NATO giúp châu Âu trong cơn nguy biến
Lính dù Mỹ tham gia cuộc tập trận của NATO «Anaconda» tại Ba Lan, hồi tháng 06/2016.Ảnh : JANEK SKARZYNSKI / AFP
Lãnh đạo của Liên Minh Bắc Đại Tây Dương - NATO - họp tại Vacxava trong hai ngày cuối tuần 08 và 09 tháng 07/2016 vào lúc châu Âu phải tăng cường phòng thủ ở biên giới phía đông đối mặt với Nga, đối phó với thánh chiến ở phía nam cùng với những hệ quả bất trắc vì Brexit và làn sóng di dân nhập cư tràn qua Địa Trung Hải.
Tổng thống Mỹ Barack Obama, tổng thống Pháp François Hollande, thủ tướng Đức Angela Merkel, thủ tướng từ chức của Anh David Cameron cùng với các đồng nhiệm của NATO, tổng cộng 28 vị, sẽ gặp nhau trong hai ngày cuối tuần tại thủ đô Ba Lan. Thượng đỉnh Vacxava mang biểu tượng cao vì chính tại nơi này, vào năm 1955, Liên Bang Xô Viết và các nước vệ tinh chính thức khai sinh khối Vacxava, đối trọng với NATO.
Thượng đỉnh NATO năm nay diễn ra sau một loạt khủng bố tự sát tại Paris, Bruxelles và Istanbul. Theo nhận định của tổng thư ký NATO, ông Jens Stoltenberg, hồi đầu tuần này « an ninh châu Âu đang bị đe dọa từ mọi phía ».
Theo AFP, bàn cờ địa chính trị đã thay đổi sâu đậm từ mùa xuân năm 2014 khi Nga « sáp nhập » bán đảo Crimée của Ukraina và hậu thuẫn cho phe ly khai thân Nga tuyên bố « độc lập » ở miền đông Ukraina.
Cũng trong thời gian này, Daech đánh chiếm một loạt thành phố ở Irak, tiến gần biên giới của Thổ Nhĩ Kỳ, thành viên của NATO. Tình hình này đã làm cho Liên Minh « một sớm một chiều phải tập trung lo bảo vệ an ninh cho chính biên giới của mình bằng cơ chế phòng thủ tập thể », như đại sứ Mỹ ở NATO, Douglas Lute, phân tích.
Bốn tiểu đoàn tiền phương và lá chắn tên lửa
Do vậy, vào mùa thu 2014, các lãnh đạo của NATO thông qua một loạt quyết định dứt khoát nâng cao khả năng ứng phó của lực lượng quân sự, thành lập một đơn vị có thể điều động ngay trong 48 tiếng đồng hồ khi có lệnh báo động, xây thêm một loạt căn cứ hậu cần, tích trữ trang thiết bị quân sự, tại các quốc gia có cùng biên giới với Nga.
Để trấn an Ba Lan và ba nước Baltic, thượng đỉnh NATO sẽ chính thức hóa kế hoạch đưa sang vùng biên giới phía đông bốn tiểu đoàn tác chiến với nhiệm vụ ngăn chận mọi cuộc tấn công của quân đội Nga trên bộ trong khi chờ đợi viện binh.
Sau khi thấy Nga huy động 15.000 quân trong chiến dịch Crimée, NATO tăng lực lượng tác chiến tại châu Âu từ 20.000 lên 40.000.
Các động thái này của NATO đương nhiên bị Matxcơva lên án. Tổng thống Vladimir Putin cho rằng NATO « công khai chống Nga » và « âm mưu lôi kéo Nga vào một cuộc chạy đua vũ trang tốn kém và không có lối ra ».
Tuyên bố « không sợ thách thức, không hèn yếu », ông Putin tố cáo NATO liên tiếp tổ chức tập trận « gần biên giới Nga », ở Hắc Hải và biển Baltic.
Một quyết định khác của NATO sẽ làm Nga bất bình thêm. Đó là tuyên bố hệ thống lá chắn chống tên lửa « có thể đi vào hoạt động ». Tháng 5 vừa qua, căn cứ và giàn phi đạn chận tên lửa đã được khánh thành tại Rumani, phối hợp với đài ra-đa ở Thổ Nhĩ Kỳ và bốn chiến hạm chống hỏa tiễn bố trí ở Địa Trung Hải.
Thế nhưng, các nhà lãnh đạo NATO vẫn bảo đảm rằng Thượng đỉnh Vacxava không phải là để « biểu dương sức mạnh chống Nga ». Chờ xem cuộc đối thoại giữa đại sứ Nga và các đồng nhiệm NATO vào đầu tuần sau sẽ mang lại kết quả gì sau 20 tháng gián đoạn.
Daech và phong trào vượt biển
Ở mặt trận phía nam châu Âu, NATO bắt đầu tổ chức lại để đối phó với Daech, chiến tranh Syria và tình hình hỗn loạn tại Libya, cũng như trợ lực cho những chế độ hiếm hoi còn ổn định, như Jordani và Tunisia.
Cuối cùng, để giúp chận đứng làn sóng vượt biển, NATO buộc phải hợp tác chặt chẽ hơn với Liên Hiệp Châu Âu, ngoài hạm đội tuần tra ở biển Aegea, Liên Minh sẽ phải tham gia chiến dịch Sophia ngoài khơi Libya, điểm xuất phát của thuyền nhân vượt biển sang Ý.
http://vi.rfi.fr/quoc-te/20160706-nato-giup-chau-au-trong-con-nguy-bien
Thượng đỉnh NATO năm nay diễn ra sau một loạt khủng bố tự sát tại Paris, Bruxelles và Istanbul. Theo nhận định của tổng thư ký NATO, ông Jens Stoltenberg, hồi đầu tuần này « an ninh châu Âu đang bị đe dọa từ mọi phía ».
Theo AFP, bàn cờ địa chính trị đã thay đổi sâu đậm từ mùa xuân năm 2014 khi Nga « sáp nhập » bán đảo Crimée của Ukraina và hậu thuẫn cho phe ly khai thân Nga tuyên bố « độc lập » ở miền đông Ukraina.
Cũng trong thời gian này, Daech đánh chiếm một loạt thành phố ở Irak, tiến gần biên giới của Thổ Nhĩ Kỳ, thành viên của NATO. Tình hình này đã làm cho Liên Minh « một sớm một chiều phải tập trung lo bảo vệ an ninh cho chính biên giới của mình bằng cơ chế phòng thủ tập thể », như đại sứ Mỹ ở NATO, Douglas Lute, phân tích.
Do vậy, vào mùa thu 2014, các lãnh đạo của NATO thông qua một loạt quyết định dứt khoát nâng cao khả năng ứng phó của lực lượng quân sự, thành lập một đơn vị có thể điều động ngay trong 48 tiếng đồng hồ khi có lệnh báo động, xây thêm một loạt căn cứ hậu cần, tích trữ trang thiết bị quân sự, tại các quốc gia có cùng biên giới với Nga.
Để trấn an Ba Lan và ba nước Baltic, thượng đỉnh NATO sẽ chính thức hóa kế hoạch đưa sang vùng biên giới phía đông bốn tiểu đoàn tác chiến với nhiệm vụ ngăn chận mọi cuộc tấn công của quân đội Nga trên bộ trong khi chờ đợi viện binh.
Sau khi thấy Nga huy động 15.000 quân trong chiến dịch Crimée, NATO tăng lực lượng tác chiến tại châu Âu từ 20.000 lên 40.000.
Các động thái này của NATO đương nhiên bị Matxcơva lên án. Tổng thống Vladimir Putin cho rằng NATO « công khai chống Nga » và « âm mưu lôi kéo Nga vào một cuộc chạy đua vũ trang tốn kém và không có lối ra ».
Tuyên bố « không sợ thách thức, không hèn yếu », ông Putin tố cáo NATO liên tiếp tổ chức tập trận « gần biên giới Nga », ở Hắc Hải và biển Baltic.
Một quyết định khác của NATO sẽ làm Nga bất bình thêm. Đó là tuyên bố hệ thống lá chắn chống tên lửa « có thể đi vào hoạt động ». Tháng 5 vừa qua, căn cứ và giàn phi đạn chận tên lửa đã được khánh thành tại Rumani, phối hợp với đài ra-đa ở Thổ Nhĩ Kỳ và bốn chiến hạm chống hỏa tiễn bố trí ở Địa Trung Hải.
Thế nhưng, các nhà lãnh đạo NATO vẫn bảo đảm rằng Thượng đỉnh Vacxava không phải là để « biểu dương sức mạnh chống Nga ». Chờ xem cuộc đối thoại giữa đại sứ Nga và các đồng nhiệm NATO vào đầu tuần sau sẽ mang lại kết quả gì sau 20 tháng gián đoạn.
Daech và phong trào vượt biển
Ở mặt trận phía nam châu Âu, NATO bắt đầu tổ chức lại để đối phó với Daech, chiến tranh Syria và tình hình hỗn loạn tại Libya, cũng như trợ lực cho những chế độ hiếm hoi còn ổn định, như Jordani và Tunisia.
Cuối cùng, để giúp chận đứng làn sóng vượt biển, NATO buộc phải hợp tác chặt chẽ hơn với Liên Hiệp Châu Âu, ngoài hạm đội tuần tra ở biển Aegea, Liên Minh sẽ phải tham gia chiến dịch Sophia ngoài khơi Libya, điểm xuất phát của thuyền nhân vượt biển sang Ý.
http://vi.rfi.fr/quoc-te/20160706-nato-giup-chau-au-trong-con-nguy-bien
NATO-Nga : «Hành lang Suwalki», tử huyệt vùng Baltic
Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg (G) chụp ảnh với các nhân viên quân sự tại Vacxava 08/07/2016Agencja Gazeta/Adam Stepien/ via REUTERS
Một trong những mục tiêu chính của thượng đỉnh khối NATO diễn ra trong hai ngày, 08 và 09/07/2016, tại Vacxava, thủ đô Ba Lan, là tăng cường khả năng phòng thủ của Liên minh Bắc Đại Tây Dương trước đe dọa từ Nga. Trên thực địa, điều khiến lãnh đạo quân sự các nước phương Tây đặc biệt lo ngại là Nga có thể sử dụng « hành lang Suwalki », một địa bàn hiểm yếu nằm giữa Ba Lan và các tiểu quốc vùng Baltic để tách lìa khối nước này với phần còn lại của NATO.
« Hàng lang Suwalki » ("przesmyk Suwalski" trong tiếng Ba Lan), thuộc Ba Lan, kéo dài khoảng 65 km, sát với Litva, có phong cảnh thiên nhiên hoang sơ, với đồi, hồ, thung lũng, và nhiều ngôi làng có lịch sử lâu đời. Thế nhưng vùng đất du lịch nổi tiếng Suwalki cũng là một tử huyệt của khối NATO.
Sau khi Nga tiến hành sáp nhập bán đảo Crimée của Ukraina năm 2014, các nhà quân sự NATO lo ngại Matxcơva có thể sử dụng « hàng lang Suwalki » để chia cắt ba nước Baltic với NATO, và dùng địa bàn này làm bàn đạp tấn công. Trong thế đối đầu với Nga hiện nay, « hành lang Suwalki » được so sánh với « hành lang Fulda » nằm ở miền trung nước Đức trước năm 1989, nơi hàng ngàn binh sĩ Mỹ luôn ở trong tình trạng sẵn sàng chiến đấu, trước nguy cơ quân đội Liên Xô từ Đông Đức tràn sang.
Trả lời phỏng vấn báo Đức Die Zeit, tướng Ben Hodges, tư lệnh lục quân NATO tại châu Âu, nhận xét : « Nga có thể xâm chiếm các nước Baltic nhanh hơn khả năng phòng vệ của chúng ta ». Một báo cáo mới đây của Rand Corporation, một viện tư vấn về chính trị có trụ sở tại Hoa Kỳ, cũng đưa ra cảnh báo : « Quân đội Nga chỉ cần tối đa 60 giờ là có thể đánh được tới Tallinn (thủ đô Estonia) và Riga (thủ đô Latvia) ». Ông John R. Deni, chuyên gia ở Viện nghiên cứu chiến lược Hoa Kỳ, thuộc US Army War College, nhấn mạnh : chắc chắn là Nga sẽ nhắm vào hành lang Suwalki trong bất cứ xung đột nào với NATO, có liên quan đến các nước Baltic.
Một phân tích của NBC News hồi năm ngoái (Bài “Suwalki Gap Keeps Top U.S. General in Europe Up at Night”) dẫn lời tư lệnh lục quân NATO, theo đó, nếu muốn, quân đội Nga có thể nhanh chóng biến các cuộc tập trận thành một chiến dịch lấn chiếm đất đai. Lo ngại của lãnh đạo quân sự NATO xuất phát từ thực tế, ngay trong hiện tại Nga đã bố trí rất nhiều phương tiện quân sự hiện đại tại tỉnh Kaliningrad (Nga), phía bắc hàng lang Suwalki, và phía nam của hành lang này là Belarus, một trong những đồng minh mật thiết nhất của Nga.
Mặc dù, trong hiện tại xác suất của việc Nga tấn công vào « hành lang Suwalki » được đánh giá là hết sức thấp, nhưng theo nhiều chuyên gia, rất có thể Matxcơva sẽ sử dụng những căng thẳng giữa dân địa phương Ba Lan với người thiểu số Litva, tại khu vực này để lấy cơ can thiệp (Bài “NATO's Vulnerable Link in Europe: Poland's Suwalki Gap” trên trang mạng của viện tư vấn Atlantic Council).
Theo bộ trưởng Quốc Phòng Ba Lan Antoni Macierewicz, quân đội Ba Lan sẵn sàng đối phó với các xâm nhập từ Nga, nhưng chắc chắn một mình sẽ không đủ sức. Việc triển khai các đơn vị lưu động, có khả năng triển khai nhanh, tại khu vực này, là sách lược chính của NATO để đối phó với Nga. Lực lượng này bao gồm bốn tiểu đoàn, với quân số từ 600 đến 800 người. Một tiểu đoàn triển khai nhanh sẽ do một quốc gia trụ cột của NATO đóng vai trò nòng cốt. Hoa Kỳ phụ trách tiểu đoàn bảo vệ Ba Lan, Đức phụ trách Litva, Anh Quốc phụ trách Estonia và tiểu đoàn Canada giúp Latvia.
Theo thứ trưởng Quốc Phòng Ba Lan, đơn vị can thiệp nhanh của NATO tại Ba Lan dự kiến sẽ được triển khai tại hành lang Suwalki.
Bên cạnh phương án bốn tiểu đoàn nói trên, hồi tháng 3/2016, bộ Quốc Phòng Mỹ đưa ra sáng kiến triển khai tại miền đông của châu Âu một lữ đoàn thiết giáp vận, với hơn 4.000 quân, kể từ đầu năm 2017. Hành lang Suwalki ắt hẳn cũng nằm dưới sự bảo vệ của lực lượng này.
http://vi.rfi.fr/quoc-te/20160708-nato-nga-%C2%AB-hanh-lang-suwalki-%C2%BB-tu-huyet-vung-baltic
Sau khi Nga tiến hành sáp nhập bán đảo Crimée của Ukraina năm 2014, các nhà quân sự NATO lo ngại Matxcơva có thể sử dụng « hàng lang Suwalki » để chia cắt ba nước Baltic với NATO, và dùng địa bàn này làm bàn đạp tấn công. Trong thế đối đầu với Nga hiện nay, « hành lang Suwalki » được so sánh với « hành lang Fulda » nằm ở miền trung nước Đức trước năm 1989, nơi hàng ngàn binh sĩ Mỹ luôn ở trong tình trạng sẵn sàng chiến đấu, trước nguy cơ quân đội Liên Xô từ Đông Đức tràn sang.
Trả lời phỏng vấn báo Đức Die Zeit, tướng Ben Hodges, tư lệnh lục quân NATO tại châu Âu, nhận xét : « Nga có thể xâm chiếm các nước Baltic nhanh hơn khả năng phòng vệ của chúng ta ». Một báo cáo mới đây của Rand Corporation, một viện tư vấn về chính trị có trụ sở tại Hoa Kỳ, cũng đưa ra cảnh báo : « Quân đội Nga chỉ cần tối đa 60 giờ là có thể đánh được tới Tallinn (thủ đô Estonia) và Riga (thủ đô Latvia) ». Ông John R. Deni, chuyên gia ở Viện nghiên cứu chiến lược Hoa Kỳ, thuộc US Army War College, nhấn mạnh : chắc chắn là Nga sẽ nhắm vào hành lang Suwalki trong bất cứ xung đột nào với NATO, có liên quan đến các nước Baltic.
Một phân tích của NBC News hồi năm ngoái (Bài “Suwalki Gap Keeps Top U.S. General in Europe Up at Night”) dẫn lời tư lệnh lục quân NATO, theo đó, nếu muốn, quân đội Nga có thể nhanh chóng biến các cuộc tập trận thành một chiến dịch lấn chiếm đất đai. Lo ngại của lãnh đạo quân sự NATO xuất phát từ thực tế, ngay trong hiện tại Nga đã bố trí rất nhiều phương tiện quân sự hiện đại tại tỉnh Kaliningrad (Nga), phía bắc hàng lang Suwalki, và phía nam của hành lang này là Belarus, một trong những đồng minh mật thiết nhất của Nga.
Theo bộ trưởng Quốc Phòng Ba Lan Antoni Macierewicz, quân đội Ba Lan sẵn sàng đối phó với các xâm nhập từ Nga, nhưng chắc chắn một mình sẽ không đủ sức. Việc triển khai các đơn vị lưu động, có khả năng triển khai nhanh, tại khu vực này, là sách lược chính của NATO để đối phó với Nga. Lực lượng này bao gồm bốn tiểu đoàn, với quân số từ 600 đến 800 người. Một tiểu đoàn triển khai nhanh sẽ do một quốc gia trụ cột của NATO đóng vai trò nòng cốt. Hoa Kỳ phụ trách tiểu đoàn bảo vệ Ba Lan, Đức phụ trách Litva, Anh Quốc phụ trách Estonia và tiểu đoàn Canada giúp Latvia.
Theo thứ trưởng Quốc Phòng Ba Lan, đơn vị can thiệp nhanh của NATO tại Ba Lan dự kiến sẽ được triển khai tại hành lang Suwalki.
Bên cạnh phương án bốn tiểu đoàn nói trên, hồi tháng 3/2016, bộ Quốc Phòng Mỹ đưa ra sáng kiến triển khai tại miền đông của châu Âu một lữ đoàn thiết giáp vận, với hơn 4.000 quân, kể từ đầu năm 2017. Hành lang Suwalki ắt hẳn cũng nằm dưới sự bảo vệ của lực lượng này.
http://vi.rfi.fr/quoc-te/20160708-nato-nga-%C2%AB-hanh-lang-suwalki-%C2%BB-tu-huyet-vung-baltic
Geen opmerkingen:
Een reactie posten