Pháp chú trọng xuất khẩu công nghệ hạt nhân dân sự
Thủ tướng Jean Marc Ayrault (G) và phái đoàn Pháp tại diễn đàn Pháp-Trung về 30 năm hợp tác hạt nhân dân sự, Bắc Kinh, 06/12/2013
REUTERS
Trong chuyến công du Trung Quốc của Thủ tướng Pháp Jean Marc Ayrault, một trong những hồ sơ hợp tác kinh tế song phương mà Paris rất hài lòng, đó là những dự án xây dựng nhà máy điện hạt nhân. Vào lúc nước Pháp đang chịu áp lực đòi giảm bớt tỷ trọng điện hạt nhân, thì Paris đã thành công trong việc xuất khẩu các công nghệ này cho Bắc Kinh và coi đây là một sản phẩm xuất khẩu ưu tiên.
Từ Bắc Kinh, đặc phái viên RFI Valerie Gas tường trình :
« Pháp và Trung Quốc đã hợp tác với nhau trong lĩnh vực hạt nhân dân từ từ 30 năm qua và đối với ông Arnaud Montebourg, Bộ trưởng Bộ phục hồi sản xuất Pháp, thì đó mới chỉ là bước khởi đầu.
Ông nói : Trung Quốc là nơi sẽ xây cất hơn 100 lò phản ứng hạt nhân. Tại Pháp, chúng ta đã xây dựng 58 lò hạt nhân trong khoảng 50 năm. Còn Trung Quốc, sẽ xây dựng một số lượng gấp đôi, có thể trong vòng 15 – 20 năm. Trung Quốc là nơi phát triển điện hạt nhân quan trọng nhất trên thế giới.
Vẫn theo Bộ trưởng Montebourg, điện hạt nhân dân sự là một lĩnh vực có nhiều triển vọng. Trong khi đó, Thủ tướng Ayrault khẳng định : Hiện nay, nước Pháp làm chủ thực sự một lĩnh vực trình độ cao, lĩnh vực này cần phải được tiếp tục phát triển và không bao giờ có chuyện từ bỏ. Không có tranh luận trong chính phủ, đây là một quan điểm mà toàn chính phủ ủng hộ.
Thế nhưng, tại Pháp, các tổ chức môi sinh gây áp lực đòi giảm bớt tỷ lệ điện hạt nhân trong tổng sản lượng điện toàn quốc. Vả lại, Tổng thống François Hollande đã cam kết giảm 50% tỷ trọng điện hạt nhân từ nay đến năm 2025. Cam kết này rõ ràng không ngăn cản chính phủ đề cao khả năng và trình độ làm chủ công nghệ hạt nhân dân sự để xuất khẩu sang Trung Quốc.
Hai lò phản ứng thế hệ mới EPR được xây dựng ở Taishan và hiện đang có các cuộc thương lượng để xây dựng một nhà máy tái xử lý chất thải và hai lò phản ứng EPR nữa ».
« Pháp và Trung Quốc đã hợp tác với nhau trong lĩnh vực hạt nhân dân từ từ 30 năm qua và đối với ông Arnaud Montebourg, Bộ trưởng Bộ phục hồi sản xuất Pháp, thì đó mới chỉ là bước khởi đầu.
Ông nói : Trung Quốc là nơi sẽ xây cất hơn 100 lò phản ứng hạt nhân. Tại Pháp, chúng ta đã xây dựng 58 lò hạt nhân trong khoảng 50 năm. Còn Trung Quốc, sẽ xây dựng một số lượng gấp đôi, có thể trong vòng 15 – 20 năm. Trung Quốc là nơi phát triển điện hạt nhân quan trọng nhất trên thế giới.
Vẫn theo Bộ trưởng Montebourg, điện hạt nhân dân sự là một lĩnh vực có nhiều triển vọng. Trong khi đó, Thủ tướng Ayrault khẳng định : Hiện nay, nước Pháp làm chủ thực sự một lĩnh vực trình độ cao, lĩnh vực này cần phải được tiếp tục phát triển và không bao giờ có chuyện từ bỏ. Không có tranh luận trong chính phủ, đây là một quan điểm mà toàn chính phủ ủng hộ.
Thế nhưng, tại Pháp, các tổ chức môi sinh gây áp lực đòi giảm bớt tỷ lệ điện hạt nhân trong tổng sản lượng điện toàn quốc. Vả lại, Tổng thống François Hollande đã cam kết giảm 50% tỷ trọng điện hạt nhân từ nay đến năm 2025. Cam kết này rõ ràng không ngăn cản chính phủ đề cao khả năng và trình độ làm chủ công nghệ hạt nhân dân sự để xuất khẩu sang Trung Quốc.
Hai lò phản ứng thế hệ mới EPR được xây dựng ở Taishan và hiện đang có các cuộc thương lượng để xây dựng một nhà máy tái xử lý chất thải và hai lò phản ứng EPR nữa ».
Geen opmerkingen:
Een reactie posten