maandag 16 december 2013

Nhận diện nhóm lợi ích và lợi ích nhóm ở Việt Nam

Nhận diện nhóm lợi ích và lợi ích nhóm ở Việt Nam

Anh Vũ, thông tín viên RFA
2013-08-07
Email
Ý kiến của Bạn
Chia sẻ
In trang này

000_Hkg542947-305.jpg
Một nhân viên trạm xăng của Tổng công ty xăng dầu Petrolimex đang đổ xăng cho khách.
AFP photo


Sự hoạt động của các nhóm lợi ích trong các lĩnh vực kinh tế, chính trị, xã hội là sự cấu kết giữa những chủ đầu tư với các quan chức trong bộ máy Đảng và  Nhà nước. Đây là nguyên nhân làm cho kinh tế đất nước suy kiệt. Sự thực của vấn đề này đang diễn ra ở Việt Nam như thế nào, Anh Vũ phỏng vấn TS. Kinh tế Phạm Chí Dũng.
Các nhóm lợi ích
Anh Vũ: Thưa ông, lâu nay ta thấy cụm từ “nhóm lợi ích” được nhắc tới rất nhiều. Trên thực tế ,các nhóm lợi ích xuất hiện và phát triển rất mạnh. Nó có thể khuynh đảo cả kinh tế - xã hội và kể cả chính trị. Xin ông đánh giá khái quát về vấn đề này?
TS. Phạm Chí Dũng: Ở Việt Nam cho dù đã hình thành và gây hậu quả từ lâu, nhưng đến đầu năm 2011 cụm từ “nhóm lợi ích” mới bắt đầu được dư luận xã hội đề cập một cách chính thức. Khái niệm “nhóm lợi ích” thường được hiểu là mối quan hệ cấu kết giữa hai thành phần tư sản tư nhân và quan chức cấp cao của nhà nước, với mục đich nhằm trục lợi.
Nhóm lợi ích tạm chia thành ba loại: Nhóm lợi ích thứ nhất là nhóm đầu cơ liên quan đến tài chính như ngân hàng, vàng, bất động sản, chứng khoán; điển hình như nhóm ngân hàng G5, Công ty vàng SJC... Nhóm lợi ích thứ hai liên quan đến tính bao cấp là những nhóm độc quyền như xăng dầu, điện, nước mà điển hình là Tổng công ty xăng dầu (Petrolimex), Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN)  là những điển hình. Nhóm lợi ích thứ ba là các Tổng công ty nhà nước như Vinashin, Vinalines… Các nhóm lợi ích tuy không được bao cấp, phải tự chịu trách nhiệm về kết quả hoạt động sản xuất và kinh doanh, nhưng lại được hưởng lợi khá lớn từ hệ thống chính sách ưu đãi của chính phủ.
Các nhóm lợi ích tuy không được bao cấp, phải tự chịu trách nhiệm về kết quả hoạt động sản xuất và kinh doanh, nhưng lại được hưởng lợi khá lớn từ hệ thống chính sách ưu đãi của chính phủ.
- TS. Phạm Chí Dũng
Trong hai năm 2011 và 2012, làn sóng thâu tóm ngân hàng cho thấy một sự chiếm đoạt và giành giật lẫn nhau giữa các nhóm lợi ích. Trong bối cảnh nền kinh tế còn tương đối ổn định thì các nhóm lợi ích vẫn còn đất sống, nhưng khi nền kinh tế rơi vào suy thoái thì đã có những nhóm lợi ích như BĐS và chứng khoán đã gặp khốn đốn. Khi ấy, chỉ còn một số nhóm lợi ích như vàng, ngân hàng, xăng dầu, điện, nước vẫn có thể tồn tại.
Trong các nhóm lợi ích thì nhóm lợi ích thứ nhất được đánh giá là nhóm trục lợi ghê gớm nhất, có tỷ suất lợi nhuận cao nhất trong các chiến dịch đầu cơ vào thời điểm các năm 2006-2009. Giai đoạn này nhiều triệu phú đô la ở Việt Nam xuất hiện, có nhiều đại gia có tài sản từ vài trăm triệu đến hàng tỷ USD. Đáng chú ý là theo dư luận, trong nhóm đại gia này còn có sự liên quan đến không ít các quan chức.
Anh Vũ: Xin ông cho biết về sự nguy hại của nó đối với đất nước như thế nào?
TS. Phạm Chí Dũng: Rất nguy hại làm cho kinh tế suy thoái. Trong thời gian qua, các tập đoàn và nhóm lợi ích đã lũng đoạn và thao túng nền kinh tế và khiến cho các doanh nghiệp hết sức khốn đốn, lâm vào tình trạng phá sản và đời sống dân sinh trở nên kiệt quệ. Từ đó dẫn đến khoảng cách lớn về phân hóa thu nhập trong xã hội. Tuy nhiên, bất chấp làn sóng phản ứng gay gắt của dư luận, các nhóm lợi ích xăng dầu, điện vẫn không ngừng tăng giá, một phần để bù đắp cho những khoản lỗ ngoài ngành, phần khác để gia tăng lợi nhuận. Vừa rồi đã giá xăng tăng 3 lần và giá điện tăng 5%.
Điều đáng lưu ý là các nhóm lợi ích ở Việt Nam đang có dấu hiệu hoạt động theo kiểu mafia với hai yếu tố quyền lực và tiền bạc để lũng đoạn. Khác với ban đầu là các nhóm lợi ích chỉ dùng quyền để trục lợi thì bây giờ, người ta dùng cả quyền lẫn tiền không những nhằm khuynh loát chính trị mà còn lợi dụng vét kiệt hết tài nguyên của đất nước và tài sản của dân chúng.
Từ năm 2011, dưới sự bảo trợ của Ngân hàng nhà nước, nhóm lợi ích vàng xuất hiện, đã khuấy đảo và thao túng thị trường vàng trong tất cả các khâu. Tính chất độc quyền trong kinh doanh vàng đã tạo ra sự chênh lệch khá lớn giữa giá vàng trong nước với thế giới 5- 7 triệu đồng/lượng và gây thiệt hại cho người dân.
Mâu thuẫn phát sinh
Bat-dong-san-_-1-_-411-250.jpg
Một khu dân cư cao cấp đang xây dựng ở Hà Nội, ảnh minh họa. RFA photo

Anh Vũ: Hiện nay, giữa các phe nhóm lợi ích đang có vấn đề mâu thuẫn về quyền lợi và quyền lực. Xin ông cho biết về hậu quả của việc xung đột ở đỉnh điểm trong tương lai (nếu có) sẽ diễn ra theo chiều hướng nào?
TS. Phạm Chí Dũng: Vì khó khăn của nền kinh tế mà thị phần và tỷ suất lợi nhuận của các nhóm lợi ích đã bị giảm đi tương đối. Từ đó, các nhóm lợi ích phải quay sang cạnh tranh với nhau như trong vài năm vừa rồi. Sự tồn tại và chiếm lĩnh của các nhóm lợi ích sẽ phụ thuộc rất lớn vào biến động của nền kinh tế Việt Nam. Khi đó, kênh tạo ra lợi nhuận tối ưu lại phụ thuộc vào các chính sách độc quyền và tạo ra đặc quyền của nhà nước.
Muốn có được chính sách độc quyền và đặc quyền lại cần có những người tạo ra chính sách. Trong trường hợp này, nhóm thân hữu xuất hiện và các nhóm lợi ích đã bắt rễ với nhau và hình thành nên mối liên kết hữu cơ, hay còn gọi là mối quan hệ “ăn chịu”.
Nếu không có được một thay đổi đột biến về chính sách vào ngay lúc này, tất yếu sẽ kéo theo phản ứng bùng nổ mang tính cách mạng của nhân dân. Tương lai bùng nổ như thế sẽ không còn bao lâu nữa.
Anh Vũ: Ngoài nguyên nhân về trục lợi, sự tồn tại của nhóm lợi ích còn là hệ quả tâm lý của các quan chức, ông có đánh giá  như thế nào?
TS. Phạm Chí Dũng: Mục tiêu của mối quan hệ nhóm lợi ích – nhóm thân hữu ở Việt Nam không chỉ thuần túy là tạo ra lợi nhuận. Như bài học lịch sử ở các nước tư bản từ thời kỳ đầu đến nay, tiền bạc luôn có khuynh hướng biến thái thành quyền lực, thông qua phương tiện chính trị. Thì hoạt động chính trị ở Việt nam không chỉ nhằm gia tăng và bảo vệ tài sản cá nhân, mà còn để thỏa mãn tâm lý ham thích và thể hiện quyền lực đối với đối tượng bị cai trị.
Nếu không có được một thay đổi đột biến về chính sách vào ngay lúc này, tất yếu sẽ kéo theo phản ứng bùng nổ mang tính cách mạng của nhân dân. Tương lai bùng nổ như thế sẽ không còn bao lâu nữa.
- TS. Phạm Chí Dũng
Nền chính trị Việt Nam đã tạo ra cho quan chức thói quen thích thể hiện quyền lực và đặc biệt thích cai trị. Với cố tật của nó, nó có khả năng sẽ bị biến thái trong những năm tới, với một phần lớn nền chính trị sẽ rơi vào tay các nhóm tài phiệt và chính khách tham lam.
Anh Vũ: Vậy theo ông cần có những giải pháp nào để khắc phục tình trạng này?
TS. Phạm Chí Dũng: Chính quyền phải có biện pháp ngay, không thì sẽ quá muộn. Trong những năm qua, mặc dù không ít vụ việc lợi dụng chính sách trục lợi đã bị công luận và dư luận phanh phui và lên tiếng phản ứng mạnh mẽ. Tuy vậy vẫn không có bất kỳ một hành động cụ thể nào của các cơ quan đảng và nhà nước đối với bất kỳ một nhóm lợi ích nào.
Vì thế một yêu cầu cần phải tiến hành cuộc đại phẫu đối với khối doanh nghiệp nhà nước là hết sức bức thiết. Nhưng cần hơn tất cả, là phải có nhát cắt đại phẫu vào vị trí của những nhóm lợi ích. Nếu không, nguy cơ nền kinh tế Việt Nam bị thao túng và lũng đoạn hoàn toàn bởi nhóm lợi ích và nhóm thân hữu là rất dễ xảy ra. Khi đó, mức độ xấu nhất của tình trạng kinh tế xã hội không còn được quy chiếu từ năm 1991 như TS. Lê Đăng Doanh đã nói, mà sẽ ghê gớm hơn gấp bội.
Anh Vũ: Xin chân thành cảm ơn TS. Phạm Chí Dũng.

http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/identify-special-group-anhvu-08072013091327.html

Nhóm lợi ích: Những tác động xấu lên nền kinh tế VN

Trước tình hình kinh tế xấu nhất, kể từ năm 1991 đến nay, việc tái cấu trúc nền kinh tế Việt Nam được đặt ra.“Nhóm lợi ích” được coi như là cái xương hóc khó gỡ trong việc cải tổ kinh tế.
Định Nguyên, thông tín viên RFA
2011-11-17
Email
Ý kiến của Bạn
Chia sẻ
In trang này

Toa-nha-cao-tang-3-305.jpg
Trụ sở Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam tại Hà Nội hôm 14/08/2011.
RFA PHOTO


Ngay từ thời kỳ đầu lập quốc của Hoa Kỳ tổng thống Thomas Jefferson tin rằng sự vận động của các nhóm lợi ích đối với chính quyền là biểu hiện của sự tự do dân chủ. Nhưng ngay khi tin như vậy và với một hệ thống pháp luật minh bạch và hoàn chỉnh, Hoa Kỳ cũng đã phải trả giá cho sự vận động hành lang (lobby) của các nhóm lợi ích khi cách đây không lâu Abramoff, nhà tài phiệt và nhà vận động hành lang có thế lực nhất nước Mỹ, bị kết tội với hàng loạt tội danh gây chấn động quốc hội và công chúng Hoa Kỳ (Washington Post). Điều này cho thấy tác động của “Nhóm lợi ích” luôn có hai mặt tích cực và tiêu cực.

“Nhóm lợi ích” công

Trước đây khá lâu cụm từ “Nhóm lợi ích” đã xuất hiện ở Việt Nam, nhưng từ đầu năm đến nay tần suất xuất hiện của từ này mỗi lúc một dày khi tình hình kinh tế của Việt Nam ngày càng bất ổn nếu không muốn nói là xấu nhất từ năm 1991 đến nay, theo lời của Ts Lê Đăng Doanh, và cả hệ thống chính trị của Việt Nam tỏ dấu hiệu quyết tâm muốn tái cấu trúc lại nền kinh tế.
VN có hình thành những nhóm lợi ích lớn nhỏ, trong đó các doanh nghiệp kể cả doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp tư nhân, liên kết với những người có chức có quyền.
TS Lê Đăng Doanh
Việc tái cấu trúc nền kinh tế Việt Nam - ngoại trừ những bất hợp lý của mô hinh kinh tế, những tác động khách quan trong bối cảnh kinh tế toàn cầu – cái khó nuốt nhất của những nhà hoạch định chính sách chính là các “nhóm lợi ích”. Các quốc gia khác, nhóm lợi ích thường nằm bên ngoài quyền lực, muốn tác động vào chính sách của chính phủ để có lợi cho nhóm – tích cực hay tiêu cực – phải thông qua những cuộc vận động hành lang (lobby). Các nhóm lợi ích của Việt Nam phần lớn lại nằm bên trong của quyền lực.
Trường hợp Tổng Công Ty Xăng Dầu Petrolimex, một doanh nghiệp Nhà Nước, là một ví dụ. Thông qua mối “ruột rà” với Bộ Công Thương, Petrolimex tăng giá xăng dầu liên tục bất chấp giá xăng dầu thế giới đang giảm. Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tăng xấp xỉ 4% trong tháng 6/2011 có sự tiếp sức của Petrolimex bằng việc tăng giá xăng dầu trong tháng 3/2011. Giá xăng dầu tăng theo cấp số cộng, nhưng Petrolimex vẫn la làng là lỗ. Tập đoàn Điện Lực Việt Nam (EVN) có cùng kiểu mẫu, cùng mối “bà con” với Bộ Công Thương. Tính từ năm 2007 đến nay đã tăng giá điện lên đến 50% và khoản lỗ cũng tăng vượt cấp bước qua ngưỡng 30 ngàn tỷ đồng. Trong khoản lỗ này không biết EVN Việt Nam có gộp luôn khoản lỗ của viêc kinh doanh “tay trái” của mình là công ty Thông Tin Viễn Thông Điện Lực (EVNTelecom).
Trường hợp Vinashin là nhóm lợi ích đặc biệt, nó không nằm trong quyền lực. Nó chính là con đẻ của chóp bu quyền lực. Tận hưởng mọi ưu thế mà không có bất cứ tập đoàn công nghiệp nào có được. Ưu đãi tuyệt đối về tài chính, đỉnh điểm là được phép sử dụng trái phiếu quốc gia hay nói khác đi chính phủ phát hành 600 triệu USD trái phiếu với mục đích giúp vốn cho Vinashin. Hậu quả là đứa “con một” được cưng chìu quá đáng này để lại khoảng nợ 4.5 tỷ USD, xấp xỉ 4.5% GDP quốc gia, cho “cha mẹ” nó gánh.
Petro-Vietnam-1-250.jpg
Trụ sở Tập đoàn Petro Việt Nam tại Hà Nội hôm 22/09/2011. RFA PHOTO.
Nhóm lợi ích “huyết mạch” thì như thế, còn nhóm lợi ích “thịt da” thì sao? Dư luận đồn đoán rằng việc sáp nhập Hà Tây vào thủ đô Hà Nội trong bối cảnh và thời gian hoàn toàn chưa thật sự cần thiết là do có sự chi phối của nhóm lợi ích trong lãnh vực bất động sản, nhằm biến vùng đất đang vốn bình yên trở thành giá cao ngất ngưỡng và lợi nhuận đó ai cũng biết rằng người dân không hề được hưởng.

Nhóm lợi ích thượng tầng hoạt động khá kín kẽ, nhóm lợi ích hạ tầng ngược lại, hoạt động rất là nhộn nhịp. Cụm từ “chạy dự án” cũng bắt nguồn từ nhóm này. Từ huyện lên đến tỉnh nơi nào cũng có khu công nghiệp, cụm kinh tế. Toàn quốc hiện nay có khoảng 28 khu kinh tế cửa khẩu, nhưng hoạt động không hiệu quả. Hàng trăm ngàn hecta đất của người dân bị trưng thu rồi bỏ hoang, hàng ngàn tỷ đồng bỏ ra xây dựng để rồi dãi dầu mưa nắng. Báo chí trong nước thì cho rằng “vắng như chùa Bà Đanh” còn các chuyên gia kinh tế thì cho rằng rất nguy hiểm cho nền kinh tế. Gần đây chính phủ chấp thuận dự án xây dựng sân bay An Giang cách sân bay Trà Nóc Cần Thơ chưa đầy 60 Km. Trong khi sân bay Cần Thơ hoạt động chưa đến 20% công suất và trong tình trạng èo uột thì sân bay An Giang lấy khách đâu ra mà phục vụ.
Các cấp địa phương đua nhau chạy dự án, ngoài lợi nhuận từ những khoản “lại quả” béo bở, vị thế địa phương cũng sẽ được nâng cao trong bảng tổng sắp hàng năm, con đường hoạn lộ của các quan chức từ đó cũng thông thoáng hơn.

“Nhóm lợi ích” tư

Nói đến các nhóm lợi ích có ảnh hưởng đến chính sách của đất nước, thì nhóm mạnh nhất và lớn nhất là nhóm của lãnh đạo hay nói rộng ra đảng Cộng Sản.
TS Nguyễn Quang A
Ngoài các nhóm lợi ích trên – tạm gọi là “nhóm lợi ích công” – còn một loại nhóm lợi ích khác là “nhóm lợi ích tư”. Họ là ai? Là những thành viên của một ngành sản xuất, một ngành công nghiệp..v.v.. cùng nhau liên kết lại, nhân danh quyền lợi xã hội, người tiêu dùng, tác động lên chính sách quốc gia (thuế khóa, bảo hộ, giá thuê đất, tín dụng…) bằng quyền lực “mềm” nhằm trục lợi tối đa cho nhóm của mình. Hiệp hội các nhà sản xuất xe hơi Việt Nam (VAMA) thuộc nhóm này. Mười một nhà đầu tư nước ngoài (FDI) của hiệp hội đang nắm trong tay quyền “điều động” thị trường ô tô Việt Nam. Bất chấp cam kết nội địa hóa 50% linh kiện trong vòng 10 năm, đến nay, sau 14 năm, tỷ lệ linh kiện nội hóa chưa quá 10% và giá ô tô tăng liên tục. Viễn ảnh “hoành tráng” về một nền công nghiệp ô tô đâu không thấy chỉ thấy người tiêu dùng bị móc hầu bao vô tội vạ, còn lợi nhuận khổng lồ rót đầy túi các đại gia và những người “bảo kê” cho họ.
Đối với cái xương bị hóc này trong việc tái cấu trúc nền kinh tế Việt Nam, chúng tôi tìm hiểu nơi các chuyên gia, các nhà khoa học được họ cho biết ý kiến như sau.
Ts Lê Đăng Doanh, nguyên Viện trưởng Viện Quản Lý Kinh Tế Trung Ương, cho rằng hiện nay Việt Nam chua có luật cũng như cơ chế giám sát hữu hiệu đối với các nhóm lợi ích này. Ông Nói :
“Trong bài diễn văn kết luận hội nghị lần thứ 3 của ban chấp hành đảng Cộng Sản Việt Nam vào ngày 10/10/2011, Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng đã có đề cập đến tư duy nhiệm kỳ và lợi ích nhóm. Đây là lần đầu tiên cụm từ này được đưa vào văn kiện chính thống của Việt Nam, tôi đánh giá cao về sự nhìn thẳng vào sự thật ấy. Cũng như ở nhiều nước khác trên thế giới, ở Việt Nam đều có hình thành những nhóm lợi ích lớn nhỏ, trong đó các doanh nghiệp kể cả doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp tư nhân, liên kết với những người có chức có quyền ở cấp huyện, cấp tỉnh, cấp trung ương để thực hiện các đự án đầu tư, thực hiện các dự án nhận đất, khai thác mỏ..v.v…
Bao-hiem---toa-nha-cao-tang-250.jpg
Tòa nhà Tập đoàn Bảo Việt tại Hà Nội, ảnh chụp hôm 14/08/2011. RFA PHOTO.
Khác với các nước khác, người ta có một cơ chế luật pháp để giám sát rõ ràng những nhóm lợi ích này. Cũng như ở những nước khác người ta có luật vận động hành lang (lobby) rất rõ ràng, vận động hành lang đó được tiến hành như thế nào. Ở nước ta hiện nay không có luật và cơ chế giám sát hữu hiệu đối với các nhóm lợi ích. Cho nên việc TBT Nguyễn Phú Trọng đề cập đến việc giám sát và khắc phục nhóm lợi ích này là một yêu cầu nóng bỏng và cấp bách với thực tế của đất nước.”

Đề cập đến thành phần nhóm lợi ích, ông cho biết thêm:
“Cả hai nhóm lợi ích công và tư. Các doanh nghiệp nhà nước và các doanh nghiệp tư nhân hiện nay đều liên kết chặt chẽ với những người có chức có quyền, bởi vì qua đó họ có thể nhận được đất, được giấy phép đầu tư, nhận được tín dụng lớn và còn nhận được nhiều đặc quyền đặc lợi khác nữa. Trong một cơ chế còn thiếu công khai minh bạch thì nhóm lợi ích bao gồm cả công và tư và trung tâm luôn là người có quyền quyết định.”
Ts Nguyễn Quang A, Nguyên Viện trưởng Viện Nghiên Cứu IDS, cho biết nhóm lợi ích lớn nhất và mạnh nhất ở Việt Nam hiện nay là nhóm của lãnh đạo mà nói rộng ra là nhóm của đảng:
Trong một cơ chế còn thiếu công khai minh bạch thì nhóm lợi ích bao gồm cả công và tư và trung tâm luôn là người có quyền quyết định.
TS Lê Đăng Doanh

“Nói về nhóm lợi ích ở Việt Nam nó có thể khác đi. Ý người ta muốn nói đến các nhóm lợi ích có ảnh hưởng đến chính sách của đất nước, thì nhóm mạnh nhất và lớn nhất là nhóm của lãnh đạo hay nói rộng ra đảng Cộng Sản. Bên trong hệ thống ấy mỗi một bộ có những quyền lợi khác nhau, mỗi địa phương thậm chí nhóm doanh nghiệp nhà nước cũng có thế lực rất mạnh.
Việc tái cấu trúc sự thực người ta nói đến rất nhiều nhưng mà làm như thế nào mới là điều quan trọng. Bởi vì có những trường hợp gọi là thay đổi nhưng mà thay đổi theo hướng thụt lùi như là từ năm 2006-2007 đến nay với việc thành lập nhiều tập đoàn, ra đời rất nhiều ngân hàng, thì đấy cũng là một sự thay đổi. Nhưng sự thay đổi đó tạo ra kết quả rất là xấu, và bây giờ làm như thế nào mới là điều quan trọng.”
Như vậy “nhóm lợi ích”  là cái xương hóc khó gỡ nhất hiện nay trong vấn đề tái cấu trúc nền kinh tế. Xin mượn lời của Hugo Black, một nghị sỹ và sau là chánh án Tối Cao Pháp Viện Hoa Kỳ, tuyên bố vào năm 1935, để kết thúc bài viết này:
“Đi ngược lại truyền thống, đi ngược lại đạo đức công cộng và thù địch với chính quyền trung thực, các nhóm lợi ích này đã đạt được vị thế quyền lực tới mức có thể đe dọa chính nhà nước”.
Video: Những con số trong tuần 15-11-2011

Theo dòng thời sự:


http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/adverse-impact-on-vn-eco-dn-11172011160329.html

Nhóm lợi ích là lực cản lớn cho tái cơ cấu kinh tế


Toa-nha-cao-tang-3-305.jpg
Trụ sở Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam tại Hà Nội hôm 14/08/2011.
RFA PHOTO

Đây là nhận định của chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan đưa ra tại Diễn đàn Kinh tế Mùa Xuân 2013 diễn ra tại Nha Trang trong hai ngày 5 và 6 tháng tư vừa qua.
Quan ngại của chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan là có thể có lợi dụng tái cơ cấu để vun vén cho lợi ích cá nhân. Theo bà thì Quốc hội cần phải giám sát thật chặt chẽ hoạt động tái cơ cấu kinh tế của đất nước.
Cũng tại Diễn đàn Kinh tế Mùa Xuân 2013, ông Cao Sỹ Kiêm, nguyên thống đốc Ngân hàng Nhà Nước, ủy viên Ủy ban kinh tế của quốc hội đưa ra đề nghị cần phải làm lại đề án tổng thể tái cơ cấu kinh tế.
Đề nghị của ông Cao Sỹ Kiêm được nói khiến nhiều người ngạc nhiên. Lý do vì đề án này từng được viết kể từ năm 2007. Ông Cao Sỹ Kiêm còn cho biết ông Trương Đình Tuyển, nguyên bộ trưởng Thương Mại, người từng tham mưu trực tiếp cho thủ tướng Việt nam, cũng đồng ý là đề án tái cơ cấu kinh tế đang được đưa ra có thể sửa được.
Chuyên gia Võ Đại Lược thì cho rằng nếu không đổi mới thể chế, thì nước ngoài sẽ coi Việt Nam là nước không muốn phát triển.


http://www.rfa.org/vietnamese/vietnamnews/int-grps-biggest-impedim-to-restructur-04062013150419.html

Tất cả là ‘con tin’ của nhóm lợi ích

Nam Nguyên, phóng viên RFA
2013-08-23
Email
Ý kiến của Bạn
Chia sẻ
In trang này

000_Hkg8718969-305.jpg
Đường phố Sài Gòn chụp hôm 21/6/2013
AFP photo



Việt Nam sau 1/4 thế kỷ đổi mới về kinh tế nhưng không cải cách chính trị đã phát sinh nhiều hệ lụy. Nền kinh tế thị trường theo định hướng XHCN duy trì những lãnh vực đặc quyền rất lớn cho Tập đoàn Tổng công ty Nhà nước, dẫn tới một biến thái là hình thành những nhóm lợi ích, mưu lợi riêng khuynh loát nền kinh tế và trong nhiều trường hợp gây ra những tác hại khôn lường như vụ Vinashin, Vinalines.
Thao túng nền kinh tế Việt Nam
Ngày 20/8/2013, tại phiên chất vấn của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Bộ trưởng Tư pháp Hà Hùng Cường phát biểu: “Vận động hành lang ‘lobby’ chính sách thì qua dư luận thấy có hiện tượng, còn xác định là có hay không thì chưa dám kết luận.” Tin này được các báo VnEconomy, Vietnam Net, Đại Đoàn Kết đưa lên mạng.
Vận động hành lang, lobby chính sách được Phó Giáo sư Tiến sĩ Ngô Trí Long, chuyên gia kinh tế ở Hà Nội giải thích trong một dịp trả lời Đài Á Châu Tự Do:
Lợi ích nhóm là khi thông qua việc tạo dựng những cơ chế, chính sách; người ta lồng những ý đồ cá nhân của họ vào. Để đặt chính sách đó phục vụ cho lợi ích của họ, nhằm thu được những lợi tương đối là bất chính, không chính đáng.”
Trên Trang mạng Đài ACTD, TS Phạm Chí Dũng, một chuyên gia nghiên cứu ở TP.HCM phân loại các nhóm đầu cơ mang tên nhóm lợi ích liên quan tới tài chính ngân hàng, vàng, bất động sản; kế tiếp là nhóm lợi ích độc quyền như xăng, dầu, điện, nước; sau hết là nhóm lợi ích các Tập đoàn, Tổng Công ty Doanh nghiệp Nhà nước tuy không được bao cấp nhưng được hưởng lợi lớn từ hệ thống chính sách nhà nước. TS Phạm Chí Dũng nhấn mạnh:
Trong thời gian qua, các tập đoàn và nhóm lợi ích đã lũng đoạn và thao túng nền kinh tế và khiến cho các doanh nghiệp hết sức khốn đốn, lâm vào tình trạng phá sản và đời sống dân sinh trở nên kiệt quệ. Người ta cũng nói đời sống dân sinh và nền kinh tế là con tin của các nhóm lợi ích. Từ đó dẫn đến khoảng cách lớn về phân hóa thu nhập trong xã hội.”

Trong thời gian qua, các tập đoàn và nhóm lợi ích đã lũng đoạn và thao túng nền kinh tế và khiến cho các doanh nghiệp hết sức khốn đốn, lâm vào tình trạng phá sản và đời sống dân sinh trở nên kiệt quệ.
- TS Phạm Chí Dũng
VnEconomy tường thuật phiên họp 20/8 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, theo đó Đại biểu Trần Xuân vinh, Phó trưởng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Quảng Nam chất vấn Bộ trưởng Tư pháp Hà Hùng Cường là đã phát hiện được bao nhiêu văn bản có việc lobby (vận động hành lang) các bộ ngành liên quan, để có lợi cho mình và gây hại cho cái chung? Bộ trưởng Hà Hùng Cường trả lời rằng, lobby chính sách với các nước thì phổ biến, Việt Nam thì hãn hữu và khó, vì chỉ có một đảng lãnh đạo thôi, pháp luật là thể chế quan điểm của Đảng, lobby thì không phù hợp.
Quan điểm của Bộ trưởng Tư pháp Hà Hùng Cường không được các chuyên gia độc lập chia sẻ. TS Nguyễn Quang A, nguyên Viện trưởng Viên Nghiên cứu Phát triển IDS, một tổ chức nghiên cứu độc lập đã tự giải thể, từng nhận định về vấn đề nhóm lợi ích cản trở tiến trình tái cơ cấu nền kinh tế:
“Về nhóm lợi ích ở Việt Nam, ý người ta muốn nói đến các nhóm lợi ích có ảnh hưởng đến chính sách, đường hướng phát triển của đất nước. Trong đó nhóm mạnh nhất và lớn nhất là nhóm của lãnh đạo. Bên trong hệ thống ấy mỗi bộ có những quyền lợi khác nhau, mỗi địa phương thậm chí nhóm doanh nghiệp nhà nước họ cũng là một thế lực rất mạnh.”
Tại các nước theo kinh tế thị trường và có nền dân chủ pháp trị, tam quyền phân lập, vận động hành lang là một hoạt động được pháp luật qui định. Có hẳn những nhóm, những công ty chuyên trách hoạt động theo hình thức không vụ lợi hoặc thu phí dịch vụ. Việc vận động chính sách ở các nước dân chủ rất đa dạng, từ phục vụ lợi ích một cộng đồng dân cư nào đó cho tới phục vụ lợi ích của các tập đoàn lớn thí dụ về dược phẩm chẳng hạn. Chính vì vấn đề này rất phức tạp, nên cần có pháp luật công minh để kiểm soát, chưa kể cơ chế giám sát lẫn nhau giữa Hành pháp, Tư pháp và Lập pháp.
Đâu là giải pháp
000_Hkg542947-250.jpg
Nhân viên một cây xăng của Petrolimex đang đổ xăng cho khách. AFP photo

Việt Nam không ở trong trường hợp vừa nêu, một nền kinh tế thị trường nửa vời và thể chế chính trị một đảng cai trị, dẫn tới việc hình thành những nhóm quyền lợi phức tạp dễ dàng khuynh loát nền kinh tế làm hại quốc kế dân sinh. Tuy vậy vẫn có những giải pháp khả thi, để kiểm soát vấn đề lợi ích nhóm trong nền kinh tế, vốn dĩ đang trong tiến trình tái cơ cấu. Chuyên gia kinh tế Lê Đăng Doanh ở Hà Nội nhận định:
"Động tác đầu tiên rất quan trọng là cần phải thực hiện công khai minh bạch các quá trình quyết định. Công khai minh bạch các quá trình phân bổ vốn. Công khai minh bạch việc đấu thầu cũng như việc giao các dự án đầu tư của Nhà nước cho các doanh nghiệp nào. Những mối quan hệ của những người có liên quan rất cần được công bố công khai ra. Trên cơ sở đó thì giới truyền thông mới có thể đóng góp vào việc đưa ra ánh sáng những góc khuất mà chúng ta đang muốn kiềm chế và kiểm soát.”
Trở lại phiên họp ngày 20/8 tại Ủy ban Thường vụ Quốc hội. Bộ trưởng Tài nguyên Môi trường Nguyễn Minh Quang quanh co và bối rối khi trả lời chất vấn của đại biểu Quốc hội liên quan đến vấn đề cấp phép khai thác khoáng sản tràn lan vi phạm luật pháp. Theo VnEconomy, chứng kiến ông Bộ trưởng trả lời không thỏa đáng các câu hỏi, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng sốt ruột phê bình Bộ trưởng Nguyễn Minh Quang là có vấn đề vì đã nói tham nhũng phải hỏi địa phương mới biết. Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh, cấp phép thế này thì chết rồi. Hơn 900 giấy phép mà quá nửa là vi phạm, tham nhũng cũng ở đây. Vậy thanh tra ở đâu, kiểm tra giám sát ở đâu? Sai phạm như thế mà chưa xử lý được ai.
Liên quan đến vấn đề đất đai, Đại biểu La Ngọc Thoáng đơn vị Cao Bằng nêu vấn đề giá đất đền bù còn nhiều bất cập, giá chỉ bằng 30-60% giá thị trường dẫn tới khiếu kiện, bức xúc trong dân. Theo Vn Economy, Bộ trưởng Nguyễn Minh Quang thừa nhận đây là vấn đề nan giải.
Động tác đầu tiên rất quan trọng là cần phải thực hiện công khai minh bạch các quá trình quyết định;  các quá trình phân bổ vốn; việc đấu thầu cũng như việc giao các dự án đầu tư của Nhà nước cho các doanh nghiệp.
CGKT Lê Đăng Doanh
Được biết Quốc hội đã hoãn thông qua Luật Đất đai sửa đổi mà chờ khi nào thông qua Hiến pháp sửa đổi mới quyết định. Việt Nam vẫn vướng qui định cốt lõi về quyền sở hữu đất đai, vấn đề này gây ra nhiều hệ lụy trong đời sống xã hội và phát triển kinh tế. Theo TS Lê Đăng Doanh, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương,   Hiến pháp hiện nay nói rõ đất đai là sở hữu toàn dân. Ông nhấn mạnh đây là một khái niệm không rõ ràng, cũng như qui định Nhà nước là đại diện chủ sở hữu. Vậy thì Nhà nước được đại diện bởi ai và thẩm quyền như thế nào. TS Lê Đăng Doanh phân tích:
“Hiến pháp 1992 qui định Nhà nước có quyền thu hồi đất để phục vụ mục tiêu quốc phòng an ninh và lợi ích công cộng (chấm). Nhưng Luật Đất đai lại bổ xung thêm ‘và phát triển kinh tế xã hội’. Thế phát triển kinh tế xã hội là gì, là một nhà máy hay một khu nghỉ dưỡng hay là một khách sạn lớn. Điều này quá rộng và không xác định rõ, cho nên dẫn đến việc thu hồi đất của nông dân và đền bù với một giá rất thấp rồi chuyển giao cho các nhà đầu tư trong nước và ngoài nước và ăn chênh lệch giá đó, giá đất thì thường xuyên được đẩy lên rất cao cho nên làm cho giá bất động sản của Việt Nam tăng lên cao hơn rất nhiều lần so với thu nhập trung bình của xã hội.”
Phiên họp Uỷ ban Thường vụ Quốc hội ngày 20/8/2013  để chất vấn một số Bộ trưởng trong chính phủ, được ví von là hành động “xả xú báp” thời sự. Cũng là một cơ hội cho các Đại biểu Quốc hội gióng thêm một hồi chuông cảnh báo chế độ về thực tế các nhóm lợi ích đang khuynh loát nền kinh tế Việt Nam.

Geen opmerkingen:

Een reactie posten