Dân Thụy Sĩ, Nhật, Ý có tuổi thọ cao nhất trong OECD
Cụ bà Rosa Rein, công dân Thụy Sĩ, 112 tuổi
REUTERS
Thụy Sĩ, Nhật và Ý có điểm gì chung ? Thoạt nhìn qua, thì không có gì cả, nhưng người dân của ba nước này có điểm chung là sống lâu, đứng đầu trong bảng xếp hạng về tuổi thọ trong số các thành viên Tổ chức Hợp tác Kinh tế và Phát triển – OECD.
Trong bản tổng quan về sức khỏe thế giới 2013 của OECD, tuổi thọ trung bình của người dân các nước thành viên tổ chức này là 80, tăng thêm 10 năm so với năm 1970. Đây là một bước tiến đáng kể do có những cải thiện quan trọng về điều kiện sống và các tiến bộ trong lĩnh vực y tế.
Thế nhưng, ngoài những yếu tố phổ cập này, thì làm thế nào có thể giải thích được trường hợp ba nước đứng đầu bảng ? Trước đây, Nhật Bản chiếm vị trí số một, với tuổi thọ trung bình là 82,2 ; giờ đây là 82,7 nhưng chia sẻ vị trí số hai với Ý.
Từ lâu nay, giới chuyên gia đưa ra những yếu tố giải thích tuổi thọ cao tại Nhật như chế độ ăn uống cân bằng, chủ yếu là ăn cơm, cá và uống trà. Thế nhưng, dân Ý không ăn kiêng khem như vậy, cho dù có nhiều người đề cao chất lượng mỳ và cà phê đen, những thứ mà dân Ý tiêu thụ hàng ngày.
Thụy Sĩ đứng đầu bảng với tuổi thọ trung bình là 82,8. Nước này có tổng sản phẩm quốc nội – PIB - tính theo đầu người cao nhất Châu Âu. Thế nhưng, sự giàu có của một quốc gia không phải là lợi thế duy nhất cho phép người dân sống lâu. Bằng chứng là dân Mỹ có thu nhập tính theo đầu người cao gần bằng người Thụy Sĩ, nhưng, tuổi thọ lại chỉ là 78,7, thấp hơn cả mức trung bình toàn OECD, tức là kém Thụy Sĩ tới 4 năm.
Trong khi đó, chi phí cho y tế của Hoa Kỳ cao nhất trong OECD, chiếm 17,7% tổng sản phẩm quốc nội. Còn ba nước có tuổi thọ cao nhất thì chi phí y tế không cao lắm, 11% đối với Thụy Sĩ, 9,6% với Nhật Bản và Ý là 9,2%.
Do vậy, phải chăng bí quyết sống lâu là một sự kết hợp, hòa trộn nhiều yếu tố như tiền bạc, thức ăn và chi phí y tế.
Có thể vì thế mà cho dù nước Pháp đang trải qua khủng hoảng, nhưng, tuổi thọ của dân Pháp vẫn khá cao 82,2 và đứng thứ sáu trong bảng xếp hạng của OECD.
Thế nhưng, ngoài những yếu tố phổ cập này, thì làm thế nào có thể giải thích được trường hợp ba nước đứng đầu bảng ? Trước đây, Nhật Bản chiếm vị trí số một, với tuổi thọ trung bình là 82,2 ; giờ đây là 82,7 nhưng chia sẻ vị trí số hai với Ý.
Từ lâu nay, giới chuyên gia đưa ra những yếu tố giải thích tuổi thọ cao tại Nhật như chế độ ăn uống cân bằng, chủ yếu là ăn cơm, cá và uống trà. Thế nhưng, dân Ý không ăn kiêng khem như vậy, cho dù có nhiều người đề cao chất lượng mỳ và cà phê đen, những thứ mà dân Ý tiêu thụ hàng ngày.
Thụy Sĩ đứng đầu bảng với tuổi thọ trung bình là 82,8. Nước này có tổng sản phẩm quốc nội – PIB - tính theo đầu người cao nhất Châu Âu. Thế nhưng, sự giàu có của một quốc gia không phải là lợi thế duy nhất cho phép người dân sống lâu. Bằng chứng là dân Mỹ có thu nhập tính theo đầu người cao gần bằng người Thụy Sĩ, nhưng, tuổi thọ lại chỉ là 78,7, thấp hơn cả mức trung bình toàn OECD, tức là kém Thụy Sĩ tới 4 năm.
Trong khi đó, chi phí cho y tế của Hoa Kỳ cao nhất trong OECD, chiếm 17,7% tổng sản phẩm quốc nội. Còn ba nước có tuổi thọ cao nhất thì chi phí y tế không cao lắm, 11% đối với Thụy Sĩ, 9,6% với Nhật Bản và Ý là 9,2%.
Do vậy, phải chăng bí quyết sống lâu là một sự kết hợp, hòa trộn nhiều yếu tố như tiền bạc, thức ăn và chi phí y tế.
Có thể vì thế mà cho dù nước Pháp đang trải qua khủng hoảng, nhưng, tuổi thọ của dân Pháp vẫn khá cao 82,2 và đứng thứ sáu trong bảng xếp hạng của OECD.
Geen opmerkingen:
Een reactie posten