Singapore bị sốc sau các vụ bạo động
Bạo động tại khu "Little India", Singapore, đêm 08/12/2013
© Reuters
Mười tám người bị thương và nhiều xe cảnh sát bị đốt cháy trong các vụ bạo động xảy ra lần đầu tiên kể từ năm 1969 đến nay, làm sống lại các kỷ niệm về những vụ bạo động sắc tộc đã từng làm rúng động Singapore.
Theo phía cảnh sát, các vụ nổi dậy đã diễn ra sau khi một người Ấn Độ bị xe buýt cán chết tại khu « Little India », nơi hàng ngàn công nhân xây dựng Ấn vẫn tập họp lại ngày Chủ nhật để thư giãn nhân ngày nghỉ, đôi khi nhậu nhẹt quá trớn. Khoảng 400 người đã tấn công chiếc xe buýt gây tai nạn và các xe cảnh sát, khiến mười nhân viên công lực bị thương. Có 27 người trong đó có 26 người Nam Á bị bắt, 25 chiếc xe bị đốt cháy trong đó có 16 xe cảnh sát.
Những hình cảnh của các vụ bạo động này đã gây sốc cho người dân Singapore, đất nước yên bình đã quen với trật tự tuyệt đối do chính quyền thiết lập.
Các vụ bạo động đã hé lộ mặt trái của thủ đô tài chính giàu có, mà thành công lệ thuộc vào đội ngũ đông đảo người lao động nước ngoài, nhất là người Ấn. Những người này cho rằng họ bị gạt ra bên lề phép lạ kinh tế Singapore. Sự hiện diện của họ thường là mục tiêu chỉ trích của những người Singapore gốc, trái ngược với hình ảnh chính thức lâu nay về một thành phố đa chủng tộc hài hòa.
Thủ tướng Lý Hiển Long tuyên bố : « Chúng tôi không từ bỏ một nỗ lực nào để tìm ra các thủ phạm và sẽ thẳng tay áp dụng luật pháp ».
Rất nhiều lời bình trên các trang mạng bày tỏ sự bàng hoàng khi một sự kiện như thế có thể xảy ra tại Singapore. Nhiều người đoán rằng sau các vụ bạo động này có thể diễn ra các vụ nổi dậy sắc tộc khác, nhưng các nhà phân tích tỏ ra thận trọng.
Devadas Kríhnadas, người sáng lập công ty tư vấn rủi ro Future-Moves cho rằng đây chỉ là một « sự cố đơn lẻ ». Theo ông : « Sự kiện có những người lao động nước ngoài liên can là ngẫu nhiên và không phải là trung tâm, không có minh chứng nào cho phép khái quát hóa thành một nhóm, một chủng tộc hay phái tính nào ». Còn Bộ trưởng Giao thông Lui Tuck Yew, đại biểu khu Little India nhận định « rượu có thể là một nhân tố ».
Người Singapore gốc Hoa chiếm đại đa số trong 5,4 triệu dân ; tiếp theo là người gốc Mã Lai theo đạo Hồi, rồi mới đến người gốc Ấn.
Theo phía cảnh sát, các vụ nổi dậy đã diễn ra sau khi một người Ấn Độ bị xe buýt cán chết tại khu « Little India », nơi hàng ngàn công nhân xây dựng Ấn vẫn tập họp lại ngày Chủ nhật để thư giãn nhân ngày nghỉ, đôi khi nhậu nhẹt quá trớn. Khoảng 400 người đã tấn công chiếc xe buýt gây tai nạn và các xe cảnh sát, khiến mười nhân viên công lực bị thương. Có 27 người trong đó có 26 người Nam Á bị bắt, 25 chiếc xe bị đốt cháy trong đó có 16 xe cảnh sát.
Những hình cảnh của các vụ bạo động này đã gây sốc cho người dân Singapore, đất nước yên bình đã quen với trật tự tuyệt đối do chính quyền thiết lập.
Các vụ bạo động đã hé lộ mặt trái của thủ đô tài chính giàu có, mà thành công lệ thuộc vào đội ngũ đông đảo người lao động nước ngoài, nhất là người Ấn. Những người này cho rằng họ bị gạt ra bên lề phép lạ kinh tế Singapore. Sự hiện diện của họ thường là mục tiêu chỉ trích của những người Singapore gốc, trái ngược với hình ảnh chính thức lâu nay về một thành phố đa chủng tộc hài hòa.
Thủ tướng Lý Hiển Long tuyên bố : « Chúng tôi không từ bỏ một nỗ lực nào để tìm ra các thủ phạm và sẽ thẳng tay áp dụng luật pháp ».
Rất nhiều lời bình trên các trang mạng bày tỏ sự bàng hoàng khi một sự kiện như thế có thể xảy ra tại Singapore. Nhiều người đoán rằng sau các vụ bạo động này có thể diễn ra các vụ nổi dậy sắc tộc khác, nhưng các nhà phân tích tỏ ra thận trọng.
Devadas Kríhnadas, người sáng lập công ty tư vấn rủi ro Future-Moves cho rằng đây chỉ là một « sự cố đơn lẻ ». Theo ông : « Sự kiện có những người lao động nước ngoài liên can là ngẫu nhiên và không phải là trung tâm, không có minh chứng nào cho phép khái quát hóa thành một nhóm, một chủng tộc hay phái tính nào ». Còn Bộ trưởng Giao thông Lui Tuck Yew, đại biểu khu Little India nhận định « rượu có thể là một nhân tố ».
Người Singapore gốc Hoa chiếm đại đa số trong 5,4 triệu dân ; tiếp theo là người gốc Mã Lai theo đạo Hồi, rồi mới đến người gốc Ấn.
Geen opmerkingen:
Een reactie posten