dụng khung gầm xe tải TATA của Ấn Độ.
Thứ ba, tổ hợp Tor-M2KM còn được trang bị đồng bộ các khí tài bảo đảm và phục vụ chiến đấu, bao gồm cả khí tài chiến đấu mô phỏng để huấn luyện kíp trắc thủ. Tất nhiên, các xe đều được trang bị dụng cụ phục vụ sinh hoạt, thiết bị dẫn đường và nhật ký công tác.
theo Thế giới trẻ

http://soha.vn/phien-ban-ten-lua-phong-khong-tor-m2km-toi-tan-tren-xe-kamaz-2016071315104797.htm

Máy bay, tàu chiến, tên lửa Ấn Độ: Luôn sẵn khi Việt Nam cần!

Bình Nguyên |
Máy bay, tàu chiến, tên lửa Ấn Độ: Luôn sẵn khi Việt Nam cần!
Máy bay, tàu chiến, tên lửa Ấn Độ: Luôn sẵn khi Việt Nam cần!
Tiêm kích Su-30MKI Ấn Độ chuẩn bị phóng thử tên lửa diệt hạm siêu thanh BrahMos.

Với quan hệ ngày càng tốt đẹp, chúng ta có thể tin tưởng rằng trong tương lai không xa, máy bay, tàu chiến, tên lửa Ấn Độ sẽ có vị trí xứng đáng trong biên chế của QĐNDVN.

Những người bạn lớn - Đối tác chiến lược
Chủ tịch Hồ Chính Minh đã đi qua 27 quốc gia của cả 5 châu lục, đã kết bạn với nhiều người con ưu tú của các dân tộc, đã làm quen với hàng trăm danh nhân của nhân loại, trong đó có Motilal Nehru, nhà cách mạng nổi tiếng, người cha của Jawaharlal Nehru – vị Thủ tướng đầu tiên của nước Cộng hòa Ấn Độ.
Năm 1958, trong chuyến đi thăm chính thức nước Cộng hòa Ấn Độ, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã mang từ Việt Nam sang một vòng hoa và một cây đào để đặt và trồng trên mộ của nhà cách mạng Ấn Độ Motilal Nehru. Khi Chủ tịch Hồ Chí Minh thông báo điều này với Thủ tướng Jawaharlal Nehru, ông đã thật sự xúc động.
Ông nói: "Hồ Chí Minh gặp cha tôi từ năm 1927 tại Brusel, mà Người vẫn nhớ tới cha tôi. Điều này chứng tỏ một cách rõ rệt phẩm chất vĩ đại của Chủ tịch Hồ Chí Minh".
Trong thời kỳ hiện đại, các thế hệ lãnh đạo kế tiếp và nhân dân hai nước dày công vun đắp. Hai nước hết lòng ủng hộ và giúp đỡ nhau trong công cuộc kháng chiến giành độc lập trước đây cũng như trong sự nghiệp tái thiết đất nước, đổi mới và phát triển kinh tế - xã hội ngày nay.
Cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng đã từng nói về mối quan hệ Việt Nam - Ấn Độ nhân chuyến thăm Ấn Độ của Người vào năm 1980 là "một mối quan hệ trong sáng như bầu trời không một gợn mây". Câu nói này vẫn giữ nguyên giá trị cho đến ngày hôm nay.
Hiện Việt Nam - Ấn Độ là đối tác chiến lược, hai nước liên tiếp có những cuộc trao đổi đoàn lãnh đạo cấp cao. Về an ninh - quốc phòng, hai bên nhất trí tiếp tục tăng cường hợp tác về quốc phòng và an ninh trên cơ sở các cơ chế và thỏa thuận hợp tác hiện có.
Máy bay, tàu chiến, tên lửa Ấn Độ: Luôn sẵn khi Việt Nam cần! - Ảnh 1.
Bộ trưởng Quốc phòng Ấn Độ Shri Parrikar và Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam, Đại tướng Ngô Xuân Lịch. Ảnh: TTXVN.
Máy bay, tàu chiến, tên lửa Ấn Độ: Luôn sẵn khi Việt Nam cần!
Trên những nền tảng quan hệ hữu nghị tốt đẹp vốn có giữa Việt Nam - Ấn Độ, các mặt hợp tác từ kinh tế, chính trị tới quân sự đều đang ngày càng trở nên tốt đẹp. Đặc biệt, nếu chỉ nhìn về khía cạnh quốc phòng, phải khẳng định: Ấn Độ là người bạn tốt, không vụ lợi, luôn sẵn sàng cung cấp những loại vũ khí hiện đại nhất cho Việt Nam.
Bên cạnh chương trình hợp tác rà phá bom mìn, hãy cùng điểm qua những vũ khí mà Ấn Độ đã, đang và sẽ sẵn sàng cung cấp cho Việt Nam:
Thứ nhất, tặng và bán với giá ưu đãi phụ tùng thay thế, nâng cấp cho các loại vũ khí của Việt Nam có xuất xứ từ Liên Xô và các nước Đông Âu như tiêm kích MiG-21, tàu chiến, tàu săn ngầm, tên lửa,...
Qua đó, giúp Việt Nam giải thành công "bài toán khó" về nguồn cung phụ tùng nhằm duy trì cho các hệ thống vũ khí liên tục hoạt động, góp phần duy trì sức mạnh.
Thứ hai, đào tạo nhiều lớp cán bộ, chiến sĩ cho Việt Nam trong quá trình hiện đại hóa quân đội, từ thông tin liên lạc, cho tới kíp chiến đấu tàu ngầm Kilo-636 và gần đây nhất là phi công chiến đấu trên tiêm kích Su-30MKI - một trong những loại tiêm kích đa năng hiện đại và uy lực nhất thế giới hiện nay.
Máy bay, tàu chiến, tên lửa Ấn Độ: Luôn sẵn khi Việt Nam cần! - Ảnh 2.
Tàu khinh hạm tên lửa P-17 Shivalik do Ấn Độ chế tạo.
Thứ ba, Ấn Độ cung cấp tín dụng và bán với giá ưu đãi nhiều loại vũ khí, khí tài hiện đại cho Việt Nam như: tàu tuần tra, tàu khinh hạm tên lửa, tàu săn ngầm đa năng, tên lửa đối hạm siêu âm, tên lửa phòng không, tên lửa chống tăng, xe tăng và gần đây nhất là tiêm kích đa năng hạng nhẹ LCA Tejas, trực thăng vận tải - vũ trang,...
Đây đều là những vũ khí tối tân do Ấn Độ tự nghiên cứu chế tạo hoặc được chuyển giao công nghệ hay hợp tác với những quốc gia có nền công nghiệp quốc phòng hàng đầu thế giới như Nga, Israel, Pháp,...
Nếu sở hữu những vũ khí này, Việt Nam sẽ nhanh chóng tăng cường sức mạnh quân sự trong cả phòng thủ lẫn tấn công trả đũa đối với bất kỳ kẻ địch nào.
Máy bay, tàu chiến, tên lửa Ấn Độ: Luôn sẵn khi Việt Nam cần! - Ảnh 3.
Tổ hợp phòng thủ bờ biển sử dụng tên lửa BrahMos do Ấn Độ và Nga cùng hợp tác chế tạo.
Nhưng, vẫn còn đó những rào cản!
Bạn tốt Ấn Độ sẵn sàng cung cấp cho Việt Nam gần như tất cả những loại vũ khí họ có, tất nhiên là trừ những vũ khí tiến công tầm xa, có sức hủy diệt hàng loạt. Trên hết, với những ưu đãi về tín dụng và mức giá hợp lý đã tạo ra những lợi thế không nhỏ để vũ khí Ấn Độ tiếp cận, chiếm lĩnh thị trường Việt Nam.
Tuy nhiên, ngoại trừ những vũ khí Ấn Độ hợp tác nghiên cứu chế tạo với các quốc gia hàng đầu thế giới vốn đã và đang thử nghiệm thành công, chứng minh được uy lực, mức độ hiện đại và tin cậy, thì những vũ khí do chính nền công nghiệp nước này tự lực phát triển hiện vẫn đang là dấu hỏi lớn.
Mặc dù đã có nhiều nỗ lực, nhưng các dự án xe tăng Ajun, tên lửa phòng không Akash, tiêm kích đa năng hạng nhẹ LCA Tejas,... đều bị chậm chễ so với yêu cầu, khiến khi chính thức đưa vào hoạt động chúng đã ít nhiều mất đi những lợi thế về công nghệ, tính năng kỹ chiến thuật so với sự phát triển như vũ bão của công nghệ quốc phòng TG.
Máy bay, tàu chiến, tên lửa Ấn Độ: Luôn sẵn khi Việt Nam cần! - Ảnh 4.
Tiêm kích đa năng LCA Tejas.
Chính vì vậy, chắc chắn Việt Nam sẽ cân nhắc kỹ càng để lựa chọn những vũ khí đáp ứng được yêu cầu và nghệ thuật tác chiến, sao cho chúng phát huy hết được sức mạnh với chi phí mua sắm và duy trì hoạt động hợp lý.
Về tổng thể các dự án vũ khí mới mà Ấn Độ đang triển khai hợp tác với nước ngoài như tên lửa diệt hạm siêu thanh BrahMos, tên lửa phòng không Barak-8, xe tăng T-90S, tàu khinh hạm tên lửa P-17 Shivalik, tàu săn ngầm đa năng P-28 Kamorta,... là những lựa chọn tốt.
Không chỉ nhập nguyên đai nguyên kiện, Việt Nam hoàn toàn có thể cùng hợp tác nghiên cứu sản xuất. Nếu được Ấn Độ và những quốc gia có công nghệ nguồn đồng ý, chắc chắn trong tương lai không xa, công nghiệp quốc phòng Việt Nam sẽ tiếp tục có những bước phát triển đột phá.
Với quan hệ ngày càng tốt đẹp, chúng ta có thể tin tưởng rằng trong tương lai không xa, vũ khí Ấn Độ sẽ có vị trí xứng đáng trong biên chế của Quân đội Nhân dân Việt Nam.
theo Thế giới trẻ

http://soha.vn/may-bay-tau-chien-ten-lua-an-do-luon-san-khi-viet-nam-can-20160712222336527.htm

Geen opmerkingen:

Een reactie posten