maandag 18 juli 2016

Dân Hà Nội quá... ‘thuần’ nên bị chính quyền Việt Nam thản nhiên… ‘đùa’ mất "tỷ đô Mỹ" (!) vì cống dẫn nước sông Ðà..."vỡ lên vỡ xuống liên tục 18 lần"!

Dân quá ‘thuần’ nên chính quyền Việt Nam thản nhiên… ‘đùa’

Trong bốn năm đường ống dẫn nước sông Đà vỡ 18 lần, ngốn hết khoảng 21,000 tỷ đồng. (Hình: Thanh Niên)
Trong bốn năm đường ống dẫn nước sông Đà vỡ 18 lần, ngốn hết khoảng 21,000 tỷ đồng. (Hình: Thanh Niên)
HÀ NỘI (NV) – Năm viên chức, bao gồm Chủ tịch và ba thành viên Hội Đồng Quản Trị (HĐQT) cùng với tổng giám đốc Vinaconex vừa được miễn tố vì… “khai báo thành khẩn, phạm tội lần đầu, sức khỏe yếu!”
Tuy Bộ Công An Việt Nam xác định, các ông Phí Thái Bình (chủ tịch), Nguyễn Văn Tuân (tổng giám đốc), và Tô Ngọc Thành, Hoàng Hợp Thương, Vũ Đình Chầm cùng là thành viên HĐQT của tổng công ty quốc doanh Vinaconex, “không thực hiện đúng quy định pháp luật về quản lý đầu tư xây dựng công trình, chọn nhà thầu thiếu năng lực và kinh nghiệm, không thẩm định mà cho thay đổi vật liệu nên công trình liên tục bị hư hỏng trong quá trình vận hành, khai thác,” gây ra thiệt hại khoảng 21,000 tỷ đồng, tương đương khoảng $1 tỷ, nhưng vẫn miễn tố các ông này với những lý do như kể trên!
Đối với thiệt hại nghiêm trọng cho cả công quỹ lẫn sinh hoạt của khoảng 200,000 gia đình ở thành phố Hà Nội mà “Dự án dẫn nước sông Đà” gây ra, Bộ Công An Việt Nam chỉ đề nghị truy tố chín thuộc cấp của HĐQT và tổng giám đốc Vinaconex, dù chín người đó cũng “khai báo thành khẩn, phạm tội lần đầu” và sức khỏe chắc chắn là không tốt hơn các thượng cấp của mình!
“Dự án dẫn nước sông Đà giai đoạn 1” nhằm thiết lập một đường ống dài khoảng 48 cây số, dẫn nước từ sông Đà để lọc và cấp cho chuỗi đô thị Sơn Tây – Hòa Lạc – Xuân Mai – Miếu Môn – Hà Nội – Hà Đông. Vinaconex được giao thực hiện dự án này.
Sau khi xài hết 5,000 tỷ đồng (khoảng $250 triệu), giữa năm 2008, Vinaconex bắt đầu cung cấp nước và từ đầu năm 2012 đến nay, đường ống dẫn nước sông Đà vỡ… 18 lần. Lần gần nhất mới xảy ra hôm 11 Tháng Bảy. Mỗi lần đường ống dẫn nước sông Đà vỡ, ngoài hàng triệu người thiếu nước ăn, uống còn có hàng trăm ngàn cơ sở sản xuất kinh doanh tạm ngưng hoạt động. Hoạt động của những nơi thiết yếu như bệnh viện cũng tê liệt.
Chi phí sửa chữa các đoạn ống vỡ trong bốn năm vừa qua được Bộ Công An xác định khoảng 15,000 tỷ đồng (khoảng gần $750 triệu). Bởi đường ống dẫn nước sông Đà sẽ còn vỡ nữa nên chính quyền Việt Nam đành cho phép Vinaconex vay thêm 1,000 tỷ đồng nhằm thực hiện “Dự án dẫn nước sông Đà giai đoạn 2,” thực chất là thiết lập một đường ống dẫn nước mới.
Cần nhắc lại rằng, lúc đầu, mỗi khi đường ống dẫn nước từ sông Đà về Hà Nội bị vỡ, Vinaconex lại biện bạch nguyên nhân khiến ống vỡ là vì địa chất yếu. Sau lần vỡ thứ năm, một số chuyên gia tiết lộ, loại ống mà Vinaconex sử dụng để dẫn nước sông Đà từ tỉnh Hòa Bình về Hà Nội làm bằng nhựa composite. Chẳng có quốc gia nào dùng ống composite để dẫn nước sạch. Tại Nam Hàn và, Nhật, ống composite chỉ được sử dụng để làm… ống cống thoát nước thải!
Trước sự phẫn nộ của công chúng, sau khi đường ống dẫn nước từ sông Đà về Hà Nội bị vỡ lần thứ chín, Tháng Năm năm ngoái, Bộ Công An khởi tố vụ án “vi phạm quy định về xây dựng gây hậu quả nghiêm trọng” xảy ra tại Vinaconex.
Nay thì liên ngành tư pháp (công an, kiểm sát, tòa án) “thống nhất” miễn tố cho bốn thành viên HĐQT cũng như tổng giám đốc Vinaconex, cho dù chính họ quyết định thay đổi vật liệu mà không cần thẩm định thiệt hơn và chọn nhà thầu thiếu cả năng lực lẫn kinh nghiệm. (G.Đ.)

http://www.nguoi-viet.com/viet-nam/dan-qua-thuan-nen-chinh-quyen-viet-nam-nhien-dua/

Khánh Hòa trục xuất 64 công nhân Trung Quốc làm việc lậu

Do áp lực càng ngày càng lớn từ công luận, cuối cùng, chính quyền tỉnh Khánh Hòa đã quyết định định trục xuất 64 công dân Trung Quốc “không có giấy phép lao động” đang làm việc cho Silent Bay.

Tư Lệnh Hải Quân Mỹ tới Trung Quốc về chuyện Biển Đông

Tư Lệnh Hải Quân Mỹ, Đô Đốc John Richardson, sẽ đến Trung Quốc vào cuối tuần này để gặp người đồng cấp, Ngô Bang Lập, nhằm giảm căng thẳng Biển Đông sau phán quyết của Tòa Trọng Tài Quốc Tế.

Bắt sòng bạc tại quán cà phê của phó trưởng công an xã

Khi công an huyện ập vào quán cà phê của ông phó trưởng công an xã Trị An, huyện Vĩnh Cửu, các con bạc đã nhanh chóng tẩu tán tang vật, tung chạy khỏi quán.

Đà Nẵng dùng nước bẩn cho việc giết mổ cả ngàn gia súc

Đó là thực trạng xảy ra từ lâu nay tại Trung Tâm Chế biến Gia Súc, Gia Cầm Đà Nẵng, vừa bị Chi Nhánh Cấp Nước quận Liên Chiểu phanh phui, khiến người dân lo lắng.

Phát hiện thêm đường ống xả nước thải ngầm của Formosa

Ngày 15 tháng 7, công ty Formosa phải tiếp tục cắt bỏ và bịt kín thêm một đường ống xả thải ngầm “không có trong thiết kế ban đầu” từ sự tố cáo của người dân.

Huyện ‘nối giáo’ cho Ban Quản Lý Rừng tiếp tay lâm tặc

Gỗ được chở bằng xe tải từ rừng ra, không có giấy tờ và không đóng dấu búa kiểm lâm, trong đó có những tấm phản lớn.

Suýt chết vì bị cá rô chui vào cổ họng

Trong lúc đi đánh cá, một ông ở thị xã Sầm Sơn, bắt được con cá rô rồi dùng miệng để giữ, bất ngờ con cá vùng vẫy chui tọt vào cổ họng khiến nạn nhân suýt chết.

Gần 120 du khách ngộ độc thức ăn ở Nha Trang

Trong 7 mẫu thức ăn bảo lưu của nhà hàng Four Seasons, thành phố Nha Trang, món tôm hấp dừa bị nhiễm vi khuẩn Clostridium perfringens cao gấp 550 lần cho phép.

Việt Nam lại lùi thời gian xây nhà máy điện hạt nhân

Việc xây dựng nhà máy điện hạt nhân đầu tiên tại Việt Nam với kỹ thuật của Nga lại bị trì hoãn mà thời điểm hoàn tất được ấn định vào năm 2008.

Chất thải của Formosa chôn ở nhiều nơi tại Hà Tĩnh

Không chỉ xả chất thải ra biển, Formosa còn thuê chôn chất thải. Không phải chỉ ở Kỳ Anh mà còn tại nhiều nơi khác.

Huế: Cá nuôi gần cửa biển Thuận An chết hàng loạt

Người dân nuôi cá lồng ở xã Hải Dương, thị xã Hương Trà, lại phát hiện cá nuôi chết trắng trong lồng. Nhiều gia đình đã phải bán tháo cá để giảm thiệt hại.

Cần Thơ: Sản xuất giá bằng chất tẩy rửa và nước bẩn

Không chỉ dùng hóa chất để kích thích đậu xanh biến thành cây giá lớn nhanh siêu tốc, các cơ sở còn dùng nước sông cạnh hố xí trong quá trình sản xuất để ngâm giá. 

Geen opmerkingen:

Een reactie posten