dinsdag 10 december 2013

Hải quân Trung Quốc lo đối phó "tam kiếm khách" tên lửa Nhật Bản

Hải quân Trung Quốc lo đối phó "tam kiếm khách" tên lửa Nhật Bản
Click image for larger version Name: He%20thong%20phong%20ten%20lua%20dat%20doi%20ham%20Project%2088%20Luc%20luong%20Phong%20ve%20Mat.jpg Views: 149 Size: 47.9 KB ID: 93290   Click image for larger version Name: Project%2090%20ten%20lua%20chong%20ham%20-%20gia%20phong%20-%20tau%20khu%20truc%20lop%20Takanami.jpg Views: 149 Size: 39.4 KB ID: 93291  
"Tam kiếm khách" tên lửa Project 88/90/93 hiện nay và các phiên bản nâng cấp trên nền tảng Project 12 tương lai sẽ là đối thủ khó chịu của Trung Quốc.


Hệ thống tên lửa đất đối hạm Project của Lực lượng Phòng vệ Mặt đất Nhật Bản.

Tờ "Hoàn Cầu" Trung Quốc ngày 7 tháng 12 đăng bài viết của chuyên gia quân sự Trung Quốc Tống Trung Bình. Bài viết cho rằng, vào thượng tuần tháng 11, trong cuộc diễn tập liên hợp 3 “quân chủng”, Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản lần đầu tiên sử dụng tên lửa chống hạm mặt đất Project 88 triển khai huấn luyện tổng hợp ở đảo Miyako; để tên lửa chống hạm "đo" được các mục tiêu tấn công, tàu của Lực lượng Phòng vệ Biển Nhật Bản đã làm "bia" (quân xanh) để tấn công mô phỏng.

Như vậy, loại tên lửa đã biên chế gần 20 năm này của Lực lượng Phòng vệ Mặt đất có thể thực sự phong tỏa được tuyến đường trên biển của Hải quân Trung Quốc không? Bài viết cho rằng, "biết mình biết người, trăm trận trăm thắng", cần thiết làm rõ sức chiến đấu thực sự của tên lửa chống hạm Nhật Bản.

Nhìn bề ngoài là đấu pháp của tên lửa chống hạm Project 88 Nhật Bản với Hải quân Trung Quốc, trên thực tế là sự kết hợp chiến đấu của "tam kiếm khách" tên lửa chống hạm Nhật Bản. Hiện nay, tên lửa chống hạm Project 88 là một trong những vũ khí trang bị chủ lực trong tác chiến phòng thủ bờ biển của Lực lượng Phòng vệ Mặt đất Nhật Bản.

Tên lửa không đối hạm Project 93 và tên lửa hạm đối hạm Project 90 thế hệ mới được phát triển trên nền tảng tên lửa chống hạm Project 88 cũng lần lượt được đưa vào biên chế, phục vụ trong Lực lượng Phòng vệ Trên không và Lực lượng Phòng vệ Biển Nhật Bản.

Nhật Bản diễn tập tên lửa đất đối hạm ở Okinawa tháng 11 năm 2013, kiềm chế Trung Quốc.

Điều này có nghĩa là, một khi Lực lượng Phòng vệ quyết tâm phong tỏa eo biển Miyako thì 3 quân chủng của Lực lượng Phòng vệ có thể lần lượt hoặc đồng thời sử dụng vũ khí chống hạm "đòn sát thủ" chống lại tàu chiến mặt nước của Hải quân Trung Quốc.

Điều này sẽ làm gia tăng độ khó cho phòng thủ của Hải quân Trung Quốc, dù sao những tên lửa chống hạm có loại cỡ khác nhau này thông qua tiến hành tấn công "bão hòa" (saturation attack) bằng các phương thức khác nhau, sức chiến đấu sẽ rất mạnh.

Trên thực tế, Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản từ thập niên 90 của thế kỷ trước đã hình thành sự phát triển "phổ cập" trang bị tên lửa chống hạm, điều này có thể tăng cường tính năng bảo đảm phổ cập, giúp bảo đảm vũ khí cho các cuộc xung đột quân sự tương lai. Tính kế thừa công nghệ của những tên lửa chống hạm này rất mạnh, nền tảng phát triển của loại tên lửa này là tên lửa Harpoon Mỹ.

Nhật Bản trước tiên đã chế tạo tên lửa không đối hạm Project 80, đồng thời không ngừng nâng cấp, cải tiến thành tên lửa không đối hạm Project 91; thứ hai là đổi động cơ tên lửa không đối hạm Project 80 thành tổ hợp động cơ phản lực tua bin và tên lửa đẩy, làm cho tầm bắn tối đa của nó đạt 150 km, đây chính là tên lửa chống hạm mặt đất Project 88; sau đó, trên nền tảng tên lửa Project 88, tiếp tục phát triển tên lửa hạm đối hạm Project 90. Cuối cùng là trên nền tảng tên lửa chống hạm Project 88 và tên lửa không đối hạm Project 91, tiến hành nâng cấp, cải tạo, đưa ra tên lửa không đối hạm Project 93.

Giá phóng tên lửa chống hạm Project 90 của tàu khu trục lớp Takanami Nhật Bản.

Không khó để thấy được, "tam kiếm khách" Project 88, Project 90 và Project 93 của Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản đã tiến hành phổ cập trang bị tên lửa chống hạm của 3 quân chủng. Đương nhiên đây còn là "tam kiếm khách cũ", "tam kiếm khách" mới sẽ tiến hành nâng cấp cải tiến trên nền tảng tên lửa chống hạm mặt đất Project 12 "tàng hình, tốc độ siêu âm, tầm bắn lớn", đồng thời cuối cùng thực hiện "phổ cập cho 3 quân chủng", đến khi đó, "tam kiếm khách" mới của Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản sẽ càng khó mà đối phó.

Tống Trung Bình đặt câu hỏi: Như vậy, Quân đội Trung Quốc nhất là Hải quân có nắm chắc phần thắng hay không?

Thứ nhất, "chống phong tỏa" cần phải xuất phát từ thực lực tự thân của trang bị hải quân. "Tam kiếm khách" của Nhật Bản có tính năng công nghệ tương đối giống nhau, đều là tốc độ cận âm, hoàn toàn không có tính năng tàng hình tốt, khả năng phản ứng nhanh có hạn. Trong đó, thời gian chuẩn bị tên lửa chống hạm Project 88 dài tới 45 phút, loại tên lửa khác cũng không tốt lắm, vì vậy đánh chặn tương đối dễ dàng.

Những năm gần đây, trên các tàu chiến khu trục và tàu hộ vệ cỡ lớn được Hải quân Trung Quốc biên chế đều trang bị hệ thống phòng không khu vực, như các hệ thống HHQ-9, HHQ-16, hệ thống phòng không 730, chúng có đủ khả năng đối phó với tấn công bão hòa của "tam kiếm khách".

4 quả tên lửa không đối hạm ASM-2 Project 93 và 2 thùng dầu phụ dưới cánh máy bay chiến đấu F-2A của Nhật Bản.

Thứ hai, chống phong tỏa phải xuất phát từ sức chiến đấu tổng hợp được hình thành từ Hải, Không quân và Pháo binh 2. Một khi Lực lượng Phòng vệ dám tiến hành tấn công đối với tàu chiến Trung Quốc đi qua eo biển Miyako, thì không còn nghi ngờ gì nữa, căn cứ quân sự của "tam kiếm khách" chắc chắn sẽ trở thành đối tượng tấn công của các loại tên lửa đạn đạo và tên lửa hành trình của Hải, Không quân và Pháo binh 2 Trung Quốc.

Một khi tình hình này xuất hiện, quy mô xung đột của hai bên leo thang. Đây là kết quả hai bên Trung Quốc và Nhật Bản đều không hy vọng nhìn thấy, đương nhiên đối với Nhật Bản, càng phải cân nhắc, bởi vì Nhật Bản thiếu chiều sâu chiến lược.

Thứ ba, chống phong tỏa nhất định phải làm cho lực lượng quốc phòng tiến kịp và phát triển kiểu nhảy vọt. Một khi Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản đổi sang trang bị toàn bộ "tam kiếm khách" của tên lửa chống hạm mặt đất Project 12, có thể sẽ tạo ra mối đe dọa có tính thực chất hơn đối với tàu chiến mặt nước của Hải quân Trung Quốc đi qua eo biển Miyako, bởi vì đối phó với tên lửa chống hạm có tính năng tàng hình và siêu âm sẽ khó hơn.

Tên lửa chống hạm Project 12 (12SSM) Nhật Bản mới phát triển, tầm bắn trên 100 km, Lực lượng Phòng vệ Mặt đất Nhật Bản muốn đưa loại tên lửa này vào hoạt động từ năm tài khóa 2016.

Tống Trung Bình cho rằng, Quân đội Trung Quốc sẽ phát triển và có khả năng đối phó với tên lửa chống hạm tiên tiến hơn vào năm 2018, trong đó xây dựng, kiện toàn hệ thống phòng thủ tên lửa các cấp độ, nhất là có thể triển khai hệ thống vũ khí năng lượng chùm tia.

Bài viết cho rằng, không ai mong muốn chiến tranh, vì chiến tranh rất tàn khốc. Nhưng, nếu chiến tranh hoặc xung đột quân sự do nước khác "áp lên Trung Quốc", thì phải đối mặt và đi đến cùng.

Lời của Tống Trung Bình cũng có thể áp dụng cho nước khác, đã là bảo vệ chủ quyền thì phải bảo vệ đến cùng, quyết không khoan nhượng, nhưng phải dựa trên các cơ sở pháp lý, không phải thích làm gì thì làm như tham vọng “đường lưỡi bò trên Biển Đông”.

Các hình thức chiến thuật được sử dụng trong chiến tranh hiện đại của các nước, nhất là trên hướng Biển Đông nóng bỏng cũng cần được nghiên cứu áp dụng linh hoạt, hiệu quả, sử dụng vũ khí trang bị phù hợp, kinh tế.

Tên lửa không đối hạm ASM-2 Project 93 do Nhật Bản tự nghiên cứu chế tạo.

Việt Dũng(GDVN)

http://younhac.com/forum/showthread.php?t=120496
 

Geen opmerkingen:

Een reactie posten