Tin tức / Thế giới / Châu Á
Ðài Loan: Trung Quốc có thể lập vùng phòng không ở Biển Ðông
Bộ Quốc phòng Ðài Loan cho biết không thể loại trừ khả năng Trung Quốc sẽ tuyên bố một vùng nhận dạng phòng không khác ở Biển Hoa Nam - Việt Nam gọi là Biển Ðông - sau một động thái tương tự ở Biển Hoa Ðông hồi gần đây.
Trong một báo cáo trình lên Ủy ban Ðối ngoại và Quốc phòng của Viện lập pháp hôm Chủ nhật, Bộ Quốc phòng Ðài Loan nói mục đích của Bắc Kinh là thách thức cơ chế an ninh khu vực lâu nay do Mỹ định đoạt, và tạo cơ sở pháp lý cho tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc trong trường hợp tranh chấp chủ quyền được đem ra phân xử trong tương lai.
Báo cáo nói sự gia tăng tiếp xúc giữa máy bay chiến đấu của Trung Quốc và của những nước khác có thể đặt áp lực lên hệ thống phòng không của Ðài Loan và khuyến cáo đảo quốc này tăng cường theo dõi để đưa ra cảnh báo sớm.
Ðồng nhận định, Giáo sư Ông Minh Hiền thuộc Viện Nghiên cứu Chiến lược Ðối ngoại của Ðại học Ðạm Giang nói vùng phòng không mới đây của Trung Quốc có thể chỉ là phép thử, Biển Ðông mới là vấn đề thực sự.
Hôm 23/11, Trung Quốc tuyên bố thiết lập vùng nhận dạng phòng không ở Biển Hoa Ðông bao gồm không phận bên trên nhóm đảo nước này đang tranh chấp với Nhật Bản mà Nhật gọi là Senkaku và Trung Quốc gọi là Ðiếu Ngư.
Ðộng thái này đã khơi lên quan ngại ở nhiều nước trong đó có Mỹ, Nhật, Hàn Quốc, và Australia.
Nguồn: focustaiwan.com, taipeitimes.com
Trong một báo cáo trình lên Ủy ban Ðối ngoại và Quốc phòng của Viện lập pháp hôm Chủ nhật, Bộ Quốc phòng Ðài Loan nói mục đích của Bắc Kinh là thách thức cơ chế an ninh khu vực lâu nay do Mỹ định đoạt, và tạo cơ sở pháp lý cho tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc trong trường hợp tranh chấp chủ quyền được đem ra phân xử trong tương lai.
Báo cáo nói sự gia tăng tiếp xúc giữa máy bay chiến đấu của Trung Quốc và của những nước khác có thể đặt áp lực lên hệ thống phòng không của Ðài Loan và khuyến cáo đảo quốc này tăng cường theo dõi để đưa ra cảnh báo sớm.
Ðồng nhận định, Giáo sư Ông Minh Hiền thuộc Viện Nghiên cứu Chiến lược Ðối ngoại của Ðại học Ðạm Giang nói vùng phòng không mới đây của Trung Quốc có thể chỉ là phép thử, Biển Ðông mới là vấn đề thực sự.
Hôm 23/11, Trung Quốc tuyên bố thiết lập vùng nhận dạng phòng không ở Biển Hoa Ðông bao gồm không phận bên trên nhóm đảo nước này đang tranh chấp với Nhật Bản mà Nhật gọi là Senkaku và Trung Quốc gọi là Ðiếu Ngư.
Ðộng thái này đã khơi lên quan ngại ở nhiều nước trong đó có Mỹ, Nhật, Hàn Quốc, và Australia.
Nguồn: focustaiwan.com, taipeitimes.com
http://www.voatiengviet.com/content/dai-loan-trung-quoc-co-the-lap-vung-phong-khong-o-bien-dong/1801931.html
Bắc Kinh có thể lập thêm 'vùng phòng không' trên Biển Đông Monday, December 02, 2013 5:41:22 PM
NEW YORK (NV) .- Trong cuộc họp báo ở Manila hôm Thứ Hai 2 tháng 12, 2013, bà Mã Khắc Thanh, đại sứ Trung Quốc ở Philippines, khi được báo chí hỏi Trung Quốc có dự tính thành lập thêm vùng phòng không trên Biển Đông hay không, bà này trả lời rằng điều đó “hoàn toàn nằm trong thẩm quyền quyết định của chính phủ Trung Quốc, ở đâu và khi nào thì lập khu vực xác định không phận (air identification zone) mới”.
Tuy nhiên bà Thanh cho biết bà không thể nói vào lúc này là khi nào thì Trung Quốc sẽ làm như thế.
Tuy bà xoa dịu dư luận là “Theo tôi, mục đích của Trung Quốc thì không phải kích động cuộc tranh chấp nhưng để ngăn chặn, hay chận trước bất cứ sự căng thẳng nào dấy lên ở những khu vực đó. Điều này không cản trở các chuyến bay trong khu vực không phận nếu họ thông báo cho chính quyền Trung Quốc”.
Ngược lại, đại sứ Mỹ ở Manila, Philip Golberg, mô tả hành động của Bắc Kinh là nguy hiểm.
“Chúng tôi không tin rằng hành động của Bắc Kinh là nhằm xây dựng niềm tin hay nhìn ở cách khác, nó giúp cải thiện tình thế”, ông Golberg nói với nhà báo.
Theo ông, vùng xác định không phận mới của Trung quốc “sẽ tạo thêm căng thẳng và cả khả năng tính toán sai lầm mà như thế thì chẳng có gì tốt, đặc biệt ở khu vực mà chúng ta đều biết như vùng trời trên quần đảo Senkakus hay Biển Đông.”
Mỹ, Hàn quốc, Nhật Bản đã không công nhận sự loan báo vùng không phận mới ngoài khơi bán đảo Hoa Đông nên thường xuyên cho máy bay quân sự bay trên đó và không thông báo cho nhà cầm quyền Bắc Kinh.
Trung Quốc có nhiều đòn phép giúp củng cố cho lời tuyên bố chủ quyền trên biển. Trên trời lập vùng phòng không, trên biển thì dùng các chuyến khảo cổ, trục vớt tàu đắm để làm bằng chứng.
Những chuyến khảo sát, lập bản đồ lòng biển Biển Đông và các con tàu đắm mang đầy cổ vật, gốm sứ chìm nhiều thế kỷ trước của Trung Quốc, không phải chỉ nhằm nghiên cứu khoa học hay khảo cổ và văn hóa lịch sử.
Càng ngày càng lộ rõ ra cho thấy chúng được thi hành để củng cố cho lời tuyên bố chủ quyền lãnh thổ biển đảo, chống lại những lời tuyên bố tương tự của các nước láng giềng. Nói khác, chúng hậu thuẫn cho các lời tuyên bố rằng những vùng biển đó, từ trên không xuống tới lòng biển là thuộc Trung Quốc.
Từ nhiều năm qua, Bắc Kinh đối diện tranh chấp với các nước phía Nam về chủ quyền biển đảo trên Biển Đông, đặc biệt Việt Nam và Philippines. Mấy năm gần đây, Bắc Kinh tuyên bố đến 80% Biển Đông nằm trong phạm vi 9 vạch “Lưỡi Bò” là biển đảo Trung Quốc. Nhiều chỗ lấn sâu vào các vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam và Philippines.
Hồi năm ngoái, Philippines cho phép một công ty Pháp trục vớt một tàu chở cổ vật đắm từ thế kỷ thứ 13 nằm trong vùng đặc quyền kinh tế của Philippines nhưng lại bị Bắc Kinh tuyên bố chủ quyền. Bắc Kinh đã cho tàu chiến tới đuổi đoàn khảo cố của Philippines và Pháp.
Theo bài viết trên Wall Street Journal, đây là lần đầu tiên trong lịch sử có vụ nước này đưa lực lượng quân sự tới cản nước khác khảo cổ ở khu vực. Gần đây, nhà cầm quyền Bắc Kinh cho báo chí đe dọa là sẽ truy bắt những nhóm trục vớt bất hợp pháp các tàu đắm ở trong vùng biển của họ.
Luật lệ quốc tế còn mơ hồ về các cách thức thế nào để các nước đối phó với những dự án (thí dụ khảo cổ, trục vớt) ở các vùng biển tranh chấp. Liên Hiệp Quốc đề nghị các bên hợp tác, nhưng Trung Quốc thì gần như không cho phép các nước khác dính vào.
Lý do chính yếu mà Bắc Kinh không cho các nước khác dính vào không phải các con tàu đắm với các cổ vật gốm sứ có giá trị cao, hoặc là quyền kiểm soát các khu vực có tàu đắm. Những chiếc tàu đắm là bằng chứng lịch sử để Bắc Kinh tuyên bố chủ quyền lãnh thổ.
Đấy là lý do tại sao Bắc Kinh đã đổ ra những số tiền hàng tỉ nhân dân tệ để tổ chức các đoàn khảo cổ, khảo sát, lập bản đồ lòng Biển Đông. Một số những tàu đắm này và các cổ vật được họ trục vớt và tổ chức triển lãm ở Trung quốc, chứng minh cho người dân biết truyền thống văn hóa người Hoa nằm cả ở những vùng biển xa xăm kia, mà đó cũng là dấu tích chủ quyền lãnh thổ quốc gia.
Theo bài báo của WSJ, một phần trong dự án khảo cổ của Trung quốc là cố chứng minh đoàn tàu của hải quân đô đốc Trịnh Hòa (Zheng He) triều đại nhà Minh (Ming) đã từng đến những đảo đang tranh chấp.
Hiện nhà cầm quyền Bắc Kinh bảo trợ nhiều dự án khảo cổ quanh khu vực quần đảo Hoàng Sa mà họ cướp của Việt Nam từ năm 1974, để giải thích rằng các chiếc tàu đắm là bằng chứng triều đình nhà Tống (960-1279 sau tây lịch) từng làm chủ quần đảo này. Bắc kinh cũng đưa ra các bằng chứng khảo cổ để nói vùng quần đảo Trường Sa cũng là của họ.
Tàu Trung Quốc đi ngang vùng biển đảo của người ta rồi bị đắm từ nhiều thế kỷ trước, nay lấy cái vị trí xác tàu đó nói vùng biển đó của họ. Vậy những tàu đắm ở cách bờ biển Bình Sơn, Quảng Ngãi có vài trăm thước, ngư dân địa phương khám phá thấy hồi Tháng 8 vừa qua, sao không thấy họ tuyên bố vùng này là thuộc chủ quyền Trung Quốc?
Từ dưới lòng biển đến vùng trời bên trên, các nước tranh chấp Biển Đông với Trung quốc chuẩn bị đối phó với những biến chuyển sắp tới, không biết sẽ xảy ra lúc nào. (TN)
Bắc Kinh có thể lập thêm 'vùng phòng không' trên Biển Đông Monday, December 02, 2013 5:41:22 PM
Đồ gốm sứ Trung quốc trên tàu đắm trong vùng biển Bình Sơn, Quảng Ngãi, ngư dân tìm thấy hồi Tháng 8-2013 chỉ cách bờ vài trăm mét. (Hình: VTC)
|
Tuy nhiên bà Thanh cho biết bà không thể nói vào lúc này là khi nào thì Trung Quốc sẽ làm như thế.
Tuy bà xoa dịu dư luận là “Theo tôi, mục đích của Trung Quốc thì không phải kích động cuộc tranh chấp nhưng để ngăn chặn, hay chận trước bất cứ sự căng thẳng nào dấy lên ở những khu vực đó. Điều này không cản trở các chuyến bay trong khu vực không phận nếu họ thông báo cho chính quyền Trung Quốc”.
Ngược lại, đại sứ Mỹ ở Manila, Philip Golberg, mô tả hành động của Bắc Kinh là nguy hiểm.
“Chúng tôi không tin rằng hành động của Bắc Kinh là nhằm xây dựng niềm tin hay nhìn ở cách khác, nó giúp cải thiện tình thế”, ông Golberg nói với nhà báo.
Theo ông, vùng xác định không phận mới của Trung quốc “sẽ tạo thêm căng thẳng và cả khả năng tính toán sai lầm mà như thế thì chẳng có gì tốt, đặc biệt ở khu vực mà chúng ta đều biết như vùng trời trên quần đảo Senkakus hay Biển Đông.”
Mỹ, Hàn quốc, Nhật Bản đã không công nhận sự loan báo vùng không phận mới ngoài khơi bán đảo Hoa Đông nên thường xuyên cho máy bay quân sự bay trên đó và không thông báo cho nhà cầm quyền Bắc Kinh.
Trung Quốc có nhiều đòn phép giúp củng cố cho lời tuyên bố chủ quyền trên biển. Trên trời lập vùng phòng không, trên biển thì dùng các chuyến khảo cổ, trục vớt tàu đắm để làm bằng chứng.
Những chuyến khảo sát, lập bản đồ lòng biển Biển Đông và các con tàu đắm mang đầy cổ vật, gốm sứ chìm nhiều thế kỷ trước của Trung Quốc, không phải chỉ nhằm nghiên cứu khoa học hay khảo cổ và văn hóa lịch sử.
Càng ngày càng lộ rõ ra cho thấy chúng được thi hành để củng cố cho lời tuyên bố chủ quyền lãnh thổ biển đảo, chống lại những lời tuyên bố tương tự của các nước láng giềng. Nói khác, chúng hậu thuẫn cho các lời tuyên bố rằng những vùng biển đó, từ trên không xuống tới lòng biển là thuộc Trung Quốc.
Các đường vạch chồng lấn lên nhau là các đường xác định chủ quyền lãnh thổ của các nước tranh chấp Biển Đông. (Hình: Internet)
|
Từ nhiều năm qua, Bắc Kinh đối diện tranh chấp với các nước phía Nam về chủ quyền biển đảo trên Biển Đông, đặc biệt Việt Nam và Philippines. Mấy năm gần đây, Bắc Kinh tuyên bố đến 80% Biển Đông nằm trong phạm vi 9 vạch “Lưỡi Bò” là biển đảo Trung Quốc. Nhiều chỗ lấn sâu vào các vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam và Philippines.
Hồi năm ngoái, Philippines cho phép một công ty Pháp trục vớt một tàu chở cổ vật đắm từ thế kỷ thứ 13 nằm trong vùng đặc quyền kinh tế của Philippines nhưng lại bị Bắc Kinh tuyên bố chủ quyền. Bắc Kinh đã cho tàu chiến tới đuổi đoàn khảo cố của Philippines và Pháp.
Theo bài viết trên Wall Street Journal, đây là lần đầu tiên trong lịch sử có vụ nước này đưa lực lượng quân sự tới cản nước khác khảo cổ ở khu vực. Gần đây, nhà cầm quyền Bắc Kinh cho báo chí đe dọa là sẽ truy bắt những nhóm trục vớt bất hợp pháp các tàu đắm ở trong vùng biển của họ.
Luật lệ quốc tế còn mơ hồ về các cách thức thế nào để các nước đối phó với những dự án (thí dụ khảo cổ, trục vớt) ở các vùng biển tranh chấp. Liên Hiệp Quốc đề nghị các bên hợp tác, nhưng Trung Quốc thì gần như không cho phép các nước khác dính vào.
Lý do chính yếu mà Bắc Kinh không cho các nước khác dính vào không phải các con tàu đắm với các cổ vật gốm sứ có giá trị cao, hoặc là quyền kiểm soát các khu vực có tàu đắm. Những chiếc tàu đắm là bằng chứng lịch sử để Bắc Kinh tuyên bố chủ quyền lãnh thổ.
Đấy là lý do tại sao Bắc Kinh đã đổ ra những số tiền hàng tỉ nhân dân tệ để tổ chức các đoàn khảo cổ, khảo sát, lập bản đồ lòng Biển Đông. Một số những tàu đắm này và các cổ vật được họ trục vớt và tổ chức triển lãm ở Trung quốc, chứng minh cho người dân biết truyền thống văn hóa người Hoa nằm cả ở những vùng biển xa xăm kia, mà đó cũng là dấu tích chủ quyền lãnh thổ quốc gia.
Theo bài báo của WSJ, một phần trong dự án khảo cổ của Trung quốc là cố chứng minh đoàn tàu của hải quân đô đốc Trịnh Hòa (Zheng He) triều đại nhà Minh (Ming) đã từng đến những đảo đang tranh chấp.
Hiện nhà cầm quyền Bắc Kinh bảo trợ nhiều dự án khảo cổ quanh khu vực quần đảo Hoàng Sa mà họ cướp của Việt Nam từ năm 1974, để giải thích rằng các chiếc tàu đắm là bằng chứng triều đình nhà Tống (960-1279 sau tây lịch) từng làm chủ quần đảo này. Bắc kinh cũng đưa ra các bằng chứng khảo cổ để nói vùng quần đảo Trường Sa cũng là của họ.
Tàu Trung Quốc đi ngang vùng biển đảo của người ta rồi bị đắm từ nhiều thế kỷ trước, nay lấy cái vị trí xác tàu đó nói vùng biển đó của họ. Vậy những tàu đắm ở cách bờ biển Bình Sơn, Quảng Ngãi có vài trăm thước, ngư dân địa phương khám phá thấy hồi Tháng 8 vừa qua, sao không thấy họ tuyên bố vùng này là thuộc chủ quyền Trung Quốc?
Từ dưới lòng biển đến vùng trời bên trên, các nước tranh chấp Biển Đông với Trung quốc chuẩn bị đối phó với những biến chuyển sắp tới, không biết sẽ xảy ra lúc nào. (TN)
Geen opmerkingen:
Een reactie posten