'Chính Mao đã quyết định đánh Hoàng Sa'
Cập nhật: 17:24 GMT - thứ
bảy, 28 tháng 12, 2013
Mao Trạch Đông là người 'quyết định' tấn chiếm Hoàng Sa từ tay
của chính quyền Việt Nam Cộng hòa và chính quyền của ông Mao chưa bao giờ giúp
đỡ Việt Nam 'bất vụ lợi', theo một nhà nghiên cứu từ Việt Nam.
Trao đổi với BBC về di sản của Mao Trạch Đông trong quan hệ Trung - Việt
trong dịp đánh dấu 120 năm sinh của ông Mao, nhà nghiên cứu Dương Danh Dy từ Hà
Nội cho rằng chính quyền Mao chưa bao giờ 'vô tư' giúp Việt Nam và luôn có 'mưu
đồ' trên Biển Đông.Về sự kiện Trung Quốc tấn chiếm quần đảo Hoàng Sa từ tay chính quyền Việt Nam Cộng hòa, ông Dy nói:
"Việc đánh chiếm Hoàng Sa lần thứ hai ngày 17/1/1974, đánh chiếm một nửa Hoàng Sa của Việt Nam, nói thẳng là Mao Trạch Đông là người quyết định đánh,"
"Mao Trạch Đông là người quyết định đánh... Chu Ân Lai chính là người vạch ra kế hoạch, Diệp Kiếm Anh là người đôn đốc thi hành, và Đặng Tiểu Bình lúc đó mới được phục hồi ra cũng đi sang Cục Tác chiến của Trung Quốc để áp trận."
Nhà nghiên cứu Dương Danh
Dy
Nhà nghiên cứu nói quyết định này của Mao, cũng như các chính quyền kế thừa của ông về sau, phản ánh tính 'nhất quán' trong điều mà ông gọi là 'mưu đồ' của Trung Quốc trên Biển Đông.
"Cái đó là âm mưu nhất quán của Trung Quốc trong vấn đề bành trướng, chiếm cứ trên đảo thôi, nó không có gì lạ cả," ông Dy nói.
Nhà ngoại giao kỳ cựu cũng nói thêm hành động của Bắc Kinh chỉ có thể tiến hành được do có sự 'bật đèn xanh' và một thái độ được cho là 'không đứng đắn' của Washington mà khi đó đang là một đồng minh của chính quyền Việt Nam Cộng hòa ở Sài Gòn.
"Phải nói thẳng đây là một hành động không đứng đắn của người Mỹ...
"Thua mất mặt ở Việt Nam, họ xấu hổ, nên nhà cầm quyền Mỹ lúc bấy giờ bật đèn xanh để cho Trung Quốc đánh chiếm Việt Nam."
'Việt Nam là một món hàng'
Di sản của Mao với quan hệ Trung - Việt
Nhà nghiên cứu Dương Danh Dy nói chính Mao quyết định 'đánh
Hoàng Sa' năm 1974 và không giúp Việt Nam 'vô tư'.
Bạn cần mở JavaScript lên và cài phần mềm Flash
Player mới nhất để nghe/xem.
Nhả nghiên cứu Trung Quốc này nói: "Trung Quốc từ xưa tới nay chưa bao giờ vô tư viện trợ Việt Nam như họ vẫn nói đâu, mà họ viện trợ cho Việt Nam đều nhằm mục đích trục lợi trên cái đó.
"Bắt đầu từ Hội nghị Geneve về Đông Dương, Trung Quốc thấy Việt Nam là một món hàng tốt, nhờ có Việt Nam mà Trung Quốc mới được mời đến tham dự Hội nghị Geneve năm 1954 về Đông Dương, với tư cách một nước lớn ở khu vực có liên quan...
Theo cựu quan chức ngoại giao này, Trung Quốc đã giúp Bắc Việt 'chống Mỹ' vì quan ngại miền Bắc Việt Nam rơi vào tay người Mỹ, thì Trung Quốc 'sẽ không được yên' và không thể làm được cuộc 'cách mạng văn hóa'.
Tuy nhiên, ông Dy cũng thừa nhận Việt Nam đã nhận được những sự giúp đỡ 'to lớn' và 'quan trọng' của Trung Quốc trong các cuộc chiến tranh mà ông xem đó là sự 'nhường cơm, sẻ áo' của 'nhân dân Trung Quốc'.
Ông nói: "Xưa nay khẳng định đúng là nhân dân Trung Quốc nhường cơm, sẻ áo, giúp đỡ chúng tôi"
"Nhưng ban lãnh đạo Bắc Kinh đã lợi dụng những tình cảm đó của người dân Trung Quốc để dùng vào mục đích không cao đẹp tí nào cả."
Cuối cùng, đánh giá về việc chính Trung Quốc đợt này chỉ kỷ niệm sinh nhật Mao Trạch Đông 'có chừng mực', nhà nghiên cứu nhận định điều này là do phe không muốn 'đề cao' ông Mao một cách rầm rộ trong nội bộ Trung Quốc đang 'tạm thời thắng thế'.
Geen opmerkingen:
Een reactie posten