maandag 16 december 2013

Việt Nam: Nhóm lợi ích ăn hết phần lời của nông dân

Nhóm lợi ích ăn hết phần lời của nông dân

Nam Nguyên, phóng viên RFA
2013-08-13
Email
Ý kiến của Bạn
Chia sẻ
In trang này

Nông dân đồng bằng sông Cửu Long trong mùa gặt.
Nông dân đồng bằng sông Cửu Long trong mùa gặt.
AFP

Nghe bài này
Lợi ích nhóm độc quyền trong xuất khẩu gạo đang làm nông dân điêu đứng, dù Việt Nam nhiều năm liền đứng thứ hai thế giới về xuất khẩu gạo.
Người nông dân thiệt đủ đường
Đại biểu Quốc hội, báo chí từ nhiều năm nay đánh động dư luận về vấn đề gọi là nhóm lợi ích trong kinh doanh xuất khẩu gạo. Gần đây dư luận làm nóng sự kiện các nhà xuất khẩu bí đầu ra, đã ký hợp đồng bán gạo với giá rẻ nhất thế giới và tất nhiên nông dân bị thiệt vì phải bán lúa giá rẻ hơn cho thương lái, để thành phần này bán gạo nguyên liệu cho doanh nghiệp xuất khẩu. Thương lái và nhà xuất khẩu mỗi người hưởng một phần lời chênh lệch giá, dù giá gạo xuất khẩu rẻ cỡ nào đi nữa, chỉ có nông dân không đủ sống.
Chính phủ giao cho Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA) điều hành thực hiện xuất khẩu gạo, bề ngoài là theo cơ chế thị trường, nhưng bên trong là độc quyền trá hình. Trong VFA, 2 Tổng Công ty Lương thực miền Nam và miền Bắc chiếm lĩnh 60%-70% thị phần xuất khẩu gạo, lại có đặc quyền đi dự đấu thầu ở nước ngoài để ký các hợp đồng lớn cấp chính phủ rồi về phân bổ lại cho các đơn vị.
Bây giờ phải để cho doanh nghiệp có quyền xuất khẩu, nếu không thì không tội tình gì họ tốn công xây dựng vùng nguyên liệu, người ta chăm sóc nông dân, cho nông dân vay giúp đỡ nông dân trong thời gian sản xuất, rồi cuối cùng làm ra gạo tốt lại không cho xuất
GSTiến sĩ Võ Tòng Xuân
Điểm mặt 100 doanh nghiệp xuất khẩu gạo hiện nay thì đa số là công ty con của hai Tổng Công ty Lương thực miền Nam và miền Bắc.
Người nông dân thành phần chịu thiệt thòi nhiều nhất trong xã hội
Người nông dân thành phần chịu thiệt thòi nhiều nhất trong xã hội

Trả lời Nam Nguyên vào tối 12/8/2013, Giáo sư Tiến sĩ Võ Tòng Xuân, Hiệu trưởng trường Đại học Tân Tạo Long An nhận định:
“ Báo chí nói riết cũng uể oải, vì cái nhóm lợi ích nó mạnh quá. Hai ông Vinafood và VFA phải bước xuống, chứ cứ cho họ quyền lực như thế, hai cơ quan nhưng thực sự chỉ là một. Bây giờ phải để cho doanh nghiệp có quyền xuất khẩu, nếu không thì không tội tình gì họ tốn công xây dựng vùng nguyên liệu, người ta chăm sóc nông dân, cho nông dân vay giúp đỡ nông dân trong thời gian sản xuất, rồi cuối cùng làm ra gạo tốt lại không cho xuất.
Như vậy tất cả những người có nhiệt tình, có thị trường, người ta không thể nào đeo đuổi được. Bây giờ nó nói anh có thị trường, anh giao cho tôi, ai mua anh giao cho tôi để tôi bán cho người ta, thế đâu có được.”
Bà Phạm Chi Lan chuyên gia kinh tế ở Hà Nội, nguyên thành viên Ban Nghiên cứu của Thủ tướng Phan Văn Khải nhận định rằng, chính phủ tổ chức kinh doanh những ngành hàng lớn theo hình thức gần như độc quyền. Bà nói:
“Điển hình nhất là lúa gạo giao cho Hiệp hội Lương thực (VFA) có quyền quá lớn trong việc quyết định về giá cả, quyết định về các thương vụ kinh doanh lớn, họ dùng vị thế của họ như vậy làm cho Hiệp hội nằm trong sự chi phối của một số Tổng công ty Lương thực lớn của Nhà nước như Tổng Công ty Lương thực I, Tổng Công ty Lương thực II. Như vậy cũng có phần nào lấn áp các doanh nghiệp khác cũng kinh doanh lúa gạo và như vậy kết quả thua thiệt cuối cùng bao giờ cũng là nông dân.”
Phải chấm dứt độc quyền
Trồng lúa để xuất khẩu gạo sẽ vẫn tiếp tục ở qui mô hiện nay, cho đến khi chính phủ có giải pháp chuyển đổi cơ cấu cây trồng. Nhưng trong cấp thời phải gắn kết nông dân với doanh nghiệp và chấm dứt độc quyền lợi ích nhóm trong kinh doanh xuất khẩu.
Các bao gạo Việt Nam được chuyển lên tàu để xuất khẩu. AFP
Các bao gạo Việt Nam được chuyển lên tàu để xuất khẩu. AFP

Theo GSTS Võ Tòng Xuân, Nghị định 109 về kinh doanh xuất khẩu gạo tức qui định còn lại một trăm mấy chục nhà xuất khẩu, thì phải thực sự cho người ta xuất khẩu, chứ không phải cuối cùng cũng tóm lại chỗ VFA. GSTS Võ Tòng Xuân dẫn lời Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải nói, doanh nghiệp phải có vùng nguyên liệu, có sản xuất, có nhà kho, có chỗ phơi, có nhà máy chế biến gạo thì mới được xuất khẩu gạo, còn chỉ có đi buôn thôi thì không được.  GSTS Võ Tòng Xuân tiếp lời:
Tôi ước mong siết chặt lại như thế thì những người có khả năng tạo vùng nguyên liệu làm ăn với người nông dân, người ta sẽ xuất được. Chứ còn bây giờ, tuy có Nghị định 109 ra nhưng vẫn để cho ông Vinafood xuất hết, hoặc phần lớn là ông ấy thôi. Mà Vinafood đâu có nông dân nào đâu, có miếng đất nào đâu
GSTS Võ Tòng Xuân
“Tôi ước mong siết chặt lại như thế thì những người có khả năng tạo vùng nguyên liệu làm ăn với người nông dân, người ta sẽ xuất được. Chứ còn bây giờ, tuy có Nghị định 109 ra nhưng vẫn để cho ông Vinafood xuất hết, hoặc phần lớn là ông ấy thôi. Mà Vinafood đâu có nông dân nào đâu, có miếng đất nào đâu. Ông chỉ bắt các ‘chư hầu’ các công ty lương thực tỉnh nộp lên.
Các công ty lương thực này cũng không có vùng nguyên liệu, nó chỉ sử dụng thương lái để mua cho nó, rồi đưa lên. Bây giờ phải buộc nhá xuất khẩu tổ chức sản xuất vùng nguyên liệu của mình, anh chăm sóc người nông dân, sản xuất ra một loại lúa chất lượng cao, rồi có nhà máy chế biến đàng hoàng. Bao gạo của anh sẽ có thương hiệu. Gạo Việt Nam tới giờ này không có thương hiệu mạnh chỉ tại vì Nhà nước bao che cho bọn tham nhũng.”
Tại Hà Nội, ngày 7/8/2013 Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương công bố Báo cáo đặc điểm kinh tế nông thôn Việt Nam- Kết quả điều tra hộ gia đình nông thôn 2012 tại 12 tỉnh cho thấy thu nhập của hộ gia đình nông dân chỉ đạt hơn 48.000đ một ngày tức 1.458.000đ một tháng. Nếu trên cơ sở mỗi hộ 4 người thì một năm mỗi nông dân chỉ đạt thu nhập trung bình 4,2 triệu đồng tương đương 200 USD. Đây cũng là thu nhập bình quân đầu người của Việt Nam trước thời kỳ đổi mới. Hiện nay thu nhập bình quân đầu người của Việt Nam là hơn 1.600 USD/năm. Rõ ràng khoảng cách đời sống giữa nông thôn và thành thị là quá lớn.
Trong câu chuyện với chúng tôi, GSTS Võ Tòng Xuân nói là nông dân quá nghèo sau 38 năm đất nước qui về một mối. Thành quả nông nghiệp thấy được là sản lượng vượt bậc, nhưng thiếu chiến lược. Xuất khẩu gần 4 tỷ đô la gạo một năm, thì nhập lại bắp đậu nành nguyên liệu thức ăn chăn nuôi cũng tương đương. Theo GSTS Võ Tòng Xuân, tái cơ cấu nông nghiệp là câu chuyện hàng chục năm, không phải một hai năm, nhưng ngay bây giờ phải có tầm nhìn chiến lược, không phải lủng đâu vá đấy và để mặc nông dân tự bơi. Thay đổi cơ cấu nông nghiệp, dù với bất cứ trồng cây gì, chăn nuôi gì đều phải gắn kết theo chuỗi giá trị ngành hàng từ sản xuất, chế biến tới tồn trữ và tiêu thụ.

http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/interes-grp-ble-farmer-08132013074350.html

Nông dân trồng lúa vẫn quá nghèo

Nam Nguyên, phóng viên RFA
2013-12-10
Email
Ý kiến của Bạn
Chia sẻ
In trang này

Người nông dân Việt Nam cần cù chăm chỉ, làm việc từ tờ mờ sáng
Người nông dân Việt Nam cần cù chăm chỉ, làm việc từ tờ mờ sáng
AFP

Nghe bài này
Năm 2013 tiếp tục là một năm đầy khó khăn cho người nông dân trồng lúa ở đồng bằng sông Cửu Long. Thành phần này là những nhà nông vất vả trên đồng ruộng nhưng lại chỉ có lợi nhuận bằng một nửa mức lương tối thiểu của công nhân.
Những cái nhất của người nông dân
Chủ tịch Hội Nông dân Việt Nam Nguyễn Quốc Cường mô tả người nông dân Việt Nam đứng đầu với 5 cái nhất của xã hội: Đông nhất nghèo nhất, nhiều bức xúc nhất, hy sinh nhiều nhất và hưởng lợi ít nhất. ông Nguyễn Quốc Cường đã phát biểu như thế trong cuộc hội thảo tổ chức ngày 3/12 tại Hà Nội. Phát biểu của ông Cường gây được sự chú ý trong bối cảnh chính phủ nhiều lần hứa hẹn thay đổi thực trạng mà chưa thấy kết quả.
Một người trồng lúa ở đồng bằng sông Cửu Long tâm sự:
“Năm 2013 này lợi nhuận của nông dân rất là mỏng, sinh hoạt hàng ngày vật giá leo thang, các mặt hàng tiêu dùng đâu có hạ giá như nông dân bán lúa bị hạ giá. Thu nhập của nông dân đã thấp rồi, chi phí rất cân nhắc thành thử thu nhập của nông dân 2013 không bằng mấy năm trước, lúc xuất khẩu thuận lợi. Năm nay một phần cũng tại ông Hiệp Hội ém giá chứ không phải lúa rẻ, vô tình nông dân chịu khổ. Nông dân đi từ đâu tới đâu đều khổ hết, thậm chí những người bán hàng hóa ở chợ bán cho nông dân cũng bị chậm… nó ảnh hưởng chung với nhau.
Người nông dân Việt Nam đứng đầu với 5 cái nhất của xã hội: Đông nhất nghèo nhất, nhiều bức xúc nhất, hy sinh nhiều nhất và hưởng lợi ít nhất.
CT Hội Nông dân VN, Nguyễn Quốc Cường
Nghèo nhất trong số những nông dân nghèo phải kể tới người trồng lúa, cho dù đó là đồng bằng sông Cửu Long, vựa lúa cung cấp đến 90% tổng lượng gạo xuất khẩu của Việt Nam, giúp Việt Nam nhiều năm luôn ở trong tốp 3 nước xuất khẩu gạo lớn nhất thế giới. Thu nhập trung bình của người trồng lúa đồng bằng sông Cửu Long được ghi nhận là 535.000đ/ tháng/người. Đây là số liệu đáng tin cậy do Viện Chính sách và Chiến lược Phát triển Nông nghiệp Nông thôn cùng Tổ chức phi chính phủ Oxfam nghiên cứu và công bố gần đây.
Các bao gạo Việt Nam được chuyển lên tàu để xuất khẩu. AFP
Các bao gạo Việt Nam được chuyển lên tàu để xuất khẩu. AFP

Nhược điểm của chính sách lúa gạo của Việt Nam là một câu chuyện dài, từ ruộng đất manh mún sản xuất nhỏ lẻ, tới chất lượng thấp, công nghệ sau thu hoạch lạc hậu. Nhưng điều quan trọng là nó vẫn mãi không hình thành được một chuỗi sản xuất theo giá trị ngành hàng từ đầu vào đến đầu ra, để có sự phân chia lợi nhuận hợp lý hơn.
TS Lê Đăng Doanh  chuyên gia kinh tế độc lập ở Hà Nội nhận định:
“ Việc sản xuất lương thực của Việt Nam hiện nay đang có vấn đề là chưa kết hợp được giữa khâu sản xuất với khâu thu mua chế biến và xuất khẩu. Giữa khâu sản xuất và khâu thu mua, xuất khẩu này lại chưa có hợp đồng một các ổn định vì vậy bị cắt đứt đoạn và hạt gạo Việt Nam phải qua quá nhiều tay thì mới đi đến xuất khẩu được. Cứ mỗi lần như vậy thì những cá nhân thu mua, công ty thu mua đều có một phần lãi nhưng người nông dân thì ít được lãi.”
Sinh hoạt hàng ngày vật giá leo thang, các mặt hàng tiêu dùng đâu có hạ giá như nông dân bán lúa bị hạ giá...một phần cũng tại ông Hiệp Hội ém giá chứ không phải lúa rẻ, vô tình nông dân chịu khổ. Nông dân đi từ đâu tới đâu đều khổ hết
Một nông dân ở ĐBSCL

10 năm vừa qua, các chuyên gia, giới chức cả trong và ngoài chính phủ đã cố gắng đưa ra nhiều giải pháp nhưng chẳng thể thực hiện. Gần đây thì đặt vấn đề tổ chức lại sản xuất sao cho nông dân có lợi nhuận nhiều hơn. Một cuộc cách mạng nông nghiệp-nông dân-nông thôn hay là tái cơ cấu nông nghiệp trong tình hình Việt Nam hiện nay, sẽ rất mất nhiều thời gian, thậm chí hàng chục năm nữa cho dù hệ thống chính trị quyết tâm làm và có đủ ngân sách để thực hiện.

Độc quyền tiêu thụ và xuất khẩu vẫn tồn tại

Trong bối cảnh như vậy, lại một năm nữa trôi qua người nông dân trồng lúa đồng bằng sông Cửu Long không những không khá hơn mà còn nghèo hơn năm ngoái, dù sản lượng không thấp hơn năm cũ. Chính phủ vẫn chưa cải thiện được cơ chế chính sách tiêu thụ và xuất khẩu gạo, vẫn để cho Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA) cầm trịch điều hành theo cách độc quyền.  Chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan, nguyên thành viên ban nghiên cứu của Thủ tướng Chính phủ nhận định:
Gạo Việt Nam xuất khẩu luôn ở trong tốp 3 nước xuất khẩu gạo lớn nhất thế giới
Việt Nam luôn ở trong tốp 3 nước xuất khẩu gạo lớn nhất thế giới nhưng người nông dân VN vẫn nghèo



Giữa khâu sản xuất và khâu thu mua, xuất khẩu này lại chưa có hợp đồng một các ổn định vì vậy bị cắt đứt đoạn và hạt gạo Việt Nam phải qua quá nhiều tay thì mới đi đến xuất khẩu được
TS Lê Đăng Doanh

“Trong những ngành hàng nào mà tổ chức không tốt thì thường ở đấy nó có bóng dáng của lợi ích nhóm, bóng dáng của việc độc quyền,  khía cạnh này…khác, ví dụ như về lương thực về gạo chẳng hạn. Như vậy là nó gây phương hại cho ngành hàng đó, cũng như gây khó khăn cho Việt Nam trong việc xuất khẩu sản phẩm của mình ra ngoài.”
Mặc dù về nguyên tắc Việt Nam theo đuổi thị trường tự do, nhưng hoạt động xuất khẩu gạo hầu như được chi phối bởi hai Tổng công ty Lương thực Miền Nam và Tổng công Ty Lương thực Miền Bắc (Vinafood 2 &Vinafood 1) và hàng chục công ty con trực thuộc. Nhóm thành viên này chi phối từ 60%-70% thị phần xuất khẩu gạo của cả nước.
TS Võ Hùng Dũng, Giám đốc Phòng Thương mại cà Công nghiệp Việt Nam chi nhánh Cần Thơ phân tích về tình trạng bị động trong hoạt động xuất khẩu gạo của Việt Nam.
Khi thị trường thăng hoa, phát triển theo nhu cầu quốc tế tăng lên thì họ dễ dàng bán được gạo, còn khi thị trường suy yếu thì họ gặp bế tắc. Tình trạng này lặp đi lặp lại rất nhiều năm cho tới bây giờ cũng không thay đổi, nếu vậy ngành gạo suy yếu kéo dài và nông dân càng thêm khó khăn. Chỉ tiêu thụ gạo đã như vậy, họ cũng không thể nào phát triển chuỗi giá trị của ngành gạo để tạo ra được giá trị gia tăng mới gì cả.”
Trong những ngành hàng nào mà tổ chức không tốt thì thường ở đấy nó có bóng dáng của lợi ích nhóm, bóng dáng của việc độc quyền, khía cạnh này…khác, ví dụ như về lương thực về gạo chẳng hạn
CGKT Phạm Chi Lan
Những điều mà TS Võ Hùng Dũng vừa phân tích được thể hiện rõ ràng hơn trong những tháng cuối năm 2013. Quí 1-2 VFA chào giá gạo thấp nhất thế giới và vẫn nói là khó cạnh tranh. Đến quí 3 VFA hai lần hạ chỉ tiêu xuất khẩu gạo từ 7,5 triệu tấn xuống mức sau cùng là 6,7 triệu tấn. Hồi tháng 10, Chủ tịch VFA Trương Thanh Phong họp báo ở TP.HCM bật mí cái phao cứu thị trường gạo Việt Nam là  Trung Quốc. Thị trường này đã mua 30% tổng lượng gạo Việt Nam cả chính ngạch và tiểu ngạch và theo lời ông “Nếu không nhờ xuất tiểu ngạch sang Trung Quốc, tình hình xuất khẩu gạo năm nay chưa biết xảy ra chuyện gì.”
Tới ngày 27/11/2013, VFA loan báo trúng thầu bán 500.000 tấn gạo  theo hợp đồng chính phủ cho Philippines với giá tốt. Lúc này VFA báo động có thể sốt giá lúa gạo và không đủ chân hàng gối đầu cho năm 2014, thường là hơn 1,4 triệu tấn.
Giá lúa gạo thấp khi đầu vụ rồi cuối vụ khi nông dân hết lúa mới tăng, rõ ràng chỉ có doanh nghiệp hưởng lợi chênh lệch giá. Năm nay có thêm yếu tố xuất tiểu ngạch qua Trung Quốc với giá cao hơn xuất chính ngạch. Nhưng nông dân nói, chỉ có doanh nghiệp mới có khả năng đưa hàng lên cửa khẩu, không chỉ nông dân thiệt thòi mà Nhà nước cũng mất khá nhiều tiền thuế.

 

Geen opmerkingen:

Een reactie posten