Philippines : Một trong những nước nguy hiểm nhất đối với phóng viên
(DR)
Hôm nay, 08/12/2013, cảnh sát Philippines thông báo vừa có thêm một phóng viên đài phát thanh bị bắn chết ở miền nam nước này, nhà báo thứ hai bị hạ sát như vậy chỉ trong vòng một tuần. Sự kiện này cho thấy Philippines vẫn là một trong những quốc gia nguy hiểm nhất thế giới đối với phóng viên.
Theo tường trình của cảnh sát Philippines, Michael Diaz Milo, 34 tuổi, người dẫn một chương trình phát thanh hàng ngày và cũng là Giám đốc chương trình của đài phát thanh DXFM đã bị các tay súng đi xe gắn máy bắn vào đầu, chiều tối hôm qua, khi ông đang lái xe tại thành phố cảng Tandag.
Cảnh sát Philippines không xác định động cơ của các tên sát nhân, nhưng một lãnh đạo của đài DXFM, King De La Rosa, cho biết là trước đó Michael Diaz Milo có nói là ông đã nhiều lần bị hăm dọa tính mạng, tuy không nói rõ là ai dọa giết.
Milo là người dẫn một chương trình phát thanh hàng ngày về y học và về các vấn đề địa phương ở Tandag, một thành phố nhỏ sống về ngư nghiệp và nông nghiệp, nằm trên đảo Mindanao ở miền nam Philippines, khu vực mà tình hình vẫn còn rối loạn.
Vụ hạ sát Milo xảy ra chỉ một tuần sau khi một người dẫn chương trình phát thanh khác, Joas Dignos, cũng bị các tay súng đi xe gắn máy bắn chết ở Mindanao. Đây là những vụ mới nhất trong một loạt các vụ hạ sát phóng viên mà cho tới nay vẫn chưa được giải quyết ở Philippines.
Phát ngôn viên của Tổng thống Benigno Aquino, Herminio Coloma, hôm nay thông báo là cảnh sát ở địa phương đã lập một đội đặc nhiệm để truy lùng những kẻ sát nhân. Phát ngôn này cho biết : « Mọi cơ quan của chính phủ sẽ hợp lực để điều tra và bắt giữ các thủ phạm nhằm thực thi công lý cho những nhà báo bị giết hại ».
Được bầu làm Tổng thống vào năm 2010 với một chương trình tranh cử mang tính cải cách, ông Aquino đã từng hứa là chính phủ của ông sẽ ngăn chận các vụ sát hại nhà báo, thế nhưng, các cơ quan truyền thông Philippines cho rằng Tổng thống Aquino đã không thực hiện đúng lời hứa đó.
Theo thống kê của Ủy ban Bảo vệ Nhà báo, chưa tính trường hợp của Milo và Dignos, từ năm 1992 đến nay, ít nhất 72 phóng viên đã bị sát hại ở Philippines.
Một trong những vụ kinh khủng nhất là vào tháng 11/2009. Trong số 58 người bị một phe nhóm có thế lực ở địa phương bắt cóc và thảm sát ở tỉnh Maguidanao ở miền nam Philippines vào lúc đó, có đến 32 nhà báo. Một số thủ phạm của vụ thảm sát này đang bị xét xử, nhưng nhiều nghi phạm khác vẫn chưa lọt lưới pháp luật.
Trong bảng xếp hạng những nước không ngăn chận được bạo lực đối với giới phóng viên, do Ủy ban Bảo vệ Nhà báo công bố gần đây, Philippines bị xếp hạng thứ ba.
Ngay cả phóng viên nước ngoài cũng chịu chung số phận với đồng nghiệp Philippines, như trường hợp của nhà báo người Jordania của đài kênh truyền hình Al-Arabiya, Bakr Atyani, bị nhóm Hồi giáo cực đoan Philippines Abu Sayaf bắt cóc vào năm 2012 và chỉ mới gần đây mới trốn thoát được. Trong 18 tháng bị giam giữ, Atyani đã sụt từ 85 kg xuống còn 55 kg !
Cảnh sát Philippines không xác định động cơ của các tên sát nhân, nhưng một lãnh đạo của đài DXFM, King De La Rosa, cho biết là trước đó Michael Diaz Milo có nói là ông đã nhiều lần bị hăm dọa tính mạng, tuy không nói rõ là ai dọa giết.
Milo là người dẫn một chương trình phát thanh hàng ngày về y học và về các vấn đề địa phương ở Tandag, một thành phố nhỏ sống về ngư nghiệp và nông nghiệp, nằm trên đảo Mindanao ở miền nam Philippines, khu vực mà tình hình vẫn còn rối loạn.
Vụ hạ sát Milo xảy ra chỉ một tuần sau khi một người dẫn chương trình phát thanh khác, Joas Dignos, cũng bị các tay súng đi xe gắn máy bắn chết ở Mindanao. Đây là những vụ mới nhất trong một loạt các vụ hạ sát phóng viên mà cho tới nay vẫn chưa được giải quyết ở Philippines.
Phát ngôn viên của Tổng thống Benigno Aquino, Herminio Coloma, hôm nay thông báo là cảnh sát ở địa phương đã lập một đội đặc nhiệm để truy lùng những kẻ sát nhân. Phát ngôn này cho biết : « Mọi cơ quan của chính phủ sẽ hợp lực để điều tra và bắt giữ các thủ phạm nhằm thực thi công lý cho những nhà báo bị giết hại ».
Được bầu làm Tổng thống vào năm 2010 với một chương trình tranh cử mang tính cải cách, ông Aquino đã từng hứa là chính phủ của ông sẽ ngăn chận các vụ sát hại nhà báo, thế nhưng, các cơ quan truyền thông Philippines cho rằng Tổng thống Aquino đã không thực hiện đúng lời hứa đó.
Theo thống kê của Ủy ban Bảo vệ Nhà báo, chưa tính trường hợp của Milo và Dignos, từ năm 1992 đến nay, ít nhất 72 phóng viên đã bị sát hại ở Philippines.
Một trong những vụ kinh khủng nhất là vào tháng 11/2009. Trong số 58 người bị một phe nhóm có thế lực ở địa phương bắt cóc và thảm sát ở tỉnh Maguidanao ở miền nam Philippines vào lúc đó, có đến 32 nhà báo. Một số thủ phạm của vụ thảm sát này đang bị xét xử, nhưng nhiều nghi phạm khác vẫn chưa lọt lưới pháp luật.
Trong bảng xếp hạng những nước không ngăn chận được bạo lực đối với giới phóng viên, do Ủy ban Bảo vệ Nhà báo công bố gần đây, Philippines bị xếp hạng thứ ba.
Ngay cả phóng viên nước ngoài cũng chịu chung số phận với đồng nghiệp Philippines, như trường hợp của nhà báo người Jordania của đài kênh truyền hình Al-Arabiya, Bakr Atyani, bị nhóm Hồi giáo cực đoan Philippines Abu Sayaf bắt cóc vào năm 2012 và chỉ mới gần đây mới trốn thoát được. Trong 18 tháng bị giam giữ, Atyani đã sụt từ 85 kg xuống còn 55 kg !
Geen opmerkingen:
Een reactie posten