Biển Đông : Cam Bốt lại bị tố cáo cản trở đồng thuận trong ASEAN
Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị - Wang Yi gặp thủ tướng Cam Bốt Hun Sen tại Phnom Penh, tháng 4/2016.Ảnh : Pring Samrang/Reuters
Vào lúc các ngoại trưởng 10 quốc gia trong ASEAN đang tề tựu về Vientiane, thủ đô Lào, để tham gia Hội Nghị Ngoại Trưởng ASEAN lần thứ 49, sẽ chính thức khai mạc vào ngày mai, 24/07/2016, Cam Bốt vừa bị tố cáo là đã một mình đứng ra chống lại mọi ý muốn đề cập đến Biển Đông trong các văn kiện của toàn khối. Phnom Penh một lần nữa chứng tỏ vai trò nước tiếp tay cho Trung Quốc.
Hội Nghị Ngoại Trưởng ASEAN lần này tại Lào rất được chú ý vì mở ra không đầy hai tuần sau khi Tòa Trọng Tài Thường Trực La Haye ra phán quyết, bác bỏ các đòi hỏi chủ quyền quá đáng của Trung Quốc tại Biển Đông. Giới quan sát chờ xem Hiệp Hội Đông Nam Á sẽ phản ứng chính thức ra sao về phán quyết của tòa trọng tài quốc tế.
Theo hãng tin Pháp AFP, cuộc tranh cãi trong hậu trường ASEAN trên vấn đề Biển Đông hiện đang diễn ra gay gắt, đặc biệt với việc Cam Bốt có dấu hiệu sẵn sàng tiếp tay cho Trung Quốc ngăn chặn mọi tuyên bố của ASEAN về Biển Đông.
Một nhà ngoại giao Đông Nam Á đã tiết lộ vào hôm nay với hãng tin Pháp rằng cho đến lúc này Cam Bốt là nước duy nhất đứng ra chống lại việc ASEAN ra tuyên bố chung về Biển Đông. Nhà ngoại giao này khẳng định : « Tình hình rất nghiêm trọng. Cam Bốt gần như phản đối tất cả, thậm chí còn không muốn nói đến yêu cầu tôn trọng các tiến trình pháp lý và ngoại giao từng được ghi lại trong các văn kiện trước đây ».
Cũng theo AFP, một bản dự thảo tuyên bố chung mà hãng tin có được bản sao, cho thấy đoạn nói về Biển Đông hoàn toàn bỏ trống.
Cam Bốt từng bị tố cáo là tay sai của Trung Quốc trong ASEAN, đã từng phá vỡ Hội Nghị Ngoại Trưởng ASEAN vào năm 2012 vì không muốn tuyên bố chung của hội nghị đề cập đến Biển Đông.
Cam Bốt là nước được Trung Quốc qua tâm ve vãn với những khoản đầu tư đáng kể, và thường xuyên đi theo lập trường Bắc Kinh trong vấn đề Biển Đông.
Nước Lào cũng thường bị xếp vào diện thân Trung Quốc trong khối ASEAN, nhưng theo một số nhà ngoại giao, trong tư cách chủ tịch ASEAN, Lào không thái quá như Cam Bốt, mà vẫn cố tìm cách ra được một bản tuyên bố, cho dù nội dung đã bị giảm nhẹ.
Theo nhà ngoại giao Đông Nam Á được AFP trích dẫn thì « Lào không nhất thiết phải ra mặt đứng về bên nào, vì chỉ cần có một thành viên phản đối, thì ASEAN không đạt được đồng thuận ».
Ngay từ hôm qua, một nhà ngoại giao khác đã xác nhận bế tắc trong ASEAN trên vấn đề Biển Đông : « Quan điểm các bên không thay đổi. Cam Bốt vẫn duy trì một đường lối cứng rắn. Lào thì ẩn đằng sau vai trò Chủ tịch ASEAN của mình và không nói bất cứ điều gì. Nhưng đồng thời Lào cũng cẩn thận không để mích lòng Trung Quốc ».
http://vi.rfi.fr/chau-a/20160723-bien-dong-cam-bot-lai-bi-to-cao-can-tro-dong-thuan-trong-asean
Theo hãng tin Pháp AFP, cuộc tranh cãi trong hậu trường ASEAN trên vấn đề Biển Đông hiện đang diễn ra gay gắt, đặc biệt với việc Cam Bốt có dấu hiệu sẵn sàng tiếp tay cho Trung Quốc ngăn chặn mọi tuyên bố của ASEAN về Biển Đông.
Một nhà ngoại giao Đông Nam Á đã tiết lộ vào hôm nay với hãng tin Pháp rằng cho đến lúc này Cam Bốt là nước duy nhất đứng ra chống lại việc ASEAN ra tuyên bố chung về Biển Đông. Nhà ngoại giao này khẳng định : « Tình hình rất nghiêm trọng. Cam Bốt gần như phản đối tất cả, thậm chí còn không muốn nói đến yêu cầu tôn trọng các tiến trình pháp lý và ngoại giao từng được ghi lại trong các văn kiện trước đây ».
Cũng theo AFP, một bản dự thảo tuyên bố chung mà hãng tin có được bản sao, cho thấy đoạn nói về Biển Đông hoàn toàn bỏ trống.
Cam Bốt là nước được Trung Quốc qua tâm ve vãn với những khoản đầu tư đáng kể, và thường xuyên đi theo lập trường Bắc Kinh trong vấn đề Biển Đông.
Nước Lào cũng thường bị xếp vào diện thân Trung Quốc trong khối ASEAN, nhưng theo một số nhà ngoại giao, trong tư cách chủ tịch ASEAN, Lào không thái quá như Cam Bốt, mà vẫn cố tìm cách ra được một bản tuyên bố, cho dù nội dung đã bị giảm nhẹ.
Theo nhà ngoại giao Đông Nam Á được AFP trích dẫn thì « Lào không nhất thiết phải ra mặt đứng về bên nào, vì chỉ cần có một thành viên phản đối, thì ASEAN không đạt được đồng thuận ».
Ngay từ hôm qua, một nhà ngoại giao khác đã xác nhận bế tắc trong ASEAN trên vấn đề Biển Đông : « Quan điểm các bên không thay đổi. Cam Bốt vẫn duy trì một đường lối cứng rắn. Lào thì ẩn đằng sau vai trò Chủ tịch ASEAN của mình và không nói bất cứ điều gì. Nhưng đồng thời Lào cũng cẩn thận không để mích lòng Trung Quốc ».
http://vi.rfi.fr/chau-a/20160723-bien-dong-cam-bot-lai-bi-to-cao-can-tro-dong-thuan-trong-asean
Biển Đông : Hội nghị ngoại trưởng ASEAN bế tắc
Ngoại trưởng Lào Saleumxay Kommasith phát biểu khai mạc Hội nghị các ngoại trưởng ASEAN lầnthuws 49, Vientiane, ngày 24/07/2016(@asean secretariat)
Hội nghị các ngoại trưởng ASEAN họp hôm nay, 24/07/2016, tại Lào rất khó ra được một thông cáo chung, đề cập đến vấn đề Biển Đông. Các quốc gia Đông Nam Á tiếp tục bị chia rẽ do áp lực của Trung Quốc.
Cuộc họp các lãnh đạo ngoại giao ASEAN tại Vientiane là hội nghị quan trọng đầu tiên của các nước Đông Nam Á, kể từ khi Tòa Án Trọng Tài Thường Trực ra phán quyết bác bỏ các tham vọng chủ quyền của Bắc Kinh trên gần trọn Biển Đông, ngày 12/07/2016. Bốn quốc gia ASEAN, gồm Việt Nam, Philippines, Malaysia và Brunei, có các tranh chấp chủ quyền với Trung Quốc tại vùng biển này.
Hội nghị ngoại trưởng ASEAN sẽ phải ra một thông cáo chung hôm nay. Theo các nguồn tin ngoại giao, được hãng tin Kyodo dẫn lại, ngoài Philippines và Việt Nam, thì Indonesia, Singapore và Miến Điện đều muốn đưa vấn đề Biển Đông vào bản thông cáo chung, yêu cầu các bên liên quan giải quyết các tranh chấp tại khu vực này bằng con đường « pháp lý và ngoại giao ».
Tuy nhiên, các nỗ lực nói trên dường như đang rơi vào bế tắc do lập trường của Cam Bốt, muốn gạt vấn đề Biển Đông khỏi thông cáo chung để tránh làm mất lòng Bắc Kinh. Trung Quốc bị cáo buộc sử dụng ảnh hưởng, đặc biệt với Cam Bốt và Lào, để chia rẽ ASEAN, vốn vận thành theo nguyên tắc đồng thuận. Một số nguồn tin của AP cho biết ngày hôm qua mục Biển Đông trong bản dự thảo tuyên bố chung vẫn được để trống, để chờ sự đồng ý của toàn bộ các thành viên ASEAN.
Năm 2012, lần đầu tiên trong lịch sử của khối, hội nghi ngoại trưởng ASEAN tại Phnom Penh đã không ra được thông cáo chung, do Cam Bốt phản đối việc đưa vấn đề Biển Đông vào văn bản này.
Ngày mai, ngoại trưởng Hoa Kỳ John Kerry sẽ tới Lào để tham gia đối thoại ASEAN – Hoa Kỳ và một số diễn đàn đối thoại khu vực khác. Trước chuyến công du của ông John Kerry, trả lời báo giới, một quan chức bộ Ngoại Giao Mỹ cho biết Washington sẽ thúc đẩy để các bên liên quan tìm kiếm giải pháp ngoại giao nhằm giải quyết hòa bình các tranh chấp tại Biển Đông.
http://vi.rfi.fr/viet-nam/20160724-bien-dong-hoi-nghi-ngoai-truong-asean-be-tac
Hội nghị ngoại trưởng ASEAN sẽ phải ra một thông cáo chung hôm nay. Theo các nguồn tin ngoại giao, được hãng tin Kyodo dẫn lại, ngoài Philippines và Việt Nam, thì Indonesia, Singapore và Miến Điện đều muốn đưa vấn đề Biển Đông vào bản thông cáo chung, yêu cầu các bên liên quan giải quyết các tranh chấp tại khu vực này bằng con đường « pháp lý và ngoại giao ».
Tuy nhiên, các nỗ lực nói trên dường như đang rơi vào bế tắc do lập trường của Cam Bốt, muốn gạt vấn đề Biển Đông khỏi thông cáo chung để tránh làm mất lòng Bắc Kinh. Trung Quốc bị cáo buộc sử dụng ảnh hưởng, đặc biệt với Cam Bốt và Lào, để chia rẽ ASEAN, vốn vận thành theo nguyên tắc đồng thuận. Một số nguồn tin của AP cho biết ngày hôm qua mục Biển Đông trong bản dự thảo tuyên bố chung vẫn được để trống, để chờ sự đồng ý của toàn bộ các thành viên ASEAN.
Năm 2012, lần đầu tiên trong lịch sử của khối, hội nghi ngoại trưởng ASEAN tại Phnom Penh đã không ra được thông cáo chung, do Cam Bốt phản đối việc đưa vấn đề Biển Đông vào văn bản này.
http://vi.rfi.fr/viet-nam/20160724-bien-dong-hoi-nghi-ngoai-truong-asean-be-tac
Geen opmerkingen:
Een reactie posten