zondag 10 juli 2016

Ba hạm đội Trung Quốc tập trận ở Hoàng Sa để... ‘dằn mặt’ Việt Nam

Ba hạm đội Trung Quốc tập trận ở Hoàng Sa, ‘dằn mặt’ Việt Nam

Hình minh họa Trung Quốc tập trận ở Hoàng Sa. (Hình: AP)
Hình minh họa Trung Quốc tập trận ở Hoàng Sa. (Hình: AP)
BẮC KINH (NV) – Truyền thông nhà nước Trung Quốc loan tin cuộc tập trận quy mô với sự tham gia của ba hạm đội ở khu vực quần đảo Hoàng Sa đã bắt đầu từ hôm Thứ Năm và sẽ kết thúc ngày 11 tháng 7 năm 2016.
Cuộc tập trận quy mô này diễn ra nhân dịp Tòa Án Quốc Tế sắp phán quyết về vụ Philippines kiện yêu sách đường “Lưỡi Bò” mà Trung Quốc tuyên bố chiếm hơn 80% Biển Đông.
Nhiều khu vực của Việt Nam và Philippines bị “Lưỡi Bò” này liếm sâu vào các vùng đặc quyền kinh tế. Cũng vì vậy Trung Quốc từng đưa tàu tới ngăn cản các tàu thăm dò tìm kiếm dầu khí của Việt Nam cũng như của Philippines.
Theo truyền thông nhà nước Trung Quốc từ hãng thông tấn đến truyền hình, báo chí, cuộc tập trận phối hợp của ba hạm đội diễn ra ở khu vực phía Nam đảo Hải Nam và gần quần đảo Hoàng Sa mà Trung Quốc cướp của Việt Nam từ năm 1974.
Các bản tin này khoe rằng lực lượng hải quân của họ “thực tập tác chiến” với cả “bắn hỏa tiễn thật” chống tàu ngầm. Truyền hình Trung Quốc chiếu cảnh tập trận có cả máy bay chiến đấu và chiến hạm phóng hỏa tiễn, thủy lôi, máy bay trực thăng cất cánh từ chiến hạm, tàu ngầm trồi lên từ dưới mặt nước.
“Cuộc tập trận chú trọng về kiểm soát hoạt động không quân, hải chiến và tác chiến chống tàu ngầm,” báo Quân Đội Nhân Dân của quân đội Trung Quốc kể như thế trên báo mạng.
Bắc Kinh thì chối rằng cuộc tập trận đang diễn ra là cuộc tập trận thường xuyên đã được xếp đặt từ lâu nhưng giới bình luận thời sự quốc tế đều cho rằng Bắc Kinh tổ chức tập trận quy mô ở Hoàng Sa trước ngày Thứ Ba, 12 tháng 7, 2016 mà Tòa Án Quốc Tế The Hague sẽ ra phán quyết, có mục đích đe dọa Việt Nam và Philippines. Đồng thời cũng muốn bắn tiếng cho cả Mỹ biết là Bắc Kinh cũng không ngán ai.
Tuần qua, khi hay tin Trung Quốc đưa ba hạm đội đến tập trận ở Hoàng Sa, Hà Nội cho phát ngôn viên Bộ Ngoại Giao lên tiếng phản đối. Báo chí Trung Quốc nói những lời chê bai ám chỉ sự khinh thường mà họ nói đó chỉ là những lời phản đối suông quen thuộc của nhà cầm quyền CSVN.
Ít ngày trước đó, cuối tháng 6, người ta thấy Dương Khiết Trì, ủy viên Quốc Vụ Viện Trung Quốc đặc trách đối ngoại, cầm đầu một phái đoàn tới Hà Nội “tham dự phiên họp thứ 9 ủy ban chỉ đạo hợp tác song phương Việt Nam-Trung Quốc.”
Theo hãng thông tấn AP thuật lời ông Trần Công Trục, nguyên trưởng phái đoàn của Việt Nam đàm phán biên giới với Trung Quốc, có thể Dương Khiết Trì đến vận động Hà Nội về phán quyết của Tòa Quốc Tế nhưng quan điểm của Việt Nam đối với cái đòi hỏi đường “Lưỡi Bò” ngang ngược của Trung Quốc cũng không thay đổi.
Liệu chuyến đi không đạt kết quả như ý muốn của Dương Khiết Trì có dẫn đến việc Bắc Kinh đưa ba hạm đội đến Hoàng Sa tập trận để dằn mặt Hà Nội? Hiện giới bình luận thời sự đưa ra nhiều dự đoán về phản ứng của Bắc Kinh sau khi có phán quyết từ tảng lờ đến hung hăng hơn. Nhưng ít nhất, những ngày gần đây, guồng máy tuyên truyền của Bắc Kinh luôn luôn có những bài bình luận đả kích Tòa Án Quốc Tế cũng như Mỹ. (TN)
SHARE

http://www.nguoi-viet.com/viet-nam/ba-ham-doi-trung-quoc-tap-tran-o-hoang-sa-dan-mat-viet-nam/

Việt Nam phản đối Trung Quốc tổ chức tập trận ở Hoàng Sa

Chiến hạm của Hải Quân Trung Quốc ở Biển Ðông. (Hình: AFP)
Chiến hạm của Hải Quân Trung Quốc ở Biển Ðông. (Hình: AFP)
HÀ NỘI (NV) – “Việc Trung Quốc tổ chức tập trận từ ngày 5 đến 11 tháng 7 là đe dọa an ninh, an toàn hàng hải, xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa.”
Ðó là phản ứng mới nhất của Việt Nam liên quan đến hành động mới nhất của Trung Quốc tại Biển Ðông.
Trước đó, Cục Quản Lý An Toàn Hàng Hải của Trung Quốc đã phát lệnh cấm tất cả các phương tiện hàng hải qua lại trong vùng biển giữa đảo Hải Nam và quần đảo Hoàng Sa từ ngày 5 tháng 7 đến ngày 11 tháng 7 vì Trung Quốc sẽ tập trận tại đó.
Tuy Trung Quốc cho rằng cuộc tập trận này là bình thường vì được tổ chức thường xuyên hàng năm nhưng giới quan sát thời sự lại nhận định khác. Theo họ, việc Trung Cộng quyết định tập trận và sắp đặt để cuộc tập trận vừa kể kết thúc sát ngày Tòa Trọng Tài về Luật Biển của Liên Hiệp Quốc, công bố phán quyết phân xử vụ Philippines kiện yêu sách của Trung Cộng về chủ quyền ở Biển Ðông được xem như một lời cảnh cáo: Trung Quốc không những sẽ gạt bỏ phán quyết của Tòa mà còn sẵn sàng sử dụng vũ lực để thực hiện cho bằng được việc áp đặt yêu sách của Trung Quốc về chủ quyền đối với 80% diện tích Biển Ðông.
Phát ngôn viên Bộ Ngoại Giao Việt Nam, nhận định, cuộc tập trận vừa kể cho thấy trái ngược với “nhận thức chung của lãnh đạo cao cấp hai nước,” Trung Quốc thêm một lần nữa “vi phạm luật pháp quốc tế trong đó có Công ước về Luật Biển và Tuyên bố về Ứng xử của các bên ở Biển Ðông (DOC).” Việt Nam đòi Trung Quốc chấm dứt ngay vi phạm này.
Song song với việc tổ chức tập trận ở Biển Ðông, tờ Hoàn Cầu Thời Báo – một ấn bản của tờ Nhân Dân Nhật Báo, cơ quan ngôn luận của Ðảng Cộng Sản Trung Quốc, vừa phát lời kêu gọi Trung Quốc nên chuẩn bị cho việc đối đầu về quân sự tại Biển Ðông.
Theo tờ báo này, tranh chấp Biển Ðông vốn đã phức tạp vì có sự can dự của Hoa Kỳ, nay sẽ phức tạp hơn do phán quyết của Tòa Trọng Tài về Luật Biển của Liên Hiệp Quốc. Cũng vì vậy, nên Trung Quốc phải gia tăng khả năng răn đe quân sự. Cho dù trong ngắn hạn, Trung Quốc không thể theo kịp Hoa Kỳ về quân sự nhưng nếu chuẩn bị kỹ lưỡng, Trung Quốc sẽ có thể khiến Hoa Kỳ phải trả giá đắt khi sử dùng vũ lực can thiệp vào tranh chấp tại Biển Ðông.
China Daily thì kêu gọi Philippines gạt bỏ phán quyết mà Tòa Trọng Tài về Luật Biển của Liên Hiệp Quốc sẽ công bố vào ngày 12 tháng 7 để ngồi xuống đàm phán với Trung Quốc. Trung Quốc sẵn sàng thương lượng nhằm giải quyết ổn thỏa những bất đồng giữa hai bên về chủ quyền tại Biển Ðông.
Theo China Daily, Trung Quốc và chính phủ mới tại Philippines có thể hợp tác để cùng phát triển. Hồi đầu năm 2013, Philippines đã nộp đơn kiện yêu sách của Trung Quốc về chủ quyền tại Biển Ðông, ở Tòa Trọng Tài về Luật Biển của Liên Hiệp Quốc. Do không tin Trung Quốc, Philippines chưa bao giờ đàm phán với Trung Quốc về những bất đồng liên quan tới chủ quyền ở Biển Ðông.
Cuối tuần vừa qua, ngay sau khi Nhật trở thành chủ tịch luân phiên của Hội Ðồng Bảo An Liên Hiệp Quốc, đại sứ Nhật tại Liên Hiệp Quốc đã thông báo rằng nếu có thành viên nào yêu cầu, Hội Ðồng Bảo An Liên Hiệp Quốc sẽ đưa Biển Ðông vào chương trình nghị sự. (G.Ð)

http://www.nguoi-viet.com/viet-nam/viet-nam-phan-doi-trung-quoc-to-chuc-tap-tran-o-hoang-sa/

Trung Quốc sẽ ‘vứt bỏ phán quyết của Tòa Luật Biển’

USS Spruance - một trong ba khu trục hạm của Hải Quân Hoa Kỳ đang tuần tra ở biển Ðông. (Hình: U.S Navy)
USS Spruance – một trong ba khu trục hạm của Hải Quân Hoa Kỳ đang tuần tra ở biển Ðông. (Hình: U.S Navy)
BẮC KINH (NV) – Theo Tân Hoa Xã, hôm 6 tháng 7, ông Vương Nghị, ngoại trưởng Trung Quốc đã minh định như thế với ông John Kerry, ngoại trưởng Hoa Kỳ, khi cả hai trò chuyện qua điện thoại.
Trong cuộc trò chuyện với ngoại trưởng Hoa Kỳ, ngoại trưởng Trung Quốc nhấn mạnh, Trung Quốc sẽ cương quyết bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, quyền tự do hàng hải, cũng như an toàn và sự ổn định tại Biển Ðông bất kể nội dung phán quyết của Tòa Trọng Tài về Luật Biển của Liên Hiệp Quốc ra sao.
Ngoại trưởng Trung Quốc cũng đã khuyến cáo Hoa Kỳ cần tôn trọng cam kết không đứng về phía nào trong các tranh chấp chủ quyền, thận trọng trong hành động và lời lẽ, không thực hiện bất kỳ các hành động nào xâm phạm chủ quyền và an ninh của Trung Quốc.
Philippines đã nộp đơn kiện yêu sách của Trung Quốc về chủ quyền ở Biển Ðông tại Tòa Trọng Tài về Luật Biển của Liên Hiệp Quốc hồi tháng 1 năm 2013. Dù Tòa Trọng tài về Luật Biển của Liên Hiệp Quốc đã vài lần yêu cầu Trung Quốc trình bày luận điểm, cung cấp chứng cứ nhưng Trung Quốc liên tục phủ nhận thẩm quyền của Tòa vì theo Trung Quốc, Trung Quốc có chủ quyền “bất khả tranh biện” ở Biển Ðông, tranh chấp về chủ quyền tại Biển Ðông là chuyện riêng giữa Trung Quốc với từng quốc gia có bất đồng trong vấn đề này. Trung Quốc không chấp nhận sự can dự của bên thứ ba.
Tuy Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ chỉ xác nhận ngoại trưởng Hoa Kỳ có thảo luận với ngoại trưởng Trung Quốc qua điện thoại vào ngày 6 tháng 7 và không cho biết nội dung cuộc thảo luận nhưng ngày 7 tháng 7, Navy Times một ấn bản của Military Times loan báo, trong hai tuần gần đây, ba khu trục hạm USS Momsen, USS Spruance và USS Stethem đã liên tục thực hiện các cuộc tuần tra ở quần đảo Trường Sa.
Trước đó, Hải Quân Hoa Kỳ từng loan báo đã điều động ba khu trục hạm vừa kể thực hiện các cuộc tuần tra ở Biển Ðông nhằm bảo vệ an ninh hàng hải và duy trì sự ổn định trong khu vực nhưng không cho biết chi tiết. Nay, Navy Times tiết lộ, Momsen, Spruance và Stethem đã thực hiện các cuộc tuần tra quanh bãi cạn Scarborough và những thực thể khác ở quần đảo Trường Sa. Khoảng cách từ các chiến hạm Hoa Kỳ với những thực thể vừa kể nằm trong phạm vi từ 14 đến 20 hải lý.
Cho dù các chiến hạm của Hoa Kỳ không tiến vào bên trong phạm vi 12 hải lý (theo luật pháp quốc tế, phạm vi 12 hải lý quanh các hòn đảo là vùng biển bất khả xâm phạm vì thuộc chủ quyền của quốc gia sở hữu những đảo đó tuy nhiên từ tháng 10 năm ngoái đến nay, Hoa Kỳ đã ba lần điều động chiến hạm vào tuần tra bên trong phạm vi 12 hải lý của cả các đảo tự nhiên lẫn nhân tạo mà Trung Quốc đang chiếm giữ ở quần đảo Hoàng Sa, quần đảo Trường Sa và liên tục khẳng định là Trung Quốc có chủ quyền “bất khả tranh biện,” nhưng giới quan sát thời sự tin rằng, đó chính là cách mà Hoa Kỳ trình bày quyết tâm thực hiện lập trường của mình về vấn đề Biển Ðông.
Hoa Kỳ từng nhiều lần đề nghị các quốc gia đang có tranh chấp chủ quyền tại Biển Ðông không thay đổi hiện trạng Biển Ðông, ngưng bồi đắp-xây dựng-bài bố nhằm quân sự hóa Biển Ðông, đe dọa an ninh và hòa bình trong khu vực có hải lộ quan trọng với kinh tế của cả Hoa Kỳ lẫn cộng đồng quốc tế.
Tiết lộ của Navy Times cho thấy dường như Hoa Kỳ và Trung Quốc đang thăm dò mức độ kiên định của nhau.
Sau khi Hoa Kỳ điều động một hải đội theo hàng không mẫu hạm Ronald Reagan vào Biển Ðông nhằm duy trì sự hiện diện tại khu vực Tây Thái Bình Dương, Trung Quốc thực hiện cuộc tập trận được giải thích là “hoạt động thường niên” ở khu vực quần đảo Hoàng Sa từ 5 đến 11 tháng 7. (G.Ð)

http://www.nguoi-viet.com/viet-nam/trung-quoc-se-vut-bo-phan-quyet-cua-toa-luat-bien/



Lạm phát tại Việt Nam tăng liên tiếp 5 tháng qua

Lạm phát tăng liên tục 5 tháng qua vì “giá cả nhiều loại hàng hóa, dịch vụ có xu hướng tăng cao hơn cùng kỳ nhiều năm trước gây áp lực trực tiếp đến khả năng kiềm chế lạm phát.”

Nhiều báo ‘xé rào’ vụ Formosa khiến chóp bu CSVN tức giận

Tuy nằm trong guồng máy tuyên truyền và bị kiềm chế trong khuôn khổ chặt chẽ của đảng cộng sản nhưng một số tờ báo tại Việt Nam vẫn “xé rào” nhằm cung cấp cho độc giả những thông tin vốn làm cho các lãnh đạo chóp bu tức giận.

Bị cáo kêu gọi công tố viên ‘hãy dũng cảm nhận sai’

Khi được nói lời cuối cùng, Lương Xuân Chung, một trong ba thanh niên bị cáo buộc giết người đã kêu gọi công tố viên hãy dũng cảm thừa nhận sai lầm của hai ngành kiểm sát và công an.

Du khách Trung Quốc có thể làm suy sụp du lịch Việt Nam

Tuần qua, báo chí Việt Nam đăng hàng loạt bài viết nhằm cảnh báo, du lịch Việt Nam có thể suy sụp trầm trọng vì... du khách Trung Quốc đang đổ đến Việt Nam ăn chơi càng ngày càng nhiều. 

Việt Nam chi hơn $3 tỷ mỗi năm nuôi hàng chục ngàn hội đoàn vô tích sự

Việt Nam đang có trên 52,000 hội đoàn, trong đó rất nhiều đang sống hoàn toàn bằng hoặc một phần bằn “bầu sữa ngân sách” lên đến 68,000 tỷ đồng (khoảng $3.4 tỷ) mỗi năm.

Hội nhà báo độc lập Việt Nam ‘gian nan nhưng vẫn tiến tới’

Hôm 4 tháng 7, 2016, tại Sài Gòn, nhân dịp kỉ niệm đúng 2 năm thành lập, các thành viên của Hội Nhà Báo Độc Lập Việt Nam (NBĐLVN) Việt Nam đã ôn lại những sự kiện khó khăn trải qua trong 2 năm, sơ kết những điều hội đã đạt được và đề ra phương hướng phát triển cho tương lai.

Việt Nam phạt hai người đẹp đi thi hoa hậu ở Mỹ

Hoa hậu và Á hậu tại hai cuộc thi sắc đẹp tổ chức ở California, Hoa Kỳ là bà Vũ Thúy Nga và cô Thái Nhã Vân bị các giới chức Việt Nam xử phạt và không công nhận danh hiệu.
 

Geen opmerkingen:

Een reactie posten