Trung Quốc : Vợ của nhiều luật sư nhân quyền bị giam biểu tình phản đối
Vợ của các luật sư Trung Quốc biểu tình tại Bắc Kinh - Trung Quốc phản đối chính quyền bắt giam chồng họ.AFP/Greg Baker
Nhiều luật sư nhân quyền Trung Quốc – vẫn còn bị chính quyền giam giữ, kể từ đợt trấn áp mùa hè năm 2015 – có nguy cơ bị án tù rất nặng. Vợ của họ bị an ninh theo dõi chặt. Ngày 04/07/2016, một nhóm năm người vợ của luật sư đã thoát khỏi vòng kiểm soát để biểu tình ở Bắc Kinh, phản đối các sai phạm tố tụng.
Theo AFP, năm người vợ các luật sư bị giam cầm – mặc áo có in tên chồng mình – biểu tình trước cửa Viện Kiểm Sát Tối Cao tại Bắc Kinh, trong vòng vây của hàng chục công an. Nhiều nhà ngoại giao châu Âu và Hoa Kỳ, có mặt cách đó không xa, chứng kiến cuộc biểu tình phản đối.
Những người phụ nữ này mang theo đơn khiếu nại tới Viện Kiểm Sát Tối Cao, tố cáo các sai phạm của chính quyền thành phố Thiên Tân (Tianjian) trong việc giam giữ chồng của họ. Trong số hơn 200 luật sư nhân quyền và nhà tranh đấu bị bắt năm ngoái, đa số đã được trả tự do. Tuy nhiên, còn hơn 10 người vẫn bị giam. Họ bị cáo buộc tội « âm mưu lật đổ chính quyền », với hình phạt tối đa là tù chung thân. Đa số các luật sư bị giam giữ tại Thiên Tân.
Vợ các luật sư bị theo dõi gắt gao. Theo vợ của luật sư Vương Toàn Chương (Wang Quanzhang), an ninh đặt camera ngay trước cửa nhà bà. Để tổ chức được cuộc biểu tình đầu tuần này, họ đã phải rời nhà từ nhiều ngày trước, ngủ tại khách sạn, để tránh bị phát hiện.
Cao Ủy Liên Hiệp Quốc về nhân quyền nhận định việc giam giữ các luật sư nói trên là « đáng ngại ». Tuy nhiên, Bắc Kinh bác bỏ các chỉ trích, và cho rằng đây là công việc nội bộ của Trung Quốc. Đảng Cộng Sản Trung Quốc cam kết xây dựng « Nhà nước pháp quyền » theo kiểu Trung Quốc. Tuy nhiên, theo các nhà quan sát, việc đàn áp các luật sư cho thấy toàn bộ các giới hạn của mô hình này.
Tòa án tại Trung Quốc hoàn toàn nằm dưới sự kiểm soát của đảng Cộng Sản : tình trạng ép cung là hết sức phổ biến, gần như 100% các vụ án đều kết thúc với việc bị cáo bị án phạt. Trước khi những người bị bắt bị truy tố và đưa ra xét xử, truyền thông Nhà nước đã mở chiến dịch tuyên truyền quy kết luật sư, lạm dụng khách hàng hay gây rối trật tự. Văn phòng của luật sư nhân quyền Vương Toàn Chương bị báo đài Nhà nước quy kết là một « tổ chức tội phạm ». Hiện tại, theo những người vợ luật sư, tư pháp Trung Quốc chưa đưa ra quyết định truy tố.
Trong chuyến công du của lãnh đạo Liên Hiệp Quốc hôm nay, công an Trung Quốc thông báo cho tại ngoại có điều kiện đối với một người trợ lý của luật sư nhân quyền Lý Hòa Bình (Li Heping), một trong hơn 10 luật sư bị giam nói trên.
Liên Hiệp Quốc kêu gọi Bắc Kinh chấp nhận « xã hội dân sự »
Theo Reuters, hôm nay, 07/07/2016, phát biểu trước báo giới, sau cuộc hội kiến với ngoại trưởng Trung Quốc, tổng thư ký Liên Hiệp Quốc Ban Ki-moon kêu gọi chính quyền Bắc Kinh nên tôn trọng xã hội dân sự. Tổng thư ký Ban Ki-moon nói : « Vào lúc, Trung Quốc đang theo đuổi con đường thay đổi và cải cách, tôi khuyến khích các lãnh đạo Trung Quốc tạo các không gian cần thiếp để xã hội dân sự thực hiện được vai trò quan trọng của mình ». Ông Ban Ki-moon cũng nêu tên các luật sư bảo vệ môi trường và nhân quyền. Ngoại trưởng Trung Quốc, có mặt bên cạnh tổng thư ký Liên Hiệp Quốc, không có phản ứng gì trước các nhận định của ông Ban Ki-moon về tình trạng nhân quyền tại Trung Quốc.
http://vi.rfi.fr/chau-a/20160707-trung-quoc-vo-cua-nhieu-luat-su-nhan-quyen-bi-bat-giam-bieu-tinh-phan-doi
Những người phụ nữ này mang theo đơn khiếu nại tới Viện Kiểm Sát Tối Cao, tố cáo các sai phạm của chính quyền thành phố Thiên Tân (Tianjian) trong việc giam giữ chồng của họ. Trong số hơn 200 luật sư nhân quyền và nhà tranh đấu bị bắt năm ngoái, đa số đã được trả tự do. Tuy nhiên, còn hơn 10 người vẫn bị giam. Họ bị cáo buộc tội « âm mưu lật đổ chính quyền », với hình phạt tối đa là tù chung thân. Đa số các luật sư bị giam giữ tại Thiên Tân.
Vợ các luật sư bị theo dõi gắt gao. Theo vợ của luật sư Vương Toàn Chương (Wang Quanzhang), an ninh đặt camera ngay trước cửa nhà bà. Để tổ chức được cuộc biểu tình đầu tuần này, họ đã phải rời nhà từ nhiều ngày trước, ngủ tại khách sạn, để tránh bị phát hiện.
Cao Ủy Liên Hiệp Quốc về nhân quyền nhận định việc giam giữ các luật sư nói trên là « đáng ngại ». Tuy nhiên, Bắc Kinh bác bỏ các chỉ trích, và cho rằng đây là công việc nội bộ của Trung Quốc. Đảng Cộng Sản Trung Quốc cam kết xây dựng « Nhà nước pháp quyền » theo kiểu Trung Quốc. Tuy nhiên, theo các nhà quan sát, việc đàn áp các luật sư cho thấy toàn bộ các giới hạn của mô hình này.
Trong chuyến công du của lãnh đạo Liên Hiệp Quốc hôm nay, công an Trung Quốc thông báo cho tại ngoại có điều kiện đối với một người trợ lý của luật sư nhân quyền Lý Hòa Bình (Li Heping), một trong hơn 10 luật sư bị giam nói trên.
Liên Hiệp Quốc kêu gọi Bắc Kinh chấp nhận « xã hội dân sự »
Theo Reuters, hôm nay, 07/07/2016, phát biểu trước báo giới, sau cuộc hội kiến với ngoại trưởng Trung Quốc, tổng thư ký Liên Hiệp Quốc Ban Ki-moon kêu gọi chính quyền Bắc Kinh nên tôn trọng xã hội dân sự. Tổng thư ký Ban Ki-moon nói : « Vào lúc, Trung Quốc đang theo đuổi con đường thay đổi và cải cách, tôi khuyến khích các lãnh đạo Trung Quốc tạo các không gian cần thiếp để xã hội dân sự thực hiện được vai trò quan trọng của mình ». Ông Ban Ki-moon cũng nêu tên các luật sư bảo vệ môi trường và nhân quyền. Ngoại trưởng Trung Quốc, có mặt bên cạnh tổng thư ký Liên Hiệp Quốc, không có phản ứng gì trước các nhận định của ông Ban Ki-moon về tình trạng nhân quyền tại Trung Quốc.
http://vi.rfi.fr/chau-a/20160707-trung-quoc-vo-cua-nhieu-luat-su-nhan-quyen-bi-bat-giam-bieu-tinh-phan-doi
Geen opmerkingen:
Een reactie posten