Tchaikovski : Đỉnh nhạc lung linh mùa lễ Giáng Sinh
Hai diễn viên ngôi sao Agnès Letestu et José Martinez trong vở múa ba-lê Hồ Thiên Nga của Tchaikovski (©agnesletestu.skyrock.com)
« The Nutcracker » có tên gọi trong tiếng Pháp là « Casse-Noisette » là món quà Noel của cô bé Clara. Phép lạ của đêm Thánh gieo mầm sống vào mỗi món đồ chơi của cô gái. Riêng chú lính « Kẹp hạt dẻ » hóa thân thành một chàng hoàng tử, đưa Clara lạc vào vương quốc nơi bà tiên Hạnh Nhân ngự trị. Cô bé quay cuồng với những vũ điệu mang âm hưởng của Tây Ban Nha hay của xứ Nghìn lẻ một đêm …
Lấy nguồn cảm hứng từ chuyện thần thoại của nhà văn người Đức Hoffman và đã được văn sĩ Pháp, Alexandre Dumas biên soạn lại, hợp tác chặt chẽ với nhà biên đạo múa bậc thầy của trường phái ba-lê Nga thời đó là vũ sư Marius Petipa, năm 1892 Tchaikovski cho ra mắt khán giả Saint Petersbourg vũ kịch « Casse Noisiette ». Từ đó trở đi, vở múa « Kẹp hạt dẻ » trở thành một trong những tác phẩm được yêu thích nhất.
Cặp bài trùng Tchaikovski - Petipa thành công ở chỗ đưa người xem trở về với tuổi thơ, thôi miên khán giả với những giai điệu của xứ Nghìn lẻ một đêm. Tchaikovski đã mượn nhiều giai điệu từ một vài bản dân ca của Pháp, của Nga để đem lại những sắc màu mới lạ. Bản « Điệu valse muôn hoa –La valse des Fleurs » được xem là một trong những chương đẹp nhất của bộ sách âm nhạc cổ điển.
Nhà soạn nhạc Tchaikovski thổi nhựa sống vào tác phẩm của mình, khi tuổi đã về chiều. Đâu đó, « Casse-Noisette » còn là ngõ thoát, đưa tác giả ra khỏi sự cô đơn của tuổi già. Tchaikovski qua đời năm 1893.
Công chúa ngủ trong rừng
Đành rằng « Kẹp hạt dẻ » được coi là biểu tượng của sự kết hợp tài tình giữa hai thể loại nghệ thuật : âm nhạc và ba-lê của Nga, nhưng Tchaikovski lại không tâm đắc với vở múa này bằng vở vũ kịch « Công chú ngủ trong rừng ».
Đây là lần đầu tiên Tchaikovski cộng tác với nhà biên đạo múa Petipa. Sự hợp tác chặt chẽ giữa hai nghệ sĩ tài hoa này đã đưa nghệ thuật lên đến đỉnh cao. « Công chúa ngủ trong rừng » được hoàn tất và cho ra mắt khán giả lần đầu tiên vào năm 1890 cũng tại nhà hát Mariinsky tại Saint Petersbourg. Trong phiên bản nguyên thủy, vở múa này kéo dài gần bốn tiếng đồng hồ và được xếp vào hạng « di sản ba- lê và kho tàng âm nhạc quốc gia ».
Tác phẩm này là một lời tỏ tình của nhạc sĩ người Nga với nước Pháp - đừng quên rằng vũ sư Petipa là một người Pháp đến Matxcơva lập nghiệp - Tchaikovski sáng tác từ chuyện cổ tích của Charles Perrault. Trên sân khấu, Tchaikovski và Petipa đã làm sống lại những ngày tháng huy hoàng của các triều đại vua chúa Pháp, của cung điện Versailles lộng lẫy.
Được diễn lần đầu tiên năm 1890 nhưng mãi đến năm 1921 tác phẩm này mới được đưa ra nước ngoài sau rất nhiều lần được chỉnh sửa. Đến nay có cả trăm phiên bản « Công chúa ngủ trong rừng » khác nhau. Theo rất nhiều nhà phê bình, đến nay vẫn chưa ai qua mặt được cố vũ sư Rudolf Noureev, người thủ vai hoàng tử Desiré giải cứu cho cô công chúa Aurore khỏi giấc ngủ trăm năm.
Rudolf Noureev (1938-1993) được xem là ngôi sao của làng múa ba-lê trong suốt thế kỷ XX đã mang lại một làn gió mới cho nhân vật được Tchaikovski và Petipa tạo dựng ở vào cuối thế kỷ thứ XIX. Theo đánh giá của Noureev, « Công chúa ngủ trong rừng » là đỉnh cao của nghệ thuật kịch múa ba-lê cổ điển, là một bản giao hưởng giữa hai nền nghệ thuật. Sau tác phẩm này, nhiều nhạc sĩ tên tuổi khác trên thế giới không còn ngần ngại hợp tác với các nhà biên đạo múa.
Hồ Thiên Nga, nỗi niềm của Tchaikovski
Quý thính giả và các bạn đã nhận ra giai điệu quen thuộc mở màn cho vở múa ba-lê « Hồ thiên nga » của nhạc sĩ Tchaikovski. Ngày nay « Swan Lake- Lac des Cygnes » được xem là một trong những vở múa kinh điển nhất, tiêu biểu cho trường phái ba-lê cổ điển của Nga và là bước đột phá nghệ thuật quan trọng. Nhưng « Hồ thiên nga » chỉ thực sự « tỏa sáng » sau khi Tchaikovski qua đời và một lần nữa tên tuổi nhạc sĩ người Nga lại gắn liền với nhà biên đạo múa đến từ xứ Pháp : Marius Petipa
« Hồ thiên nga » được sáng tác từ một chuyện cổ tích dân gian của Đức. Hoàng tử Siegfried bị ép cưới vợ. Nơi một bìa rừng, một đàn thiên nga soải cánh trên mặt hồ. Con chim đầu đàn hiện nguyên hình là một nàng công chúa xinh đẹp. Vì lời nguyền của tên phù thủy ác độc, chỉ được hiện nguyên hình khi tắt ánh mặt trời. Chỉ có tình yêu chân thật mới giải thoát cho Odette. Sự phản bội dù không cố ý của chàng trai làm tiêu tan mọi hy vọng được trở lại kiếp người của nàng công chúa.
« Hồ thiên nga », là vở vũ kịch đầu tiên củaTchaikovski, được sáng tác từ khoảng năm1875 đến năm 1877. Thực ra tất cả đã bắt đầu vào dịp hè năm 1871 khi ông về lại Ukraina, thăm người em gái. Khi rảnh rỗi, thay vì kể chuyện cổ tích, ông soạn nhạc để mua vui cho hai đứa cháu nhỏ gọi ông là bác ruột. Bốn năm sau do một sự tình cờ, Tchaikovski nhận được « đơn đặt hàng » từ phía nhà hát Matxcơva. Tchaikovski soạn nhạc, nhà biên đạo múa Julius Reisinger đảm nhiệm phần biên đạo múa và dàn dựng vở kịch trên sân khấu.
Buổi ra mắt đầu tiên năm 1877 là một sự « thất bại ê chề, rời rạc, vụng về ». Phải đợi đến năm 1894, một năm sau ngày Tchaikovski qua đời, « Hồ thiên nga » mới được hồi sinh. Ông tổ của trường phái ba- lê Nga trong gần suốt thế kỷ XIX là Marius Petipa đã biên đạo và dàn dựng lại toàn bộ vở múa trên nền nhạc của Tchaikovski : từng bước nhảy, mỗi cử chỉ của các diễn viên như quyện chặt vào từng nốt nhạc. Nhạc của Tchaikovski trong vũ điệu thiên nga khi là những giọt nước lung linh trên mặt hồ, khi chắp cánh thiên nga bay bổng lên trời cao.
Sẽ không lộng ngôn khi khẳng định rằng chỉ có Petipa mới hiểu được thế giới âm nhạc của Tchaikovski và Tchaikovski dường như bước vào thế giới của thể loại vũ kịch cũng chỉ để những vũ khúc của Petipa đọng lại mãi ngàn sau.
Trong văn hóa dân gian của Nga, Thiên nga là biểu tượng của lòng chung thủy nhưng đối với Tchaikovski thì vở nhạc « Swan Lake » trước hết là một là một chuỗi dài cay đắng. Phải mất gần hai mươi năm, « Hồ thiên nga » mới được nhìn nhận là một tác phẩm lớn.
Vở múa này lại thiếu may mắn trong buổi ra mắt đầu tiên : Ngoài ý muốn của tác giả, nữ diễn viên múa thủ vai nàng công chúa Odette chỉ là một « con thiên nga nhạt mờ », ông nhạc trưởng thì « không chuyên nghiệp » hay ít ra là chẳng hiểu gì về phong cách nhạc của Tchaikovski.
Hai yêu tố đó khiến « Lac des Cygnes » không thể thăng hoa, không tạo được sự huyền diệu, không đem lại rung động trong lòng người xem. Đó là một thất bại lớn đối với Tchaikovski. Mãi đến gần hai thập niên sau, Petipa mới làm sống lại vở múa công phu nhất của Tchaikovski.
Về ý nghĩa của tác phẩm, Tchaikovski đã sáng tác Hồ Thiên Nga khi chia tay với người vợ trẻ sau hai tháng chung sống. Tựa như hoàng tử Siegfried, Tchaikovski đã phải chọn cho mình một người vợ mà ông không hề yêu. Tchaikovski cũng chưa bao giờ bị phái đẹp quyến rũ. Tchaikovski chia sẻ với Siegfried cùng một nỗi niềm : họ luôn hướng về tình yêu nhưng nó tựa như một ảo ảnh trong sa mạc, một miền đất hứa mà cả hai không bao giờ đến được.
Odette dưới hình hài của nữ chúa thiên nga là hiện thân của một thứ tình yêu tinh khiết, hoàn hảo và tuyệt vời, chỉ tìm thấy trong mơ. Vũ điệu thiên nga trên mặt hồ tĩnh mịch là ngõ thoát cho cả Siegfried lẫn Tchaikovski trong một thế giới huyền ảo.
Năm 1893, Piotr Ilitch Tchaikovski từ trần. Ông ra đi, để lại cho đời mười vở opéra, gần một chục bản trường thiên giao hưởng symphonie, năm bản concerto và ba vở múa ba-lê cùng hàng trăm đoản khúc viết cho piano và violon. Tchaikovski tới nay được xem là một trong những nhạc sĩ lớn của thế giới và là gương mặt tiêu biểu nhất cho trường phái lãng mạn của dòng nhạc Nga trong thế kỷ XIX.
Lấy nguồn cảm hứng từ chuyện thần thoại của nhà văn người Đức Hoffman và đã được văn sĩ Pháp, Alexandre Dumas biên soạn lại, hợp tác chặt chẽ với nhà biên đạo múa bậc thầy của trường phái ba-lê Nga thời đó là vũ sư Marius Petipa, năm 1892 Tchaikovski cho ra mắt khán giả Saint Petersbourg vũ kịch « Casse Noisiette ». Từ đó trở đi, vở múa « Kẹp hạt dẻ » trở thành một trong những tác phẩm được yêu thích nhất.
Nhà soạn nhạc Tchaikovski thổi nhựa sống vào tác phẩm của mình, khi tuổi đã về chiều. Đâu đó, « Casse-Noisette » còn là ngõ thoát, đưa tác giả ra khỏi sự cô đơn của tuổi già. Tchaikovski qua đời năm 1893.
Công chúa ngủ trong rừng
Đành rằng « Kẹp hạt dẻ » được coi là biểu tượng của sự kết hợp tài tình giữa hai thể loại nghệ thuật : âm nhạc và ba-lê của Nga, nhưng Tchaikovski lại không tâm đắc với vở múa này bằng vở vũ kịch « Công chú ngủ trong rừng ».
Đây là lần đầu tiên Tchaikovski cộng tác với nhà biên đạo múa Petipa. Sự hợp tác chặt chẽ giữa hai nghệ sĩ tài hoa này đã đưa nghệ thuật lên đến đỉnh cao. « Công chúa ngủ trong rừng » được hoàn tất và cho ra mắt khán giả lần đầu tiên vào năm 1890 cũng tại nhà hát Mariinsky tại Saint Petersbourg. Trong phiên bản nguyên thủy, vở múa này kéo dài gần bốn tiếng đồng hồ và được xếp vào hạng « di sản ba- lê và kho tàng âm nhạc quốc gia ».
Được diễn lần đầu tiên năm 1890 nhưng mãi đến năm 1921 tác phẩm này mới được đưa ra nước ngoài sau rất nhiều lần được chỉnh sửa. Đến nay có cả trăm phiên bản « Công chúa ngủ trong rừng » khác nhau. Theo rất nhiều nhà phê bình, đến nay vẫn chưa ai qua mặt được cố vũ sư Rudolf Noureev, người thủ vai hoàng tử Desiré giải cứu cho cô công chúa Aurore khỏi giấc ngủ trăm năm.
Rudolf Noureev (1938-1993) được xem là ngôi sao của làng múa ba-lê trong suốt thế kỷ XX đã mang lại một làn gió mới cho nhân vật được Tchaikovski và Petipa tạo dựng ở vào cuối thế kỷ thứ XIX. Theo đánh giá của Noureev, « Công chúa ngủ trong rừng » là đỉnh cao của nghệ thuật kịch múa ba-lê cổ điển, là một bản giao hưởng giữa hai nền nghệ thuật. Sau tác phẩm này, nhiều nhạc sĩ tên tuổi khác trên thế giới không còn ngần ngại hợp tác với các nhà biên đạo múa.
Hồ Thiên Nga, nỗi niềm của Tchaikovski
Quý thính giả và các bạn đã nhận ra giai điệu quen thuộc mở màn cho vở múa ba-lê « Hồ thiên nga » của nhạc sĩ Tchaikovski. Ngày nay « Swan Lake- Lac des Cygnes » được xem là một trong những vở múa kinh điển nhất, tiêu biểu cho trường phái ba-lê cổ điển của Nga và là bước đột phá nghệ thuật quan trọng. Nhưng « Hồ thiên nga » chỉ thực sự « tỏa sáng » sau khi Tchaikovski qua đời và một lần nữa tên tuổi nhạc sĩ người Nga lại gắn liền với nhà biên đạo múa đến từ xứ Pháp : Marius Petipa
« Hồ thiên nga » được sáng tác từ một chuyện cổ tích dân gian của Đức. Hoàng tử Siegfried bị ép cưới vợ. Nơi một bìa rừng, một đàn thiên nga soải cánh trên mặt hồ. Con chim đầu đàn hiện nguyên hình là một nàng công chúa xinh đẹp. Vì lời nguyền của tên phù thủy ác độc, chỉ được hiện nguyên hình khi tắt ánh mặt trời. Chỉ có tình yêu chân thật mới giải thoát cho Odette. Sự phản bội dù không cố ý của chàng trai làm tiêu tan mọi hy vọng được trở lại kiếp người của nàng công chúa.
Buổi ra mắt đầu tiên năm 1877 là một sự « thất bại ê chề, rời rạc, vụng về ». Phải đợi đến năm 1894, một năm sau ngày Tchaikovski qua đời, « Hồ thiên nga » mới được hồi sinh. Ông tổ của trường phái ba- lê Nga trong gần suốt thế kỷ XIX là Marius Petipa đã biên đạo và dàn dựng lại toàn bộ vở múa trên nền nhạc của Tchaikovski : từng bước nhảy, mỗi cử chỉ của các diễn viên như quyện chặt vào từng nốt nhạc. Nhạc của Tchaikovski trong vũ điệu thiên nga khi là những giọt nước lung linh trên mặt hồ, khi chắp cánh thiên nga bay bổng lên trời cao.
Sẽ không lộng ngôn khi khẳng định rằng chỉ có Petipa mới hiểu được thế giới âm nhạc của Tchaikovski và Tchaikovski dường như bước vào thế giới của thể loại vũ kịch cũng chỉ để những vũ khúc của Petipa đọng lại mãi ngàn sau.
Trong văn hóa dân gian của Nga, Thiên nga là biểu tượng của lòng chung thủy nhưng đối với Tchaikovski thì vở nhạc « Swan Lake » trước hết là một là một chuỗi dài cay đắng. Phải mất gần hai mươi năm, « Hồ thiên nga » mới được nhìn nhận là một tác phẩm lớn.
Vở múa này lại thiếu may mắn trong buổi ra mắt đầu tiên : Ngoài ý muốn của tác giả, nữ diễn viên múa thủ vai nàng công chúa Odette chỉ là một « con thiên nga nhạt mờ », ông nhạc trưởng thì « không chuyên nghiệp » hay ít ra là chẳng hiểu gì về phong cách nhạc của Tchaikovski.
Hai yêu tố đó khiến « Lac des Cygnes » không thể thăng hoa, không tạo được sự huyền diệu, không đem lại rung động trong lòng người xem. Đó là một thất bại lớn đối với Tchaikovski. Mãi đến gần hai thập niên sau, Petipa mới làm sống lại vở múa công phu nhất của Tchaikovski.
Về ý nghĩa của tác phẩm, Tchaikovski đã sáng tác Hồ Thiên Nga khi chia tay với người vợ trẻ sau hai tháng chung sống. Tựa như hoàng tử Siegfried, Tchaikovski đã phải chọn cho mình một người vợ mà ông không hề yêu. Tchaikovski cũng chưa bao giờ bị phái đẹp quyến rũ. Tchaikovski chia sẻ với Siegfried cùng một nỗi niềm : họ luôn hướng về tình yêu nhưng nó tựa như một ảo ảnh trong sa mạc, một miền đất hứa mà cả hai không bao giờ đến được.
Odette dưới hình hài của nữ chúa thiên nga là hiện thân của một thứ tình yêu tinh khiết, hoàn hảo và tuyệt vời, chỉ tìm thấy trong mơ. Vũ điệu thiên nga trên mặt hồ tĩnh mịch là ngõ thoát cho cả Siegfried lẫn Tchaikovski trong một thế giới huyền ảo.
Năm 1893, Piotr Ilitch Tchaikovski từ trần. Ông ra đi, để lại cho đời mười vở opéra, gần một chục bản trường thiên giao hưởng symphonie, năm bản concerto và ba vở múa ba-lê cùng hàng trăm đoản khúc viết cho piano và violon. Tchaikovski tới nay được xem là một trong những nhạc sĩ lớn của thế giới và là gương mặt tiêu biểu nhất cho trường phái lãng mạn của dòng nhạc Nga trong thế kỷ XIX.
Geen opmerkingen:
Een reactie posten